Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề 3: Nói lời yêu thương

Hoạt động của giáo viên

1. Khởi động.

- GV cho HS hát tập thể bài Tìm bạn thân.

2. Các hoạt động.

*Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề.

Mục tiêu: Hoạt động này giúp hs nhận diện được những lời nói yêu thương và ý nghĩa của lời nói yêu thương. Từ đó, tạo được sự hứng thú và huy động kinh nghiệm liên quan đến chủ đề.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu hoạt động nhóm 4 với nội dụng: Hãy nghĩ xem bạn bên cạnh mình có điểm gì để khen và nói với bạn điều đó theo vòng tròn 4 người.

- GV làm mẫu.

- GVgọi một số HS phát biểu xem bạn thích gì ở em.

- GV hỏi:

? Khi nhận được lời yêu thương, lời khen em thấy thế nào?

? Ai thích lời nói của bạn nào nhất ?

- Gv yêu cầu hs quan sát tranh chủ đề và mời hs trả lời câu hỏi :

? Các bạn nhỏ trong tranh làm gì và nói gì với cô giáo ?

? Gương mặt của cô giáo như thế nào ?

- Gv chốt lại: Trong tranh là khung cảnh Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11, các bạn nhỏ đến tặng hoa cô giáo và nói lời chức mừng, cảm ơn cô giáo. Cô giáo cảm thấy rất vui khi nhận những lời yêu thương từ các bạn HS. Chúng ta có muốn học cách nói lời yêu thương và đáp lại lời yêu thương không nào ? Vậy các em cùng cô học cách nói lời yêu thương và đáp lại lời yêu thương qua hoạt động 2.

*Hoạt động 2: Nói lời yêu thương khi nào?

Mục tiêu: Hoạt động này giúp Hs nói được lời yêu thương phù hợp với hoàn cảnh. Thông qua đó, củng cố kiến thức và kĩ năng được thực hiện trong nhiệm vụ 1 SGK Hoạt động trải nghiệm 1.

Cách tiến hành:

* Quan sát tranh và thảo luận:

- GV yêu cầu HS quan sát 5 bức tranh trong SGK trang 24 – 25 và thảo luận nhóm 4 theo nội dung sau:

+ Các bạn nhỏ trong tranh nói những lời yêu thương nào ?

+ Chúng ta nói lời yêu thương khi nào ?

- GV mời đại diện một số nhóm lên trình bày.

*Nói lời yêu thương trong các tình huống:

- Gv mời liên tiếp nhiều HS nói những nói yêu thương khác nhau cho mỗi tình huống ở mỗi tranh.

- GV làm mẫu tranh 1.

- GV khuyến khích động viênHS.

- GV trao đổi với cả lớp:

? Nếu nhận được những lời yêu thương : khen, động viên, an ủi em cảm thấy thế nào ?

3.Tổng kết.

- GV nhận xét, động viên HS.

- GV kết luận :

+ Ai cũng rất thích được nghe lời yêu thương, khi nhận được lời nói yêu thương chúng ta sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc.

+ Chúng ta hãy nói lời yêu thương khi : Muốn an ủi, động viên, khuyến khích người khác; trong dịp lễ tết, sinh nhật và trong những tình huống giao tiếp hằng ngày.

- Dặn HS về nhà nói những lời yêu thương với ông bà, bố mẹ, người thân trong gia đình.

 

docx 14 trang trithuc 17/08/2022 7980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề 3: Nói lời yêu thương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề 3: Nói lời yêu thương

Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề 3: Nói lời yêu thương
Tiết hoạt động trải nghiệm sáng tạo:
CHỦ ĐỀ 3 : NÓI LỜI YÊU THƯƠNG ( Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
 - Giúp học sinh nhận điện được những lời nói yêu thương và ý nghĩa của lời nói yêu thương.
 - Giúp học sinh thực hiện được lời nói yêu thương phù hợp với lứa tuổi, hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp khác nhau.
II. Chuẩn bị :
Giáo viên: Sách giáo khoa hoạt động trải nghiệm.
Học sinh : SGK Hoạt động trải nghiệm 1, bài tập Hoạt động trải nghiệm 1.
III. Các bước tiến hành hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- GV cho HS hát tập thể bài Tìm bạn thân.
2. Các hoạt động.
*Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề.
Mục tiêu: Hoạt động này giúp hs nhận diện được những lời nói yêu thương và ý nghĩa của lời nói yêu thương. Từ đó, tạo được sự hứng thú và huy động kinh nghiệm liên quan đến chủ đề.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu hoạt động nhóm 4 với nội dụng: Hãy nghĩ xem bạn bên cạnh mình có điểm gì để khen và nói với bạn điều đó theo vòng tròn 4 người.
- GV làm mẫu.
- GVgọi một số HS phát biểu xem bạn thích gì ở em.
- GV hỏi:
? Khi nhận được lời yêu thương, lời khen em thấy thế nào?
? Ai thích lời nói của bạn nào nhất ?
- Gv yêu cầu hs quan sát tranh chủ đề và mời hs trả lời câu hỏi :
? Các bạn nhỏ trong tranh làm gì và nói gì với cô giáo ?
? Gương mặt của cô giáo như thế nào ?
- Gv chốt lại: Trong tranh là khung cảnh Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11, các bạn nhỏ đến tặng hoa cô giáo và nói lời chức mừng, cảm ơn cô giáo. Cô giáo cảm thấy rất vui khi nhận những lời yêu thương từ các bạn HS. Chúng ta có muốn học cách nói lời yêu thương và đáp lại lời yêu thương không nào ? Vậy các em cùng cô học cách nói lời yêu thương và đáp lại lời yêu thương qua hoạt động 2.
*Hoạt động 2: Nói lời yêu thương khi nào?
Mục tiêu: Hoạt động này giúp Hs nói được lời yêu thương phù hợp với hoàn cảnh. Thông qua đó, củng cố kiến thức và kĩ năng được thực hiện trong nhiệm vụ 1 SGK Hoạt động trải nghiệm 1.
Cách tiến hành:
* Quan sát tranh và thảo luận:
- GV yêu cầu HS quan sát 5 bức tranh trong SGK trang 24 – 25 và thảo luận nhóm 4 theo nội dung sau:
+ Các bạn nhỏ trong tranh nói những lời yêu thương nào ?
+ Chúng ta nói lời yêu thương khi nào ?
- GV mời đại diện một số nhóm lên trình bày.
*Nói lời yêu thương trong các tình huống:
- Gv mời liên tiếp nhiều HS nói những nói yêu thương khác nhau cho mỗi tình huống ở mỗi tranh.
- GV làm mẫu tranh 1.
- GV khuyến khích động viênHS.
- GV trao đổi với cả lớp: 
? Nếu nhận được những lời yêu thương : khen, động viên, an ủiem cảm thấy thế nào ?
3.Tổng kết.
- GV nhận xét, động viên HS.
- GV kết luận :
+ Ai cũng rất thích được nghe lời yêu thương, khi nhận được lời nói yêu thương chúng ta sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc.
+ Chúng ta hãy nói lời yêu thương khi : Muốn an ủi, động viên, khuyến khích người khác; trong dịp lễ tết, sinh nhật và trong những tình huống giao tiếp hằng ngày.
- Dặn HS về nhà nói những lời yêu thương với ông bà, bố mẹ, người thân trong gia đình.
- HS hát tập thể.
- HS hoạt động nhóm 4 thực hiện nhiệm vụ.
- Ví dụ: Tớ thích mái tóc dài của bạn, Bạn hát rất hay, bạn vẽ rất đẹp
- Bạn thích em chăm học, bạn thích em đi học đúng giờ
- Em thấy rất vui.
- HS trả lời.
- Các bạn nhỏ trong tranh đang tặng hoa cho cô giáo và nói lời chúc mừng cô.
- Cô giáo rất vui.
- HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm 4.
- Các bạn nhỏ trong tranh nói những lời yêu thương:
+ Tranh 1: Em chúc cô thành công ạ
+ Tranh 2: Tớ thích bức tranh này.
+ Tranh 3: Con chúc bố mạnh khỏe ạ.
+ Tranh 4: Mẹ ơi con yêu mẹ !
+ Tranh 5: Bà ơi bà có mệt lắm không ạ?
- Nói lời yêu thương khi nào:
+ Nói lời yêu thương vào dịp lễ dịp tết, sinh nhật.( tranh 1,tranh 3)
+ Nói lời yêu thương khi mình có cảm xúc với ai trong sinh hoạt hằng ngày (tranh 4)
+ Nói lời yêu thương khi muốn an ủi động viên, khích lệ ai đó.( tranh 2, tranh 5)
- Tranh 1 : Con chúc cô vui vẻ ạ!, con cảm ơn có ạ !
- Tranh 2:Bạn vẽ đẹp quá.
- Tranh 3: Con chúc bố sinh nhật vui vẻ ạ!
- Tranh 4: Con yêu mẹ nhiều lắm ạ!
- Tranh 5: Bà ơi bà nhanh khỏi bệnh nhé!
- Em cảm thấy rất vui, cảm động , hạnh phúc.
CHỦ ĐỀ 3 : NÓI LỜI YÊU THƯƠNG ( Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
 - Giúp học sinh rèn luyện nói lời chúc, lời biết ơn, lời khen với mọi người.
 - Giúp học sinh rèn luyện nói lời thăm hỏi động viên, an ủi với mọi người trong các tình huống khác nhau.
II. Chuẩn bị :
Giáo viên: Sách giáo khoa hoạt động trải nghiệm.
Học sinh : SGK Hoạt động trải nghiệm 1, bài tập Hoạt động trải nghiệm 1.
III. Các bước tiến hành hoạt động :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- GV cho HS hát tập thể bài Chúc tết ông bà.
? Bạn nhỏ trong bài hát chúc Tết ông bà, bố mẹ như thế nào ?
? Các em trong những dịp Tết, sinh nhất các em chúc ông bà, bố mẹ, bạn bè như thế nào ?
 2. Các hoạt động:
*Hoạt động 3: Nói lời chúc, lời biết ơn, lời khen.
Mục tiêu: Hoạt động này giúp hs rèn luyện nói lời chúc, lời biết ơn , lời khen với mọi người. Thông qua hoạt động này, Gv củng cố kiến thức, kĩ năng được thực hiện ở nhiệm vụ 2 SGK Hoạt động trải nghiệm.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu cả lớp mở SGK trang 26 - 27
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu tình huống trong mỗi tranh. 
- Yêu cầu HS thực hành theo nhóm đôi nói lời yêu thương theo các tình huống trong tranh 1, 2, 3, 6.
- GV thực hiện nói mẫu.
- GV gọi HS thực hành nói trước lớp.
- GV nhận xét hoạt động, lưu ý HS về thái độ khi nói lời yêu thương.
- GV cho HS đọc đoạn sau để ghi nhớ cách thể hiện thái độ:
 Để nói lời yêu thương,
 Em hãy nở nụ cười,
 Ánh mắt nhìn thân thiện,
 Với giọng nói nhẹ nhàng.
- Gv tổ chức trò chơi “ Ai khen nhanh và thân thiện”
+ Gv phổ biến cách chơi: Gv mời một bạn đứng ở trước lớp, Gv cho hs quan sát bạn và nghĩ về một điều muốn khen bạn.
+ Gv gọi khoảng 5 bạn nói những lời khen khác nhau dành cho bạn.
- Gv chốt lại: Các em hãy quan sát những điều tốt đẹp ở bạn và dành cho bạn những lời yêu thương.
- Gv nhận xét, tổng kết hoạt động.
*Hoạt động 4: Nói lời hỏi thăm, động viên, an ủi.
Mục tiêu: Hoạt động này giúp hs rèn luyện nói lời hỏi thăn, động viên, an ủi với mọi người trong các tình huống khác nhau. Thông qua hoạt động này, Gv củng cố việc thực hiện nhiệm vụ 2 SGK Hoạt động trải nghiệm 1.
Cách tiến hành:
- Gv hỏi :
+ Hôm nay, Minh cảm thấy thế nào?
+ Hoa có thích hoạt động vừa rồi của lớp chúng mình không?
+ Vì sao hôm nay bạn Lan tươi cười thế nhỉ ?
+ Khi được cô hỏi thăm em cảm thấy như thế nào?
- Gv yêu cầu hs quan sát tranh 4, 5, 7 trong SGK trang 27 và thực hành nói những lời hỏi thăm, động viên, an ủi phù hợp với mỗi tranh theo cặp.
- Gv gọi một vài cặp thực hành trước lớp.
+ Mọi người cảm thấy như thế nào khi nhận được lời nói yêu thương của em ?
- Gv nêu thêm một số tình huống để hs thực hành hỏi thăm, động viên, an ủi.
+ Hỏi thăm khi bà bị ốm.
+ Nói lời an ủi bạn khi bạn bị trêu chọc.
+ Nói lời động viên khi mẹ buồn.
- Gv gọi hs thực hành trước lớp các tình huống bổ sung.
3. Tổng kết.
- Gv tổng kết hoạt động.
- Dặn hs thường xuyên nói những lời hỏi thăm, khen ngợi, động viên, an ủi mọi người trong cuộc sống.
- Cả lớp hát.
- Chúc ông bà sống lâu, chúc bố mẹ mạnh khỏe.
- Tranh 1 : Mừng thọ ông bà.
- Tranh 2 : Thấy bạn gọn gàng, xinh xắn.
- Tranh 3 : Thể hiện lòng biết ơn.
- Tranh 4: Cổ vũ bạn.
- Tranh 5: Mẹ đi xa về.
- Tranh 6: Thấy tranh vẽ của em đẹp.
- Tranh 7: Thấy bạn buồn.
- Lời chúc, biết ơn:
+ Tranh 1 : Cháu chúc ông bà sống lâu 
+ Tranh 3 : Chúng em cảm ơn cô ạ!
- Lời khen:
+ Tranh 2 : Bạn tết tóc xinh quá !
+ Tranh 6 : Tranh của em đẹp quá!
- HS đọc đồng thanh.
- HS tham gia trò chơi.
- Bạn có mái tóc rất đẹp
- Bạn có chiếc váy thật xinh.
- Hs trả lời.
- Em cảm thấy rất vui.
- Hs làm việc theo cặp.
- Lời động viên, hỏi thăm, an ủi,.
+ Tranh 4 : Các bạn cố lên nhé!
+ Tranh 5 :Mẹ ơi, con nhớ mẹ.
+ Tranh 7: Bạn ơi, đừng buồn nữa nhé!
- Mọi người rất vui, hành phúc, cảm động.
- Bà ơi bà có mệt không.
- Bạn ơi đừng buồn nữa, ra đây chơi cùng mình đi.
- Mẹ ơi, mẹ đừng buồn nữa ạ!
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ 3: NÓI LỜI YÊU THƯƠNG (tiết 3)
Mục tiêu: 
Nói, đáp lời yêu thương trong một số tình huống khác nhau.
Thể hiện sự vui vẻ, thân thiện khi đáp lời yêu thương.
Chuẩn bị đồ dùng:
Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm
Máy tính, màn hình tivi
Dụng cụ để HS đóng vai.
Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động:
GV hướng dẫn HS tham gia khởi động
GV: “Miệng đâu, miệng đâu?”
GV “Miệng nói lời yêu thương!”
GV “Miệng nói lời yêu thương với..”
Bây giờ chúng ta sẽ thử nhé!
+ Miệng đâu là miệng đâu?
+ Miệng nói lời yêu thương!
 + Miệng nói lời yêu thương với bố của mình!
Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu nhé!
+ Miệng đâu là miệng đâu?
+ Miệng nói lời yêu thương!
+ Miệng nói lời yêu thương với ông của mình?
+? Con đã nói lời yêu thương này với ông khi nào?
Gv nhận xét
+ Miệng đâu là miệng đâu?
+ Miệng nói lời yêu thương!
+ Miệng nói lời yêu thương với bạn ngồi bên cạnh mình
Ồ! Mái tóc của bạn Khải Vy rất đẹp, cô mời con đứng lên cho các bạn cùng chiêm ngưỡng nào?
Cô cảm ơn các con.
+ Miệng đâu là miệng đâu?
+ Miệng nói lời yêu thương!
+ Miệng nói lời yêu thương với mẹ
+? Con nói lời yêu thương với mẹ khi nào?
Nhận xét
? Vậy các con đã nhận được lời yêu thương nào từ mẹ của mình?
Nhận xét, tuyên dương
GV chốt.
Bài mới: 
Giới thiệu bài: Chủ đề 3, Nói lời yêu thương tiết 3. (GV ghi bảng)
Nội dung 1:
a. Tranh 1
- Gv đưa tranh 1 và hỏi:
- Bạn đã nói lời yêu thương gì?
- Bạn đã nói gì khi nhận được lời yêu thương?
? Giờ cô muốn hỏi các con, con sẽ nói gì khi nhận được lời yêu thương?
- Bạn có chiếc áo đẹp quá!
- Bạn có bím tóc xinh quá!
- Hôm nay bạn rất xinh!
- Nhận xét, tuyên dương
b. Tranh 2. 
- Các con sẽ thảo luận nhóm đôi về nội dung: Các bạn nói gì khi nhận được lời yêu thương? Sau đó các con sẽ lên chia sẻ trước lớp. Thời gian thảo luận 2 phút.
- Mời các bạn lên chia sẻ!
 - Khen các nhóm
 - Bạn đã nói gì khi nhận được lời yêu thương?
 - Các nhóm khác nhận xét?
 - Nhận xét, tuyên dương
 - Liên hệ: Gọi HS chia sẻ: Đã được nhận lời yêu thương và đã đáp lời yêu thương như thế nào?	
- Gv chốt: Khi nhận được lời yêu thương thì các con cần đáp lại lời yêu thương đó.
 2. Nội dung 2:
 - Gv đưa 2 tình huống, gọi HS nêu:
Hướng dẫn HS đóng vai
+ Nhóm 1,2 thảo luận sắm vai về nội dung tình huống 1.
 + Nhóm 3,4 thảo luận sắm vai về nội dung tình huống 2. Thời gian thảo luận 4 phút, sau đó các nhóm lên chia sẻ trước lớp.
Mời các nhóm lên chia sẻ tình huống 1
Khen ngợi.
? Bạn nhỏ đã nhận được gì?
Bạn nhỏ đã nói gì?
Con có ý kiến nhận xét gì?
Con thấy các bạn đã biết cách đáp lời yêu thương chưa?
Con có đồng ý với cách đáp lời yêu thương của bạn không?
Mời các nhóm lên chia sẻ tình huống 2
Cô mời các nhóm còn lại cho ý kiến nào?
Ngoài cách đáp lời yêu thương của nhóm bạn, thì các con còn có cách đáp nào khác?
Gv chốt
* Liên hệ: Các nhóm chúng ta tiếp tục thảo luận để dựng lại 1 tình huống mà các con đã được nhận và đáp lời yêu thương. Thời gian 2p
 - Các nhóm lên dựng lại tình huống, chia sẻ trước lớp.
 - Nhận xét, khen ngợi
 3. Nội dung 3:
 - Qua phần chia sẻ, dựng lại tình huống về nhận và đáp lời yêu thương của nội dung 2. Bạn đã thể hiện thái độ như thế nào khi nhận lời yêu thương?
? Vậy khi nhận lời nói yêu thương, các con nên thể hiện thái độ như thế nào?
Vừa rồi các con đã biết nói và đáp lời yêu thương trong một số tình huống khác nhau và đã biết cách thể hiện thái độ vui vẻ, thân thiện khi nhận và đáp lời yêu thương. Cô mong rằng sau Hoạt động trải nghiệm ngày hôm nay các con sẽ luôn biết nói và đáp lời yêu thương với thái độ thân thiện và vui vẻ với mợi người.
Quan sát, lắng nghe
“Miệng đây, miệng đây!”
“Miệng nói lời yêu thương với ai?”
+ Miệng đây là miệng đây!
+ Miệng nói lời yêu thương với ai?
+ HS giơ tay
+ Miệng đây là miệng đây!
+ Miệng nói lời yêu thương với ai?
+ HS nói
+ HS trả lời
+ Miệng đây là miệng đây!
+ Miệng nói lời yêu thương với ai?
+ HS nói
HS đứng lên.
+ Miệng đây là miệng đây!
+ Miệng nói lời yêu thương với ai?
+ HS nói
+ HS trả lời
3 – 4 HS chia sẻ
Lắng nghe
Lắng nghe
HS quan sát và trả lời:
2 HS trả lời
2 HS trả lời
3 - 4 HS trả lời
HS thảo luận nhóm đôi
HS thảo luận cặp đôi
Các nhóm lên chia sẻ
Bạn nói Em cảm ơn chị ạ!
Con đồng ý với nhóm bạn.
3 – 4 HS chia sẻ
Lắng nghe
2 HS đọc: Em nói lời gì trong các tình huống sau: 
TH 1 Em nhận được lời chúc mừng sinh nhật. 
TH 2 Em được cô giáo khen.
HS về nhóm thảo luận
+ 2 nhóm thể hiện tình huống 1
Bạn nhỏ được nhận quà và được nhận lời chúc mừng sinh nhật của bố mẹ.
Bạn nhỏ được nhận quà và được nhận lời chúc mừng sinh nhật của cô giáo và các bạn.
Bạn đã nói Con cảm ơn bố, mẹ và anh đã dành những lời chúc tốt đẹp dành cho con. Con rất vui ạ!
Bạn đã nói Con cảm ơn cô và các bạn, con rất xúc động ạ!
Đồng ý.
Rồi ạ!
Có ạ!
+ 2 nhóm thể hiện tình huống 2
HS nêu
2 – 3 HS nêu
Các nhóm thảo luận và dựng lại tình huống
Thái độ vui vẻ
Thái độ vui vẻ
Thân thiện
Lắng nghe và thực hiện theo
KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN HĐTN - LỚP 1
Chủ đề 3: NÓI LỜI YÊU THƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh rèn luyện cách nói lời yêu thương khi trao tặng thiệp với thái độ phù hợp.
- Học sinh biết tặng thiệp và nói lời yêu thương với người thân.
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
- GV+HS: Thiệp chúc mừng
III. CÁC PP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
- PP hỏi đáp
- PP thảo luận
- PP sắm vai
IV.CÁC HĐ HỌC TẬP
NỘI DUNG
HĐ CỦA HỌC SINH
1. HĐ khởi động
Bài hát: Bông hồng tặng cô.
2. HĐ khám phá:
1. Nhiệm vụ 4
* GV tổ chức cho cả lớp quan sát tranh trang 31/ SGK cho HS thực hành nói lời yêu thương khi tặng thiệp theo nhóm bàn.
- GV gọi 1 số nhóm lên trình bày
- HS nhận xét, GV chốt.
* GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi HS Mang tấm thiệp đã chuẩn bị để trên bàn và nói cho các bạn nghe muốn tặng ai tấm thiệp và hãy suy nghĩ về lời nói yêu thương khi tặng tấm thiệp đó?
- Gọi 1,2 nhóm đại điện trình bày
- HS nhận xét
- GV nhận xét
- GV gọi 1,2 nhóm lên sắm vai
+ 1 HS là người tặng
+ 1 HS là người nhận
- HS nhận xét
- GV chỉnh sửa lời nói và hành động cho HS khi sắm vai
* Lưu ý: + Người tặng thiệp: Tấm thiệp nho nhỏ, hay tay nâng niu, miệng em mỉm cười, nói lời yêu thương, trao cho người nhận.
 + Người nhận thiệp: Khi em nhận tấm thiệp, hãy nhìn mắt người trao, vui vẻ và đáp lại, bằng một lời cảm ơn.
- GV nhận xét, tổng kết hoạt động.
* Lưu ý: GV dặn HS sau khi kết thúc trải nghiệm hoạt động này hãy nói lời chúc hoặc lời yêu thương và tặng thiệp này cho người mà các em yêu mến, quan sát và ghi lại cảm xúc của người được nhận thiệp.
2. Nhiệm vụ 5:
- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân
- GV phát cho HS các thẻ ngôi sao màu xanh, vàng, đỏ.
+ Yêu cầu: Sau khi nghe câu hỏi của cô, nếu em thực hiện tốt thì giơ ngôi sao màu xanh, thực hiện được nhưng chưa tốt giơ ngôi sao màu vàng còn chưa thực hiện được giơ ngôi sao màu đỏ.
- GV lần lượt đặt các câu hỏi cho HS tự đánh giá theo tranh ở SGK trang 32.
+ Biết nói lời an ủi động viên người khác. Ví dụ: Bạn ngã có đau không?
+ Biết nói lời khen ngợi khi người khác làm được điều gì đó? Ví dụ: Bạn vẽ tranh đẹp quá!
+ Thường xuyên nói lời chúc mừng vào dịp lễ, tết, sinh nhật dành cho người khác. Ví dụ: Con chúc mừng sinh nhật mẹ.
* Lưu ý GV có thể chụp ảnh sau mỗi lần HS giơ thẻ hoặc ghi chép nhanh những trường hợp đặc biệt để có kế hoạch điều chỉnh, hỗ trợ giúp HS tiếp tực rèn luyện.
- GV khích lệ, động viên, tôn trọng ý kiến của HS trong hoạt động tự đánh giá.
- Hát cả lớp
- Vừa hát vừa vận động
- Thảo luận ND bài hát vào bài mới
- HS thực hành theo nhóm bàn
- 1 số nhóm lên trình bày
- Lắng nghe
- 2 bạn cùng bàn thảo luận về tấm thiệp đã chuẩn bị.
- Đại diện các nhóm trình bày
- HS nhận xét
- Lắng nghe
- 2 nhóm lên sắm vai
- HS nhận xét hành động và lời nói của bạn
- HS lắng nghe 
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS làm việc cá nhân
- Mỗi HS nhận 3 ngôi sao 3 màu
- HS lắng nghe và nhắc lại yêu cầu
- HS lắng nghe GV nói để giơ ngôi sao cho phù hợp .
- HS lắng nghe

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_vo.docx