Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 21
Tiếng Việt
Đọc: TỜ BÁO TƯỜNG CỦA TÔI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Tờ báo tường của tôi.
- Nhận biết được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hình dáng, điệu bộ, hành động, lời nói, suy nghĩ, Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện.
- Hiểu được giá trị và biết làm những việc thể hiện tình yêu thương và biết quan tâm đến người khác.
* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, nhân ái và trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 21
TUẦN 21 Tiếng Việt Đọc: TỜ BÁO TƯỜNG CỦA TÔI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Tờ báo tường của tôi. - Nhận biết được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hình dáng, điệu bộ, hành động, lời nói, suy nghĩ, Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện. - Hiểu được giá trị và biết làm những việc thể hiện tình yêu thương và biết quan tâm đến người khác. * Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác. * Phẩm chất: chăm chỉ, nhân ái và trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi - HS: sgk, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: *Ôn bài cũ: - Gọi HS đọc thuộc lòng bài Quả ngọt cuối mùa và TLCH: + Tìm những chi tiết thể hiện tình yêu thương của bà dành cho cháu. - HS đọc và TLCH - GV chia nhóm yêu cầu HS: Nói về một tấm gương trẻ em làm việc tốt mà em biết. - HS thảo luận - GV gọi đại diện nhóm trình bày - Đại diện các nhóm trình bày. - GV nhận xét - Nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV chiếu tranh minh họa bài đọc và yêu cầu HS nêu nội dung tranh. - HS quan sát và nêu nội dung. - Giới thiệu bài – ghi bài 2. Hình thành kiến thức: a. Luyện đọc: - GV gọi HS đọc mẫu toàn bài. - Bài chia làm mấy đoạn? - GV chốt đoạn Bài chia làm 4 đoạn: Đoạn 1: Từ đầu đến những bao hàng. Đoạn 2: Tiếp theo đến đồn biên phòng cũng hiện ra. Đoạn 3: Tiếp theo đến được cứu kịp thời. Đoạn 4: Còn lại - Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó (Eng, suýt nữa, hét toáng lên,...) - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ. - Hướng dẫn HS đọc: + Cách ngắt giọng ở những câu dài, VD: Ngày hôm sau,/ chuyện tôi báo cho các chú bộ đội biên phòng/ đến cứu người bị nạn/ lan đi khắp nơi.//; - HS đọc - HS trả lời - HS đọc nối tiếp lần 1, luyện đọc từ khó - Đọc nối tiếp lần 2, giải nghĩa từ. - HS lắng nghe - Cho HS luyện đọc theo cặp. - HS luyện đọc b. Tìm hiểu bài: Câu 1: Trên con đường đến nhà bạn, cậu bé đã nhìn thấy sự việc gì? Cậu bé có cảm xúc thế nào khi nhìn thấy cảnh tượng đó? - GV cho HS đọc thầm đoạn văn, thảo luận nhóm 4 tìm ra câu trả lời. -GV nhận xét, chốt ý: Trên con đường đến nhà bạn, cậu bé đã nhìn thấy có người nằm bên gốc cây, bên cạnh chiếc xe máy, ngổn ngang những bao hàng. Cậu bé cảm thấy sợ hãi khi nhìn thấy cảnh tượng đó. - HS thảo luận - Đại diện nhóm trả lời ? Những chi tiết nào cho em biết cảm xúc của nhân vật khi chứng kiến sự việc? - HS trả lời - GV nhận xét câu trả lời, chốt: bỗng khựng lại, suýt nữa hét toáng lên vì sợ, đứng ngây ra, tim đập thình thịch. Câu 2: Để cứu người bị nạn, cậu bé đã làm gì? Tìm những chi tiết miêu tả khó khăn mà cậu bé đã vượt qua. - GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 + 3, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi - HS thảo luận nhóm đôi - Đại diện nhóm trả lời - GV nhận xét, chốt: Để cứu người bị nạn, cậu bé đã chạy theo con đường gần nhất đến đồn biên phòng. - Những chi tiết miêu tả khó khăn mà cậu bé đã vượt qua là: trời nhá nhem tối, khu rừng âm u, tiếng mấy con chim kêu, bàn chân đau nhói vì giẫm lên đá răng mèo.... Câu 3: Nêu cảm nghĩ của em về việc làm của cậu bé trong câu chuyện. (Gợi ý: cậu bé là một người rất tốt bụng, để cứu người mà cậu không quan tâm bản thân bị sao.) - 2 – 3 HS nêu cảm nghĩ - GV nhận xét, chốt lại và nhấn mạnh thêm: Nhân vật cậu bé trong chuyện là một nhân vật dũng cảm và đầy tình yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ người gặp nạn. Tình yêu thương đã giúp cậu bé có thêm can đảm vượt qua nỗi sợ hãi cùng với những khó khăn khi một mình phải chạy trên con đường rừng vắng vẻ,.con đường ngắn nhất. Câu 4: Vì sao cậu bé lại dùng từ yêu thương đặt tên cho tờ báo tường? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em. A. Vì cậu bé đã hiểu được ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống. B. Vì cậu bé đã làm được một việc thể hiện tình yêu thương với người gặp hoạn nạn C. Vì cậu bé muốn lan tỏa tình yêu thương với bạn bè của mình. - HS suy nghĩ lựa chọn đáp án hoặc nêu ý kiến của mình. - GV khích lệ HS mạnh dạn trao đổi, nêu ý kiến của mình - HS phát biểu ý kiến và giải thích lựa chọn của ý kiến của mình. - GV tổng hợp ý kiến của HS - HS nhận xét Câu 5: Sắp xếp các ý dưới đây cho đúng với trình tự các sự việc trong câu chuyện. - GV cho HS chơi trò chơi “ Nhanh tay nhanh mắt” và chia lớp thành 6 nhóm. GV phát cho mỗi nhóm 5 thẻ chữ và hướng dẫn HS thảo luận. - HS thảo luận tìm ra đáp án - Đại diện nhóm lên bảng tham gia cuộc thi “ Nhanh tay nhanh mắt” - GV nhận xét, tổng kết trò chơi. - Cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung - Gọi HS đọc lại kết quả đúng - 1 – 2 HS đọc - GV chốt lại kết quả: Nhìn thấy người bị nạn -> Tìm cách giúp đỡ -> Chạy đến đồn biên phòng -> Báo tin cho các chú bộ đội -> Cứu được người bị nạn. 3. Luyện tập, thực hành: - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm - HS lắng nghe - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc. - HS thực hiện - GV cùng HS nhận xét, đánh giá. 4. Vận dụng, trải nghiệm: - Qua bài đọc, em ấn tượng nhất điều gì? - Hãy nói về việc một tốt của em đã giúp đỡ mọi người: học tập, từ thiện, cứu người bị nạn,... - HS trả lời. - HS nêu - GV cho HS quan sát hình ảnh từ thiện của học sinh trong dịp Tết vừa qua. - HS quan sát - GV liên hệ, giáo dục HS - HS lắng nghe - Nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): ________________________________________ Tiếng Việt Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ CHỦ NGỮ CỦA CÂU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Luyện tập về chủ ngữ, biết đặt câu có chủ ngữ là người, vật, hiện tượng tự nhiên, * Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi, phiếu học tập - HS: sgk, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GV YC HS tìm chủ ngữ thích hợp để hoàn thành câu: + . chìm vào giấc ngủ say. (Em bé) + nằm phơi nắng bên thềm. (Con mèo) - 2-3 HS trả lời - Gọi HS nhắc lại ghi nhớ bài học trước - HS nhắc lại - Nhận xét, tuyên dương. - Giới thiệu bài – ghi bài 2. Luyện tập, thực hành: Bài 1: Tìm chủ ngữ thích hợp thay cho bông hoa trong đoạn văn dưới đây. - Gọi HS nêu yêu cầu. - HS nêu - Mời HS đọc đoạn văn và chủ ngữ cần điền - HS đọc - GV YC HS suy nghĩ tự làm bài ra nháp. - HS suy nghĩ, làm bài - GV cho HS trao đổi kết quả trong nhóm 4. - HS trao đổi kết quả - GV mời đại diện nhóm lên bảng gắn chủ ngữ thích hợp vào đoạn văn. - Đại diện nhóm lên bảng làm bài và giải thích cách làm. - GV nhận xét, chốt đáp án: Chủ ngữ cần điền lần lượt là: Bầu trời, Na, cô bé, người và xe, cả dãy phố. - Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. - Mời HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh - HS đọc Bài 2: Tìm chủ ngữ thích hợp để hoàn thành câu. Viết các câu vào vở. - HS đọc yêu cầu và xác định yêu cầu của bài. - GV cho HS tự làm bài vào vở - HS làm bài vào vở - Gọi HS đọc bài làm - HS lần lượt nêu bài làm - GV nhận xét, tuyên dương HS tìm được chủ ngữ phù hợp - Cả lớp theo dõi, nhận xét - Chốt đáp án: Gợi ý a) Bạn Hoa thích giúp đỡ bạn bè trong lớp. b) Chú chim chích bông nhảy nhót, chuyền từ cành này sang cành khác. c) Gió thổi vi vu. - HS chữa bài - BT1 và BT2 củng cố thành phần nào của câu? Thành phần đó có tác dụng gì? - HS trả lời Bài 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu dưới đây. - HS xác định yêu cầu của bài - Các bộ phận in đậm là thành phần nào của câu? Thành phần đó thường trả lời cho câu hỏi nào? - HS nêu * Thành phần chủ ngữ trả lời cho câu hỏi ai, cái gì, con gì,... - GV cho HS suy nghĩ cá nhân tìm đáp án - HS suy nghĩ - YC HS trao đổi đáp án theo nhóm 2 - HS trao đổi - Mời đại diện nhóm trình bày - Đại diện nhóm trình bày - GV nhận xét, chốt đáp án: a, Cái gì che kín bầu trời? b, Cái gì hiện ra trước mắt tôi? c, Ai đang đứng gác trước cổng? - HS nhận xét, chữa bài Bài 4: - Gọi HS nêu yêu cầu - HS nêu yêu cầu - GV chiếu tranh, yêu cầu HS quan sát và đưa ra các danh từ chỉ người, vật, hiện tượng tự nhiên. - HS lần lượt trả lời - Danh từ có thể là: em bé, con gà, ngôi nhà, thóc, cái chum, mặt trời, đám mây,... - Dựa vào các danh từ vừa tìm được, GV yêu cầu HS đặt câu vào vở - HS tự làm bài vào vở - GV mời HS đọc câu của mình - HS đọc câu - GV nhận xét, khen HS đặt câu hay Gợi ý: a, Cô bé đang cho đàn gà ăn. b, Đàn gà đang chăm chỉ mổ thóc. c, Mặt trời đang tỏa những tia nắng ấm áp xuống sân. - HS nhận xét, góp ý 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Nêu tác dụng chủ ngữ. Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi nào? - HS nêu - Đặt câu có chủ ngữ chỉ người, vật, hiện tượng tự nhiên. - HS đặt câu IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): _____________________________________ Tiếng Việt VIẾT: VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU TÌNH CẢM, CẢM XÚC VỀ MỘT NHÂN VẬT TRONG VĂN HỌC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Biết viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong một câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc, đã nghe. * Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, tư duy, giải quyết vấn đề sáng tạo. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi - HS: sgk, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GV gọi HS đọc lại bài tìm ý ở tiết trước - GV nêu yêu cầu của tiết học, ghi đầu bài. - 2-3 HS đọc bài làm - HS lắng nghe 2. Luyện tập, thực hành: Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc, đã nghe. Bài 1: Dựa vào các ý đã tìm trong hoạt động Viết ở Bài 4, viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài. - Gọi HS đọc yêu cầu - HS đọc - Trong hoạt động Viết ở Bài 4 các em đã được hướng dẫn tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học. Dựa vào kết quả tìm ý đó, tiết này các em sẽ thực hành viết đoạn văn. - GV YC HS tự viết đoạn văn vào vở. - HS viết vào vở - GV nhắc HS viết theo các ý đã tìm ở bài học trước. - GV quan sát, hỗ trợ HS viết bài, trao đổi, góp ý với những em viết bài chưa tốt. Bài 2: Đọc soát và chỉnh sửa - GV yêu cầu HS đọc lại bài của mình để phát hiện lỗi theo các nội dung: + Bố cục đoạn văn có đủ 3 phần mở đầu, triển khai, kết thúc không? Các câu trong đoạn có bám sát yêu cầu về nội dung của từng phần trong đoạn không? + Cách thể hiện tình cảm, cảm xúc có đa dạng không? + Cách dùng từ, đặt câu có chính xác không? + Đoạn văn có mắc lỗi chính tả không? - HS đọc bài và soát lỗi theo gợi ý - GV thu bài làm của học sinh để nhận xét, góp ý từng bài chuẩn bị cho tiết trả bài. - HS thu bài làm của mình 3. Vận dụng, trải nghiệm: - GV hướng dẫn HS thực hiện hoạt động vận dụng. (Tự làm một tấm thiệp, viết lời nhắn yêu thương tặng mẹ nhân ngày 8 tháng 3.) - HS đọc yêu cầu hoạt động vận dụng - GV chiếu một vài tấm thiệp mẫu - HS quan sát - GV yêu cầu HS hoàn thành sản phẩm ở nhà và nhắc HS viết lời nhắn yêu thương gửi mẹ phải chân thành, xuất phát từ tình cảm thật của mình. - GV nhận xét tiết học. - HS thực hiện ở nhà IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): ______________________________________ Tiếng Việt Đọc: TIẾNG RU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Đọc đúng và diễn cảm bài thơ Tiếng ru, biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết để thể hiện rời khuyên nhủ, mong ước của cha mẹ dành cho con cái. - Nhận biết được hình ảnh thơ trong việc biểu đạt nội dung của mỗi khổ thơ. Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ. - Sử dụng được một tính từ trong bài thơ để viết câu. Xác định được chủ ngữ, vị ngữ của câu đã viết. * Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi, phiếu bài tập. - HS: sgk, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GV gọi HS đọc bài Tờ báo tường của tôi nối tiếp theo đoạn. - HS đọc nối tiếp - GV gọi HS trả lời một số câu hỏi: Nêu cảm nghĩ của em về việc làm của cậu bé trong câu chuyện? - HS trả lời - GV cho HS nghe bài hát ru: Cày đồng đang buổi ban trưa. https://www.youtube.com/watch?v=7I9hndHo-Zo - HS lắng nghe - Bài hát ru nói về nội dung gì? Em cảm thấy thế nào khi nghe bài hát ru đó? - HS phát biểu cảm nghĩ *Bài hát nói về nỗi vất vả trong lao động của người nông dân. Để làm ra hạt gạo họ phải đổ mồ hôi, công sức trên những cánh đồng. Vì thế cần có thái độ kính trọng và biết ơn người lao động. - GV dẫn dắt giới thiệu bài: Bài thơ Tiếng ru sẽ giúp các em hiểu được những lời tâm tình, khuyên nhủ cùng những mong ước của cha mẹ dành cho con cái. - HS lắng nghe - GV ghi bài. - HS ghi vở 2. Hình thành kiến thức: a. Luyện đọc: - GV gọi HS đọc mẫu toàn bài. - HS đọc, cả lớp đọc thầm. - GV nêu giọng đọc. - Bài có mấy khổ thơ? - 4 khổ thơ - HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó (VD: đốm lửa tàn, chắt chiu,...) - HS đọc nối tiếp lần 1, luyện đọc từ khó - 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ trước lớp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ. (nhân gian, bồi) - HS đọc nối tiếp lần 2, giải nghĩa từ - Hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ các dòng thơ; nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện cảm xúc, những câu hỏi tu từ ( núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?,...) - HS lắng nghe - Cho HS luyện đọc theo cặp, theo nhóm. - HS luyện đọc - GV nhận xét việc đọc của cả lớp. b. Tìm hiểu bài: Câu 1: Bài thơ là lời của ai? Từ ngữ nào cho em biết điều đó? - HS trả lời - HS nhận xét GV chốt: Bài thơ là lời của cha mẹ nói với con cái. Từ ngữ: con ơi, mẹ yêu con, con – thầy, các con. Câu 2: Khổ thơ đầu khuyên chúng ta điều gì? Tìm ý đúng. - HS đọc câu hỏi và đáp án - GV cho HS trao đổi theo nhóm 4 để tìm ra câu trả lời. - HS thảo luận nhóm 4 - GV mời HS trình bày - Đại diện nhóm trình bày - GV nhận xét, chốt đáp án đúng là D. Cần phải gắn bó với cộng đồng, yêu thương mọi người. - HS nhận xét Câu 3: Hình ảnh nào giúp chúng ta hiểu vai trò, sức mạnh của sự đoàn kết? - GV nhắc HS đọc kĩ khổ thơ thứ 2 để tìm ra câu trả lời. - HS tìm và trao đổi với bạn - GV gọi HS phát biểu GV chốt đáp án: Hình ảnh một ngôi sao chẳng sáng đêm, một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng, một người đâu phải nhân gian giúp chúng ta hiểu vai trò, sức mạnh của sự đoàn kết. - HS tiếp nối nêu - Những hình ảnh rất gần gũi đó đã giúp chúng ta hiểu vì sao cần phải đoàn kết. Đoàn kết tạo nên sức mạnh tập thể, giúp chúng ta dễ dàng vượt qua khó khăn để đi đến thành công. Đoàn kết giúp con người không cảm thấy lạc lõng trong tập thể, cộng đồng. - HS lắng nghe, liên hệ phải biết đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập để tập thể lớp ngày càng vững mạnh. Câu 4: Em nhận được lời khuyên gì từ khổ thơ thứ ba? - 2 - 3 HS trả lời - HS khác nhận xét - GV nhận xét, chốt đáp án: Khuyên phải sống khiêm tốn, biết tôn trọng, biết nhớ ơn những người đã mang lại cho mình cuộc sống tốt đẹp. - GV nói kĩ hơn về hình ảnh “núi cao vì có đất bồi”, “muôn dòng sông đổ biển sâu” từ đó đưa ra lời khuyên về lối sống đẹp: cần phải biết ơn giá trị tốt đẹp mà các em nhận được từ cuộc sống. Câu 5: Khổ thơ cuối nói gì về tình cảm của cha mẹ dành cho con cái? - GV mời 1 HS đọc câu hỏi trước lớp - 1 HS đọc - GV cho HS làm việc nhóm 4 - HS thảo luận - Đại diện nhóm trả lời - GV nhận xét, chốt: Khổ thơ cuối nói về tình cảm yêu thương vô bờ và niềm hi vọng của cha mẹ dành cho con. ? Theo em, nhà thơ đưa ra lời khuyên nhủ bằng cách nào? - HS trả lời * Mỗi khổ thơ là một lời khuyên khác nhau. Nhà thơ đã đưa ra những hình ảnh cụ thể, gần gũi để đưa ra lời khuyên nhủ, giúp lời khuyên trở nên thuyết phục. 3. Luyện tập, thực hành: - 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ - HS đọc - GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm - HS thực hiện - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc. - HS thực hiện - GV hướng dẫn HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ đầu. - GV mời một số HS đọc thuộc lòng - HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ đầu. - GV cùng HS nhận xét, đánh giá. 4. Vận dụng, trải nghiệm: Câu 1: Tìm tính từ có trong khổ thơ thứ ba. - GV cho HS tìm và gạch chân - HS tìm - Mời 1 HS lên bảng làm phiếu khổ lớn - 1 HS lên bảng - GV nhận xét, chữa bài: cao, thấp, sâu, nhỏ - HS nhận xét, bổ sung Câu 2: Đặt 2-3 câu với những tính từ vừa tìm được. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng câu. - HS làm bài vào vở - GV chiếu bài làm của HS - Cả lớp quan sát, nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, khen ngợi HS đặt câu hay - GV cho HS trao đổi vở với bạn cùng bàn - HS trao đổi, nhận xét bài làm của bạn. ? Chủ ngữ trong các câu em đã viết cho biết đối tượng được nói đến trong câu là gì? Vị ngữ trong các câu em viết nêu đặc điểm gì về đối tượng được nói ở chủ ngữ? - HS trả lời - Bài đọc khuyên em điều gì? - HS trả lời *Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí. - Nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): ________________________________________ Tiếng Việt Viết: TRẢ BÀI VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU TÌNH CẢM, CẢM XÚC VỀ MỘT NHÂN VẬT TRONG VĂN HỌC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Củng cố được kĩ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật. - Học được điều hay từ bài viết của bạn. - Nhận ra lỗi và biết cách sửa lỗi bài viết theo nhận xét, góp ý của thầy cô. * Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi - HS: sgk, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học - HS lắng nghe 2. Luyện tập, thực hành: HĐ 1: Nghe thầy cô nhận xét chung - GV nhận xét về ưu điểm và hạn chế trong bài làm của HS. - HS lắng nghe + Ưu điểm: chọn được nhân vật tiêu biểu, nêu được đặc điểm nổi bật của nhân vật (hình dáng, hành động, lời nói, phẩm chất,...), thể hiện được cảm xúc của bản thân về nhân vật,... + Hạn chế: Bài viết lạc sang hướng kể nhân vật; không thể hiện được rõ cảm xúc về nhân vật; dùng từ ngữ chưa chính xác, câu sai ngữ pháp (thiếu chủ ngữ, vị ngữ),... HĐ 2: Đọc hoặc nghe bài viết của bạn, nêu những điều em muốn học tập. - GV đọc một số bài làm hay cho cả lớp nghe. - HS lắng nghe, tìm ra cái hay, cái đáng học từ bài viết của bạn. + Em học được điều gì từ bài viết của bạn? + Trong bài của bạn, câu nào là câu chủ đề? - HS trả lời + Các câu trong đoạn văn có bám sát vào câu chủ đề của đoạn không? Vì sao?... HĐ 3 : Chỉnh sửa bài viết a. GV hướng dẫn HS chỉnh sửa bài viết - GV trả bài cho HS. - HS nhận bài viết - YC HS đọc lại bài và lời nhận xét để xác định những nội dung cần chỉnh sửa. - HS đọc lại bài làm của mình b. HS chỉnh sửa bài viết - GV cho HS tự chỉnh sửa bài của mình - HS viết vào vở những lỗi trong bài viết theo nhận xét của thầy cô - YC HS đổi chéo vở kiểm tra - HS đổi vở để bạn sửa lỗi - HS viết lại những câu muốn chỉnh sửa. 3. Vận dụng, trải nghiệm: - GV nhắc lại ND bài học - Nhận xét tiết học IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): ________________________________________ Tiếng Việt Nói và nghe: Kể chuyện: BÀI HỌC QUÝ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Biết kể lại câu chuyện Bài học quý dựa vào tranh minh họa và câu hỏi gợi ý. * Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi, tranh ảnh câu chuyện. - HS: sách giáo khoa, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GV giới thiệu ghi bài - Lắng nghe 2. Hình thành kiến thức: HĐ 1: Nghe kể chuyện, ghi lại những chi tiết quan trọng. - GV chiếu 4 bức tranh và giới thiệu các nhân vật có trong tranh - Theo dõi - GV kể chuyện lần 1 kết hợp chỉ vào tranh minh họa - HS lắng nghe, ghi nhớ - GV kể chuyện lần 2 - HS ghi lại những chi tiết quan trọng trong câu chuyện HĐ 2: Dựa vào tranh minh họa và câu hỏi gợi ý, kể lại câu chuyện. - GV cho HS trả lời các câu hỏi gợi ý dưới mỗi bức tranh: + Tranh 1: Chim sẻ có suy nghĩ như thế nào và đã làm gì khi nhận được quà của bà ngoại? (Sẻ nghĩ nếu mình cho chim chích ăn cùng thì số hạt kê còn lại ít quá. Vì thế Sẻ đã ăn một mình hết hộp kê bà ngoại gửi một cách lãng phí.) + Tranh 2: Chim chích làm gì khi nhặt được những hạt kê ngon lành? (Nhìn thấy những hạt kê vàng óng vương trên cỏ, chích không ăn vội, nó nhặt từng hạt, đặt vào chiếc lá rồi gói lại cẩn thận và bay đi tìm chim sẻ.) - HS lần lượt trả lời câu hỏi gợi ý + Tranh 3: Chim chích đã nói gì khi chim sẻ từ chối nhận phần hạt kê? (Chim chích nói: “ Nhưng mình với cậu là bạn của nhau cơ mà. Đã là bạn thì bất cứ cái gì kiếm được cũng phải chia cho nhau. Lẽ nào cậu không nghĩ như thế?” ?Theo em, câu nói đó cho thấy chim chích là nhân vật như thế nào? (hào phóng và tốt bụng) + Tranh 4: Vì sao chim sẻ cảm thấy xấu hổ? (gợi ý: Vì sẻ thấy mình ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến bản thân;) - GV nhận xét, chốt lại đáp án đúng - HS nhận xét, bổ sung ý kiến. - GV hướng dẫn HS kể lại toàn bộ câu chuyện. Lưu ý giọng kể: + Người dẫn chuyện: rõ ràng, truyền cảm. + Chim chích: Vui tươi, hồ hởi. + Chim sẻ: Từ lạnh lùng sang hối hận. - Lắng nghe - GV cho HS kể trong nhóm 2 - HS kể trong nhóm - GV mời HS kể chuyện - Đại diện nhóm thi kể trước lớp - GV nhận xét, khen ngợi nhóm kể hay. - HS nhận xét, bầu chọn HĐ 3: Tóm tắt câu chuyện - Cách tiến hành: + Bước 1: Làm việc cá nhân: Mỗi HS tự chuẩn bị nội dung tóm tắt ra vở nháp, chuẩn bị ý kiến để phát biểu trong nhóm. - HS tự làm ra nháp + Bước 2: Làm việc nhóm: HS trao đổi kết quả tóm tắt với các thành viên trong nhóm. - Các nhóm thảo luận để phát hiện chi tiết thừa hoặc thiếu. - GV mời đại diện nhóm trình bày - Đại diện nhóm trình bày kết quả tóm tắt trước lớp - GV nhận xét, khen nhóm trình bày tốt - HS nhận xét, bổ sung 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Nêu những điều mình muốn học tập ở nhân vật chim chích. (tốt bụng, luôn nghĩ đến bạn, sẵn sàng san sẻ cho bạn những hạt kê ngon.) - HS nêu 1. Chia sẻ với người thân suy nghĩ của em về nhân vật chim sẻ hoặc chim chích trong câu chuyện Bài học quý. - HS chia sẻ với người thân ở nhà. 2. Tìm đọc bài thơ về tình yêu thương giữa con người với con người hoặc giữa con người với loài vật. ( Quả hồng của thỏ con (TV3), Cậu bé đánh giày (TV3),) - HS nêu - Nhận xét tiết học IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
File đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_21.doc