Giáo án Lịch sử & Địa lí 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 5, Bài 4: Thiên nhiên vùng trung du và miền núi Bắc Bộ - Lương Cao Sơn

TUẦN 5

LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ

Bài 4: THIÊN NHIÊN VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

(3 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Xác định được vị trí địa lí, một số địa danh tiêu biểu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ.

- Quan sát lược đồ, tranh ảnh, mô tả được một trong những đặc điểm thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Nêu được một cách đơn giản ảnh hưởng của địa hình, khí hậu, sông ngòi đối với đời sống và sản xuất của người dân ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Đưa ra được một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

 

docx 10 trang Khánh Đăng 28/12/2023 560
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử & Địa lí 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 5, Bài 4: Thiên nhiên vùng trung du và miền núi Bắc Bộ - Lương Cao Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử & Địa lí 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 5, Bài 4: Thiên nhiên vùng trung du và miền núi Bắc Bộ - Lương Cao Sơn

Giáo án Lịch sử & Địa lí 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 5, Bài 4: Thiên nhiên vùng trung du và miền núi Bắc Bộ - Lương Cao Sơn
TUẦN 5
LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ 
Bài 4: THIÊN NHIÊN VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Xác định được vị trí địa lí, một số địa danh tiêu biểu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ.
- Quan sát lược đồ, tranh ảnh, mô tả được một trong những đặc điểm thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Nêu được một cách đơn giản ảnh hưởng của địa hình, khí hậu, sông ngòi đối với đời sống và sản xuất của người dân ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Đưa ra được một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra được lời khuyên phù hợp để đảm bảo sức khỏe và phòng chống thiên tai.
Năng lực đặc thù:
- Xác định được vị trí địa lí của một số địa danh tiêu biểu (ví dụ: dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan – xi – păng, cao nguyên Mộc Châu) của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên lược đồ hoặc biểu đồ.
- Quan sát lược đồ, tranh ảnh và mô tả được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, sông ngòi,) của vùng.
- Đưa ra được ảnh hưởng của địa hình, khí hậu, sông ngòi đến đời sống và sản xuất của người dân vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Đưa ra được biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai.
Phẩm chất
-Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai.
-Chăm chỉ: Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập và luôn tự giác tìm hiểu, khám phá tri thức liên quan đến nội dung bài học.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
Phương pháp dạy học
-Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
Thiết bị dạy học
Đối với giáo viên
-Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 4.
 -Lược đồ hình 1 trong SHS tr.15 phóng to.
-Tranh ảnh về dãy Hoàng Liên Sơn, vùng trung du và một số cao nguyên nổi tiếng như Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), Mộc Châu (tỉnh Sơn La), (nếu có).
-Tranh ảnh một số thiên tai: lũ quét, sạt lở đất, giá rét, (nếu có).
-Máy tính, máy chiếu; phiếu học tập (nếu có).
Đối với học sinh
-SHS, Vở bài tập Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4, phần Lịch sử.
-Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Kết nối được kiến thức đã biết với nội dung kiến thức mới trong bài để tạo hứng thú.
- Đưa ra được những hiểu biết về đỉnh núi cao nhất của nước ta.
b. Cách tiến hành
- GV nêu câu hỏi cho HS:
+ Em hãy cho biết đỉnh núi nào cao nhất nước ta.
+ Đỉnh núi đó thuộc vùng nào của Việt Nam?
- Lưu ý: Nếu HS sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, GV có thể cho HS chia sẻ hiểu biết về thiên nhiên vùng đất này.
- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét, đưa ra câu trả lời:
+ Đỉnh núi cao nhất Việt Nam là Fansipan với độ cao 3.143m.
+ Đỉnh núi này thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Bài 3 – Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. HOAT ĐỘNG - KHÁM PHÁ.
* Vị trí địa lí
Hoạt động 1: Xác định vị trí địa lí vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Thông qua hoạt động, HS xác định được vị trí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên bản đồ, lược đồ.
- GV yêu cầu HS quan sát lược đồ hình 1 trong SHS tr.15.
- GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp để thực hiện yêu cầu:
+ Chỉ ranh giới của vùng Trung du và niền núi Bắc Bộ.
+ Cho biết vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với những vùng nào, quốc gia nào.
- GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. HS khác nhận xét câu trả lời và cách chỉ lược đồ.
- GV lưu ý với HS: Khi chi trên bản đồ phạm vi của vùng thì phải khoanh kín theo ranh giới của vùng đó.
- GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức về vị trí địa lí: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm ở phía bắc nước ta; tiếp giáp với vùng Đồng bằng Bắc Bộ, vùng Duyên hải miền Trung và nước Trung Quốc. Bên cạnh phần đất liền, vùng này còn có biển ở phía đông nam.
* Đặc điểm thiên nhiên
Hoạt động 2: Tìm hiểu về địa hình vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- GV trình chiếu cho HS một số hình ảnh và chia lớp thành các nhóm (4 HS/nhóm).
- GV nêu nhiệm vụ: Đọc thông tin, quan sát hình 1(SHS tr.15) và các ảnh dưới đây em hãy:
+ Xác định vị trí dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, cao nguyên Mộc Châu.
+ Mô tả địa hình vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Dãy Hoàng Liên Sơn
Vùng trung du và cao nguyên Đồng Văn (tỉnh Hà Giang)
Cao nguyên Mộc Châu (Sơn La)
- GV mời đại diện một nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời và cách chỉ lược đồ.
- GV nhận xét và tổng kết: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có dãy Hoàng Liên Sơn cao, đồ sộ nhất nước ta và các dãy núi thấp hình cánh cung. Ngoài ra, nơi đây còn có vùng trung du với các đồi dạng bát úp và nhiều cao nguyên nổi tiếng.
- GV mở rộng cho HS thông tin về dãy Hoàng Liên Sơn: Dãy Hoàng Liên Sơn dài khoảng 180 km. Trên dãy núi này có nhiều cây hoàng liên nên được gọi là dãy Hoàng Liên Sơn.
- GV trình chiếu thêm một số hình ảnh về dãy Hoàng Liên Sơn.
• Hoạt động 3: Tìm hiểu về khí hậu vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Hoạt động 3: Tìm hiểu về khí hậu vùng Trung du miền núi Bắc Bộ
- GV chia lớp thành các nhóm (4 HS/nhóm) và nêu nhiệm vụ học tập.
+ Đọc thông tin và quan sát hình 2 (SHS tr.16), em hãy mô tả đặc điểm khí hậu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ GV khuyến khích HS hãy giới thiệu về một số bức ảnh tuyết rơi ở Trung du và miền núi Bắc Bộ mà em đã sưu tầm.
- GV mời đại diện một nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp kết hợp chia sẻ bức ảnh tuyết rơi (nếu có). Các nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.
- GV nhận xét và tổng kết: Ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, khi hậu có sự khác biệt giữa mùa hạ và mùa đông. Đây là nơi có mùa đông lạnh nhất nước ta và đôi khi có tuyết rơi ở một số vùng núi cao.
- GV trình chiếu cho HS một số hình ảnh tuyết rơi ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về sông ngòi vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Quan sát các hình và đọc thông tin, em hãy:
Xác định trên lược đồ các sông lớn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Cho biết đặc điểm chính của sông, hồ trong vùng.
Trình bày vai trò của sông, hồ ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đối với đời sống và sản xuất.
Trả lời:
- Xác định: một số sông lớn ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: sông Hồng, sông Đà, sông Chảy, sông Gâm,...
- Đặc điểm chính của sông, hồ:
Có nhiều sông, hồ lớn.
Các sông trong vùng có nhiều thác ghềnh nên có trữ năng thủy điện lớn.
Vào mùa hạ, do mưa nhiều nên nước sông dâng cao, thường gây ra lũ lụt.
- Vai trò của sông, hồ:
Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng thủy sản.
Các sông, hồ ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều tiềm năng để phát triển thủy điện, thủy lợi và du lịch.
3. Một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng, chống thiên tai
Dựa vào hình, em hãy nêu một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng, chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Trả lời:
Một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng, chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
Trồng rừng và bảo vệ rừng.
Tuyên truyền ý thức bảo vệ thiên nhiên.
Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
Di chuyển khỏi vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai.
C. HOAT ĐỘNG – VẬN DỤNG 
Câu 1
- Nếu đi du lịch ở thị xã Sa Pa em sẽ chọn đi vào thời điểm nào trong năm? Vì sao?
- HS suy nghĩ và viết vào vở câu trả lời của mình.
- GV gọi 2-3 hs chia sẻ lựa chọn và lý do của bản thân.
- GV nhận xét phần trả lời của hs và chuẩn lại kiến thức (nếu hs lý giải sai).
* Thông tin tham khảo.
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có những nét riêng biệt không hề có ở các vùng lãnh thổ khác trên đất nước ta. Vùng này bao gồm nhiều dãy núi trùng điệp, hùng vĩ như dãy núi Hoàng Liên Sơn được mệnh danh là "mái nhà của Đông Dương", với đỉnh cao nhất là Phanxipang 3.142m và hàng chục đỉnh núi khác có độ cao trên dưới 3.000m. Những dãy núi nơi đây có đặc điểm bị chia cắt rất mạnh và có tính phân bậc, vì thế tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và di tích tự nhiên bao gồm các thác nước, những thung lũng mở rộng và vực thẳm. Ngoài Sa Pa là thị trấn du lịch nổi tiếng nằm ở độ cao 1.500m thuộc tỉnh Lào Cai, các địa danh khác như cao nguyên Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Đồng Văn, Quảng Bạ (Hà Giang), Bắc Hà (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La)...được ví như bức tranh tuyệt tác vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng của núi rừng, có đầy đủ mọi điều kiện tự nhiên thuận lợi để xây dựng các khu du lịch miền núi.
Câu 2. (Liên hệ)
Ở nơi em sống thường xảy ra thiên tai nào? Hãy đề xuất biện pháp để phòng, chống.
Trả lời:
Nơi em sống thường xảy ra lũ lụt và sạt lở đất. Vì vậy, em đề xuất mọi người không chặt phá rừng bừa bãi, thay vào đó hãy trồng thêm thật nhiều cây xanh.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
 - HS quan sát lược đồ.
- HS làm việc theo cặp.
- Các cặp trình bày kết quả.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thực hành theo nhóm.
 - Xác định vị trí trên lược đồ (học sinh tự thực hiện)
- Khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ của Việt Nam tiếp giáp với:
-Trung Quốc (ở phía Bắc)
-Lào (ở phía tây).
-Vùng Đồng bằng Bắc Bộ, Duyên hải miền Trung (ở phía nam)
-Vịnh Bắc Bộ (ở phía đông).
- HS lắng nghe.
- Các nhóm trình bày kết quả.
 Các dãy núi ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: Hoàng Liên Sơn; cánh cung sông Gâm; cánh cung Ngân Sơn; cánh cung Bắc Sơn và cánh cung Đông Triều.
Các cao nguyên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: cao nguyên Sơn La; cao nguyên Mộc Châu.
Đỉnh núi cao nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: đỉnh Phan-xi-păng (3143 m).
- Ảnh hưởng của địa hình đến đời sống và sản xuất:
Ảnh hưởng tích cực: thuận lợi phát triển thuỷ điện, lâm nghiệp, du lịch, chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,...
Ảnh hưởng tiêu cực: trong vùng có những nơi địa hình cao, hiểm trở gây bất lợi cho cư trú và sản xuất của người dân.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS thực hành theo nhóm.
- Các nhóm trình bày kết quả làm việc.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát.
- HS thực hành theo cặp.
- HS trả lời
- HS thực hành theo cặp.
- HS trả lời
- HS thực hành theo cặp.
- HS trả lời
- HS thực hành theo cặp.
- HS trả lời.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_dia_li_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan.docx