Giáo án Toán 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 10

CHỦ ĐỀ 4: MỘT SỐ ĐƠN VỊ ĐO ĐẠI LƯỢNG

Bài 19: LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Năng lực đặc thù:

Củng cố nhận biết, chuyển đổi và tính toán với đơn vị đo thời gian đã học.

- Giải được các bài toán thực tế liên quan đến đơn vị thời gian.

- Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.

Vận dụng bài học vào thực tiễn.

2. Năng lực chung.

giao.

Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự giác học tập, làm bài tập và các nhiệm vụ được

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tốt trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác học tập, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

 

docx 15 trang Khánh Đăng 28/12/2023 4991
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 10

Giáo án Toán 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 10
TUẦN 10: CHỦ ĐỀ 4: MỘT SỐ ĐƠN VỊ ĐO ĐẠI LƯỢNG 
Bài 19: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù:
Củng cố nhận biết, chuyển đổi và tính toán với đơn vị đo thời gian đã học.
- Giải được các bài toán thực tế liên quan đến đơn vị thời gian.
- Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.
Vận dụng bài học vào thực tiễn.
2. Năng lực chung.
giao.
Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự giác học tập, làm bài tập và các nhiệm vụ được
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tốt trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong hoạt động nhóm. 
3. Phẩm chất.
Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác học tập, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: 5 phút = ? giây
+ Câu 2: 240 giây = ? phút
+ Câu 3: Các em sinh năm 2014, năm đó thuộc thế kỉ nào?
+ Câu 4: Lê Lợi lên ngôi vua năm 1428, năm đó thuộc thế kỉ nào?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
2. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
- Củng cố nhận biết, chuyển đổi và tính toán với đơn vị đo thời gian đã học.
- Giải được các bài toán thực tế liên quan đến đơn vị thời gian.
- Cách tiến hành:
Bài 1. Số? (Làm việc cá nhân) 
- GV hướng dẫn học sinh bảng con: 
a. 5 ngày = ? giờ 2 tuần = ? ngày
4 giờ 10 phút = ? phút
b. 2 giờ = ? phút 28 ngày = ? tuần
2 phút 11 giây = ? giây
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: (Làm việc nhóm 2) 
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV chia nhóm 2, HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu học sinh xác định được năm và xem năm đó thuộc thế kỉ nào khi biết một năm khác và khoảng cách giữa hai năm đó.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV cung cấp thêm thông tin cho HS: Khi mới thành lập vùng đất Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ chí Minh) được gọi là phủ Gia Định. GV cho HS quan sát một số hình ảnh về thành phố Sài Gòn – Gia Định ngày xưa kèm theo thông tin năm hoặc thế kỉ (những bức vẽ, ảnh chụp người Pháp thế kỉ XIX)
Bài 3: Chọn thời gian thích hợp cho mỗi trường hợp (Làm việc theo nhóm hoặc thi Ai nhanh, ai đúng) 
- GV chia nhóm hoặc thi để hoàn thành bài
- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét. GV nhận xét tuyên dương.
- GV có thể yêu cầu HS về nhà hãy thử chạy 100 m xem mình đạt thành tích là bao nhiêu giây.
Bài 4. (Làm việc cá nhân) 
- GV gọi HS đọc và nêu yêu cầu của đề bài
- GV mời 1 HS nêu cách làm:
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận, xét tuyên dương.
- GV lưu ý: Số liệu về thời gian khai thác, số chuyến bay trong bài được mô phỏng theo số lượng thực tế của các máy bay thương mại đường dài. Thực tế, số lượng chuyến bay mỗi chiếc máy bay thực hiện được có thể còn lớn hơn số lượng trong bài.
Bài 5. (Làm việc nhóm 2) 
- GV chia nhóm 2, HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Mời các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp. 
- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét. GV nhận xét tuyên dương.
3. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng bằng trò chơi Đố bạn sau bài học để học sinh củng cố về chuyển đổi và tính toán với đơn vị đo thời gian đã học 
- Ví dụ: HS 1: 5 ngày = ? giờ, sau đó đố 1 HS khác bất kì, HS trả lời đúng sẽ được quyền đố HS khác. Ai đúng sẽ được tuyên dương.
- Nhận xét, tuyên dương.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Bài 20: THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM 
SỬ DỤNG MỘT SỐ ĐƠN VỊ ĐO ĐẠI LƯỢNG (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù:
- Củng cố, chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng, diện tích và thời gian trong các tình huống thực tế.
- Biết ước lượng và tính diện tích của bề mặt một số đồ vật trong thực tế.
- Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Vận dụng bài học vào thực tiễn.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự giác học tập, làm bài tập và các nhiệm vụ được giao.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tốt trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong hoạt động nhóm. Tổ chức cho học sinh làm việc an toàn.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác học tập, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: 6 ngày = ? giờ 
+ Câu 2: 3 tuần = ? ngày
+ Câu 3: 5 giờ 15 phút = ? phút
+ Câu 4: 42 ngày = ? tuần
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
2. Thực hành:
- Mục tiêu: 
- Củng cố, chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng, diện tích và thời gian trong các tình huống thực tế.
- Biết ước lượng và tính diện tích của bề mặt một số đồ vật trong thực tế.
- Cách tiến hành:
Bài 1. (Làm việc nhóm 2) 
- Gv giới thiệu về các vật liệu dùng để làm các lớp lọc trong chai lọc nước xuất hiện trong bài.
- GV chia nhóm, yêu cầu HS quan sát, thảo luận đọc số đo cân nặng của mỗi hộp vật liệu theo ki – lô – gam.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Lưu ý: GV có thể chiếu video về cách sử dụng cân đồng hồ hoặc minh họa bằng cân đồng hồ thật. Khi minh họa, GV chọn những vật có cân nặng trên 1 yến như chồng sách, cặp sách đựng đầy sách vở,
Bài 2: Chọn câu trả lời đúng (Làm việc nhóm 4) 
- GV chia nhóm 2
- Gọi các nhóm nhận xét
- GV Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: (Làm việc cá nhân) 
- GV gọi HS đọc và nêu yêu cầu của đề bài
- GV cho HS làm cá nhân và trình bày bài vào vở.
- GV mời HS chia sẻ kết quả
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- GV có thể cho HS thực hành bằng cách tập căn giờ với đồng hồ bấm giờ, chẳng hạn yêu cầu HS bấm đúng 20 giây hoặc 30 giây. Với hoạt động này HS có thể thực hành theo nhóm để tự điều chỉnh và đánh giá kết quả của nhau.
Bài 4: (Làm việc cá nhân) 
- GV mời 1 HS nêu yêu cầu của bài. 
- GV giao việc cho HS về nhà thực hiện
3. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi Ai nhanh hơn sau bài học để học sinh củng cố về tính diện tích của bề mặt một số đồ vật trong thực tế.
- Ví dụ: - GV chia lớp thành 3 nhóm, phát cho HS những tấm bìa hình vuông với kích thước khác nhau và yêu cầu HS tính diện tích tấm bìa mình nhận được. Nhóm đúng và nhanh nhất sẽ được tuyên dương.
- Nhận xét, tuyên dương.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Bài 20: THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM 
SỬ DỤNG MỘT SỐ ĐƠN VỊ ĐO ĐẠI LƯỢNG (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù:
- Biết ước lượng và tính diện tích của bề mặt một số đồ vật trong thực tế.
- HS củng cố về nhận diện mệnh giá tiền, tính toán và đổi tiền qua hoạt động trò chơi.
- Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Vận dụng bài học vào thực tiễn.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự giác học tập, làm bài tập và các nhiệm vụ được giao.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tốt trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong hoạt động nhóm. Tổ chức cho học sinh làm việc an toàn.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác học tập, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
- Cho HS chia sẻ kết quả bài tập 4 tiết học trước: Khi làm chai lọc nước, em thử lọc 100 ml nước hết bao nhiêu giây?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
2. Thực hành:
- Mục tiêu: 
- Biết ước lượng và tính diện tích của bề mặt một số đồ vật trong thực tế.
- HS củng cố về nhận diện mệnh giá tiền, tính toán và đổi tiền qua hoạt động trò chơi.
- Cách tiến hành:
Bài 1: Chọn câu trả lời đúng (Làm việc nhóm 2) 
- GV chia nhóm, các nhóm làm vào vở
- Lưu ý HS ở ý a cần chọn một số đo diện tích phù hợp làm biển trại.
- Mời các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp
- Gv có thể đặt câu hỏi: Tại sao em không chọn đáp án A hoặc B? 
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Gv mời các nhóm chia sẻ kết quả ý b và cách làm.
- Mời các nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
Bài 2: Chọn câu trả lời đúng (Làm việc nhóm 4) 
- GV giới thiệu tờ tiền mệnh giá 200 000 đồng và 500 000 đồng cho HS
- GV chia nhóm 4 và giao việc.
- Mời các nhóm nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: (Làm việc nhóm, tổ) 
- GV hướng dẫn chơi: Gọi 3 HS lên bảng, cho 1 bạn đóng vai người bán hàng và 2 bạn còn lại đóng vai người mua hàng. GV gợi ý bạn mua hàng chọn 1 hoặc 2 món đồ (nên tối đa 2 nhóm để dễ nhẩm số tiền). Sau đó, GV hướng dẫn bạn mua hàng tính số tiền cần trả và trả cho bạn bán hàng. GV chuẩn bị sẵn các tình huống phát sinh để trả tiền, ví dụ: Đưa cho bạn mua hàng tờ 100 000 đồng và bạn ấy chọn 1 con rối bằng nắp bút và 1 cái thước kẻ. Sau đó, GV hướng dẫn bạn bán hàng trả tiền thừa. Gv hướng dẫn cả tình huống bạn bán hàng không có tiền lẻ phù hợp để trả lại tiền thừa, khi đó bạn bán hàng có thể đổi tiền với bạn mua hàng khác. Chẳng hạn với tình huống vừa rồi , bạn bán hàng cần trả lại 60 000 đồng, nhưng bạn ấy chỉ có các tờ tiền 50 000 đồng và 100 000 đồng; khi đó, bạn ấy có thể đổi 1 tờ 50 000 đồng lấy 5 tờ 10 000 đồng của người mua hàng thứ hai. Tiếp theo, GV nêu một số quy định và phân công nhóm.
- GV cho các nhóm tự đặt tên cho cửa hàng của mình để trò chơi thêm hấp dẫn. 
- Tổ chức và giám sát trò chơi: Trong quá trình giám sát, có thể chấp nhận lớp học ồn ào và HS tranh luận, GV chỉ can thiệp khi có bất đồng lớn và nghịch ngợm do HS gây ra.
- Đánh giá và nhận xét hoạt động trò chơi: Trò chơi hướng tới sự vui vẻ là chính nên GV nhận xét chung, chọn một số nhóm sôi nổi nhất và có thể điểm lại một số tình huống đáng nhớ.
- GV lưu ý HS một số tình huống như: Tổng giá tiền của thước đo độ và ê ke (nếu mua riêng) lại đắt hơn giá tiền của bộ đồ dùng gồm ê ke, thước kẻ và thước đo độ
3. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,... sau bài học để củng cố cho học sinh nhận biết mệnh giá tiền.
- Ví dụ: GV chuẩn bị 4 tờ tiền có mệnh giá như sau: 50 000 đồng, 100 000 đồng, 200 000 đồng, 500 000 đồng. Mời 4 học sinh tham gia trải nghiệm: Phát tờ tiền ngẫu nhiên cho 4 em, sau đó mời 4 em đứng theo thứ tự từ bé đến lớn theo đánh dấu trên bảng. Ai đúng sẽ được tuyên dương.
- Nhận xét, tuyên dương.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Bài 20: THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM 
SỬ DỤNG MỘT SỐ ĐƠN VỊ ĐO ĐẠI LƯỢNG (T3) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù:
- Biết ước lượng và tính diện tích của bề mặt một số đồ vật trong thực tế.
- HS củng cố về nhận diện mệnh giá tiền, tính toán và đổi tiền qua hoạt động trò chơi.
- HS củng cố về đơn vị đo thời gian
- Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Vận dụng bài học vào thực tiễn.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự giác học tập, làm bài tập và các nhiệm vụ được giao.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tốt trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong hoạt động nhóm. Tổ chức cho học sinh làm việc an toàn.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác học tập, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
- Cho 1 HS đóng vai người bán hàng, các em còn lại đóng vai người mua hàng. Các em dùng các tờ giấy in mặt đồng tiền để mua bán. Lần lượt mỗi người mua chọn từ một đến ba đồ vật khác nhau có trong cửa hàng (Cà rốt, rau cải, mướp, hành, thịt lợn...) Người mua đưa cho người bán số tiền bằng hoặc hơn số tiền cần trả cho các đồ vật chọn mua. Nếu số tiền người mua đưa nhiều hơn số tiền cần trả, người bán phải đưa lại tiền thừa (nếu cần).
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
2. Thực hành:
- Mục tiêu: 
- Biết ước lượng và tính diện tích của bề mặt một số đồ vật trong thực tế.
- HS củng cố về nhận diện mệnh giá tiền, tính toán và đổi tiền qua hoạt động trò chơi.
- HS củng cố về đơn vị đo thời gian
- Cách tiến hành:
Bài 1: (Làm việc nhóm 2) 
- GV gọi HS đoc và nêu yêu cầu của đề bài
- Gv có thể đặt một số câu hỏi: 
+ Trò chơi Phi tiêu giá bao nhiêu tiền một vé? 
+ Gia đình em có bao nhiêu người?
- GV chia nhóm 2, nhắc HS dựa vào ý thích của bản thân để chọn một trò chơi và tính số tiền dựa trên số lượng thành viên của gia đình mình.
- Mời các nhóm chia sẻ trước lớp
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: (Làm việc nhóm 2) 
- GV gọi HS đoc và nêu yêu cầu của đề bài
- GV mời HS đọc tên con vật và cân nặng của con vật đó trong bức tranh.
- GV chia nhóm 2, thực hành hỏi đáp về con vật mà mình yêu thích. 
- GV mời các nhóm chia sẻ trước lớp
- Mời các nhóm nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: Chọn câu trả lời đúng (Làm việc nhóm 4) 
- GV gọi HS đọc và nêu yêu cầu của đề bài
- GV chia nhóm 4, các nhóm làm vào vở.
- GV mời HS chia sẻ kết quả và cách làm
- Mời các nhóm nhận xét
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
Bài 4: (Làm việc cá nhân) 
- GV mời 1 HS đọc và nêu yêu cầu của bài. 
- GV hướng dẫn HS làm bài cá nhân vào vở
- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
3. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi Đố bạn sau bài học để học sinh củng cố về đơn vị đo thời gian.
- Ví dụ: 1 HS nêu năm sinh của người thân trong gia đình mình và đố bạn năm đó thuộc thế kỉ nào? 
- Nhận xét, tuyên dương.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Bài 21: LUYỆN TẬP CHUNG (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù:
- Củng cố, nhận biết các đơn vị đo khối lượng: yến, tạ, tấn; các đơn vị đo diện tích: mi - li - mét vuông, đề - xi – mét vuông, mét vuông; các đơn vị đo thời gian: giây, thế kỉ.
- Củng cố thực hiện phép đổi, phép tính cộng, trừ, nhân và chia đối với đơn vị đo khối lượng, diện tích, thời gian.
- Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Vận dụng bài học vào thực tiễn.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự giác học tập, làm bài tập và các nhiệm vụ được giao.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tốt trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác học tập, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: Bác Hồ sinh năm 1890, năm đó thuộc thế kỉ nào?
+ Câu 2: Em sinh năm 2014? Năm đó thuộc thế kỉ nào?
+ Câu 3: Thế kỉ XX bắt đầu từ năm bao nhiêu?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
2. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
- Củng cố, nhân biết các đơn vị đo khối lượng: yến, tạ, tấn; các đơn vị đo diện tích: mi - li - mét vuông, đề - xi – mét vuông, mét vuông; các đơn vị đo thời gian: giây, thế kỉ.
- Củng cố thực hiện phép đổi, phép tính cộng, trừ, nhân và chia đối với đơn vị đo khối lượng, diện tích, thời gian.
- Cách tiến hành:
Bài 1. Số? (Làm việc cá nhân) 
- GV hướng dẫn học sinh làm bảng con: 
a. 8 m2 = ? dm2 800 dm2 = ? m2
b. 2 dm2 = ? cm2 200 cm2 = ? dm2
c. 3 cm2 = ? mm2 300 mm2 = ? cm2
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: Số? (Làm việc nhóm 2) 
- GV chia nhóm 2, các nhóm làm vào vở. 
a. 7 yến 3 kg = ? kg 2 yến 5 kg = ? kg
b. 4 tạ 15 kg = ? kg 3 tạ 3 yến = ? yến
c. 5 tấn = ? yến 1 tấn 89 kg = ? kg
- Đổi vở soát theo nhóm bàn trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV mở rộng: 
9378 kg = ? tấn ? tạ ? yến ? kg.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: Số? (Làm việc nhóm 4 hoặc 5) 
- GV gọi HS đọc đề bài và nêu những dữ kiện và yêu cầu của đề bài.
- GV cho HS quan sát hình vẽ và đặt câu hỏi: 
+ Thửa ruộng nhà chú Năm được chia thành mấy phần? 
+ Mỗi phần có dạng hình gì? 
- GV chia nhóm
- GV mời các nhóm trình bày.
- Mời các nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
Bài 4. Số? (Làm việc cá nhân) 
- GV gọi HS đọc đề bài và nêu những dữ kiện và yêu cầu của đề bài.
- Cả lớp làm bài vào vở, 1HS làm bảng phụ 
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương.
Bài 5. Chọn số đo cân nặng thích hợp với mỗi đồ vật (Thi ai nhanh ai đúng.)
- GV cho HS nêu tên các đồ vật và các số đo khối lượng có trong bài
- GV nhắc HS: Dựa vào hiểu biết và ước lượng cân nặng cho phù hợp.
- GV chia 2 đội chơi
- Gọi HS nhận xét. 
- GV nhận xét tuyên dương.
- Gv hỏi thêm: Tại sao người ta không đóng gói bao gạo 50 tạ?
3. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng qua trò chơi Đố bạn sau bài học để học sinh củng cố thực hiện phép đổi đơn vị đo khối lượng và đơn vị đo diện tích, thời gian.
- Ví dụ: HS 1: 6 m2= ? dm2, sau đó đố 1 HS khác bất kì, HS 2 trả lời đúng sẽ được quyền đố HS khác. Ai đúng sẽ được tuyên dương.
- Nhận xét, tuyên dương.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_10.docx