Giáo án Lịch sử & Địa lí 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 10: Một số nét văn hoá ở vùng đồng bằng Bắc Bộ (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Mô tả được một số nét văn hoá của dân tộc ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ

- Rèn luyện kĩ năng tìm tòi khám phá thông qua việc mô tả một số nét văn hoá của dân tộc ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.

- Biết tự chủ thực hiện sử dụng một số phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.

- Thực hiện tốt và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của môn Lịch sử và địa lí.

- Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm và thực hành.

- Biết trân trọng giá trị văn hoá truyền thống, có ý thức bảo vệ và phát huy những giá trị của văn hoá dân tộc

- Có tinh thần chăm chỉ, ham học hỏi trong tìm hiểu về Lịch sử và Địa lí.

- Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể.

+ Tích hợp giáo dục địa phương: HS mô tả được Cổng làng, Đình làng, Giếng mắt ngọc tại địa phương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy: tranh ảnh về vùng đồng bằng Bắc bộ( cổng làng, đình làng, giếng làng, nhà ở)

 

docx 3 trang Khánh Đăng 28/12/2023 4580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử & Địa lí 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 10: Một số nét văn hoá ở vùng đồng bằng Bắc Bộ (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử & Địa lí 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 10: Một số nét văn hoá ở vùng đồng bằng Bắc Bộ (Tiết 1)

Giáo án Lịch sử & Địa lí 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 10: Một số nét văn hoá ở vùng đồng bằng Bắc Bộ (Tiết 1)
Bài 10: MỘT SỐ NÉT VĂN HOÁ Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
(Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Mô tả được một số nét văn hoá của dân tộc ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ 
- Rèn luyện kĩ năng tìm tòi khám phá thông qua việc mô tả một số nét văn hoá của dân tộc ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Biết tự chủ thực hiện sử dụng một số phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.
- Thực hiện tốt và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của môn Lịch sử và địa lí.
- Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm và thực hành.
- Biết trân trọng giá trị văn hoá truyền thống, có ý thức bảo vệ và phát huy những giá trị của văn hoá dân tộc
- Có tinh thần chăm chỉ, ham học hỏi trong tìm hiểu về Lịch sử và Địa lí.
- Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể.
+ Tích hợp giáo dục địa phương: HS mô tả được Cổng làng, Đình làng, Giếng mắt ngọc tại địa phương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy: tranh ảnh về vùng đồng bằng Bắc bộ( cổng làng, đình làng, giếng làng, nhà ở)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Thông qua khởi động, giáo viên dẫn dắt bài mới hấp dẫn để thu hút học sinh tập trung.
- Cách tiến hành:
+Hát và vận động: Quê hương tươi đẹp
? Bài hát cho ta thấy quê hương Việt Nam ta có gì đẹp?
+ GV giới thiệu bức tranh trong sách giáo khoa: Đay là hình ảnh ở đâu?
Các em hãy quan sát tiếp bức tranh, hãy nêu những nét nổi bật về văn hoá ở vùng Đồng bằng Bắc bộ?( cây đa, cổng làng, dòng sông, đồng lúa, đình, đền, chùa, lẽ hội....)
- Hình trên giúp em biết điều gì về văn hoá của người dân vùng Đồng bằng Bắc bộ?
- GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới.
Con người VN ta trải qua hàng ngàn năm lịch sử, cuộc sống người dân quê vùng Đồng bằng Bắc bộ có những nét văn hoá riêng , rất đặc trưng. Hôm nay cô cùng các em tìm hiểu về làng quê truyền thống và nhà ở của người dân nơi đây qua Bài10: Một số nét văn hoá ở vùng Đb Bắc bộ( tiết 1) SGK/46
2. Khám phá:
- Mục tiêu: 
+ Mô tả được một số nét văn hoá của dân tộc ở vùng Đồng bằng Bắc bộ( đình làng, cổng làng, giếng nước)
+ Rèn luyện kĩ năng tìm tòi khám phá thông qua việc mô tả một số nét văn hoá của dân tộc ở vùng Đồng bằng Bắc bộ.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về làng quê truyền thống.
- GV yêu cầu HS kết hợp đọc thông tin, quan sát hình 2 và hình 3 trang 46 và trả lời các câu hỏi:
+ Nêu nội dung từng hình2,3,4 .
+ Mô tả một số nét văn hoá nổi bật của làng quê truyền thống vùng Đb BB
- Hs làm việc nhóm 4- 3 phút
- GV mời đại diện các nhóm trình bày qua trò chơi: Hộp quà bí ẩn
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Hải Phòng nơi chúng ta đang ở cũng thuộc ĐbBB, Vậy ở quê hương Hoàng Động có những nét văn hoá đặc trưng này ko?
-GV trình chiếu hình ảnh địa phương- HS mô tả, giới thiệu
*Liên hệ GD: an toàn khi vui chơi bên giếng nước- Bảo tồn văn hoá dân tộc.
- GV kết luận: Các nét văn hoá ở vùng ĐB Bắc Bộ rất đặc trưng, gần gũi với chúng ta. Đó là vẻ đẹp truyền thống từ bao đời nay. Người dân nơi đây luôn gìn giữ, lưu truyền và phát triển từ đời này sang đời khác 
Chuyển: Người dân vùng Đb BB từ xua đến nay thường sinh sống và làm việc ở những ngôi nhà ntn? Cta cùng tìm hiểu phần 2.
* Tìm hiểu về nhà ở.
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin và quan sát các hình 5 và hình 6 và thảo luận ( làm việc nhóm 2) trả lời các câu hỏi:
+ Mô tả nét chính về nhà ở truyền thống..
+ Cho biết điểm khác nhau giữa nhà hiện nay với nhà ở truyền thống ?
- GV nhận xét và tuyên dương.
- GV cho HS quan sát hình ảnh nhà ở một số bạn trong lớp và thực hiện yêu cầu:
+ Em hãy mô tả nhà em đang ở.
- GV nhận xét và cung cấp thêm thông tin: Do những đặc điểm về địa lý khí hậu, kiến trúc xây dựng nhà ở, cách sắp xếp bài trí không gian sống trong ngôi nhà nông thôn Bắc bộ có những nét độc đáo. Ngôi nhà không chỉ là nơi che nắng mưa mà còn là mái ấm giữ gìn văn hoá truyền thống, nét đẹp của gia đình, nơi nuôi dữơng tâm hồn Việt
4. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. 
- Cách tiến hành:
- GV mời HS tham gia: Xem Clip du lịch qua màn ảnh mở mang kiến thức về nét văn hoá của người dân ĐBBB.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà: sưu tầm tìm hiểu về lễ hội ở Vùng ĐBBB.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_dia_li_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai.docx