Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề 5: Khám phá bàn tay kỳ diệu
I.MỤC TIÊU
- HS nêu được cảm nhận về ý nghĩa của đôi bàn tay và cảm xúc khi nhận được yêu thương từ đôi bàn tay của người thân và mọi người xung quanh.
- HS cảm nhận được sự ấm áp từ đôi bàn tay yêu thương của bố mẹ, người than, thầy cô và bạn bè dành cho mình.
-Hs cảm nhận được yêu thương từ bàn tay thầy cô giáo từ đó hình thành văn hòa yêu thương, đồng cảm và chia sẻ.
II.CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
- SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm 1; tranh ảnh minh họa trong SGK
2.Học sinh
- SGK, vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 1
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề 5: Khám phá bàn tay kỳ diệu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề 5: Khám phá bàn tay kỳ diệu
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIÊM Chủ đề 5: KHÁM PHÁ BÀN TAY KỲ DIỆU (TIẾT 1) I.MỤC TIÊU - HS nêu được cảm nhận về ý nghĩa của đôi bàn tay và cảm xúc khi nhận được yêu thương từ đôi bàn tay của người thân và mọi người xung quanh. - HS cảm nhận được sự ấm áp từ đôi bàn tay yêu thương của bố mẹ, người than, thầy cô và bạn bè dành cho mình. -Hs cảm nhận được yêu thương từ bàn tay thầy cô giáo từ đó hình thành văn hòa yêu thương, đồng cảm và chia sẻ. II.CHUẨN BỊ 1.Giáo viên - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm 1; tranh ảnh minh họa trong SGK 2.Học sinh - SGK, vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 1 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định tổ chức(1’) - Lớp hát. 2.Kiểm tra bài cũ (3’) 3.Bài mới(26’): GV giới thiệu bài a)Hđ 1: Giới thiệu chủ đề *)Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được vai trò của đôi bàn tay mà chủ đề hướng tới. *)Phương pháp và hình thức: Trò chơi - GV yêu cầu HS hát bài :Năm ngón tay ngoan, GV trao đổi với HS nội dung bài. - GV nêu tên trò chơi “ Tay đẹp, tay xinh” và nêu luật trò chơi. - Khi GV nói: tay đâu tay đâu? - GV nói: tay ai viết đẹp? - GV lặp lại hai lần lệnh trên với các việc làm khác : vỗ về, an ủi, giúp đỡ - GV tự bổ sung những hành vi hay xảy ra ở lớp mình và có thê dừng lại để trao đổi với HS về hành vi mà GV cần uốn nắn - Sau mỗi lần HS giơ tay GV đếm khích lệ động viên HS có bàn tay ngoan và nhắn nhủ HS có bàn tay chưa ngoan. b) HĐ2: khám phá những việc làm yêu thương. *)Mục tiêu: HS cảm nhận được sự ấm áp từ đôi bàn tay yêu thương của bố mẹ, người than, thầy cô và bạn bè dành cho mình *)Phương pháp và hình thức: chia sẻ theo cặp đôi. - GV tổ chức cho HS chia sẻ theo cặp về cảm xúc của các bạn nhỏ trong tranh và của bản than khi: + Nhận được sự yêu thương chăm sóc của người thân( tranh 1-4 trang 44) + Thể hiện tình yêu thương với mọi người( tranh 1 và 2 trang 44) -GV cho hs chia sẻ, quan sát giúp đỡ HS khi cần. - GV mời một số HS chia sẻ trước lớp và trao đổi với HS về cảm xúc của người trao và người nhận yêu thương treo từng tình huống trong tranh -GV chốt về ý nghĩa của cảm xúc nhận và trao yêu thương,từ đó xuất hiện mong muốn làm nhiều việc yêu thương hơn nữa. c)Hđ3: Mang cho em sự ấm áp. *)Mục tiêu: HS cảm nhận được yêu thương từ bàn tay thầy cô giáo từ đó hình thành văn hòa yêu thương, đồng cảm và chia sẻ. *)Phương pháp và hình thức: nhóm - GV tổ chức hoạt động “ ấm áp bàn tay cô” bằng cách ôm ấp HS lớp mình cho các em cảm nhận sự ấm áp từ bàn tay cô. -GV mời HS lên đứng xung quanh mình ôm lấy các em thể hiện niềm vui và khen ngợi các em - GV cùng HS trao đổi về cảm xúc sau hoạt động này. GV nói cảm nhận của bản thân khi được ôm các em - GV nhận xét và tổng kết hoạt động - Hát cả lớp - Vừa hát vừa vận động - HS thực hiện trò chơi - HS trả lời: tay đây tay đây! - HS ai nhận mình viết đẹp thì giơ tay lên - HS nghe. - HS nghe. -HS thực hiện. Ví dụ: + Tranh 1: bạn Hải (tớ) rất vui khi được bố HD đi xe đạp +Tranh 2: các bạn nhỏ(tớ) rất hạnh phúc khi đã giúp đỡ các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. -HS chia sẻ trước lớp -HS nghe -HS thực hiện và cảm nhận -HS nói cảm nhận của mình khi được thầy/cô ôm 4. Củng cố (4’) - Em cảm thấy thế nào khi nhận được sự yêu thương của mọi người? -Nhận xét giờ học 5. Dặn dò (1’) -Chuẩn bị bài sau HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIÊM Chủ đề 5: KHÁM PHÁ BÀN TAY KỲ DIỆU (TIẾT 2) I.MỤC TIÊU - HS rèn luyện việc trao đổi yêu thương từ đôi bàn tay với mọi người xung quanh. - HS thực hành những hành vi yêu thương từ đôi bàn tay. - HS viết lại được những việc làm tốt từ đôi bàn tay. II.CHUẨN BỊ 1.Giáo viên - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm 1; tranh ảnh minh họa trong SGK 2.Học sinh - SGK, vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 1, tấm bìa, kéo III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định tổ chức(1’) - Lớp hát. 2.Kiểm tra bài cũ (3’) 3.Bài mới(26’): GV giới thiệu bài a)Hđ 1: Tìm vật theo tiếng vỗ tay *)Mục tiêu: Nhằm tạo hứng thú cho lớp học, thực hành với đôi bàn tay biết khích lệ. *)Phương pháp và hình thức: Trò chơi - GV tổ chức trò chơi:” Tìm vật theo tiếng vỗ tay” và phổ biến luật chơi: + Cả lớp cùng dung tiếng vỗ tay để giúp bạn tìm ra đồ vật cần thiết. Khi bạn đến gần chỗ đồ vật tiếng vỗ tay to dần, đến sát đồ vật vỗ tay thật to, bạn đi xa đồ vật tiếng vỗ tay nhỏ dần. + Cả lớp thống nhất đồ vật và nơi để đồ vật + Mời một bạn đứng ra cửa lớp chính là bạn đi tìm đồ vật. Bạn đó sẽ đi theo tiếng vỗ tay của các bạn. - GV tổ chức cho HS chơi - GV nhận xét chốt lại ý nghĩa của tiếng vỗ tay khích lệ bạn chơi, những điều kì diệu bàn tay có thể làm. b)Hđ 2: Thực hiện việc làm yêu thương *)Mục tiêu: giúp HS rèn luyện việc trao đổi yêu thương từ đôi bàn tay với mọi người xung quanh. *)Phương pháp và hình thức: đóng vai - GV chia lớp thành các nhóm 3 và giao nhiệm vụ nhóm. - GV HD hành vi mẫu trong một tình huống: +GV hỏi:đi thăm bạn ốm thì bàn tay em làm gì? - Tổ chức cho HS làm nhóm theo các tình huống trong SGK. - GV yêu cầu từng nhóm thực hiện tình huống sau đó đổi vai cho nhau: - GV sử dụng 1-2 tình huống để HS thực hiện các phương án khác nhau. - GV có thể mở rộng them các tình huống gắn với cuộc sống. - GV quan sát các nhóm ghi nhận việc làm của HS đặc biệt những phương án sang tạo. - GV trao đổi với HS về cảm xúc của mọi người khi trao và nhận những điều tốt đẹp từ đôi bàn tay. - GV nhắc HS hãy thực hành những điều tốt đẹp từ đôi bàn tay vào cuộc sống, nhận xét hoạt động, tuyên dương những trường hợp điển hình. c)Hđ 3: yêu thương từ bàn tay em. *)Mục tiêu: HS thực hành những hành vi yêu thương từ đôi bàn tay. *)Phương pháp và hình thức: theo nhóm. - GV yêu cầu HS nêu những việc đôi bàn tay mình làm được. Nêu thêm những việc đôi bàn tay mình có thể làm được. - GV hướng dẫn hành vi mẫu: Nói những việc làm yêu thương từ đôi bàn tay. - GV hỏi: Bàn tay em để làm gì? - GV giải thích một số từ để HS rõ từ đó gồm những hành vi nào. -GV tổ chức cho HS hoạt động: Thể hiện hành vi yêu thương -GV: Bàn tay, bàn tay - GV nói: Chào hỏi - GV nói: An ủi bạn. - GV nhắc HS một số việc làm chưa tốt của bàn tay: đẩy bạn, giật tóc bạn, ném đồdặn HS không nên làm những việc xấu, hãy làm những việc tốt từ đôi bàn tay mình. - GV nhận xét và nhắc nhở HS luôn thực hiện những việc tốt từ đôi bàn tay d)Hđ 4: Tạo bàn tay kì diệu *)Mục tiêu: HS viết lại được những việc làm tốt từ đôi bàn tay. *)Phương pháp và hình thức: cá nhân - Yêu cầu HS từ những tấm bìa hãy vẽ/xé/cắt thành các hình bàn tay của mình. Mỗi em có thể làm 2-3 bàn tay. - GV hướng dẫn HS viết/vẽ những việc làm tốt của mình vào các bàn tay ấy. Nhắc HS ghi tên của mình vào các bàn tay. - GV hỏi: Em đã làm được bao nhiêu việc tốt? - GV dặn HS nhớ vị trí treo bàn tay của mình và trong tuần các em hãy bổ sung những việc làm tốt của mình để buổi sau GV sẽ xem ai làm được nhiều việc tốt. - GV nhận xét, tổng kết. - HS nghe. - HS chơi theo hướng dẫn của GV - HS nghe. -HS chia nhóm . - Từng nhóm 3 thực hiện hành vi yêu thương phù hợp trong mỗi tình huống GV đưa ra. - HS có thể có các phương pháp khác nhau như: Đặt tay lên trán và hỏi: Bạn có mệt không?; cầm tay bạn, nhìn bạn và nói: Bạn cố gắng lên nhé! - HS thực hiện -Tình huống 1: Thưa cô, cô để em mang đỡ cho ạ! -Tình huống 2:Lớp bẩn quá, các bạn ơi nhặt rác nào. -Tình huống 3: Bàn tay vẫy em, em ơi ra đây chơi với chị. -Tình huống 4:Để tớ giúp bạn mang áo mưa nhé. - Tình huống 5: Bố ơi, để con xách dép cho bố. - Tình huống 6: Tớ ở nhà để xao bóp chân cho ông. -HS trả lời: bàn tay em để ôm bố, mẹ; bàn tay em giúp mẹ việc nhà; - HS thực hiện -HS: Bàn tay là để làm gì? -HS thể hiện giơ tay, bắt tay nhau. -HS: Bàn tay là để làm gì? - HS: vỗ về vai bạn. - HS nghe. -HS nghe -HS cắt bàn tay theo HD của GV -HS thực hiện. -HS thực hiện, và treo bàn tay mình làm lên “ Cây việc tốt” của lớp. -HS trả lời - HS nghe và thực hiện 4. Củng cố (4’) - Em cảm thấy thế nào khi thực hiện những việc tốt từ đôi bàn tay mình? -Nhận xét giờ học 5. Dặn dò (1’) -Chuẩn bị bài sau Chủđề 5: KHÁM PHÁ BÀN TAY KỲ DIỆU (TIẾT 3) I.MỤC TIÊU - HS tự tin giới thiệu món quà do tay mình làm ra và nói được lời chúc tặng cho người mà HS tặng nhân dịp nào đó. - HĐ này củng cố việc thực hiện nhiệm vụ 4 SGK mà HS làm tại nhà. - HS bước đầu biết tự đánh giá mứcđộ thường xuyện thực hiện hành vi yêu thương từ đôi bàn tay. II.CHUẨN BỊ 1.Giáoviên - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm 1; tranh ảnh minh họa trong SGK , thẻ màu. 2.Họcsinh - SGK, vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 1, tấm bìa, kéo III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định tổ chức(1’) - Lớp hát. 2.Kiểm tra bài cũ (3’) 3.Bài mới(26’): GV giới thiệu bài a)Hđ 1: Giới thiệu món quà tôi làm. *)Mục tiêu: HS tự tin giới thiệu món quà do tay mình làm ra và nói được lời chúc tặng cho người mà HS tặng nhân dịp nào đó. HĐ này củng cố việc thực hiện nhiệm vụ 4 SGK mà HS làm tại nhà. *)Phương pháp và hình thức: theo nhóm - GV yêu cầu Hs mở sách HĐTN - Y/C HS nêu những việc đôi bàn tay của mình làm được - GV chia lớp thành các nhóm 4- 5 HS - GV giải thích một số từ để HS rõ từ đó gồm những hành vi nào. ( An ủi thì hành vi thường là vỗ tay vào vai bạn; tay xoa xoa vào lưng bạn; tay mình nắm lấy tay bạn... đối với hành vi cụ thể thì không cần giải thích như quét nhà giúp mẹ) - GV yêu cầu HS để sản phẩm của mình trên bàn theo nhóm và tổ chức cho HS đi xem món quà của các bạn khác. - GV nhắc nhở HS về một số bàn tay đôi khi còn chưa làm việc tốt: đẩy bạn, giật tóc bạn,... và dăn HS không nên làm những việc xấu mà hãy làm những việc tốt với đôi bàn tay mình. - GV nhận xét HĐ và nhắc nhở HS luôn thực hiện những việc làm yêu thương từ đôi bàn tay của mình. b)Hđ 2: Nhìn lại tôi. *)Mục tiêu: HS bước đầu biết tự đánh giá mứcđộ thường xuyện thực hiện hành vi yêu thương từ đôi bàn tay. *)Phương pháp và hình thức: theo nhóm, cá nhân. - Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ 5 trong SGK HĐTN 1 trang 52. - GV đặt câu hỏi: Em đã làm được những việc yêu thương nào trong 3 việc trên? - GV phát thẻ ngôi sao và đăt câu hỏi theo gợi ý từ tranh để HS tự đánh giá: + Bạn nào luôn giúp đỡ mọi người? + Bạn nào luôn biết khích lệ , động viên mọi người? + Bạn nào thường xuyên thể hiện tình cảm với mọi người? - GV nhận xét tuyên dương thẻ màu xanh, nhắc nhở với thẻ màu vàng và hướng dẫn rèn luyện với HS thẻ màu đỏ. - Cả lớp hát - HS nghe. - HS mở sách trang 48-49 - HS lắng nghe yêu cầu - HS chia nhóm + Các cá nhân giới thiệu sản phẩm của mình trong nhóm, sau đó mỗi bạn chọn 1 sản phẩm mà mình thích nhất và giải thích lí do. + Yêu cầu cầu các bạn đứng dậy giới thiệu khi nói. - HS nghe. -HS thực hiện để sản phẩm của mình lên bàn và đi xem món quà của các bạn trong nhóm và khen món quà của các bạn. -HS lắng nghe - HS quan sát tranh trong SGK + Tranh 1: Giúp đỡ mọi người. + Tranh 2: Khích lệ động viên. + Tranh 3: Thể hiện tình cảm. - HS nêu các việc mình làm được. - HS giơ thẻ phù hợp với mức độ thể hiện của mình: + Màu xanh luôn luôn thực hiện. + Màu vàng thi thoảng thực hiện. + Màu đỏ chưa thực hiện. 4.Củngcố (4’) - Em cảm thấy thế nào khi thực hiện những việc tốt từ đôi bàn tay mình? -Nhận xét giờ học 5. Dặndò (1’) -Chuẩn bị bài sau HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIÊM Chủđề 5: KHÁM PHÁ BÀN TAY KỲ DIỆU (TIẾT 4) I.MỤC TIÊU - Giúp HS chú ý quan sát ghi nhận hành vi tốt từ đôi bàn tay của bạn, đưa ra lời khuyên để bạn làm tốt hơn. - HS tổng kết việc làm tốt từ đôi bàn tay, tạo động lực cho HS duy trì việc làm tốt. - Giúp HS bước đầu có ý thức rèn luyện tiếp theo về những mong đợi của bạn đối với đôi bàn tay mình. II.CHUẨN BỊ 1.Giáoviên - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm 1; tranh ảnh minh họa trong SGK 2.Họcsinh - SGK, vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 1, tấm bìa, kéo III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định tổ chức(1’) - Lớp hát. 2.Kiểm tra bài cũ (3’) 3.Bài mới(26’): GV giới thiệu bài a)Hđ 1: Thích gì, mong gì ở bạn *)Mục tiêu: Giúp HS chú ý quan sát ghi nhận hành vi tốt từ đôi bàn tay của bạn, đưa ra lời khuyên để bạn làm tốt hơn *)Phương pháp và hình thức: theo nhóm - GV giao nhiệm vụ nhóm 4 cho HS: Hãy nói một việc làm tốt của bạn mà em nhớ nhất? - GV quan sát các nhóm hoạt động để mỗi HS nhận được 3 biều bạn thích ở mình: Em đã làm những việc yêu thương nào trong ba việc trên. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận tiếp tục trong nhóm về điều mà nhóm mong bạn tiến bộ hơn. - GV ghi nhận các thẻ màu, hỗ trợ HS hoàn thiện những điều HS mong muốn điều chỉnh và tiến bộ hơn. b)HĐ2: Trồng “ Cây việc tốt” *)Mục tiêu: HS tổng kết việc làm tốt từ đôi bàn tay, tạo động lực cho HS duy trì việc làm tốt. *)Phương pháp và hình thức: cả lớp - GV yêu cầu HS đếm những việc làm tốt đã được viết trong những hình bàn tay yêu thương của mình. - GV yêu cầu HS tiếp tục trồng “ Cây việc tốt” - GV hỏi: Em đã làm được bao nhiêu việc tốt? Ai làm được sáu việc? Ai làm được tám việc? mười việc? - GV hướng dẫn thêm HS cách làm những việc tốt. - Yêu cầu HS treo các bàn tay lên “ Cây việc tốt” dặn HS tiếp tục làm việc tốt để cây trở nên xum xuê hơn. c) HĐ3:Tiếp tục làm việc tốt *) Mục tiêu:Giúp HS bước đầu có ý thức rèn luyện tiếp theo về những mong đợi của bạn đối với đôi bàn tay mình. *)Phương pháp và hình thức: theo nhóm - GV giao nhiệm vụ nhóm: Nhóm góp ý cho bạn về cách có thể làm việc tốt tiếp theo. - GV Yêu cầu HS thực hiện theo nhóm - GV mời 1 số học sinh chia sẻ về dự định của mình. - GV nhận xét và dặn HS thực hiện hành vi yêu thương mỗi ngày. Hãy tiếp tục làm việc tốt để viết vào bàn tay yêu thương để trao lên “ Cây làm việc tốt” . - HS thực hiện thảo luận theo nhóm ( Mình nhớ nhất hôm bạn xô mình ngã và bạn đỡ mình đứng dậy - HS nghe. - HS tiếp tục thảo luận ( Cả nhóm mong muốn đôi bàn tay của bạn thân thiện hơn, không đẩy bạn ngã nữa.) -HS lắng nghe - HS đếm - HS trồng cây việc tốt. - HS trả lời câu hỏi tùy việc mình đã làm được. - HS lắng nghe - HS trao các bàn tay lên và ghi nhớ lời gv dặn. - Từng HS nói lại với nhóm điều mà các bạn mong mình làm tốt hơn,chia sẻ với các bạn trong nhóm về việc mình làm đểbàn tay làm được nhiều việc tốt hơn nữa. Nhóm góp ý kiến cho các thành viên - HS chia sẻ - HS lắng nghe 4.Củngcố (4’) - Em cảm thấy thế nào khi thực hiện những việc tốt từ đôi bàn tay mình? -Nhận xét giờ học 5. Dặndò (1’) -Chuẩn bị bài sau
File đính kèm:
- giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_vo.docx