Giáo án Lịch sử & Địa lí 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Giáo dục địa phương Lạng Sơn

Chủ đề 1. Thiên nhiên và con người tỉnh Lạng Sơn

Bài 2: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI ĐỊA PHƯƠNG EM (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Xác định được vị trí của địa phương trên bản đồ hành chínhViệt Nam.

- Mô tả được một số nét chính về tự nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, sông ngòi .) của địa phương có sử dụng lược đồ hoặc bản đồ.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát và sử dụng bản đồ, các tư liệu có liên quan, qua đó góp phần phát triển năng lực khoa học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự chủ thực hiện sử dụng một số phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện tốt và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của môn Lịch sử và địa lí.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm và thực hành.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn trong sử dụng, thực hành các hoạt động về Lịch sử, Địa lí.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ, ham học hỏi trong tìm hiểu về Lịch sử và Địa lí.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể.

* Tích hợp GD BVMT

* Tích hợp dạy học giáo dục địa phương: HĐ Khám phá 1a và 1b vào phần hình thành kiến thức.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. Tài liệu GDDP tỉnh Lạng Sơn.

- SGK và các thiết bị, Tài liệu GDDP tỉnh Lạng Sơn.

 

docx 11 trang Khánh Đăng 28/12/2023 640
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử & Địa lí 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Giáo dục địa phương Lạng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử & Địa lí 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Giáo dục địa phương Lạng Sơn

Giáo án Lịch sử & Địa lí 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Giáo dục địa phương Lạng Sơn
Chủ đề 1. Thiên nhiên và con người tỉnh Lạng Sơn
Bài 2: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI ĐỊA PHƯƠNG EM (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
- Xác định được vị trí của địa phương trên bản đồ hành chínhViệt Nam.
- Mô tả được một số nét chính về tự nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, sông ngòi..) của địa phương có sử dụng lược đồ hoặc bản đồ.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và sử dụng bản đồ, các tư liệu có liên quan, qua đó góp phần phát triển năng lực khoa học.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự chủ thực hiện sử dụng một số phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện tốt và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của môn Lịch sử và địa lí.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm và thực hành.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn trong sử dụng, thực hành các hoạt động về Lịch sử, Địa lí.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ, ham học hỏi trong tìm hiểu về Lịch sử và Địa lí.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể.
* Tích hợp GD BVMT
* Tích hợp dạy học giáo dục địa phương: HĐ Khám phá 1a và 1b vào phần hình thành kiến thức.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. Tài liệu GDDP tỉnh Lạng Sơn.
- SGK và các thiết bị, Tài liệu GDDP tỉnh Lạng Sơn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV giới thiệu đoạn thơ trong sách giáo khoa để khơỉ động bài học. 
“ Núi rừng đây là của chúng ta
....................................................
 Những dòng sông đỏ nặng phù sa”
- Đoạn thơ trên giúp em liên tưởng đến những cảnh đẹp thiên nhiên nào ở địa phương em? 
- GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới.
- HS đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi.
- Đoạn thơ trên giúp em liên tưởng đến cảnh lúa chín ở đồng quê, nơi có những cánh đồng xanh ngát, khi chín ngả màu vàng ươm...
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên ở địa phương em (làm việc chung cả lớp)
a) Tìm hiểu về vị trí địa lí tỉnh Lạng Sơn
- GV giới thiệu bản đồ hành chính Việt Nam.
- GV nêu câu hỏi: Em hãy quan sát hình 1 và cho biết:
+ Xác định vị trí tỉnh Lạng Sơn trên bản đồ hành chính Việt Nam.
+ Tỉnh Lạng Sơn tiếp giáp với những tỉnh nào, nước nào?
- GV mời một số HS lên chỉ bản đồ và trả lời các câu hỏi trên.
- GV nhận xét, tuyên dương.
b) Địa hình và sông ngòi của tỉnh Lạng Sơn
- GV giới thiệu lược đồ tự nhiên 
- GV mời HS sinh hoạt theo nhóm 2, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Quan sát lược đồ cho biết đặc điểm địa hình của tỉnh Lạng Sơn?
+ Đặc điểm sông ở tỉnh Lạng Sơn như thế nào?
+ Khí hậu Lạng Sơn chia làm mấy mùa?
- GV nhận xét và bổ sung: Lạng Sơn có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa nóng trùng với mùa mưa thường kéo dài từ tháng Năm đến tháng Mười với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều...
- HS quan sát bản đồ và đọc phần chú giải của bản đồ.(6) sách GDDP Lạng Sơn. HS làm việc chung cả lớp, quan sát bản đồ và trả lời câu hỏi:
+ Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Đông Bắc Tổ quốc của Việt Nam.
+ Phía Bắc giáp với tỉnh Cao Bằng, phía Đông Bắc giáp với Trung Quốc. Phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh., Phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang, Phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên. Phía Tây giáp tỉnh Bắc Cạn.
- Một số Hs lên thực hiện, cả lớp nhận xét bổ sung.
- HS quan sát lược đồ và nghe GV giải thích ý nghĩa, tác dụng của lược đồ.
+ Lạng Sơn là vùng núi thấp và đồi...
+ Lạng Sơn có hệ thống sông ngòi khá phong phú...
+ Khí hậu Lạng Sơn chia làm 4 mùa: Mùa Xuân , Hạ, Thu, Đông
- HS chú ý lắng nghe.
3. Luyện tập
Hoạt động 2: Hoàn thành bảng thông tin về vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên ở Lạng Sơn.(Sinh hoạt nhóm 4)
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Mời cả lớp sinh hoạt nhóm 4, cùng nhau thảo luận và hoàn thành bảng thông tin.
A
B
Tên các tỉnh/thành phố tiếp giáp với Lạng Sơn.
?
Các mùa trong năm của Lạng Sơn
?
Tên một số tuyến đường giao thông ở Lạng Sơn
?
- GV mời các nhóm trưng bài kết quả lên bản lớp.
- GV mời cả lớp cùng quan sát và đánh giá kết quả.
- GV nận xét tuyên dương
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp sinh hoạt nhóm 4, cùng nhau thảo luận và hoàn thành bảng thông tin.
A
B
Tên các tỉnh/thành phố tiếp giáp với Lạng Sơn
Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Cạn
Các mùa trong năm của Lạng Sơn
 Mùa nóng trùng với mùa mưa,, mùa lạnh trùng với mùa khô...
Tên một số tuyến đường giao thông ở Lạng Sơn
Đường bộ, đường sắt
- Đại diện các nhóm trưng bài kết quả lên bản lớp.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
4. Vận dụng trải nghiệm.
- GV mời HS tham gia trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng” * Tích hợp GD BVMT
+ Luật chơi: chơi theo tổ, mỗi tổ cử một số bạn tham gia chơi. Trong thời gian 1 phút mỗi tổ kể tên các huyện thuộc thành phố Lạng Sơn. Tổ nào kể đúng và nhanh nhất là thắng cuộc.
+ GV mời các tổ tham gia cùng tham gia chơi, GV làm trọng tài bấm giờ và xác định kết quả.
+ Nhận xét kết quả các tổ, tuyên dương.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh lắng nghe luật trò chơi.
+ Các tổ tham gia chơi.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
Chủ đề 9. MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC Ở LẠNG SƠN
Bài 3: LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐỊA PHƯƠNG EM (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Mô tả được một số nét văn hóa của Lạng Sơn.
- Lựa chọn và giới thiệu được ở mức độ đơn giản một món ăn, một kiểu trang phục, mộ lễ hội tiêu biểu,.ở Lạng Sơn.
2. Năng lực chung: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ tự học
3. Phẩm chất: yêu nước, yêu quê hương đất nước
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, máy chiếu, tư liệu hình về truyền thống địa phương, phiếu BT
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- Cho HS quan sát H1, hỏi: Em biết gì về hình ảnh đó? Hãy giới thiệu những phong tục tương tự ở địa phương em.
(Phong tục gói bánh chưng trong dịp Tết nguyên đán; Ở địa phương em còn có các phong tục: đi lễ chùa, đi chúc Tết, tổ chức các lễ hội,)
- HS trả lời
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Hình thành kiến thức:
2.1. Tìm hiểu văn hóa truyền thống của người Lạng Sơn
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 6, hoàn thành phiếu Tìm hiểu văn hóa truyền thống của người Lạng Sơn
- HS hoàn thành phiếu sau theo nhóm:
- HS thảo luận nhóm 6.
Nhóm : Văn hóa truyền thống của người Lạng Sơn
Trang phục
(Tên trang phục, đặc điểm nổi bật, cảm nghĩ của em,)
Nùng Phàn slinh cúm cọt
1. Trang phục dân tộc Nùng: có 3 nhóm dân tộc Nùng gồm: Nùng Cháo, Nùng Inh, Nùng Phàn Slình (Nùng Phàn Slình Cúm Cọt, Nùng Phàn Slình Hua Lài và Nùng Phàn Slình áo dài). 
Ví dụ như dân tộc Nùng Phàn Slình thường có những đường chỉ nổi và thêu sặc sỡ phần cổ và phần vạt áo, nhưng đối với dân tộc Nùng Cháo trang phục lại được thêu với phần chỉ chìm kín đáo. 
Áo của người Nùng có kiểu dáng áo ngắn, may sát người, tay áo dài và khá rộng, cổ áo khoét tròn, áo có 7 cúc (tiếng Nùng gọi là chất kháu) và thường có 2 túi. Màu sắc chủ đạo là màu chàm, đen. Quần được cắt may theo kiểu chéo (gọi là tải dáng), ống quần rộng, đai quần được giữ bằng chun.
2. Trang phục dân tộc Tày: Nhìn chung nười Tày thường mặc quần áo vải bông nhuộm chàm nên trang phục của họ màu chủ đạo là màu chàm, phụ nữ thường chít khăn mỏ quạ, mặc áo năm thân có thắt lưng, đeo vòng cổ, tay, chân bằng bạc.
Món ăn
(Tên món ăn; Nguyên liệu; Cách làm,)
1. Lợn quay (Cách làm: làm sạch lợn, tẩm ướp gia vị lá mác mật, muối,  rồi cho vào bụng con lợn và khâu lại; quay lợn trên than hồng; dùng vải nước có pha mật ong xoa đều khắp mình con lợn để khi chín da lợn có mầu nâu vàng, thơm, giòn)
2. Vịt quay (làm sạch vịt, thổi hơi cho da vịt phồng lên, nhúng qua nước sôi để thịt vịt se lại. Sau đó, nhồi vào bụng vịt gia vị gừng, tàu choong và lá mác mật. Thân vịt được phết mật ong pha nước (hoặc dấm) rồi sấy trên than hồng)
3. Khẩu sli (Nguyên liệu là gạo nếp, vừng, lạc, đường mật mía; gạo nếp được đồ chín, phơi khô, giã dẹt sau đó rang lên cho nở và giòn. Đường phên thắng với nước cho sệt rồi đổ gạo đã rang giòn vào đảo đều, đổ ra khuôn, ép phẳng, cắt vừa miếng ăn)
4. Phở chua (Nguyên liệu cần bánh phở tươi thái nhỏ, xóc qua nước cho tơi sợi phở; trộn phở với thịt xá xíu, lạc rang, nước dùng, thêm rau thơm.
Lễ hội
(Tên lễ hội; Thời gian, địa điểm; Mục đích chính của lễ hội; Các hoạt động của lễ hội,)
1. Lễ hội đền Kì Cùng – Tả Phủ (Địa điểm: Đền Kỳ Cùng, đền Tả Phủ, thành phố Lạng Sơn; Thời gian diễn ra: Ngày 22 đến 27 tháng Giêng hằng năm; Mục đích: tổ chức hàng năm nhằm tưởng nhớ Tuần Tranh - vị quan có công dẹp giặc nhưng bị oan khuất đã nhảy sông Kỳ Cùng tự vẫn; Các hoạt động của lễ hội thực hiện các nghi lễ cầu cúng với mong ước đạt được ước vọng về một cuộc sống tốt đẹp, may mắn với một năm no đủ, hạnh phúc.)
2. Lễ hội Lồng tồng (Địa điểm: huyện Bình Gia, Thời gian diễn ra: Sau dịp Tết Nguyên đán hằng năm; Lễ hội Lồng Tồng mang tính chất nghi lễ nông nghiệp cổ xưa, nhằm cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, tươi tốt, thóc đầy bồ, lợn gà đầy chuồng và dân làng được bình an, mạnh khỏe. Cùng với những cầu mong, các vị chức sắc và thầy cúng trong làng sẽ sắp đặt lễ vật và tiến hành dâng cúng; Tiếp nối là phần hội với các điệu múa và tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc dân tộc như: Dân ca, hát Sli, Then Lễ hội Lạng Sơn này còn diễn ra các trò chơi dân gian vui nhộn, thú vị như: trò bịt mắt đập niêu, tung còn, nhảy bao, kéo co, đi cà kheo 
3. Lễ hội Háng pỉnh (Hội Háng Pỉnh được tổ chức vào ngày 12/8 âm lịch hàng năm. Theo tiếng dân tộc Tày, Nùng: "Háng" là Chợ, "Pỉnh" là Bánh Nướng. Đặc sắc trong lễ hội Háng Pỉnh là người Tày, Nùng không chỉ mua bánh nướng, bánh dẻo cúng rằm, biếu bà Tai (bà ngoại) tỏ lòng hiếu lễ mà chủ yếu là hát giao duyên.
- GV gọi đại diện nhóm chia sẻ lần lượt về trang phục, món ăn và lễ hội.
- HS chia sẻ và góp ý
- GV đánh giá, tuyên dương HS
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Em ấn tượng với nét văn hóa truyền thống nào ở Lạng Sơn? Em hãy giới thiệu lại nét văn hóa nổi bật ấy cho người thân nghe.
- HS chia sẻ
- Nhận xét giờ học.
Chủ đề 2: DANH NHÂN HOÀNG ĐÌNH KINH
Bài 3: LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐỊA PHƯƠNG EM (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Kể được câu chuyện về một số danh nhân ở địa phương.
2. Năng lực chung: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ tự học
3. Phẩm chất: yêu nước, yêu quê hương đất nước; có trách nhiệm bảo vệ môi trường, cảnh quan di tích lịch sử văn hóa quê hương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, tư liệu hình về truyền thống địa phương.
- HS: sgk, vở ghi, thông tin về một danh nhân tiêu biểu của địa phương sưu tầm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Kể tên các danh nhân văn hóa ở Lạng Sơn mà em biết.
- HS trả lời (Hoàng Văn Thụ, Lương Văn Tri, Hoàng Đình Kinh, )
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Khám phá
2.2. Tìm hiểu và kể chuyện về danh nhân ở Lạng Sơn
TLGD Địa phương Lạng Sơn.
- GV tổ chức cho HS kể chuyện về danh nhân Hoàng Đình Kinh theo gợi ý:
+ Tên danh nhân: 
+ Danh nhân đó gắn với câu chuyện nào? Kể vắn tắt nội dung câu chuyện.
+ Em học được điều gì về danh nhân đó?
Giảng: ông Hoàng Đình Kinh (?-1888) là người dân tộc Tày, quê ở làng Thương, tổng Thuốc Sơn, châu Hữu Lũng, nay thuộc xã Cai Kinh, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Ông từng giữ chức Cai tổng nên còn được gọi là Cai Kinh; Lạng Sơn chúng ta còn có một số danh nhân tiêu biểu: Anh Hoàng Văn Thụ (1909 – 1944) là người dân tộc Tày, quê ở thôn Phạc Lạn, Tổng Nhân Lý, Châu Văn Uyên, nay là thôn Phục Lạn, xã Hoàng Văn Thụ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn; chúng ta rất vinh dự và tự hào khi được học trên ngôi trường mang tên anh; Lương Văn Tri (1910 - 1941) người dân tộc Tày, là chiến sĩ cộng sản kiên trung của Đảng Cộng sản Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Văn Quan
- HS chia sẻ trước lớp
+ Hoàng Đình Kinh.
+ Tên tuổi của ông gắn với thời kì khi thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất, ông đã cho xây dựng căn cứ ở vùng núi Đồng Nai (nay là dãy núi Cai Kinh) để rèn binh sĩ, huấn luyện tướng lĩnh chuẩn bị chống Pháp.
+ HS phát biểu:
- HS nghe
- GV đánh giá, tuyên dương HS
3. Luyện tập, thực hành:
Bài 1:
- GV hướng dẫn HS lập bảng và hoàn thiện về một số nét văn hóa truyền thống tiêu biểu ở địa phương.
- HS làm việc cá nhân
- GV quan sát, hỗ trợ HS
- GV gọi HS chia sẻ về bài làm
Gợi ý đáp án:
STT
Lĩnh vực
Tên gọi
1
Lễ hội
Hội chùa Tam Thanh
2
Món ăn
Bánh ngải
3
Phong tục tập quán
Tập quán sinh đẻ và nuôi dạy con cái, tập quán đặt tên con, tập quán cấp sắc, tục lệ cưới xin; ma chay, tục mừng sinh nhật, tục lệ vào nhà mới, tục lệ kết bạn tồng; nhận họ, kết thân, nhận con nuôi, tục hát giao duyên, tập quán tổ chức bữa ăn, tổ chức gia đình, dòng họ, tập quán ứng xử trong dòng họ và ngoài xã hội, tục lễ đón tết nguyên đán, Tết rằm tháng giêng, tết đắp nọi và  các tết trong năm, tục thờ cúng tổ tiên, thổ công, táo quân
- HS thực hiện
Mô tả
Chùa Tam Thanh nằm trong động Tam Thanh - di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của Xứ Lạng. Hội chùa được mở vào ngày 15 tháng giêng hàng năm. Sáng ngày 15, các cụ già tập hợp trước Tam bảo tụng kinh, gõ mõ, cầu đức Phật phù hộ cho dân chúng một năm mới bình an, mạnh khỏe,... 
Nguyên liệu chính của bánh là lá cây ngải cứu, vì vậy nó có rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe như: điều hòa khí huyết, cầm máu, giúp lưu thông máu hay an thai, Đây không chỉ là món ăn ngon mà còn là đặc sản Lạng Sơn được nhiều du khách mua về làm quà.
Lạng Sơn, với 7 dân tộc cùng sinh sống đan xen (trong đó đồng bào Tày, Nùng và Dao là những cư dân chiếm số đông), trải qua hàng nghìn năm lịch sử, qua nhiều thế hệ, họ đã cùng vun đắp nên nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp. Cùng tuyên truyền và giữ gìn phong tục tập quán, những bản sắc văn hóa dân tộc tốt đẹp góp phần phát triển, làm phong phú tài nguyên du lịch, thu hút các du khách đến tham quan, trải nghiệm
Bài 2: 
- GV tổ chức cho HS giới thiệu về một lễ hội hoặc một danh nhân tiêu biểu ở địa phương em.
- HS chia sẻ trước lớp
- GV tuyên dương, khích lệ HS
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Em hãy lập kế hoạch cho buổi tham quan về một di tích lịch sử văn hóa ở Lạng Sơn (HĐ theo tổ)
- HS thực hiện
Gợi ý:
- Tên di tích: Thành Nhà Mạc
- Mục đích tham quan:
- Thời gian dự kiến:
- Chuẩn bị:
- Các bước thực hiện:
- Nhận xét giờ học.
Chủ đề 8. THÀNH CỔ LẠNG SƠN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù
- Biết Thành cổ ở phường Chi Lăng, tp Lạng Sơn, Thành cổ Lạng Sơn còn có tên gọi khác là Đoàn Thành. 
- Hiểu được Đoàn Thành là kiến trúc quân sự, trung tâm hành chính của tỉnh thời phong kiến; có vị trí rất quan trọng trong việc trấn giữ, phòng thủ nơi cửa ngõ đất nước.
2. Năng lực chung 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về vẻ đẹp của di tích trong bài học).
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tinh thần ham học hỏi những điều xung quanh.
- Chia sẻ hiểu biết đến mọi người. Tuyên truyền cho mọi người cùng biết đến những điểm du lịch hấp dẫn ở Lạng Sơn.
- Giáo dục HS: Bảo vệ và giữ gìn di tích lịch sử quê hương
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính, máy chiếu
- Vở ô li.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Khởi động
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.
(Ca dao)
- Bài ca dao trên nhắc tới những địa danh nào của Lạng Sơn?
- Ngoài những địa danh được nhắc đến trong ca dao trên, các em còn biết đến những địa danh nào của lạng Sơn?
GTB: Chúng ta còn có 1 địa danh rất đặc biệt có từ rất là lâu rồi, vẫn chưa xác định được thời điểm xây dựng, đó chính là Thành cổ Lạng Sơn. Bài học hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu.
2. Khám phá
HĐ 1. Đọc thông tin và thực hiện yêu cầu.
- YC HS theo dõi, quan sát các hình ảnh. Thato luận, trả lời câu hỏi:
+ Thành cổ Lạng Sơn ở đâu? Thành còn có tên họi khác là gì?
+ Thời phong kiến, Thành cổ Lạng Sơn có vai trò gì?
3. Thực hành
HĐ 2. Đóng vai một du khách, em kể lại chuyến tham quan Thành cổ Lạng Sơn.
- HSTL: Đồng Đăng, phố Kì Lừa, nàng Tô Thị, chùa Tam Thanh.
- HS phát biểu
- HS nghe, ghi đầu bài
- 1 HS đọc
+ Thành cổ Lạng Sơn ở phường Chi Lăng, tp Lạng Sơn. Thành cổ Lạng Sơn còn có tên gọi khác là Đoàn Thành.
+ Đoàn Thành là kiến trúc quân sự, trung tâm hành chính của tỉnh thời phong kiến; có vị trí rất quan trọng trong việc trấn giữ, phòng thủ nơi cửa ngõ đất nước. Các đoàn sứ thần của hai nước (Đại Việt – Trung Hoa) trong thời gian bang giao cũng như việc thông tin giữa hai triều đại đương thời đều được tổ chức đón tiếp tại Đoàn Thành.
- HS thực hiện, thảo luận nhóm
- Trình bày trước lớp
 Di tích Thành cổ Lạng Sơn (hay còn gọi là Đoàn thành) nằm ở địa phận phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn.
 Thành có hình chữ nhật với chu vi hơn 1km chạy từ phía Nam hang Dê lên trường Cao Đẳng Sư phạm Lạng Sơn ra quốc lộ 1A cũ và ngược lên phía cầu Kỳ Cùng. Đoàn Thành Lạng Sơn được xây dựng từ lâu đời, là một trong những trấn án ngữ cửa ngõ phía bắc. Xưa kia, Thành được xây dựng với quy mô rất lớn, bên trong có nhiều binh lính, xung quanh là chợ và phố xá đông đúc, hoạt động buôn bán giao lưu với các thương nhân Trung Quốc diễn ra khá tấp nập. Thời Pháp có xây thêm nhiều trại lính, nhiều dinh thự trong thành. Thành cổ Lạng Sơn là một di tích kiến trúc quân sự, có vị trí rất quan trọng trong việc trấn giữ phòng thủ quân sự nơi cửa ngõ của đất nước. Đoàn Thành được xây dựng đã trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Lạng Sơn thời phong kiến.
 Đoàn thành Lạng Sơn theo như miêu tả của các sách xưa thì có 4 cửa ở 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, xung quanh thành có 19 điểm canh. Trải qua thời gian, nay Thành đã không còn nguyên vẹn, thực tế chỉ còn lại đoạn tường thành ở phía nam núi Hang Dê chạy ra Tổ Sơn và bức tường bên trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn chạy sang phía quốc lộ 1A cũ. Trong số 4 cửa thành xưa, nay chỉ còn 2 cửa (cửa Nam và cửa Tây), Vọng Lâu trên cửa Thành cũng đã bị đổ nát. Vết tích cho thấy, cổng Thành được xây dựng khá chắc chắn: Móng được xây bằng đá xanh, cổng xây vòm cuốn, chiều cao đến đỉnh là 5m, rộng 4m. Hiện nay cửa Tây của tòa thành đã bị xây bít lại, chỉ còn cửa phía Nam, có đường Nguyễn Thái Học chạy qua. Ở 4 cửa quay ra 4 hướng của Đoàn Thành là 4 ngôi đền: Cửa Đông, Cửa tây, Cửa Nam và Cửa Bắc, nơi thờ những vị thần trấn giữ, bảo vệ cho Thành.
 Đến tham quan di tích Thành cổ Lạng Sơn, du khách sẽ được khám phá những nét độc đáo của kiến trúc Thành cổ xưa, tham quan và hành lễ tại các ngôi đền linh thiêng nằm ở xung quanh Thành./.
4. Vận dụng
HĐ 3. Lập kế hoạch khám phá một di tích lịch sử ở Lạng Sơn theo gợi ý:
KẾ HOẠCH KHÁM PHÁ DI TÍCH THÀNH CỔ LẠNG SƠN
STT
Thời gian
Việc cần làm, địa điểm cần đến
1
07h00, ngày 30/10/2023
- Tập trung tại sân trường.
2
07h45 đến 8h00
- Di chuyển đi tới Thành cổ.
3
08h00 đến 9h00
- Tham quan Thành cổ
4
9h00 đến 09h15
- Di chuyển về trường
5
09h15 đến 09h40
- Giải lao
6
09h40 đến 10h20
- Viết về cảm nhận của em sau buổi tham quan, khám phá di tích.
HĐ 4. Đề xuất một số biện pháp để bảo vệ và giữ gìn di tích lịch sử quê hương.
Gợi ý: Là một học sinh, để bảo vệ, giữ gìn những di tích lịch sử, di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh các em cần làm những việc sau:
+ Giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa, địa phương.
+ Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa
+ Không vứt rác bừa bãi
+ Tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật di vật
+ Tham gia các lễ hội truyền thống.
CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Hôm nay các em đã được tìm hiểu di tích lịch sử nào ở quê hương?
- Các em đã làm được gì để bảo vệ di tích lịch sử quê hương?
- Nhận xét tiết học, dặn HS 
- HS thực hiện theo HD
- HS phát biểu: Không đập phá di dích,  
- HS phát biểu
- HS phát biểu

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_dia_li_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_giao.docx