Giáo án Địa lí 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 7: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả

Thời gian thực hiện: 1 tiết

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Mô tả được chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất: hướng, thời gian,.

- Trình bày được các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất: ngày đêm luân phiên nhau, giờ trên Trái Đất, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể theo chiều kinh tuyến.

2. Năng lực

*Năng lực chung

- Năng lực tự học, tự chủ;

- Năng lực giải quyết vấn đề;

- Năng lực sáng tạo;

- Năng lực giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ.

*Năng lực đặc thù

- So sánh được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất: ở cùng một thời điểm, một sự kiện xảy ra thì giờ các nơi trên thế giới là bao nhiêu.

3. Phẩm chất

- Yêu gia đình, quê hương, đất nước.

- Thực hiện nghĩa vụ đạo đức, tôn trọng, chấp hành pháp luật, kỉ luật

- Có trách nhiệm với bản thân, cộng động, đất nước, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường.

- Tôn trọng và thích ứng với các quy luật tự nhiên: quy luật ngày đêm,.

 

docx 9 trang Khánh Đăng 26/12/2023 900
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 7: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 7: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả

Giáo án Địa lí 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 7: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả
BÀI 7. CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC 
CỦA TRÁI ĐẤT VÀ HỆ QUẢ 
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Mô tả được chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất: hướng, thời gian,... 
- Trình bày được các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất: ngày đêm luân phiên nhau, giờ trên Trái Đất, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể theo chiều kinh tuyến. 
2. Năng lực
*Năng lực chung
- Năng lực tự học, tự chủ;
- Năng lực giải quyết vấn đề;
- Năng lực sáng tạo; 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ.
*Năng lực đặc thù
- So sánh được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất: ở cùng một thời điểm, một sự kiện xảy ra thì giờ các nơi trên thế giới là bao nhiêu. 
3. Phẩm chất
- Yêu gia đình, quê hương, đất nước.
- Thực hiện nghĩa vụ đạo đức, tôn trọng, chấp hành pháp luật, kỉ luật
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng động, đất nước, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Tôn trọng và thích ứng với các quy luật tự nhiên: quy luật ngày đêm,... 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu.
- Quả Địa Cầu 
- Các video, ảnh về chuyển động tự quay của Trái Đất 
- Tập bản đồ địa lí lớp 6.
2. Học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
- Tập bản đồ địa lí lớp 6.
- Quả Địa Cầu 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1. Xác định nhiệm vụ học tập
* Mục tiêu
- Gợi mở những kiến thức ban đầu về tình dân số thế giới hiện nay; huy động kĩ năng quan sát, giúp học sinh kết nối kiến thức đã có với kiến thức của bài học mới.
* Nội dung hoạt động
- HS dựa vào kiến thức và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
* Tổ chức hoạt động
Hoạt động cá nhân/tổ chức chơi trò chơi
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức trò chơi qua hệ thống câu hỏi liên quan đến kiến thức đã học.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chú ý lắng nghe, giơ tay trả lời câu hỏi nhanh
- GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ thực hiện nhiệm vụ của HS.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
- HS trao đổi và trả lời nhanh câu hỏi trò chơi.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới.
* Sản phẩm hoạt động
- HS trả lời các câu hỏi theo sự hiểu biết của bản thân.
- GV có thể chuẩn bị phần thưởng như điểm số, tràng pháo tay, hiện vật,...
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1. Mô tả sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất 
* Mục tiêu
- Trình bày được đặc điểm sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục.
- Thực hiện thao tác quay được quả Địa cầu theo hướng tự quay quanh trục của Trái đất từ tây sang đông.
* Nội dung hoạt động
- HS khai thác thông tin mục 1; H.1 SGK và Tập bản đồ địa lí lớp 6, thực hiện yêu cầu của GV.
* Tổ chức hoạt động
Hoạt động thảo luận cá nhân/cặp, bàn
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
*Yêu cầu HS khai thác thông tin mục 1; H.1 SGK và Tập bản đồ địa lí 6, cho biết:
- Xác định cực Bắc, cực Nam và trục của Trái Đất trên hình 
- Góc nghiêng của trục Trái Đất khi tự quay:................................................................
- Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất:....................................................................
- Thời gian Trái Đất tự quay quanh trục hết một vòng:.................................................
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS khai thác thông tin và dựa vào hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi;
- GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
- HS trình bày trước lớp kết quả làm việc cá nhân.
- HS khác theo dõi bạn trình bày, nhận xét, bổ sung, đánh giá.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét trình bày của HS, cung cấp thêm thông tin và chốt kiến thức.
* Sản phẩm hoạt động
1. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
- Trái Đất không ngừng tự quay quanh một trục tưởng tượng và luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo.
- Hướng tự quay quanh trục: từ tây sang đông.
- Thời gian tự quay một vòng hết 24 giờ.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất
* Mục tiêu
- Trình bày và giải thích được hệ quả ngày đêm luân phiên nhau trên Trái Đất.
* Nội dung hoạt động
- HS khai thác thông tin mục 2a SGK, quả địa cầu và Tập bản đồ địa lí 6, thực hiện yêu cầu của GV.
* Tổ chức hoạt động
Hoạt động thảo luận cá nhân/cặp, bàn
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
*Yêu cầu HS khai thác thông tin mục 2a SGK, quả địa cầu và Tập bản đồ địa lí , thực hiện nhiệm vụ sau:
- GV tắt hết đèn, mở cửa sổ hoặc chiếu đèn vào quả địa cầu. Giải thích nguồn ánh sáng từ cửa sổ hoặc đèn tượng trưng cho Mặt Trời, quả địa cầu tượng trưng cho Trái Đất. Đánh dấu một điểm A bất kì trên quả địa cầu. Đặt đèn pin và quả địa cầu trong phòng tối. Quay từ từ quả địa cầu theo chiều quay của Trái Đất. Em hãy quan sát điểm A lần lượt đi vào và đi ra khỏi vùng được chiếu sáng. Hãy cho biết: 
- Có phải lúc nào điểm A cũng được chiếu sáng không? 
- Khi quả địa cầu ở vị trí như thế nào với đèn pin thì điểm A mới được chiếu sáng (hoặc không được chiếu sáng). 
- Trả lời câu hỏi đầu bài đưa ra: “vì sao ban đêm trời lại tối và ban ngày trời lại sáng?”
- Giả sử Trái đất không tự quay quanh trục thì có hiện tượng Ngày đêm không?
- Vì sao hàng ngày ta thấy Mặt Trời, Mặt Trăng và các ngôi sao chuyển động theo hướng từ Đông sang Tây?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS khai thác thông tin và dựa vào hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi;
- GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
- HS trình bày trước lớp kết quả làm việc cá nhân.
- HS khác theo dõi bạn trình bày, nhận xét, bổ sung, đánh giá.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét trình bày của HS, cung cấp thêm thông tin và chốt kiến thức.
* Sản phẩm hoạt động
2. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
a. Ngày đêm luân phiên
- Trái Đất có dạng hình cầu nên lúc nào cũng chỉ được Mặt Trời chiếu sáng một nửa.
- Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm.
- Do Trái Đất tự quay quanh trục nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm luân phiên nhau.
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về giờ trên Trái Đất
* Mục tiêu
- Trình bày và giải thích được hệ quả giờ trên Trái Đất.
- Tính được giờ ở mọi nơi trên Trái Đất.
* Nội dung hoạt động
- HS khai thác thông tin mục 2b SGK, H.2 và Tập bản đồ địa lí 6, thực hiện yêu cầu của GV.
* Tổ chức hoạt động
Hoạt động thảo luận cá nhân/cặp, bàn
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
*Yêu cầu HS khai thác thông tin mục 2b SGK, H.2 và Tập bản đồ địa lí 6, cho biết:
- GV chiếu hình 2: các khu vực giờ trên Trái Đất, GV giới thiệu: Chu kì tự quay quanh trục của Trái Đất được chia làm 24 giờ và được chia ra thành 24 khu vực giờ trên Thế giới, trong đó khu vực giờ có kinh tuyến gốc đi qua là khu vực giờ gốc. GV yêu cầu HS xác định: 
+ Bề mặt Trái Đất được chia làm bao nhiêu múi giờ? Mỗi múi giờ rộng bao nhiêu độ kinh tuyến?
+ Khu vực giờ số 0 có điểm gì đặc biệt?
+ Việt Nam ở khu vực giờ thứ mấy? Múi giờ dó sớm hay muộn hơn giờ GMT?
+ Cho biết một số quốc gia sử dụng giờ của nhiều khu vực.
+ Khi khu vực giờ gốc (giờ GMT) là 12h thì Việt Nam và Tô-ki-ô là mấy giờ?
- Bài tập nhỏ: GV chia 3 nhóm làm bài tập 2 trang 120, mỗi nhóm tính giờ một địa điểm:
+ Nhóm 1. Xê-un (Hàn Quốc).
+ Nhóm 2. Mát-xcơ-va (LB. Nga).
+ Nhóm 3. Ma-ni-la (Phi-lip-pin).
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS khai thác thông tin và dựa vào hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi;
- GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
- HS trình bày trước lớp kết quả làm việc cá nhân.
- HS khác theo dõi bạn trình bày, nhận xét, bổ sung, đánh giá.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét trình bày của HS, cung cấp thêm thông tin và chốt kiến thức.
* Sản phẩm hoạt động
2. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
b. Giờ trên Trái Đất
- Để thuận tiện trong sinh hoạt và giao dịch, người ta chia bề mặt Trái Đất chia thành 24 khu vực giờ.
- Hai khu vực giờ liền nhau chênh nhau 1 múi giờ, tương dương 15 độ kinh tuyến.
- Giờ của khu vực số 0 có đường kinh tuyến gốc đi qua chính giữa được lấy làm giờ quốc tế (GMT) và đánh số 0.
- Nước ta nằm trong khu vực giờ số 7 và thứ 8 nhưng thống nhất sử dụng giờ số 7.
Hoạt động 2.4. Khám phá sự lệch hướng chuyển động của vật thể trên Trái Đất
* Mục tiêu
- Trình bày và giải thích được hệ quả của sự lệch hướng chuyển động của vật thể trên Trái Đất.
* Nội dung hoạt động
- HS khai thác thông tin mục 3, H.4 SGK và Tập bản đồ địa lí 6, thực hiện yêu cầu của GV.
* Tổ chức hoạt động
Hoạt động thảo luận cá nhân/cặp, bàn
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
*HS khai thác thông tin mục 3, H.4 SGK và Tập bản đồ địa lí 6, cho biết:
- Ở bán cầu Bắc: 
+ A di chuyển đến B lệch về phía bên........................................................................
+ C di chuyển đến D lệch về phía bên........................................................................
- Ở bán cầu Nam: 
+ O di chuyển đến P lệch về phía bên........................................................................
+ M di chuyển đến N lệch về phía bên.......................................................................
- Rút ra kết luận về sự lệch hướng chuyển động của các vật thế khi di chuyển trên Trái Đất.
- Cho ví dụ thực tế về sự lệch hướng chuyển động của các vật thế khi di chuyển trên Trái Đất.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS khai thác thông tin và dựa vào hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi;
- GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
- HS trình bày trước lớp kết quả làm việc cá nhân.
- HS khác theo dõi bạn trình bày, nhận xét, bổ sung, đánh giá.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét trình bày của HS, cung cấp thêm thông tin và chốt kiến thức.
* Sản phẩm hoạt động
2. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
c. Sự lệch hướng chuyển động của vật thể
- Do vận động tự quay quanh trục nên các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng.
+ Ở nửa cầu Bắc vật chuyển động bị lệch về bên phải.
+ Ở nửa cầu Nam vật chuyển động bị lệch về bên trái.
- Lực làm lệch hướng đó gọi là lực Cô-ri-ô-lit.
3. Hoạt động 3. Luyện tập
*Mục tiêu
- Củng cố, khắc sâu nội dung kiến thức bài học; hệ thống lại nội dung kiến thức vừa tìm hiểu về sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả.
*Nội dung hoạt động
- Vận dụng kiến thức bài học và hiểu biết cá nhân để trình bày được những nội dung kiến thức vừa tìm hiểu về sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả.
*Tổ chức hoạt động
Hoạt động cá nhân, cặp/bàn
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
* GV yêu cầu HS lên bảng tổng kết nội dung bài học.
Tổ chức trò chơi “AI ĐÚNG NHẤT?”
- GV chia lớp thành 4 nhóm. Phổ biến trò chơi “Ai đúng nhất”. Các nhóm sẽ trả lời các câu hỏi ngắn bằng cách ghi đáp án vào bảng phụ. GV vừa đọc xong 1 câu hỏi thì các nhóm có 20 giây để ghi đáp án vào. Sau 20 giây, GV tiếp tục đọc câu hỏi tiếp theo để các nhóm viết câu trả lời. Lần lượt như thế cho các câu hỏi còn lại. Nhóm nào hoàn thành trước và đúng nhất sẽ chiến thắng.
Bộ câu hỏi
Đáp án
1. Thời gian để Trái Đất tự quay một vòng quanh trục là bao lâu? 
24 giờ
2. Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất như thế nào?
tây sang đông
3. Thời gian Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì?
đêm
4. Thời gian Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì? 
ngày
5. Trong quá trình tự quay, trục Trái Đất luôn nghiêng so với mặt phẳng quĩ đạo một góc là bao nhiêu? 
66 độ 33 phút
6. Việt Nam lúc này là 15 giờ ngày 5/10/2021 thì Cu-ba sẽ là mấy giờ, ngày nào?
3 giờ ngày 5/10/2021
7. Vì sao các địa điểm ở phía đông bao giờ cũng có giờ sớm hơn phía tây?
Trái đất tự quay từ tây sang đông
8. Bề mặt Trái Đất chia thành 24 khu vực giờ, vậy mỗi khu vực giờ rộng bao nhiêu độ kinh tuyến?
15 độ 
kinh tuyến
9. Khi giờ gốc là 7 giờ 00 thì Trung Quốc nằm ở múi giờ số 8 sẽ là mấy giờ?
15 giờ 00
10. Lực làm lệch hướng chuyển động của vật thể trên Trái Đất gọi là lực gì?
Lực Cô-ri-ô-lit
Bài tập: 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS khai thác thông tin và dựa vào hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi;
- GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
- HS trình bày trước lớp kết quả làm việc cá nhân.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV thông qua trình bày của HS rút ra nhận xét, khen ngợi và rút kinh nghiệm những hoạt động rèn luyện kĩ năng của cả lớp.
* Sản phẩm hoạt động
- HS trả lời câu hỏi.
4. Hoạt động 4. Vận dụng
*Mục tiêu
- HS vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.
*Nội dung hoạt động
	- Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bài tập tính giờ trên Trái Đất.
*Tổ chức hoạt động
HS thực hiện ở nhà
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS về nhà làm bài tập dưới đây: 
1. Một bức điện được đánh từ Hà Nội (múi giờ số 7) đến Niu-Ooc (múi giờ số 19) hồi 9 giờ ngày 02/06/2019, một giờ sau thì trao cho người nhận. Hỏi lúc ấy ở Niu-Ooc là mấy giờ, ngày, tháng năm nào? 
2. Điện trả lời được đánh trực tiếp từ Niu-Ooc hồi 01 giờ ngày 02/06/2019, một giờ sau thì trao cho người nhận. Hỏi lúc đó là mấy giờ, ngày tháng nào ở Hà Nội? 
3. Một trận bóng đá được tổ chức tại CH Nam Phi (múi giờ số 2) vào lúc 20h30’ ngày 25/6/2019 và truyền hình trực tiếp. Hãy tính xem Hà Nội (múi giờ số 7), Luân Đôn (múi giờ số 0), Niu-Đê-li (múi giờ số 5), La-ha-ba-na (múi giờ số 19) là mấy giờ?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hỏi và đáp ngắn gọn những vấn đế cần tham khảo.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
- GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét về các phương án lí giải của HS đưa ra, hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu, giờ sau trả lời (báo cáo).
* Sản phẩm hoạt động
- HS về nhà làm bài tập tính giờ trên Trái Đất.
1. Tính giờ, ngày, tháng, năm của Niu-Ooc
- Niu-I-Ooc cách Hà Nội: 19 - 7 = 12 (múi giờ).
- Một bức điện được đánh đi từ Hà Nội hồi 9 giờ, ngày 2/6/2019, một giờ sau thì trao cho người nhận. Vậy Hà Nội là: 9 + 1 = 10 giờ, ngày 2/6/2019.
- Niu -Ooc sẽ là: 10 + 12 = 22 giờ, ngày 1/6/2019.
2. Tính giờ, ngày, tháng, năm của Hà Nội
- Một giờ sau khi trả lời điện thì ở Hà Nội nhận được thư. Vậy lúc đó tại Niu-Ooc là:	1 + 1 = 2 giờ, ngày 2/6/2019.
- Hà Nội sẽ là:	2 + 12 = 14 giờ, ngày 2/6/2019.
3. Tính giờ của Hà Nội, Luân Đôn, Niu-Đê-li, La-ha-ba-na 
- Hà Nội nằm ở múi giờ số 7. Trận bóng đá diễn ra tại CH Nam Phi lúc 20h30’ngày 25/6/2019 thì Hà Nội sẽ là: 20h30 + (7 - 2) = 1h30’ ngày 26/6/2019.
- Luân Đôn nằm ở múi giờ số 0. Trận bóng đá diễn ra tại CH Nam Phi lúc 20h30’ngày 25/6/2019 thì Luân Đôn sẽ là: 20h30 - (5 - 0) = 18h30’ ngày 25/6/2019.
- Niu-Đê-li nằm ở múi giờ số 5. Trận bóng đá diễn ra tại CH Nam Phi lúc 20h30’ ngày 25/6/2019 thì Niu-Đê-li sẽ là: 20h30 + (5 - 2) = 23h30’ ngày 25/6/2019.
- La-ha-ba-na nằm ở múi giờ số 19. Trận bóng đá diễn ra tại CH Nam Phi lúc 20h30’ngày 25/6/2019 thì La-ha-ba-na sẽ là: 20h30 + (-19 - 2) = 13h30’ ngày 25/6/2019.
------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_7_chuyen.docx