Giáo án Lịch sử & Địa lí 4 (Kết nối tri thức) - Bài 1, 2
Bài 1: LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Kể tên được một số phương tiện hỗ trợ học tập môn Lịch sử và địa lí: bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, hiện vật, nguồn tư liệu,.
Sử dụng được một số phương tiện vào học tập môn Lịch sử và Địa lí.
* Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, Năng lực tự chủ và tự học, NL Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, ham tìm tòi, học hỏi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, ti vi, phiếu bài 1.
- HS: SGK, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử & Địa lí 4 (Kết nối tri thức) - Bài 1, 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử & Địa lí 4 (Kết nối tri thức) - Bài 1, 2
LỊCH SỬ & ĐỊA LÝ-KẾT NỐI TRI THỨC Lịch sử và địa lí Bài 1: LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Kể tên được một số phương tiện hỗ trợ học tập môn Lịch sử và địa lí: bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, hiện vật, nguồn tư liệu,... Sử dụng được một số phương tiện vào học tập môn Lịch sử và Địa lí. * Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, Năng lực tự chủ và tự học, NL Giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Phẩm chất: Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, ham tìm tòi, học hỏi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, ti vi, phiếu bài 1. - HS: SGK, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GV trình chiếu cho HS quan sát hình SHS tr.6 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Hai bạn trong hình đang trao đổi về nội dung gì? + Hãy kể tên một số phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí mà em biết. - GV mời 1 – 2 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS: (+ Hai bạn trong hình đang trao đổi về các phương tiện để học tập môn Lịch sử và Địa lí hiệu quả. + Một số phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí là: bản đồ, lược đồ; bảng số liệu, trục thời gian; hiện vật, tranh ảnh,...) - HS quan sát - HS nêu - HS nêu - HS nhận xét - HS lắng nghe - GV giới thiệu- ghi bài - HS ghi tên bài 2. Hình thành kiến thức: Hoạt động 1: Tìm hiểu về bản đồ, lược đồ - GV sử dụng phương pháp đàm thoại, diễn giải cho HS biết các khái niệm bản đồ và lược đồ. - GV kết luận: Bản đồ, lược đồ là phương tiện học tập quan trọng và không thể thiếu trong học tập môn Lịch sử và Địa lí. - GV chia HS thành 4 nhóm (2 nhóm thảo luận chung một nhiệm vụ. + Nhóm 1 + 2: Quan sát hình 1, hãy: ● Đọc tên bản đồ và cho biết bảng chú giải thể hiện những đối tượng nào. ● Chỉ một nơi có độ cao trên 1 500m trên bản đồ. + Nhóm 3 + 4: Quan sát hình 2, hãy: ● Đọc tên lược đồ và cho biết bảng chú giải thể hiện những đối tượng nào. ● Chỉ hướng tiến quân của quận Hai Bà Trưng trên lược đồ. - GV mời đại diện 4 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Hình 1: Bản đồ địa hình phần đất liền Việt Nam. ● Bảng chú giải thể hiện: phân tầng độ cao địa hình; sông, hồ, đảo, quần đảo và tên địa danh hành chính ● Nơi có độ cao trên 1500 m: dãy núi Hoàng Liên Sơn. + Hình 2: Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40. ● Bảng chú giải thể hiện: địa điểm đóng quân của Hai Bà Trưng và bản doanh của quân Hán; hướng tiến quân của Hai Bà Trưng và các địa danh hành chính ● Hướng tiến quân của Hai Bà Trưng: ✔ Từ Hát Môn tiến về Mê Linh theo hướng: Đông Bắc. ✔ Từ Mê Linh tiến về Cổ Loa theo hướng: Đông Nam. ✔ Từ Cổ Loa tiến về Luy Lâu theo hướng: Đông Nam - GV mở rộng kiến thức và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu các bước sử dụng bản đồ, lược đồ? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Các bước để sử dụng bản đồ, lược đồ: + Bước 1: Đọc tên bản đồ, lược đồ để biết phương tiện thể hiện nội dung gì. + Bước 2: Xem chú giải để biết kí hiệu của các đối tượng lịch sử hoặc địa lí. + Bước 3: Tìm đối tượng lịch sử hoặc địa lí dựa vào kí hiệu. - HS thực hiện - Đại diện các nhóm trình bày - HS lắng nghe - HS trả lời - HS lắng nghe 3. Vận dụng, trải nghiệm: - GV yêu cầu HS nêu bản đồ là gì? Lược đồ là gì? - HS thực hiện - Nhận xét giờ học IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): Lịch sử và địa lí Bài 1: LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Kể tên được một số phương tiện hỗ trợ học tập môn Lịch sử và địa lí: bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, hiện vật, nguồn tư liệu,... Sử dụng được một số phương tiện vào học tập môn Lịch sử và Địa lí. * Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, Năng lực tự chủ và tự học, NL Giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Phẩm chất: Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, ham tìm tòi, học hỏi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, ti vi, phiếu bài 1. - HS: SGK, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GV tổ chức cho HS hát và vận động tại chỗ. - GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS: - HS hát và vận động tại chỗ. - GV giới thiệu- ghi bài - HS ghi tên bài 2. Hình thành kiến thức: Hoạt động 2: Tìm hiểu về bảng số liệu, biểu đồ, trục thời gian Nhiệm vụ 1: Bảng số liệu - GV giới thiệu kiến thức: Bảng số liệu là: + Phương tiện học tập thường gặp trong môn Lịch sử và Địa lí. + Tập hợp các số liệu về các đối tượng được sắp xếp một cách khoa học. - GV hướng dẫn HS đọc thông tin SGK và diễn giải cho HS các bước sử dụng bảng số liệu. - GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức, trả lời câu hỏi: Nêu các bước sử dụng bảng số liệu? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Bước 1: Đọc tên bảng số liệu. + Bước 2: Đọc nội dung các cột, hàng của bảng số liệu để biết sự sắp xếp thông tin của các đối tượng. + Bước 3: Tìm các số liệu trong bảng theo yêu cầu. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, hướng dẫn HS quan sát Bảng, kết hợp đọc thông tin mục 2 SHS tr.9 và trả lời câu hỏi: Đọc bảng diện tích và số dân của một số tỉnh, thành phố nước ta năm 2020. - HS lắng nghe - HS nhắc lại - HS trả lời - GV mời đại diện 1 – 2 HS lên trình bày trước lớp về bảng diện tích và số dân của một tỉnh, thành phố nước ta năm 2020. Các HS khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Thành phố Hà Nội có diện tích 3 359km2, số dân 8 247 nghìn người. + Đà Nẵng có diện tích 1 285km2, số dân 1 170 nghìn người. + Lâm Đồng có diện tích 9 783km2, số dân 1 310 nghìn người. + Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 2 061km2, số dân 9 228 nghìn người. + Cần Thơ có diện tích 1 439km2, số dân 1 241 nghìn người. Nhiệm vụ 2: Biểu đồ - GV giới thiệu kiến thức: Biểu đồ là: + Hình vẽ thể hiện trực quan số liệu. + Thường được sử dụng nhiều trong các nội dung về địa lí. - GV hướng dẫn HS đọc thông tin SGK và diễn giải các bước đọc biểu đồ. - GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức, trả lời câu hỏi: Nêu các bước sử dụng biểu đồ? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Bước 1: Đọc tên biểu đồ. + Bước 2: Đọc nội dung các cột, hàng của biểu đồ để biết sự sắp xếp thông tin của các đối tượng. + Bước 3: Tìm các số liệu trong biểu đồ theo yêu cầu. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, hướng dẫn HS quan sát hình 4, kết hợp đọc thông tin mục 2 SHS tr.9 và trả lời câu hỏi: Biểu đồ thể hiện nội dung gì. - GV mời đại diện 1 – 2 HS lên trình bày trước lớp về nội dung biểu đồ. Các HS khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá: + Biểu đồ thể hiện diện tích của một số tỉnh/thành phố nước ta năm 2020. - GV sử dụng phương pháp đàm thoại, giải thích cho HS biết: Biểu đồ là phương tiện trực quan, dựa vào đó mà người sử dụng có thể dễ dàng nhận thấy/so sánh các đối tượng cùng đơn vị với nhau. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, hướng dẫn HS quan sát hình 4, kết hợp đọc thông tin mục 2 SHS tr.9 và trả lời câu hỏi: Tỉnh hoặc thành phố có diện tích lớn nhất. - GV mời đại diện 1 – 2 HS lên trình bày trước lớp về tỉnh hoặc thành phố có diện tích lớn nhất. Các HS khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá: + Tỉnh Lâm Đồng có diện tích lớn nhất (9 783km2). - GV trình cho HS quan sát thêm một số dạng biểu đồ khác. Biểu đồ tròn Biểu đồ miền Biểu đồ đường Nhiệm vụ 3: Trục thời gian - GV giới thiệu kiến thức: Trục thời gian là một đường thẳng thể hiện chuỗi các sự kiện theo trình tự thời gian. - GV hướng dẫn HS đọc thông tin SGK và diễn giải các bước sử dụng phương tiện trục thời gian. - GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức, trả lời câu hỏi: Nêu các bước sử dụng phương tiện trục thời gian? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Bước 1: Đọc tên trục thời gian để biết các đối tượng được thể hiện. + Bước 2: Đọc nội dung các sự kiện trên trục thời gian để biết được sự sắp xếp thông tin về sự kiện được nói đến. + Bước 3: Tìm các mốc thời gian gắn liền sự kiện lịch sử được thể hiện trên trục thời gian. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, hướng dẫn HS quan sát hình 5, kết hợp đọc thông tin mục 2 SHS tr.10 và trả lời câu hỏi: Giới thiệu các mốc thời gian gắn liền với sự kiện lịch sử tương ứng của Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975. - GV mời đại diện 1 – 2 HS lên trình bày trước lớp về các mốc thời gian gắn liền với lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975. Các HS khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Năm 1945: Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập. + Năm 1954: Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi. + Năm 1975: Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi - HS thực hiện - HS đọc kiến thức - HS thực hiện - HS thực hiện - Đại diện các nhóm trình bày - HS lắng nghe - HS thực hiện - HS nêu lại - HS trả lời - Đại diện nhóm trả lời Hoạt động 3: Tìm hiểu về hiện vật, tranh ảnh Nhiệm vụ 1: Hiện vật lịch sử - GV giới thiệu kiến thức: Hiện vật lịch sử là: + Phương tiện được sử dụng thường xuyên trong quá trình dạy – học lịch sử. + Là những di tích, đồ vật,... trong quá khứ của con người còn lưu lại đến ngày nay. - GV trình cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về hiện vật lịch sử. Công cụ đồ đá Núi Đọ Thạp đồng Đào Thịnh Hoàng thành Thăng Long Thánh địa Mỹ Sơn - GV hướng dẫn HS đọc thông tin SGK và diễn giải các bước sử dụng phương tiện hiện vật. - GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức, trả lời câu hỏi: Nêu các bước sử dụng phương tiện hiện vật? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Bước 1: Đọc tên hiện vật. + Bước 2: Quan sát và mô tả đối tượng lịch sử được giới thiệu thông qua hiện vật. + Bước 3: Nhận xét về hiện vật lịch sử theo yêu cầu. - HS lắng nghe - HS nhắc lại - Đại diện nhóm trả lời 3. Luyện tập, thực hành: Bài 1: - GV giao nhiệm vụ cho HS * Nhiệm vụ 1: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện một số phương tiện học tập môn Lịch sử- Địa lí theo gợi ý trong SGK. - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi để hoàn thiện vào phiếu bài tập. - GV nhận xét * Nhiệm vụ 2: Tìm ví dụ trong SGK Lịch sử và Địa lí về các phương tiện học tập môn học bản đồ, lược đồ, bảng số liệu, tranh ảnh, trục thời gian,... (mỗi phương tiện lấy 2 ví dụ) - GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân - Gọi HS nêu ví dụ - Nhận xét - HS lắng nghe - HS thực hiện nhóm - HS thực hiện cá nhân - HS nêu 4. Vận dụng, trải nghiệm: - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi để thực hành sử dụng một phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí - HS thực hiện - Nhận xét giờ học IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): Lịch sử và địa lí (Tiết 1) Bài 2: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở ĐỊA PHƯƠNG EM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Xác định được vị trí địa lí của Phú Thọ trên bản đồ Việt Nam. - Mô tả được một số nét chính về tự nhiên của Phú Thọ có sử dụng lược đồ hoặc bản đồ. - Thể hiện được tình cảm với địa phương và sẵn sàng hành động bảo vệ môi trường xung quanh. * Năng lực chung: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ tự học * Phẩm chất: yêu nước, yêu thiên nhiên, chăm chỉ, ham học hỏi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, ti vi, Tài liệu giáo dục địa phương lớp 4, tài liệu về tự nhiên, hoạt động kinh tế của Phú Thọ, bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ Phú Thọ, tranh ảnh, video về Phú Thọ. - HS: SGK, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - Cho HS yêu cầu HS đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi? - Những câu thơ trên giúp em liên tưởng tới những cảnh đẹp nào ở địa phương? - GV nhận xét - HS đọc - HS lần lượt nêu - HS lắng nghe - GV giới thiệu vào bài- ghi bài - HS ghi tên bài 2. Hình thành kiến thức: 2.1. Tìm hiểu về vị trí, địa lí tỉnh Phú Thọ - GV yêu cầu học sinh quan sát hình 1 và thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn HS cách khai thác bản đồ - Xác định vị trí, địa lí địa phương em trên bản đồ hành chính Việt Nam? - Kể tên các tỉnh hoặc thành phố tiếp giáp? (Các thành phố tiếp giáp là: Phú Thọ về hướng bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình). - Kể tên biển hoặc quốc gia tiếp giáp (nếu có)? - Yêu cầu HS thực hiện cá nhân - GV gọi 1-2 HS trình bày - GV nhận xét, kết luận 2.2. Tìm hiểu về tự nhiên - GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu về 1 nội dung. + Nhóm 1: Đặc điểm địa hình. + Nhóm 2: Đặc điểm khí hậu. + Nhóm 3: Đặc điểm sông, hồ. - Yêu cầu HS dựa vào tài liệu giáo dục địa phương lớp 4, cùng hiểu biết và kiến thức của bản thân để thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát hình - HS thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện cá nhân - HS trình bày - HS lắng nghe - HS lắng nghe và thực hiện - HS thực hiện ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA PHÚ THỌ Yếu tố tự nhiên Đặc điểm Địa hình Khí hậu Sông Hồ - GV gọi đại diện nhóm chia sẻ - HS chia sẻ và góp ý - GV đánh giá, tuyên dương HS 4. Vận dụng, trải nghiệm: - Em hãy cho biết các thành phố tiếp giáp với địa phương em? Em hãy giới thiệu lại nét về vị trí, địa lí của địa phương em cho người bạn ở xa của em? - HS chia sẻ - Nhận xét giờ học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): ___________________________________ Lịch sử và địa lí (Tiết 2) Bài 2: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở ĐỊA PHƯƠNG EM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Mô tả được một số nét chính về tự nhiên của Phú Thọ có sử dụng lược đồ hoặc bản đồ. - Trình bày được một số hoạt động kinh tế ở Phú Thọ. - Thể hiện được tình cảm với địa phương và sẵn sàng hành động bảo vệ môi trường xung quanh. * Năng lực chung: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ tự học * Phẩm chất: yêu nước, yêu thiên nhiên, chăm chỉ, ham học hỏi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, ti vi, Tài liệu giáo dục địa phương lớp 4, tài liệu về tự nhiên, hoạt động kinh tế của Phú Thọ, bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ Phú Thọ, tranh ảnh, video về Phú Thọ. - HS: SGK, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - Tổ chức cho HS hát và vận động tại chỗ. - HS trả lời - GV giới thiệu- ghi bài 2. Hình thành kiến thức: 2.3. Tìm hiểu về kinh tế ở Phú Thọ - GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu về 1 hoạt động kinh tế ở địa phương + Nhóm 1: Nông nghiệp + Nhóm 2: Công nghiệp + Nhóm 3: Dịch vụ - Yêu cầu HS dựa vào tài liệu giáo dục địa phương lớp 4, cùng hiểu biết và kiến thức của bản thân để thực hiện nhiệm vụ - HS chia sẻ trước lớp ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ Ở PHÚ THỌ Hoạt động kinh tế Đặc điểm Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ - GV gọi đại diện nhóm chia sẻ - GV đánh giá, tuyên dương HS - GV đánh giá, tuyên dương HS 2.4. Tìm hiểu về bảo vệ môi trường - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân tìm hiểu về + Hiện trạng môi trường: Đất, nước, không khí,.. - Hành động bảo vệ môi trường của bản thân và gia đình. - GV gọi HS nêu - GV bổ sung thêm tư liệu và cung cấp thêm các thông tin khác. - HS thực hiện 3. Luyện tập, thực hành: Bài 1: - GV phát phiếu cho HS - Yêu cầu HS thực hiện cá nhân vào phiếu - HS làm việc cá nhân - GV quan sát, hỗ trợ HS - GV nhận xét - HS lắng nghe 4. Vận dụng, trải nghiệm. - GV tổ chức cho HS giới thiệu về một địa danh nổi tiếng ở địa phương em. - GV tuyên dương, khích lệ HS - HS thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_dia_li_4_ket_noi_tri_thuc_bai_1_2.doc