Giáo án Lịch sử & Địa lí 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 7, Bài 6: Một số nét văn hoá ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (Tiết 1)

CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

Bài 6: MỘT SỐ NÉT VĂN HOÁ Ở VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

(Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 1. Năng lực đặc thù:

 - Mô tả được một số nét văn hoá của dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ( lễ hội Gầu Tào, lễ hội Lồng Tồng, chợ phiên vùng cao.)

 - Rèn luyện kĩ năng tìm tòi khám phá thông qua việc mô tả một số nét văn hoá của dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

 2. Năng lực chung.

 - Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự chủ thực hiện sử dụng một số phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.

 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện tốt và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của môn Lịch sử và địa lí.

 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm và thực hành.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết trân trọng giá trị văn hoá truyền thống, có ý thức bảo vệ và phát huy những giá trị của văn hoá vùng cao.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ, ham học hỏi trong tìm hiểu về Lịch sử và Địa lí.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

 

docx 8 trang Khánh Đăng 28/12/2023 380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử & Địa lí 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 7, Bài 6: Một số nét văn hoá ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử & Địa lí 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 7, Bài 6: Một số nét văn hoá ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (Tiết 1)

Giáo án Lịch sử & Địa lí 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 7, Bài 6: Một số nét văn hoá ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (Tiết 1)
TUẦN 7: 
CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
Bài 6: MỘT SỐ NÉT VĂN HOÁ Ở VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
(Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Năng lực đặc thù:
 - Mô tả được một số nét văn hoá của dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ( lễ hội Gầu Tào, lễ hội Lồng Tồng, chợ phiên vùng cao...)
 - Rèn luyện kĩ năng tìm tòi khám phá thông qua việc mô tả một số nét văn hoá của dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
 2. Năng lực chung.
 - Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự chủ thực hiện sử dụng một số phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện tốt và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của môn Lịch sử và địa lí.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm và thực hành.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết trân trọng giá trị văn hoá truyền thống, có ý thức bảo vệ và phát huy những giá trị của văn hoá vùng cao.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ, ham học hỏi trong tìm hiểu về Lịch sử và Địa lí.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Thông qua khởi động, giáo viên dẫn dắt bài mới hấp dẫn để thu hút học sinh tập trung.
- Cách tiến hành:
- GV giới thiệu bức tranh trong sách giáo khoa để khơỉ động bài học. 
- Hình trên giúp em biết điều gì về văn hoá của dân tộc Mông ở Mai Châu, tỉnh Hoà Bình?
- GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới.
2. Khám phá:
- Mục tiêu: 
+ Mô tả được một số nét văn hoá của dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ( lễ hội Gầu Tào, lễ hội Lồng Tồng, chợ phiên vùng cao)
+ Rèn luyện kĩ năng tìm tòi khám phá thông qua việc mô tả một số nét văn hoá của dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về lễ hội ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và chợ phiên vùng cao.(làm việc nhóm 4)
* Tìm hiểu về lễ hội ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ:
- GV yêu cầu HS kết hợp đọc thông tin, quan sát hình 2 và hình 3 trang 29 và trả lời các câu hỏi:
+ Kể tên một số lễ hội tiêu biểu ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Mô tả một lễ hội mà em ấn tượng nhất.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV cho HS xem video về một số lễ hội khác như: Lễ hội Cầu An bản mường ở Mai Châu tỉnh Hoà Bình, Lễ hội Hoa Ban( Điện Biên, Sơn La)
- GV kết luận: Các dân tộc ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có rất nhiều lễ hội khác nhau, tất cả các lễ hội được tổ chức nhằm cầu mong cho mọi người có một năm mới nhiều may mắn, mạnh khoẻ, mùa màng bội thu....
* Tìm hiểu về chợ phiên vùng cao.( làm việc nhóm 2)
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin và quan sát các hình 6 và hình 7 trang 30-31 và thảo luận trả lời các câu hỏi:
+ Chợ phiên họp vào thời gian nào?
+ Tại chợ phiên thường mua bán, những mặt hàng gì?
+ Ngoài việc mua bán, trao đổi hàng hoá, người dân còn đến chợ phiên để làm gì? 
- GV nhận xét và tuyên dương.
- GV cho HS quan sát video chợ phiên Bắc Hà và thực hiện yêu cầu:
+ Em hãy mô tả cảnh về chợ phiên Bắc Hà.
- GV nhận xét và cung cấp thêm thông tin: Chợ phiên Bắc Hà được đánh giá là chợ đẹp và hấp dẫn nhất Đông Nam Á.Hiện nay, nhiều du khách chọn chợ phiên Bắc Hà là điểm đến không thể bỏ qua khi đến với tỉnh Lào Cai.
3. Luyện tập
- Mục tiêu: 
+ Biết vẽ sơ đồ tư duy thể hiện một số nét văn hoá nổi bật ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Rèn luyện kĩ năng tìm tòi khám phá thông qua việc mô tả một số nét văn hoá của dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 2: Biết vẽ sơ đồ tư duy thể hiện một số nét văn hoá nổi bật ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. (Sinh hoạt nhóm 4)
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Mời cả lớp sinh hoạt nhóm 4, cùng nhau thảo luận và vẽ sơ đồ tư duy thể hiện một số nét văn hoá nổi bật ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
- GV mời các nhóm trưng bài kết quả lên bản lớp.
- GV mời cả lớp cùng quan sát và đánh giá kết quả.
- GV nận xét tuyên dương
4. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. 
- Cách tiến hành:
- GV mời HS tham gia thảo luận
“ So sánh chợ phiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với chợ nơi em sống”.
+ GV chia lớp thành 2 nhóm
+ GV mời các nhóm tham gia thảo luận. Nhóm nào có kết quả thảo luận đúng và nhanh nhất sẽ được tuyên dương.
+ Nhận xét kết quả các nhóm, tuyên dương.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
TUẦN 7: 
CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
Bài 6: MỘT SỐ NÉT VĂN HOÁ Ở VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (T2) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
- Mô tả được một số nét văn hoá của dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ(hát múa dân gian)
- Rèn luyện kĩ năng tìm tòi khám phá thông qua việc mô tả một số nét văn hoá của dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự chủ thực hiện sử dụng một số phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện tốt và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của môn Lịch sử và địa lí.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm và thực hành.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết trân trọng giá trị văn hoá truyền thống, có ý thức bảo vệ và phát huy những giá trị của văn hoá vùng cao.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ, ham học hỏi trong tìm hiểu về Lịch sử và Địa lí.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Thông qua khởi động, giáo viên dẫn dắt bài mới hấp dẫn để thu hút học sinh tập trung.
- Cách tiến hành:
- GV giới thiệu video về múa Xoè để khơỉ động bài học. 
- GV nêu câu hỏi:
+ Múa Xoè là loại hình nghệ thuật của dân tộc nào?
+ Địa phương e có những loại hình nghệ thuật nào?
- GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới. 
2. Khám phá:
- Mục tiêu: 
+ Mô tả được một số nét văn hoá của dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ(hát múa dân gian)
+ Rèn luyện kĩ năng tìm tòi khám phá thông qua việc mô tả một số nét văn hoá của dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Hát múa dân gian.(làm việc nhóm 4)
* Tìm hiểu về Hát Then
- GV yêu cầu HS kết hợp đọc thông tin, quan sát hình 4 trang 29 và trả lời các câu hỏi:
+ Giới thiệu nét cơ bản về Hát Then của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Thông qua làn điệu của Then, người dân mong muốn đều gì?
- GV cho đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét và tuyên dương.
- GV cho HS nghe một bài Hát Then và giải thích cho HS ý nghĩa của Hát Then: Hát Then loại hình nghệ thuật dân gian thẩm thấu đời sống, văn hoá tín ngưỡng, tâm linh của đồng bào Tày, Nùng, Thái ở vùng cao phía Bắc, những điệu Then ẩn chứa, phô diễn những giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời của cư dân bản địa, có vai trò là cầu nối giữa con người với thế giới thần linh. Ngày 12/12/2019 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 14 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại Bogotá, Colombia, di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
* Tìm hiểu về múa Xoè Thái.( làm việc nhóm 2)
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin và quan sát các hình 5 trang 30 và thảo luận trả lời các câu hỏi:
+ Xoè Thái thường được biểu diễn vào những dịp nào?
+ Người Thái mong muốn điều gì qua những điều Xoè ?
- GV nhận xét và tuyên dương.
- GV cho HS xem video múa Xoè Thái và giải thích cho HS ý nghĩa của Múa Xoè Thái: Nghệ thuật Xòe Thái được ghi danh là niềm vinh dự, tự hào của cả nước nói chung, nhân dân các dân tộc 4 tỉnh Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Được UNESCO ghi danh nghệ thuật xòe Thái vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã chứng minh sức sống mãnh liệt, vị trí đặc biệt quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể này của không chỉ đồng bào người Thái, mà còn của chung cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong dòng chảy văn hóa đất nước
3. Luyện tập
- Mục tiêu: 
+ Biết vẽ sơ đồ tư duy thể hiện một số nét văn hoá nổi bật ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Rèn luyện kĩ năng tìm tòi khám phá thông qua việc mô tả một số nét văn hoá của dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 2: Biết vẽ sơ đồ tư duy thể hiện một số nét văn hoá nổi bật ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. (Sinh hoạt nhóm 4)
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Mời cả lớp sinh hoạt nhóm 4, cùng nhau thảo luận và vẽ sơ đồ tư duy thể hiện một số nét văn hoá nổi bật ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
- GV mời các nhóm trưng bài kết quả lên bản lớp.
- GV mời cả lớp cùng quan sát và đánh giá kết quả.
- GV nận xét tuyên dương
4. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. 
- Cách tiến hành:
- GV mời HS tham gia trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng”
+ Luật chơi: chơi theo tổ, mỗi tổ cử một số bạn tham gia chơi. Trong thời gian 1 phút mỗi tổ kể tên các loại hình nghệ thuật tiêu biểu ở trung du và miền núi Bắc Bộ. Tổ nào kể đúng và nhiều nhất là thắng cuộc.
+ GV mời các tổ tham gia cùng tham gia chơi, GV làm trọng tài bấm giờ và xác định kết quả.
+ Nhận xét kết quả các tổ, tuyên dương.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_dia_li_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan.docx