Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 7 - Năm học 2021-2022

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức, năng lực:

- Củng cố kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động nói trong những tình huống cụ thể. (NL ngôn ngữ - ngôn ngữ nói)

- Củng cố kĩ năng vận dụng Tiếng Việt qua hoạt động mở rộng vốn từ ngữ về đồ dùng học tập, đồ dùng gia đình, phân biệt từ chỉ sự vật, hoạt động và đặc điểm của sự vật. Về câu, phân biệt câu giới thiệu, câu nêu hoạt động, câu nêu đặc điểm. Viết câu nêu đặc điểm hay công dụng của đồ vật, sử dụng dấu câu thích hợp trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. . (NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác)

2. Phẩm chất:

- Có tình cảm quý mến bạn bè, kính trọng thầy cô giáo, yêu quý mọi người xung quanh. ( Nhân ái )

- HS có ý thức chăm chỉ học tập ( Chăm chỉ )

- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Hoạt động mở đầu: khởi động, kết nối.

- Lớp hát “ Cả nhà thương nhau”.

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành.

* Hoạt động 1: Đóng vai, nói và đáp trong 4 tình huống

- HS đọc yêu cầu.

- Chọn 1 trường hợp, hướng dẫn 1 cặp đôi thực hiện.

- 2 HS thực hiện.

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi theo các nội dung:

+ Đọc 1 lượt 4 tình huống.

+ Đọc từng tình huống và thảo luận đáp án đúng cho mỗi tình huống.

- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- Hs làm việc nhóm đôi.

- HS nhận xét.

- GV nhận xét- chốt- tuyên dương.

- GV chốt một vài đáp án. Ví dụ:

a. Nhờ bạn nhặt cái bút bị rơi: Cậu nhặt giúp tớ cái bút được không? / Cậu nhặt hộ tớ cái bút với!/ Ừ. Đợi tớ chút. Tớ sẽ nhặt giúp cậu.

b. Khen bạn viết chữ đẹp: Bạn viết đẹp thật đấy! / Chữ của bạn thật tuyệt!. Thế à? Tớ tập viết thường xuyên đấy,.

 

doc 14 trang trithuc 16/08/2022 8460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 7 - Năm học 2021-2022

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 7 - Năm học 2021-2022
TUẦN 7 ( Điều chỉnh)
Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2021
Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 ( Tiết 5 + 6 )
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, năng lực:
- Củng cố kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động nói trong những tình huống cụ thể. (NL ngôn ngữ - ngôn ngữ nói)
- Củng cố kĩ năng vận dụng Tiếng Việt qua hoạt động mở rộng vốn từ ngữ về đồ dùng học tập, đồ dùng gia đình, phân biệt từ chỉ sự vật, hoạt động và đặc điểm của sự vật. Về câu, phân biệt câu giới thiệu, câu nêu hoạt động, câu nêu đặc điểm. Viết câu nêu đặc điểm hay công dụng của đồ vật, sử dụng dấu câu thích hợp trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. . (NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác)
2. Phẩm chất:
- Có tình cảm quý mến bạn bè, kính trọng thầy cô giáo, yêu quý mọi người xung quanh. ( Nhân ái )
- HS có ý thức chăm chỉ học tập ( Chăm chỉ )
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. 
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động mở đầu: khởi động, kết nối.
- Lớp hát “ Cả nhà thương nhau”.
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Hoạt động luyện tập, thực hành.
* Hoạt động 1: Đóng vai, nói và đáp trong 4 tình huống
- HS đọc yêu cầu.
- Chọn 1 trường hợp, hướng dẫn 1 cặp đôi thực hiện.
- 2 HS thực hiện.
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi theo các nội dung:
+ Đọc 1 lượt 4 tình huống.
+ Đọc từng tình huống và thảo luận đáp án đúng cho mỗi tình huống.
- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Hs làm việc nhóm đôi. 
- HS nhận xét.
- GV nhận xét- chốt- tuyên dương. 
- GV chốt một vài đáp án. Ví dụ: 
a. Nhờ bạn nhặt cái bút bị rơi: Cậu nhặt giúp tớ cái bút được không? / Cậu nhặt hộ tớ cái bút với!/ Ừ. Đợi tớ chút. Tớ sẽ nhặt giúp cậu.
b. Khen bạn viết chữ đẹp: Bạn viết đẹp thật đấy! / Chữ của bạn thật tuyệt!.... Thế à? Tớ tập viết thường xuyên đấy,...
* Hoạt động 2: Mỗi câu ở cột A thuộc kiểu câu nào ở cột B?
- Goi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc
- Cho HS làm việc nhóm đôi: 
- GV gợi ý thêm câu giới thiệu có từ là, câu nêu hoạt động có từ chỉ hoạt động, câu nêu đặc điêm có từ chỉ đặc điểm.
- HS thực hiện
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét – Chốt - Tuyên dương.
- GV chốt đáp án: 
+ Bác An là nông dân. – Câu giới thiệu
+ Bác đang gặt lúa. – Câu nêu hoạt động
+ Bác rất chăm chỉ và cẩn thận. – Câu nêu đặc điểm.
* Hoạt động 3: Chọn dấu chấm hay dấu chấm hỏi thay cho ô vuông:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc
- HS làm nhóm đôi - trao đổi chấm chéo. 
- HS làm việc nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét - Chốt - tuyên dương
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm 
- GV tổ chức cho Hs sắm vai nhân vật câu chuyện Ăn gì trước?
- HS đọc câu chuyện theo nhân vật người dẫn chuyện, anh, em.
- GV nhận xét - Chốt - tuyên dương.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có).
________________________________________________________________
Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2021
Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 ( Tiết 7 + 8 ) 
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, năng lực:
- Củng cố kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động nói trong những tình huống cụ thể, kĩ năng nghe và kể lại một câu chuyện, kĩ năng viết đoạn văn ( giới thiệu về một đồ chơi hoặc đồ dùng gia đình.) (NL ngôn ngữ, NL tự chủ và tự học)
2. Phẩm chất:
- Có tình cảm quý mến bạn bè, kính trọng thầy cô giáo, yêu quý mọi người xung quanh. ( Nhân ái )
- HS có ý thức chăm chỉ học tập ( Chăm chỉ )
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. 
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động mở đầu: khởi động, kết nối.
- Hô băng reo
NĐK: Ai vui tươi? 
TC: Tôi! 
NĐK: Ai lịch sự? 
TC: Tôi! 
NĐK: Ai hăng hái? 
TC: Tôi 
NĐK: Ai vui tươi, ai lịch sự, ai hăng hái? 
TC: Tất cả chúng ta. AAA!
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Hoạt động luyện tập, thực hành.
* Hoạt động 1: Nhìn tranh và nói tên câu chuyện. Chọn kể một câu chuyện em thích.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV yêu cầu quan sát các bức tranh trong SHS.
- Thảo luận nhóm 4 - thực hiện nội dung 
- HS thảo luận
- Cho HS nêu tên câu chuyện dưới tranh.
- Gv chốt đáp án: 
+ Tranh 1: Truyện Chú đỗ con
+ Tranh 2: Truyện Cậu bé ham học
+ Tranh 3: Truyện Niềm vui của Bi và Bống
+ Tranh 4: Truyện Em có xinh không? 
- Kể chuyện trong nhóm. 
- HS kể
- HS nhận xét.
- GV nhận xét – Chốt
- Mời đại diện các nhóm thi kể.
- GV đưa ra tiêu chí kể chuyện bình chọn bạn kể hay nhất.
- HS nhận xét- GV nhận xét - tuyên dương
* Hoạt động 2: Cùng bạn hỏi đáp về những câu chuyện em và bạn vừa kể.
- Gọi HS đọc yêu câu cầu.
- HS làm nhóm đôi - 1 HS hỏi - 1 HS trả lời và ngược lại. 
- HS thảo luận
- Đại diện một số nhóm trình bày. 
- HS nhận xét.
- GV nhận xét - chốt. 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có).
Thứ tư ngày 20 tháng 10 năm 2021
Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 ( Tiết 9 + 10 ) 
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, năng lực:
- Củng cố kĩ năng đọc hiểu văn bản. (NL ngôn ngữ)
- Củng cố kĩ năng vận dụng Tiếng Việt qua hoạt động mở rộng vốn từ ngữ về đồ dùng học tập, đồ dùng gia đình, phân biệt từ chỉ sự vật, hoạt động và đặc điểm của sự vật. Về câu, phân biệt câu giới thiệu, câu nêu hoạt động, câu nêu đặc điểm. Viết câu nêu đặc điểm hay công dụng của đồ vật, sử dụng dấu câu thích hợp trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. (NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác)
2. Phẩm chất:
- Có tình cảm quý mến bạn bè, kính trọng thầy cô giáo, yêu quý mọi người xung quanh. ( Nhân ái )
- HS có ý thức chăm chỉ học tập ( Chăm chỉ )
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. 
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động mở đầu: khởi động, kết nối.
- Hô băng reo : “ Đoàn kết” 
NĐK: Ơ này anh (chị) em ơi!
TC: Ơi 
NĐK: Một người 
TC: Cô độc (hai tay khoanh lại) 
NĐK: Ba người 
TC: Kết Đoàn (tụ ba người) 
NĐK: Đoàn ta 
TC: Tiến (Nắm tay nhau... Hát...)
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài
2. Hoạt động luyện tập, thực hành.
* Hoạt động 1: Đọc câu chuyện bó đũa trả lời các câu hỏi 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS làm cá nhân trên phiếu bài tập GV in sẵn. 
- HS thực hiện – GV quan sát giúp đỡ.
- Gv chấm PBT – nhận xét.
* Gợi ý đáp án:
- Phần a: Khoanh ý 3
- Phần g: 
+ Hòa thuận: êm ấm, không có xích mích.
+ Yêu thương: có tình cảm gắn bó tha thiết, quan tâm, chăm sóc hết lòng.
+ Buồn phiền: buồn và lo nghĩ, không yên lòng.
- Phần h
+ Từ chỉ sự vật: nhà, bó đũa, túi.
+ Từ chỉ hoạt động: gọi, đặt, bẻ, nói.
* Hoạt động 2: Viết 3 - 4 câu giới thiệu một đồ chơi hoặc một đồ dùng gia đình.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc
- Gọi HS đọc nội dung gợi ý trong SHS.
- GV gợi mở : 
+ Đồ vật em muốn giới thiệu là gì ?
+ Đồ vật này do ai mua? Vào dịp nào?
+ Ích lợi của đồ vật đó là gì? 
- Gọi vài HS nêu miệng.
- HS trả lời
- GV hướng dẫn liên kết các câu thành đoạn văn ngắn. 
- Yêu cầu HS làm vở.
- GV chấm vở- Nhận xét. Đọc một số đoạn văn hay.
* Dặn dò: 
- Ôn lại các bài tập đọc, câu chuyện.
- Ôn lại các nhóm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm.
- Ôn luyện 3 loại câu: câu giới thiệu, câu nêu hoạt động, câu nêu đặc điểm.
- Ôn luyện dấu chấm, chấm hỏi.
- Ôn luyện các câu chuyện đã học.
- GV đánh giá tiết học – động viên – khen ngợi.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có).
______________________________________________
Tiếng Việt
Bài 17 : GỌI BẠN ( Tiết 1 + 2 )
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, năng lực:
- Đọc đúng, rõ ràng một bài thơ thuộc thể thơ 5 chữ, đọc đúng các từ có vần khó, biết cách ngắt nhịp thơ. Trả lời được các câu hỏi của bài.Hiểu nội dung bài: Tình bạn thân thiết, gắn bó giữa bê vàng và dê trắng. (NL ngôn ngữ)
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: Hiểu được các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, cảm nhận được tình cảm của các nhân vật qua nghệ thuật nhân hóa trong bài thơ. (NL ngôn ngữ)
2. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng tình cảm đối với bạn bè, cảm nhận được niềm vui khi có bạn; có tinh thần hợp tác làm việc nhóm. ( Nhân ái )
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ. 
( Chăm chỉ )
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. ( Trách nhiệm )
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở ô li; bảng con.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động mở đầu: khởi động, kết nối.
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV hỏi:
+ Hai bạn bê vàng và dê trắng đang làm gì? Ở đâu?
+ Bức tranh thể hiện tình cảm gì?
- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.
- 2 - 3 HS chia sẻ.
- GV hướng dẫn HS nói về một người bạn của mình theo gợi ý:
+ Em muốn nói về người bạn nào?
+ Em chơi với bạn từ bao giờ?
+ Em và bạn thường làm gì?
+ Cảm xúc của em khi chơi với bạn?
- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.
- 2 - 3 HS chia sẻ.
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: trải nghiệm, khám phá, phân tích, hình thành kiến thức mới 
* Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: Câu hỏi đọc lên giọng, đọc với giọng lo lắng; lời gọi đọc kéo dài, đọc với giọng tha thiết.
- Cả lớp đọc thầm.
- HDHS chia đoạn: 3 khổ thơ; mỗi lần xuống dòng là một khổ thơ.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: thuở, sâu thẳm, hạn hán, lang thang, khắp nẻo,
- 2 - 3 HS luyện đọc.
- Luyện đọc câu khó đọc: Lấy gì nuôi đôi bạn/ Chờ mưa đến bao giờ?/ Bê! Bê!,..
- 2 - 3 HS đọc.
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm ba.
- HS thực hiện theo nhóm ba.
* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.80.
- HS lần lượt đọc.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1, 2 vào VBTTV/tr.40.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
+ C1: Câu chuyện được kể trong bài thơ diễn ra từ thuở xa xưa, trong rừng xanh sâu thẳm.
+ C2: Một năm trời hạn hán, cỏ cây héo khô, bê vàng không chờ được mưa để có cỏ ăn nên đã lang thang đi tìm cỏ.
+ C3: Dê trắng chạy khắp nẻo tìm bê và gọi bê.
+ C4: Bê vàng bị lạc đường, rất đáng thương, dê trắng rất nhớ bạn, thương bạn; bê vàng và dê trắng chơi với nhau rất thân thiết, tình cảm; tình bạn của hi bạn rất đẹp và đáng quý,
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- HDHS học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu.
- HS thực hiện.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- HS đọc 
- Nhận xét, khen ngợi.
* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.80.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 3, 4 vào VBTTV/ tr.40,41
- Tuyên dương, nhận xét.
- GV và HS thống nhất câu trả lời ( thương bạn quá )
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.80.
- HDHS đóng vai một người bạn trong rừng, nói lời an ủi dê trắng.
- HS hoạt động nhóm 2, thực hiện đóng vai luyện nói theo yêu cầu.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi các nhóm lên thực hiện.
- 4 - 5 nhóm lên bảng.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có).
________________________________________________________________
Thứ năm ngày 21 tháng 10 năm 2021
Tiếng Việt
Bài 17 : GỌI BẠN ( Tiết 3 )
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, năng lực:
- Biết viết chữ viết hoa H cỡ vừa và cỡ nhỏ.Viết đúng câu ứ ... , giới thiệu bài.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: trải nghiệm, khám phá, phân tích, hình thành kiến thức mới 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.
- GV tổ chức cho HS nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa H.
+ Chữ hoa H gồm mấy nét?
- 2 - 3 HS chia sẻ.
- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa H.
- HS quan sát.
- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- HS quan sát.
- YC HS viết bảng con.
- HS viết bảng con
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.
- HS đọc
- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:
+ Viết chữ hoa H đầu câu.
+ Cách nối từ H sang o.
+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.
- HS quan sát, lắng nghe.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành.
* Hoạt động 3: Thực hành luyện viết.
- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa H và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.
- HS thực hiện
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có).
Tiếng Việt
Bài 17 : GỌI BẠN ( Tiết 4 )
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, năng lực:
- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về tình bạn thân thiết, gắn bó giữa bê vàng và dê trắng. Kể lại được 1 - 2 đoạn câu chuyện dựa vào tranh và kể sáng tạo kết thúc câu chuyện. . (NL ngôn ngữ, NL tự chủ và tự học, giao tiếp – hợp tác) 
2. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng tình cảm đối với bạn bè, cảm nhận được niềm vui khi có bạn; có tinh thần hợp tác làm việc nhóm. ( Nhân ái )
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: SGK,máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: SGK, vở BTTV.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động mở đầu: khởi động, kết nối.
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- HS trả lời
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: trải nghiệm, khám phá, phân tích, hình thành kiến thức mới 
* Hoạt động 1: Dựa vào tranh minh họa câu chuyện trong bài thơ “Gọi bạn” và gợi ý, nói về sự việc trong từng tranh. 
- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi:
+ Khung cảnh xung quanh như thế nào?
+ Nhân vật trong tranh là ai? 
+ Nhân vật đó đang làm gì?
- HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp. (Mỗi tranh 2 - 3 HS chia sẻ).
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* Hoạt động 2: Chọn kể 1 - 2 đoạn của câu chuyện theo tranh.
- YC HS quan sát tranh, đọc gợi ý dưới tranh, nhớ lại nội dung câu chuyện, chọn 1 - 2 đoạn nhớ nhất hoặc thích nhất để kể.
- HS quan sát tranh và nhớ lại nội dung, kể trong nhóm
- Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.
- HS lắng nghe, nhận xét.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
* Hoạt động 3: Kể tiếp đoạn kết của câu chuyện theo ý của em.
- GV hướng dẫn HS nói mong muốn của bản thân mình về kết thúc của câu chuyện đồng thời yêu cầu HS hoàn thiện bài tập 5 trong VBTTV, tr.41.
- HS hoạt động nhóm 2, thực hiện nói mong muốn của bản thân mình về kết thúc của câu chuyện
- Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.
- HS chia sẻ
- Nhận xét, khen ngợi HS.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm 
- HDHS viết 2 - 3 câu nêu nhận xét của em về đôi bạn bê vàng và dê trắng trong câu chuyện trên.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- HS chia sẻ.
* Dặn dò: 
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại những nội dung đã học.
- HS nêu ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có)
..................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................____________________________________
Tiếng Việt
Bài 18: TỚ NHỚ CẬU (Tiết 1 + 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, năng lực:
- Đọc đúng các từ ngữ, đọc rõ ràng câu chuyện Tớ nhớ cậu, ngữ điệu đọc phù hợp với suy nghĩ, tình cảm của sóc và kiến dành cho nhau. Hiểu nội dung bài: Nhận biết được tình bạn thân thiết và cách duy trì tình bạn. (NL ngôn ngữ - ngôn ngữ nói)
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ tình cảm bạn bè; kĩ năng nói lời chào, lời tạm biệt và đáp lời chào, lời tạm biệt.
 ( NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác)
2. Phẩm chất: 
- Biết trân trọng, gìn giữ tình cảm bạn bè.( Nhân ái ) 
- HS có ý thức chăm chỉ học tập. ( Chăm chỉ )
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: SGK, máy tính, tivi.
- HS: SGK,VBT Tiếng Việt 2, vở viết....
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động mở đầu: khởi động, kết nối.
- GV có thể cho HS nghe một bài hát về tình bạn của Thiếu nhi ví dụ : Tình bạn tuổi thơ – Nhạc sĩ Kiều Hồng Phượng – Nguyễn Quốc Việt.
- Yêu cầu HS làm việc nhóm, trả lời câu hỏi:
+ Khi cùng chơi với bạn, em cảm thấy thế nào?
+ Khi xa bạn, em cảm thấy thế nào?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: trải nghiệm, khám phá, phân tích, hình thành kiến thức mới 
* Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: Lời người kể chuyện: ngữ điệu nhẹ nhàng; thư của sóc gửi kiến và của kiến gửi sóc: đọc bằng giọng biểu cảm, thể hiện tình bạn thân thiết.
- HDHS chia đoạn: (4 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến nhận lời.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến thư của sóc.
+ Đoạn 3: Tiếp cho đến nhiều giờ liền.
+ Đoạn 4: Còn lại.
- HS đọc
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: thường xuyên, nắn nót, cặm cụi, 
- HS đọc nối tiếp
- Luyện đọc câu dài: Kiến không biết làm sao/ cho sóc biết/ mình rất nhớ bạn.// Cứ thế/ cậu cặm cụi viết đi viết lại/ trong nhiều giờ liền.// Không lâu sau,/ sóc nhận được một lá thư/ do kiến gửi đến.//,
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm bốn. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.
- HS luyện đọc nhóm
3. Hoạt động luyện tập, thực hành.
* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.83.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1, 2 trong VBTTV/tr.41.
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
+ C1: Khi chia tay sóc, kiến rất buồn.
+ C2: Sóc thường xuyên nhớ kiến.
+ C3: Kiến phải viết lại nhiều lần lá thư gửi cho sóc vì kiến không biết làm sao cho sóc biết nó rất nhớ bạn.
+ C4: Nếu hai bạn không nhận được thư của nhau thì hai bạn sẽ rất buồn, rất nhớ nhau./ Có thể kiến sẽ giận sóc vì không giữ lời hứa./ 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý lời người kể chuyện: ngữ điệu nhẹ nhàng; thư của sóc gửi kiến và của kiến gửi sóc: đọc bằng giọng biểu cảm, thể hiện tình bạn thân thiết.
- HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp.
- Nhận xét, khen ngợi.
* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.83.
 	- 2 - 3 HS đọc.
- GV tổ chức cho HS thảo luận trong nhóm đôi, thay nhau đóng vai sóc nói lời chia tay, đóng vai kiến đáp lời chia tay.
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.83.
- HS đọc.
- GV tổ chức cho HS thảo luận trong nhóm đôi, đổi vai cho nhau để nói lời chào tạm biệt và đáp lời chào tạm biệt.
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có).
________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2021
Tiếng Việt
Bài 18: TỚ NHỚ CẬU (Tiết 3) 
I. Yêu cầu cần đạt: 
1. Kiến thức, năng lực: 
- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu. ( NL ngôn ngữ )
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt c/ k, iêu / ươu, en / eng. ( NL ngôn ngữ ) 
2. Phẩm chất: 
- Biết trân trọng, gìn giữ tình cảm bạn bè.( Nhân ái ) 
- HS có ý thức chăm chỉ học tập. ( Chăm chỉ )
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: SGK, máy tính, tivi.
- HS: SGK,VBT Tiếng Việt 2, vở viết....
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động mở đầu: khởi động, kết nối.
- GV cho HS nghe bài hát
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: trải nghiệm, khám phá, phân tích, hình thành kiến thức mới 
* Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả.
- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.
- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.
- HS đọc
- GV hỏi: 
+ Đoạn văn có những chữ nào viết hoa?
+ Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai?
- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.
- HS viết bảng con
- GV đọc cho HS nghe viết.
- YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.
- HS đổi vở soát.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành.
* Hoạt động 2: Bài tập chính tả.
- Gọi HS đọc YC bài 2, 3.d
- HS đọc và làm
- GV chốt đáp án: 
+ Bài 2: cua, công, kì đà, kiến.
+ Bài 3: a, nhiều, hươu, khướu.
b, dế mèn, thẹn thùng, bẽn lẽn, xen kẽ, len lỏi.............; xà beng, leng keng, cái xẻng, quên béng,,...
- HDHS hoàn thiện bài 3, 4 vào VBTTV/ tr.41,42.
- GV chữa bài, nhận xét.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có).
________________________________
Tiếng Việt
Bài 18: TỚ NHỚ CẬU (Tiết 4)
I. Yêu cầu cần đạt: 
1. Kiến thức, năng lực: 
- Tìm được từ ngữ chỉ tình cảm bạn bè. Đặt được dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào chỗ trống thích hợp. ( NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác)
2. Phẩm chất: 
- Biết trân trọng, gìn giữ tình cảm bạn bè.( Nhân ái ) 
- HS có ý thức chăm chỉ học tập. ( Chăm chỉ )
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: SGK, máy tính, tivi.
- HS: SGK,VBT Tiếng Việt 2, vở viết....
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động mở đầu: khởi động, kết nối.
- GV cho học sinh nêu tên các bạn em yêu quý.
- HS nêu
- GV dẵn dắt vào bài.
2. Hoạt động luyện tập, thực hành.
* Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ tình cảm bạn bè.
Bài 1:
- GV HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp, tìm từ ngữ chỉ tình cảm bạn bè.
- HS làm việc theo cặp, chia sẻ trước lớp: Từ ngữ chỉ tình cảm bạn bè: thân, quý, mến, thân thiết, gắn bó, chia sẻ, quý mến, giận dỗi,
- Yêu cầu HS làm bài 5, 6 vào VBT/ tr.42.
- HS làm bài cá nhân.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV chữa bài, nhận xét.
- HS đổi chéo kiểm tra theo cặp.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Hoạt động 2: Chọn từ trong ngoặc đơn thay cho ô vuông.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HS trả lời.
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm ba, chọn từ trong ngoặc đơn thay vào ô vuông cho phù hợp. 
- HS thảo luận.
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT tr.43.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
- GV chốt đáp án: thân thiết, nhớ, vui đùa.
* Hoạt động 3: Chọn câu ở cột A phù hợp với ý ở cột B. Nói tên dấu câu đặt cuối mỗi câu.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài 3.
- Gọi HS đọc các câu ở cột A, các ý ở cột B.
- GV làm mẫu một câu rồi tổ chức cho HS thảo luận nhóm, chọn câu ở cột A phù hợp với ý ở cột B rồi nói tên dấu câu đặt cuối mỗi câu.
- HS nghe, thực hiện yêu cầu theo nhóm đôi.
- Gọi HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- GV chốt đáp án: 
+ Hằng ngày, hai bạn thường rủ nhau đi học. : Kể lại sự việc.
+ Vì sao lúc chia tay sóc, kiến rất buồn? : Hỏi điều chưa biết
+ Sóc ơi, tớ cũng nhớ cậu! : Bộc lộ cảm xúc
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có).
Xuân Phú, ngày tháng 10 năm 2021
BAN GIÁM HIỆU KÍ DUYỆT

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song.doc