Giáo án Lịch sử & Địa lí 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Học kì 1
BÀI 1: LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP
MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
(2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Kể tên được một số phương tiện hỗ trợ học tập môn Lịch sử và địa lí: bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, hiện vật, nguồn tư liệu,.
- Sử dụng được một số phương tiện vào học tập môn Lịch sử và Địa lí.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử và địa lí thông qua việc sử dụng một số phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử & Địa lí 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Học kì 1
Ngày soạn:// Ngày dạy:// BÀI 1: LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (2 tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: Kể tên được một số phương tiện hỗ trợ học tập môn Lịch sử và địa lí: bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, hiện vật, nguồn tư liệu,... Sử dụng được một số phương tiện vào học tập môn Lịch sử và Địa lí. 2. Năng lực Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp. Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề. Năng lực riêng: Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử và địa lí thông qua việc sử dụng một số phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí. Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm. 3. Phẩm chất Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, ham tìm tòi, học hỏi. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với giáo viên Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử 4. Bản đồ địa hình phần đất liền Việt Nam. Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40. Một số bảng số liệu: biểu đồ; trục thời gian; tranh, ảnh lịch sử; tranh, ảnh địa lí;... Máy tính, máy chiếu (nếu có). b. Đối với học sinh SHS Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức với cuộc sống. Thông tin, tài liệu, tranh ảnh về làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu cho HS quan sát hình SHS tr.6 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Hai bạn trong hình đang trao đổi về nội dung gì? + Kể tên một số phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí mà em biết. - GV mời 1 – 2 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS: + Hai bạn trong hình đang trao đổi về các phương tiện để học tập môn Lịch sử và Địa lí hiệu quả. + Một số phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí là: bản đồ, lược đồ; bảng số liệu, trục thời gian; hiện vật, tranh ảnh,... - GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 1 – Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về bản đồ, lược đồ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách đọc bản đồ, lược đồ. b. Cách tiến hành - GV sử dụng phương pháp đàm thoại, diễn giải cho HS biết các khái niệm bản đồ và lược đồ. + Bản đồ: là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định. + Lược đồ: là hình vẽ thu nhỏ một khu vực theo một tỉ lệ nhất định, có nội dung giản lược hơn bản đồ. - GV kết luận: Bản đồ, lược đồ là phương tiện học tập quan trọng và không thể thiếu trong học tập môn Lịch sử và Địa lí. - GV chia HS thành 4 nhóm (2 nhóm thảo luận chung một nhiệm vụ). + Nhóm 1 + 2: Quan sát hình 1, hãy: Đọc tên bản đồ và cho biết bảng chú giải thể hiện những đối tượng nào. Chỉ một nơi có độ cao trên 1 500m trên bản đồ. + Nhóm 3 + 4: Quan sát hình 2, hãy: Đọc tên lược đồ và cho biết bảng chú giải thể hiện những đối tượng nào. Chỉ hướng tiến quân của quận Hai Bà Trưng trên lược đồ. - GV mời đại diện 4 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Hình 1:Bản đồ địa hình phần đất liền Việt Nam. Bảng chú giải thể hiện: phân tầng độ cao địa hình; sông, hồ, đảo, quần đảo và tên địa danh hành chính Nơi có độ cao trên 1500m: dãy núi Hoàng Liên Sơn. + Hình 2: Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40. Bảng chú giải thể hiện: địa điểm đóng quân của Hai Bà Trưng và bản doanh của quân Hán; hướng tiến quân của Hai Bà Trưng và các địa danh hành chính Hướng tiến quân của Hai Bà Trưng: Từ Hát Môn tiến về Mê Linh theo hướng: Đông Bắc. Từ Mê Linh tiến về Cổ Loa theo hướng: Đông Nam. Từ Cổ Loa tiến về Luy Lâu theo hướng: Đông Nam - GV mở rộng kiến thức và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu các bước sử dụng bản đồ, lược đồ? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Các bước để sử dụng bản đồ, lược đồ: + Bước 1: Đọc tên bản đồ, lược đồ để biết phương tiện thể hiện nội dung gì. + Bước 2: Xem chú giải để biết kí hiệu của các đối tượng lịch sử hoặc địa lí. + Bước 3: Tìm đối tượng lịch sử hoặc địa lí dựa vào kí hiệu. Hoạt động 2: Tìm hiểu về bảng số liệu, biểu đồ, trục thời gian a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc tên bảng số liệu, biểu đồ, trục thời gian để biết phương tiện thể hiện nội dung gì. - Đọc nội dung các cột, hàng của bảng số liệu; chú giải của biểu đồ hoặc các sự kiện trên trục thời gian để biết sự sắp xếp thông tin của các đối tượng. - Tìm được các số liệu trong bảng hoặc mô tả nội dung cụ thể của biểu đồ, trục thời gian. b. Cách tiến hành Nhiệm vụ 1: Bảng số liệu - GV giới thiệu kiến thức: Bảng số liệu là: +Phương tiện học tập thường gặp trong môn Lịch sử và Địa lí. + Tập hợp các số liệu về các đối tượng được sắp xếp một cách khoa học. - GV hướng dẫn HS đọc thông tin SGK và diễn giải cho HS các bước sử dụng bảng số liệu. - GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức, trả lời câu hỏi: Nêu các bước sử dụng bảng số liệu? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Bước 1: Đọc tên bảng số liệu. + Bước 2: Đọc nội dung các cột, hàng của bảng số liệu để biết sự sắp xếp thông tin của các đối tượng. + Bước 3: Tìm các số liệu trong bảng theo yêu cầu. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, hướng dẫn HS quan sát Bảng, kết hợp đọc thông tin mục 2 SHS tr.9 và trả lời câu hỏi: Đọc bảng diện tích và số dân của một số tỉnh, thành phố nước ta năm 2020. BẢNG DIỆN TÍCH VÀ SỐ DÂN CỦA MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ NƯỚC TA NĂM 2020 STT Tỉnh, thành phố Diện tích (km2) Số dân (nghìn người) 1 Hà Nội 3 359 8 247 2 Đà Nẵng 1 285 1 170 3 Lâm Đồng 9 783 1 310 4 Thành phố Hồ Chí Minh 2 061 9 228 5 Cần Thơ 1 439 1 241 (Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê Việt Nam 2021) - GV mời đại diện 1 – 2 HS lên trình bày trước lớp về bảng diện tích và số dân của một tỉnh, thành phố nước ta năm 2020. Các HS khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Thành phố Hà Nội có diện tích 3 359km2, số dân 8 247 nghìn người. + Đà Nẵng có diện tích 1 285km2, số dân 1 170 nghìn người. + Lâm Đồng có diện tích 9 783km2, số dân 1 310 nghìn người. + Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 2 061km2, số dân 9 228 nghìn người. + Cần Thơ có diện tích 1 439km2, số dân 1 241 nghìn người. Nhiệm vụ 2: Biểu đồ - GV giới thiệu kiến thức: Biểu đồ là: + Hình vẽ thể hiện trực quan số liệu. + Thường được sử dụng nhiều trong các nội dung về địa lí. - GV hướng dẫn HS đọc thông tin SGK và diễn giải các bước đọc biểu đồ. - GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức, trả lời câu hỏi: Nêu các bước sử dụng biểu đồ? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Bước 1: Đọc tên biểu đồ. + Bước 2: Đọc nội dung các cột, hàng của biểu đồ để biết sự sắp xếp thông tin của các đối tượng. + Bước 3: Tìm các số liệu trong biểu đồ theo yêu cầu. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, hướng dẫn HS quan sát hình 4, kết hợp đọc thông tin mục 2 SHS tr.9 và trả lời câu hỏi: Biểu đồ thể hiện nội dung gì. - GV mời đại diện 1 – 2 HS lên trình bày trước lớp về nội dung biểu đồ. Các HS khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá: + Biểu đồ thể hiện diện tích của một số tỉnh/thành phố nước ta năm 2020. - GV sử dụng phương pháp đàm thoại, giải thích cho HS biết: Biểu đồ là phương tiện trực quan, dựa vào đó mà người sử dụng có thể dễ dàng nhận thấy/so sánh các đối tượng cùng đơn vị với nhau. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, hướng dẫn HS quan sát hình 4, kết hợp đọc thông tin mục 2 SHS tr.9 và trả lời câu hỏi: Tỉnh hoặc thành phố có diện tích lớn nhất. - GV mời đại diện 1 – 2 HS lên trình bày trước lớp về tỉnh hoặc thành phố có diện tích lớn nhất. Các HS khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá: + Tỉnh Lâm Đồng có diện tích lớn nhất (9 783km2). - GV trình cho HS quan sát thêm một số dạng biểu đồ khác. Biểu đồ tròn Biểu đồ miền Biểu đồ đường Nhiệm vụ 3: Trục thời gian - GV giới thiệu kiến thức: Trục thời gian là một đường thẳng thể hiện chuỗi các sự kiện theo trình tự thời gian. - GV hướng dẫn HS đọc thông tin SGK và diễn giải các bước sử dụng phương tiện trục thời gian. - GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức, trả lời câu hỏi: Nêu các bước sử dụng phương tiện trục thời gian? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Bước 1: Đọc tên trục thời gian để biết các đối tượng được thể hiện. + Bước 2: Đọc nội dung các sự kiện trên trục thời gian để biết được sự sắp xếp thông tin về sự kiện được nói đến. + Bước 3: Tìm các mốc thời gian gắn liền sự kiện lịch sử được thể hiện trên trục thời gian. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, hướng dẫn HS quan sát hình 5, kết hợp đọc thông tin mục 2 SHS tr.10 và trả lời câu hỏi: Giới thiệu các mốc thời gian gắn liền với sự kiện lịch sử tương ứng của Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975. - GV mời đại diện 1 – 2 HS lên trình bày trước lớp về các mốc thời gian gắn liền với lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975. Các HS khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Năm 1945: Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập. + Năm 1954: Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi. + Năm 1975: Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi. Hoạt động 3: Tìm hiểu về hiện vật, tranh ảnh a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Biết cách đọc tên hiện vật, tranh ảnh. - Quan sát và mô tả được những đối tượng thông qua hiện vật, tranh ảnh. b. Cách tiến hành Nhiệm vụ 1: Hiện vật lịch sử - GV giới thiệu kiến thức: Hiện vật lịch sử là: + Phương tiện được sử dụng thường xuyên trong quá trình dạy – học lịch sử. + Là những di tích, đồ vật,... trong quá khứ của con người còn lưu lại đến ngày nay. - GV trình cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về hiện vật lịch sử. Công cụ đồ đá Núi Đọ Thạp đồng Đào Thịnh Hoàng thành Thăng Long Thánh địa Mỹ Sơn - GV hướng dẫn HS đọc thông tin SGK và diễn giải các bước sử dụng phương tiện hiện vật. - GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức, trả lời câu hỏi: Nêu các bước sử dụng phương tiện hiện vật? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Bước 1: Đọc tên hiện vật. + Bước 2: Quan sát và mô tả đối tượng lịch sử được giới thiệu thông qua hiện vật. + Bước 3: Nhận xét về hiện vật lịch sử theo yêu cầu. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, hướng dẫn HS quan sát hình 7, kết hợp đọc thông tin mục 3 SHS tr.10 và ... học a. Đối với giáo viên Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử 4. Lược đồ hành chính tỉnh Phú Thọ (phóng to). Sơ đồ quần thể khu di tích Đền Hùng (phóng to). Video, tranh ảnh về một số hoạt động tiêu biểu trong lễ hội Đền Hùng,... Máy tính, máy chiếu (nếu có). b. Đối với học sinh SHS Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức với cuộc sống. Thông tin, tài liệu, tranh ảnh về Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát thông tin khởi động SGK và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Câu ca dao gợi cho em nhớ đến lễ hội nào ở nước ta? + Chia sẻ điều em biết về lễ hội này. Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba. - GV mời 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS: + Câu ca dao gợi nhớ đến Lễ hội Đền Hùng ở tỉnh Phú Thọ. + Lễ hội diễn ra từ ngày 1 đến hết ngày 10 tháng 3 âm lịch, việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3). + Lễ hội mang tính chất quốc gia, nhằm suy tôn và tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 7 – Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Khám phá khu di tích Đền Hùng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Xác định được vị trí khu di tích Đền Hùng trên lược đồ. - Kể được tên, xác định được vị trí một số công trình kiến trúc chính của khu di tích Đền Hùng trên sơ đồ. b. Cách tiến hành - GV giới thiệu cho HS về kênh hình 1, hình 2. + Hình 1: Lược đồ thể hiện tên và vị trí của các đơn vị hành chính (huyện/thị xã) của tỉnh Phú Thọ. Trên lược đồ cũng thể hiện tên và vị trí của các khu di tích Đền Hùng thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. + Hình 2: Thể hiện vị trí và tên gọi một số công trình quan trọng thuộc quần thể khu di tích Đền Hùng như: Đền Lạc Long Quân, đền Mẫu Âu Cơ, cổng chính, Đền Giếng Nhà bia, Đền Hạ, Đền Trung, Lăng Hùng Vương, Đền Thượng,... - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi: Xác định vị trí của khu di tích Đền Hùng trên lược đồ hình 1. - GV mời đại diện các nhóm HS lên trình bày trước lớp về vị trí khu di tích Đền Hùng. Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Xác định vị trí Đền Hùng: - GV nhấn mạnh: Nơi đây là trung tâm của vùng đất mà các vua Hùng lập nên nhà nước đầu tiên của người Việt. - GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo nhóm, quan sát hình 2 và trả lời câu hỏi: Kể tên và xác định vị trí một số công trình kiến trúc chính trong khu di tích Đền Hùng trên sơ đồ hình 2. - GV mời đại diện các nhóm HS lên trình bày trước lớp về một số công trình kiến trúc trong khu di tích. Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Một số công trình kiến trúc chính của Đền Hùng: Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, lăng Vua Hùng, đền Quốc Tổ Lạc Long Quân, đền Tổ Mẫu Âu Cơ,... Hoạt động 2: Tìm hiểu về lễ giỗ Tổ Hùng Vương a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giới thiệu được sơ lược lễ giỗ Tổ Hùng Vương và nêu được ý nghĩa của lễ giỗ Tổ. - Kể được tên một số hoạt động văn hóa dân gian được tổ chức trong lễ giỗ Tổ. - Thể hiện được niềm tự hào về truyền thống dân tộc qua lễ giỗ Tổ Hùng Vương. b. Cách tiến hành - GV giới thiệu cho HS về tư liệu và kênh hình 3, hình 4. + Đến năm 1917, lễ giỗ Tổ Hùng Vương chính thức được ấn định tổ chức vào ngày Mười tháng Ba âm lịch. + Hình 3: Là nghi lễ truyền thống quan trọng trong lễ giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm, thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn và sự tôn kính với tổ tiên; đồng thời, thể hiện tinh thần đoàn kết cộng đồng, dân tộc. Tham dự lễ rước kiệu gồm đoàn rước của các xã, thị trấn vùng ven khu di tích Đền Hùng: xã Hy Cương, Kim Đức,... + Hình 4: Là một trong những hoạt động văn hóa đặc sắc, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, quan sát hình 3,4 kết hợp đọc thông tin SGK và thực hiện yêu cầu: + Cho biết thời gian và địa điểm tổ chức lễ giỗ Tổ Hùng Vương. + Giới thiệu sơ lược về lễ giỗ Tổ Hùng Vương và nêu ý nghĩa của ngày giỗ Tổ. - GV mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp về sơ lược ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá: + Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng Ba âm lịch hằng năm; tại khu di tích Đền Hùng (thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ). + Giới thiệu sơ lược: Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được Nhà nước tổ chức theo nghi lễ truyền thống. Nghi thức quan trọng nhất là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đoàn rước kiệu lần lượt đi qua các đền để đến Đền Thượng. Phần hội có các trò chơi như: thi gói bánh chưng, giã bánh giầy, hát Xoan, đấu vật,... + Mục đích: Nhằm tôn vinh công lao dựng nước của các Vua Hùng. - GV kết luận: + Lễ giỗ Tổ Hùng Vương là ngày lễ lớn của dân tộc (vào ngày này, người lao động, HS, sinh viên, cán bộ, công chức,... cả nước được nghỉ). + Từ thời phong kiến, lễ giỗ Tổ Hùng Vương đã được các triều đình tổ chức để ghi nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng. Ngày nay, lễ giỗ Tổ vẫn được duy trì theo nghi lễ truyền thống. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đọc tư liệu và trả lời câu hỏi: Kể tên một số hoạt động được tổ chức trong lễ giỗ Tổ. - GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh, video về lễ giỗ Tổ Hùng Vương: Lễ rước kiệu vua Hoạt động văn hóa dân gian Lễ dâng hương https://youtu.be/F4sJu0A_FmU (1:07 – 3:00) - GV mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp về các hoạt động được tổ chức trong lễ giỗ Tổ. Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá: + Những hoạt động chính: lễ rước kiệu vua, lễ dâng hương và các hoạt động văn hóa dân gian (thi gói bánh chưng, giã bánh giầy, đấu vật, hát Xoan,...). - GV kết luận: + Đền Hùng – nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước, luôn là biểu tượng tôn kính, linh thiêng; quy tụ và gắn bó các dân tộc Việt Nam. Hoạt động 3: Tìm hiểu truyền thuyết thời Hùng Vương a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nêu được tên một số truyền thuyết có liên quan đến thời Hùng Vương. - Kể lại được một truyền thuyết theo cách của mình. b. Cách tiến hành - GV giới thiệu cho HS về kênh hình 5. + Hình 5: Đây là mộ của Vua Hùng thứ sáu. Lăng mộ nằm phía đông Đền Thượng, có vị trí đầu tựa sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng đông nam. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ: + Nhớ lại và kể tên một số truyền thuyết có liên quan đến thời Hùng Vương (ví dụ: truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh;...). - GV trình chiếu cho HS quan sát thêm video về các truyền thuyết thời Hùng Vương. Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh: https://youtu.be/6b_ftItlmuQ Sự tích quả dưa hấu: https://youtu.be/0FetuUihDRs - GV mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp về kết quả thảo luận. Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Truyền thuyết liên quan đến thời Hùng Vương là: + Thánh Gióng (truyền thuyết Phù Đổng Thiên Vương). + Mai An Tiêm (Sự tích quả dưa hấu). - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đọc các truyền thuyết trong SGK và thực hiện yêu cầu: + Kể lại với bạn trong nhóm một truyền thuyết mà em yêu thích. Nêu cảm nhận của em về câu chuyện đó. - GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh về các truyền thuyết thời Hùng Vương. Thánh Gióng Mai An Tiêm Bánh chưng, bánh giầy Phù Đổng Thiên Vương - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Thời Hùng Vương có rất nhiều truyền thuyết được lưu truyền đến ngày nay. Các truyền thuyết đều nhằm tôn vinh công lao dựng nước của các Vua Hùng. Bác Hồ đã căn dặn chúng ta: Các Vua Hùng có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước, vì thế, với mỗi chúng ta, tùy vào khả năng và điều kiện của mình, hãy chung tay góp sức giữ gìn và quảng bá cho khu di tích Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc yêu cầu bài tập phần Luyện tập SHS tr.35 và thực hiện nhiệm vụ vào vở: + Kể lại một truyền thuyết mà em thích theo hình thức đóng vai hoặc kể chuyện theo tranh. - GV mời đại diện 1 – 2 cặp HS trình bày kết quả thảo luận. Các cặp HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV hướng dẫn HS thảo luận: + Chọn một truyền thuyết liên quan đến thời Hùng Vương. + Giải thích lí do chọn truyền thuyết đó. + Nêu cảm nhận và trách nhiệm của bản thân. + Sưu tầm tranh, ảnh tài liệu cần có để thuyết trình. + ... - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS ứng dụng được những điều đã học vào thực tiễn qua những việc làm thể hiện lòng biết ơn đối với người lịch sử và văn hóa truyền thống tại địa phương. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Ngày mồng Mười tháng Ba hằng năm được chọn làm ngày Quốc lễ giỗ Tổ Hùng Vương. Điều đó thể hiện truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam. - GV hướng dẫn HS trả lời: + Thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, tri ân công lao dựng nước của tổ tiên, giáo dục truyền thống lịch sử của dân tộc,...). + ... - GV mời đại diện các nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài học Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương. + Có ý thức chăm chỉ, tìm tòi, về khu di tích Đền Hùng và có trách nhiệm tự hào, phát huy, giữ gìn truyền thống dân tộc “uống nước nhớ nguồn” qua lễ giỗ Tổ Hùng Vương. + Đọc trước Bài 8 – Thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ (SHS tr.36). - HS quan sát thông tin, lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới. - HS quan sát hình ảnh, lắng nghe. - HS thảo luận theo nhóm. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS thảo luận theo nhóm. - HS trả lời câu hỏi. - HS quan sát, lắng nghe. - HS quan sát, theo dõi, ghi nhớ. - HS thảo luận nhóm. - HS trả lời. - HS quan sát, lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS thảo luận theo nhóm. - HS quan sát hình ảnh, video. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát, lắng nghe, - HS thảo luận theo nhóm. - HS quan sát video. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS thảo luận theo nhóm. - HS quan sát hình ảnh. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS làm việc theo cặp và làm bài vào vở. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS làm việc theo nhóm. - HS quan sát, lắng nghe. - HS trả lời. - HS quan sát, lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_dia_li_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_hoc.docx