Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm

I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)

1. Về kiến thức:

- Khái niệm lịch sử.

- Vai trò của môn Lịch sử trong cuộc sống.

2. Về năng lực:

- Nêu được khái niệm lịch sử và môn lịch sử.

- Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.

- Lí giải được vì sao cần học lịch sử.

3. Về phẩm chất:

- Tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.

- Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học.

b) Nội dung:

GV: Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ.

HS quan sát hình ảnh, làm việc nhóm để trả lời câu hỏi của GV

c) Sản phẩm:

- HS chỉ ra được sự thay đổi về thời gian của máy tính và tiền VN và sự thay đổi đó gọi là lịch sử.

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chiếu hình ảnh về sự thay đổi của CNTT máy tính, của đồng tiền VN và đặt câu hỏi:

? Em hãy chỉ ra sự thay đổi theo thời gian của máy tính điện tử, của đồng tiền VN. ? Theo em sự thay đổi theo thời gian như vậy được hiểu là gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi.

HS: Quan sát, phân tích hình ảnh và ghi kết quả thảo luận ra phiếu học tập.

B3: Báo cáo thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).

HS:

- Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm

- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.

 

docx 176 trang trithuc 19/08/2022 4981
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm

Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm
STT
Tên người soạn
KNTT với CS
CTST
Cánh Diều
1
Hoàng Thị Hà
Bài 1,2,3
Bài 1,2
Bài 1,2
2
Trần Thị Quỳnh Nga
Bài 4
Bài 3
Bài 3
Bùi Thị Thu
Bài 5
Bài 4
Bài 4
3
Phạm Thị Ngân
Bài 6
Bài 5
Bài 5
4
Nguyễn Thị Lan
Bài 7
Bài 6,7
Bài 6
5
 Đỗ Thị Thu Trang
Bài 8
Bài 8
Bài 7
6
Lê Thị Thu Huyền
Bài 9
Bài 9
Bài 8
7
Phan Thị Hoa Lý
Bài 10
Bài 10, 11
Bài 9
8
Nguyễn Thị Hiền
Bài 11,12,13
Bài 12,13
B10, 11
9
Lê Thị Thanh Thuỷ
10
Bùi Thị Thu Huyền
Bài 14
Bài 14, 15
Bài 12, 13
11
Bài 15
Bài 16
Bài 14
12
Trương Văn Trung
Bài 16,17
Bài 17,18
Bài 15,16
13
Nguyễn Thị Thanh Hải
Bài 18
Bài 19
Bài 17
14
Vũ Văn Thạo 
Bài 19
Bài 20
Bài 18
15
Trần Thị Nhẫn 
Bài 20
Bài 21
Bài 19
DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA DỰ ÁN
CHƯƠNG I. VÌ SAO PHẢI HỌC LỊCH SỬ
Bài 1
LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG
( tiết)
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức: 
- Khái niệm lịch sử.
- Vai trò của môn Lịch sử trong cuộc sống.
2. Về năng lực: 
- Nêu được khái niệm lịch sử và môn lịch sử.
- Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- Lí giải được vì sao cần học lịch sử.
3. Về phẩm chất: 
- Tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.
- Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học.
b) Nội dung: 
GV: Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ.
HS quan sát hình ảnh, làm việc nhóm để trả lời câu hỏi của GV
c) Sản phẩm: 
- HS chỉ ra được sự thay đổi về thời gian của máy tính và tiền VN và sự thay đổi đó gọi là lịch sử.
d) Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chiếu hình ảnh về sự thay đổi của CNTT máy tính, của đồng tiền VN và đặt câu hỏi:
? Em hãy chỉ ra sự thay đổi theo thời gian của máy tính điện tử, của đồng tiền VN. ? Theo em sự thay đổi theo thời gian như vậy được hiểu là gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi.
HS: Quan sát, phân tích hình ảnh và ghi kết quả thảo luận ra phiếu học tập.
B3: Báo cáo thảo luận
GV:
- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).
HS:
- Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm
- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. 
HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 
1. Lịch sử là gì?
a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được khái niêm lịch sử và bộ môn lịch sử.
b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV.
c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Từ hoạt động tìm hiểu vừa rồi em hãy cho biết:
? Lịch sử là gì?
? Từ cách hiểu về lịch sử, theo em môn lịch sử là môn học tìm hiểu về những gì?
? Em hãy lấy 1 ví dụ minh hoạ về lịch sử mà em biết.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS trả lời
HS:
- Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi.
- Suy nghĩ cá nhân để lấy ví dụ minh hoạ.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS trả lời.
HS trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.
- Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ, là một khoa học nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ.
- Môn lịch sử là môn học tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người từ khi con người xuất hiện trên trái đất cho đến ngày nay.
2. Vì sao phải học lịch sử
a) Mục tiêu: Giúp HS giải thích được vì sao cần phải học lịch sử?
b) Nội dung: 
- GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức.
- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ:
? Em sinh ra trong một dòng họ, em có muốn biết về gia phả (cội nguồn) của dòng họ mình không? Em làm thế nào để biết điều đó ?
? Từ đó em hãy cho biết học lịch sử để làm gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm.
GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV: 
- Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).
HS: 
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.
- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.
- Chuyển dẫn sang phần luyện tập.
- Học lịch sử giúp chúng ta tìm hiểu quá khứ, tìm hiểu về cội nguồn của chính bản thân, gia đình, dòng họ và mở rộng hơn là của cả dân tộc, nhân loại.
- Học lịch sử để đúc kết những bài học kinh nghiêm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống trong tương lai.
HĐ 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể
b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao
c) Sản phẩm: 
Bài tập 1: Đáp án đúng của bài tập.
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
 (Hồ Chí Minh)
Bài tập 1: Bác Hồ từng nói : 
Em hiểu hai câu thơ trên như thế nào?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập
- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.
 HĐ 4: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Bài làm của HS (HS chỉ ra được lịch sử của trường học, của ngôi làng, của di tích đền thờ nơi mình sinh sống).
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)
Bài tập: Em hãy lấy một vài ví dụ về lịch sử ở nơi em sinh sống.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.
- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.
- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.
******************************
Bài 2
DỰA VÀO ĐÂU ĐỂ BIẾT VÀ PHỤC DỰNG LẠI LỊCH SỬ
( tiết)
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức: 
- Các nguồn sử liệu cơ bản (hiện vật, kênh chữ, truyền miệng, bản gốc).
- Ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu.
2. Về năng lực: 
- Phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản.
- Trình bày được ý nghĩa và giá trị các nguồn sử liệu ở trên.
3. Về phẩm chất: 
- Trân trọng và gìn giữ các nguồn sử liệu cơ bản.
- Trung thực trong khi nghiên cứu lịch sử dựa trên các nguồn sử liệu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HĐ 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.
- Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học.
b) Nội dung: 
GV:
- Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ.
- Quan sát những hình ảnh sau và trả lời câu hỏi.
HS quan sát, trả lời câu hỏi của GV
c) Sản phẩm: Sản phẩm nhóm của HS
- HS nêu được nội dung của mỗi bức tranh.
- Mỗi bức tranh nói lên nguồn tư liệu lịch sử nào.
d) Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ
- Quan sát các hình ảnh sau và cho biết các nguồn tư liệu lịch sử này?
Hiện vật
Kênh chữ
Kể chuyện
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi.
HS: Quan sát hình ảnh, phân tích hình ảnh và ghi kết quả thảo luận ra phiếu học tập.
B3: Báo cáo thảo luận
GV:
- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).
HS:
- Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm
- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.
HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Nêu được các nguồn tư liệu lịch sử.
- Lấy ví dụ về các nguồn tư liệu lịch sử.
b) Nội dung: 
- GV sử dụng KT mảnh ghép cho HS thảo luận và KT đặt câu hỏi để hỏi.
- Hs làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trình bày sản phẩm.
c) Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm nhóm của HS
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
* Vòng chuyên sâu (7 phút)
- Chia lớp ra làm 4 nhóm:
- Yêu cầu các em ở mỗi nhóm đánh số 1,2,3,4 
- Phát phiếu học tập & giao nhiệm vụ:
Nhóm 1: Tìm hiểu về tư liệu hiện vật.
Nhóm 2: Tìm hiểu về tư liệu chữ viết.
Nhóm 3: Tìm hiểu về tư liệu truyền miệng.
Nhóm 4: Tìm hiểu về tư liệu gốc.
* Vòng mảnh ghép (8 phút)
- Tạo nhóm mới (các em số 1 tạo thành nhóm I mới, số 2 tạo thành nhóm II mới, số 3 tạo thành nhóm III mới & giao nhiệm vụ mới: 
1. Chia sẻ kết quả thảo luận ở vòng chuyên sâu?
2. Nêu vai trò của các nguồn tư liệu trong việc tìm hiểu lịch sử?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
* Vòng chuyên sâu 
HS: 
- Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân.
- Thảo luận nhóm 5 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm).
GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần).
* Vòng mảnh ghép (7 phút)
HS: 
- 3 phút đầu: Từng thành viên ở nhóm trình bày lại nội dung đã tìm hiểu ở vòng mảnh ghép. 
- 5 phút tiếp: thảo luận, trao đổi để hoàn thành những nhiệm vụ còn lại.
GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS:
 - Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm.
- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.
- Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang phần Luyện tập.
1. Tư liệu hiện vật
- Là những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ lại.
VD:
Ngói úp ở Hoàng Thành
Trống đồng
2. Tư liệu chữ viết
- Là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, chữ được khắc trên bia đá
VD: 
- Các cuốn sách viết về lịch sử.
- Bia khắc chữ:
3. Tư liệu truyền miệng
- Là những câu chuyện dân gian: truyền thuyết, thần thoại ... ều, những chuyển biến trong đời sống văn hóa.
- Tuy chỉ là những công trình xây dựng có kích thước vừa và nhỏ, nhưng kiến trúc của Mỹ Sơn đã chắt lọc được những tinh hoa của người nghệ sĩ, sự kết hợp giữa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí người Chămpa xưa đã tạo cho các đền tháp một vẻ uy nghiêm và kỳ bí.
- Đến năm 1999, khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
* Biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích:
- Khi thực hiện trùng tu các khu di tích, cần đảm bảo việc:
+ Giữ gìn tối đa các yếu tố gốc của di tích.
+ Trùng tu, khôi phục lại di tích phải gắn liền với sự nghiên cứu kĩ lưỡng về mặt lịch sử, nghệ thuật.
+ Nghiên cứu, lựa chọn các giải pháp kĩ thuật và vật liệu trùng tu phù hợp với từng di tích.
- Tuyên truyền, vận động người dân chung tay góp sức cùng các cơ quan chức năng của địa phương để bảo vệ, bảo tồn di tích.
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)
Bài tập: Hãy sưu tầm tư liệu và viết một đoạn giới thiệu về một di tích văn hoá Chăm ở nước ta. Theo em, cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.
- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.
- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.
******************************
Bài 20
VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM
( tiết)
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức: 
- Sự hình thành, phát triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam.
- Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội của Phù Nam.
- Một số thành tựu văn hóa của Phù Nam.
2. Về năng lực: 
- Mô tả được sự thành lập, quá trình phát triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam xưa.
- Trình bày được nét chính về tổ chức xã hội và kinh tế của Phù Nam.
- Nhận biết được một số thành tựu văn hóa của Vương quốc Phù Nam.
3. Về phẩm chất: 
- Bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương, đất nước, quý trọng những giá trị văn hóa của Vương quốc Phù Nam còn để lại trong lịch sử.
- Nhận thức về chủ quyền ở vùng đất Nam Bộ của đất nước Việt Nam hiện nay có nguồn gốc lâu đời, bản địa từ xa xưa.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Một số tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
a) Mục tiêu: Giúp HS
Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học.
b) Nội dung: 
GV: Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ.
HS quan sát hình ảnh, làm việc nhóm để trả lời câu hỏi của GV
c) Sản phẩm: 
- HS chỉ ra được trình độ kĩ thuật, thẩm mĩ của chủ nhân Vương quốc Phù Nam.
d) Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chiếu hình ảnh về hiện vật của nền văn hóa Óc Eo và đặt câu hỏi:
? Cách đây hơn 2000 năm, ở vùng châu thổ sông Cửu Long nước ta đã xuất hiện một nền văn hóa rất đặc sắc – văn hóa Óc Eo. Trên cơ sở đó, một vương quốc cổ đã được hình thành với tên gọi Phù Nam. Hình trên là những hiện vật liên quan đến Vương quốc Phù Nam. Theo em, những hiện vật này chứng tỏ điều gì về chủ nhân của vương quốc cổ này?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi.
HS: Quan sát, phân tích hình ảnh và ghi kết quả thảo luận ra phiếu học tập.
B3: Báo cáo thảo luận
GV:
- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).
HS:
- Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm
- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. 
HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 
1. Sự hình thành, phát triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam
a) Mục tiêu: Giúp HS mô tả được sự thành lập, quá trình phát triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam xưa.
b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV.
c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Đọc thông tin trong mục 1 SGK, em hãy hoàn thành các nhiệm vụ sau:
1. Cho biết Vương quốc Phù Nam ra đời ở đâu và vào thời gian nào?
2. Lập trục thời gian thể hiện các mốc hình thành, phát triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS trả lời
HS:
- Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi.
- Suy nghĩ cá nhân để lấy ví dụ minh hoạ.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS trả lời.
HS trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.
- Vào khoảng thế kỉ I, Vương quốc Phù Nam ra đời.
- Địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phù Nam là khu vực Nam Bộ nước ta hiện nay.
- Trong khoảng các thế kỉ III – V, Vương quốc Phù Nam phát triển thành đế chế hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á.
- Vào đầu thế kỉ VI, Phù Nam suy yếu và cuối cùng bị xâm chiếm bởi người Chân Lạp vào đầu thế kỉ VII.
2. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội
a) Mục tiêu: Giúp HS trình bày được nét chính về tổ chức xã hội và kinh tế của Phù Nam.
b) Nội dung: 
- GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức.
- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ:
1. Hình 4, 5 và đoạn tư liệu sau cho em biết điều gì về cư dân Phù Nam?
2. Hãy cho biết những hoạt động kinh tế của cư dân Phù Nam.
3. Xã hội Phù Nam gồm những tầng lớp nào và có những nét tương đồng nào so với xã hội Cham-pa?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm.
GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV: 
- Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).
HS: 
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.
- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.
a) Hoạt động kinh tế
- Người Phù Nam làm nhiều nghề khác nhau như: trồng lúa nước, chăn nuôi gà, lợn, đánh bắt thủy - hải sản, làm đồ thủ công như đồ gốm, trang sức, đồ đựng bằng thủy tinh, luyện đồng và rèn sắt, chế tạo công cụ sản xuất, vũ khí.
- Đặc biệt, người Phù Nam rất giỏi nghề buôn bán. Không chỉ trao đổi hàng hóa để tiêu dùng trong nước, người Phù Nam còn buôn bán với các thương nhân nước ngoài đến từ Trung Quốc, Chăm-pa, Mã Lai, Ấn Độ thông qua các cảng thi, tiêu biểu là Óc Eo.
b) Tổ chức xã hội
- Vua là người đứng đầu và có quyền lực cao nhất, dưới đó là hệ thống quan lại giúp việc cho vua với nhiều cấp bậc.
- Xã hội Phù Nam được phân chia thành năm thành phần chính: quý tộc, tăng lữ, thương nhân, thợ thủ công và nông dân.
3. Một số thành tựu văn hóa
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
* Vòng chuyên sâu (7 phút)
- Chia lớp ra làm 3 nhóm:
- Yêu cầu các em ở mỗi nhóm đánh số 1,2,3 
- Phát phiếu học tập & giao nhiệm vụ:
Nhóm 1: Tìm hiểu về tín ngưỡng, tôn giáo.
Nhóm 2: Tìm hiểu về điêu khắc.
Nhóm 3: Tìm hiểu về một số thành tựu văn hóa khác.
* Vòng mảnh ghép (8 phút)
- Tạo nhóm mới (các em số 1 tạo thành nhóm I mới, số 2 tạo thành nhóm II mới, số 3 tạo thành nhóm III mới & giao nhiệm vụ mới: 
1. Chia sẻ kết quả thảo luận ở vòng chuyên sâu?
2. Nhận xét về thành tựu văn hóa của Phù Nam.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
* Vòng chuyên sâu 
HS: 
- Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân.
- Thảo luận nhóm 5 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm).
GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần).
* Vòng mảnh ghép (8 phút)
HS: 
- 3 phút đầu: Từng thành viên ở nhóm trình bày lại nội dung đã tìm hiểu ở vòng mảnh ghép. 
- 5 phút tiếp: thảo luận, trao đổi để hoàn thành những nhiệm vụ còn lại.
GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS:
 - Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm.
- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.
- Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang phần Luyện tập.
a) Tín ngưỡng, tôn giáo
- Người Phù Nam có tín ngưỡng thờ đa thần, tiêu biểu là thờ thần Mặt Trời.
- Trong quá trình giao lưu buôn bán quốc tế, họ đã chủ động tiếp nhận các tôn giáo từ Ấn Độ như Phật giáo và Ấn Độ giáo.
b) Điêu khắc
Để phục vụ cho việc thờ cúng, nghề tạc tượng các vị thần Ấn Độ giáo và tượng Phật bằng đá và gỗ ở Phù Nam đã khá phát triển từ đầu Công nguyên, tạo nên một phong cách riêng – phong cách Phù Nam.
c) Một số thành tựu văn hóa khác
- Họ sử dụng ghe, thuyền để đi lại thuận tiện trên kênh rạch; dùng ngựa, trâu, bò, để kéo xe.
- Đặc biệt, người Phù Nam dựng những ngôi nhà sàn rộng bằng gỗ trên mặt nước và lợp mái lá để chung sống hài hòa trong môi trường sông nước và khí hậu nóng ẩm ở đây.
HĐ 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể
b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao
c) Sản phẩm: 
Đáp án đúng của bài tập.
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS
Hãy so sánh về hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội giữa cư dân Phù Nam và cư dân Chăm-pa.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS xác định yêu cầu của bài tập và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập
- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu yêu cầu và làm bài tập
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.
HĐ 4: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Bài tìm hiểu của HS (HS chỉ ra những nét văn hóa của cư dân Phù Nam xưa còn được lưu giữ trong đời sống của cư dân Nam Bộ hiện nay).
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)
Bài tập: Tìm hiểu về những nét văn hóa của cư dân Phù Nam xưa còn được lưu giữ trong đời sống của cư dân Nam Bộ hiện nay.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của bài tập.
- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.
- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.
******************************

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_lich_su_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuo.docx