Giáo án Địa lí 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 3: Tỉ lệ bản đồ. Tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Trình bày được khái niệm đơn giản về tỉ lệ bản đồ, ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ.

- Phân biệt được số tỉ lệ và thước tỉ lệ.

- Tính được tỉ lệ trên bản đồ và trên thực tế.

2. Năng lực

*Năng lực chung

- Năng lực tự học, tự chủ;

- Năng lực giải quyết vấn đề;

- Năng lực sáng tạo;

- Năng lực giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ.

*Năng lực đặc thù

- Tính khoảng cách thực tế giữa hai điểm dựa vào tỉ lệ bản đồ.

3. Phẩm chất

- Yêu gia đình, quê hương, đất nước.

- Thực hiện nghĩa vụ đạo đức, tôn trọng, chấp hành pháp luật, kỉ luật

- Có trách nhiệm với bản thân, cộng động, đất nước, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Máy tính, máy chiếu.

- Bản đồ giáo khoa treo tường có cả tỉ lệ số và tỉ lệ thước

- Bản đồ hành 1 trong SGK

- Tập bản đồ địa lí lớp 6.

 

docx 6 trang Khánh Đăng 26/12/2023 2920
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 3: Tỉ lệ bản đồ. Tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 3: Tỉ lệ bản đồ. Tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ

Giáo án Địa lí 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 3: Tỉ lệ bản đồ. Tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ
BÀI 3. TỈ LỆ BẢN ĐỒ.
TÍNH KHOẢNG CÁCH THỰC TẾ DỰA VÀO TỈ LỆ BẢN ĐỒ
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm đơn giản về tỉ lệ bản đồ, ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ.
- Phân biệt được số tỉ lệ và thước tỉ lệ.
- Tính được tỉ lệ trên bản đồ và trên thực tế.
2. Năng lực
*Năng lực chung
- Năng lực tự học, tự chủ;
- Năng lực giải quyết vấn đề;
- Năng lực sáng tạo; 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ.
*Năng lực đặc thù
- Tính khoảng cách thực tế giữa hai điểm dựa vào tỉ lệ bản đồ. 
3. Phẩm chất
- Yêu gia đình, quê hương, đất nước.
- Thực hiện nghĩa vụ đạo đức, tôn trọng, chấp hành pháp luật, kỉ luật
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng động, đất nước, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu.
- Bản đồ giáo khoa treo tường có cả tỉ lệ số và tỉ lệ thước 
- Bản đồ hành 1 trong SGK 
- Tập bản đồ địa lí lớp 6.
2. Học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
- Tập bản đồ địa lí lớp 6.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1. Xác định nhiệm vụ học tập
* Mục tiêu
- Gợi mở những kiến thức ban đầu về tỉ lệ bản đồ và cách tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ; huy động kĩ năng quan sát, giúp học sinh kết nối kiến thức đã có với kiến thức của bài học mới.
* Nội dung hoạt động
- HS dựa vào kiến thức và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
* Tổ chức hoạt động
Hoạt động cá nhân/tổ chức chơi trò chơi
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt tình huống cho HS: Bạn An sống tại TP. HCM, mùa hè này bạn An ra Hà Nội thăm ông bà. Bạn An băn khoăn với bạn Nam: Không biết TP. HCM cách thủ đô Hà Nội bao nhiêu km nhỉ?
- Bạn Nam trả lời: Bạn đưa bản đồ đây mình tính cho.
Một lúc sau bạn Nam tính được khoảng cách từ TP. HCM đến Hà Nội là 1800km. Bạn An trầm trồ: Làm thế nào mà bạn tính được vậy?
Vậy, theo em, tại sao dựa vào bản đồ lại tính được khoảng cách từ TP. HCM đến Hà Nội hay khoảng cách của bất kì địa điểm nào trên bản đồ?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chú ý lắng nghe, giơ tay trả lời câu hỏi nhanh
- GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ thực hiện nhiệm vụ của HS.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
- HS trao đổi và trả lời nhanh câu hỏi trò chơi.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới.
* Sản phẩm hoạt động
- HS trả lời các câu hỏi theo sự hiểu biết của bản thân.
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về khái niệm, các dạng và ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ
* Mục tiêu
- Hiểu và trình bày được tỉ lệ bản đồ: khái niệm, các dạng tỉ lệ lệ và ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ.
* Nội dung hoạt động
- HS khai thác thông tin mục 1 SGK, thực hiện yêu cầu của GV.
* Tổ chức hoạt động
Hoạt động thảo luận nhóm
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
*Yêu cầu HS khai thác thông tin mục 1 và hình dưới đây, thực hiện nhiệm vụ sau:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận trong thời gian 3 phút, hoàn thành nội dung sau đây: Mô tả những nội dung được thể hiện trong mỗi bản đồ; 1cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu cm trên thực tế?
+ Nhóm 1,2. Hình 1.a.
+ Nhóm 3,4. Hình 1.b.
Hình 1.a
Hình 1.b
Hình 1. Bản đồ một khu vực của thành phố Đà Nẵng (Việt Nam)
Hoạt động cả lớp
- Bản đồ nào thể hiện dược nhiều nội dung hơn? Vì sao? Bản đồ nào trong hai bản đồ trên có tỉ lệ lớn hơn (dựa và phép so sánh hai phân số có cùng tử số)?
- Tỉ lệ bản đồ cho người sử dụng bản đồ biết điều gì?
- Tỉ lệ bản đồ thể hiện ở những dạng nào? Phân biệt giữa tỉ lệ thước và tỉ lệ số. 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm tìm và ghi chép những nội dung phù hợp với nhiệm vụ được phân công.
- GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ nhóm gặp khó khăn.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
- Hết thời gian, các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm.
- Nhóm khác quan sát, nhận xét, bổ sung.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét trình bày của HS, cung cấp thêm thông tin và chốt kiến thức.
* Sản phẩm hoạt động
2. Tỉ lệ bản đồ 
- Tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ giữa các đối tượng trên bản đồ so với thực tế là bao nhiêu.
- Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở 2 dạng:
+ Tỉ lệ số: là một phân số luôn có tử là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.
+ Tỉ lệ thước: được vẽ dưới dạng thước đo tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực tế.
- Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ độ dài giữa các đối tượng trên bản đồ so với thực tế là bao nhiêu.
Hoạt động 2.2. Hướng dẫn HS đo tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ
* Mục tiêu
- Biết cách đo tính khoảng cách trên thực tế dựa vào tỉ lệ trên bản đồ.
- Tìm hiểu về ứng dụng của tỉ lệ bản đồ trong cuộc sống.
* Nội dung hoạt động
- HS khai thác thông tin mục 2 SGK, thực hiện yêu cầu của GV.
* Tổ chức hoạt động
Hoạt động thảo luận cá nhân/cặp, bàn
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS cùng đọc thông tin trong SGK sau đó trao đổi với nhau cách đo tính khoảng cách trên thực địa dựa vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số trên bản đồ qua bài tập sau: 
Bài tập nhỏ:
1. Trên bản đồ hành chính có tỉ lệ 1:6 000 000, khoảng cách giữa Thủ đô Hà Nội tới TP. Vinh (tỉnh Nghệ An) là 5 cm. Vậy trên thực tế hai địa điểm đó cách nhau bao xa?
(Tính khoảng cách Hà Nội đến thành phố Hải Phòng, GV cho HS về nhà làm)
2. Hai địa điểm có khoảng cách thực tế là 25 km, trên bản đồ tỉ lệ 1:500 000 khoảng cách giữa hai địa điểm đó là bao nhiêu?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS khai thác thông tin và dựa vào hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi;
- GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
- HS trình bày trước lớp kết quả làm việc cá nhân.
- HS khác theo dõi bạn trình bày, nhận xét, bổ sung, đánh giá.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét trình bày của HS, cung cấp thêm thông tin và chốt kiến thức.
* Sản phẩm hoạt động
2. Tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ
- Muốn biết khoảng cách thực tế của hai địa điểm, ta dùng thước đo khoảng cách hai địa điểm ấy trên bản đồ rồi dựa vào tỉ lệ bản đồ để tính.
- Bài tập:
+ Khoảng cách giữa Thủ đô Hà Nội tới TP. Vinh (tỉnh Nghệ An) là:
5 cm x 60 km = 300 km.
+ Hai địa điểm có khoảng cách thực tế là 25 km, trên bản đồ tỉ lệ 1:500 000 khoảng cách giữa hai địa điểm đó là 
25 km : 5 km = 5 cm.
3. Hoạt động 3. Luyện tập
*Mục tiêu
- Củng cố, khắc sâu nội dung kiến thức bài học; hệ thống lại nội dung kiến thức vừa tìm hiểu về tỉ lệ bản đồ và tính khoảng cách trên bản đồ.
*Nội dung hoạt động
- Vận dụng kiến thức bài học và hiểu biết cá nhân để trình bày được những nội dung kiến thức vừa tìm hiểu về tỉ lệ bản đồ và tính khoảng cách trên bản đồ.
*Tổ chức hoạt động
Hoạt động cá nhân, cặp/bàn
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
*HS lên bảng tổng kết nội dung bài học.
Tổ chức trò chơi “VƯỢT QUA THỬ THÁCH”
- GV Chia lớp thành 6 nhóm (2 nhóm cùng 1 thử thách), nhóm nào vượt qua thử thách trong 2 phút sẽ giành chiến thắng.
Thử thách 1: Trong thực tế, khoảng cách đường biển từ TP. Đà Nẵng đến đảo Tri Tôn (QĐ. Hoàng Sa) là 315 km. Vậy độ dài tính bằng cm giữa hai địa điểm trên trong một bản đồ Việt Nam có tỉ lệ 1: 3.000.000 là bao nhiêu?
Thử thách 2: Khoảng cách từ TP. Lạng Sơn về thủ đô Hà Nội đo được 5,5cm trên một bản đồ Việt Nam có tỉ lệ 1: 3.000.000. Vậy ngoài thực địa, khoảng cách đó là bao nhiêu?
Thử thách 3: Khoảng cách từ thủ đô Hà Nội đến TP. Hải Phòng là 105 km. Trên một bản đồ Việt Nam người ta đo được khoảng cách ấy là 15 cm. Vậy bản đồ đó có tỉ lệ bao nhiêu?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS khai thác thông tin và dựa vào hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi;
- GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
- HS tham gia trò chơi trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV thông qua trình bày của HS rút ra nhận xét, khen ngợi và rút kinh nghiệm những hoạt động rèn luyện kĩ năng của cả lớp.
* Sản phẩm hoạt động
- HS trả lời câu hỏi.
1. Khoảng cách đường biển từ TP. Đà Nẵng đến đảo Tri Tôn (QĐ Hoàng Sa):
Đổi: 315km = 31.500.000cm.
Độ dài đo được từ Đà Nẵng đến đảo Tri Tôn (QĐ.Hoàng Sa) trên bản đồ tỉ lệ 1:3.000.000 là: 31.500.000 : 3.000.000 = 10,5 (cm).
Vậy, độ dài đo được là 10,5 cm
2. Khoảng cách thực tế từ Lạng Sơn về Hà Nội là:
5,5 x 3.000.000 = 16.500.000 (cm) = 165 (km).
	Vậy, khoảng cách thực tế từ TP. Lạng Sơn đến thủ đô Hà Nội là 165km.
3. Tính tỉ lệ bản đồ:	
Đổi: 105 km = 10.500.000cm. Ta có:
10.500.000 : 15 = 700.000.
Vậy, bản đồ đó có tỉ lệ là: 1 : 700.000
4. Hoạt động 4. Vận dụng
*Mục tiêu
- HS vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.
*Nội dung hoạt động
	- Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bài tập 1,2 SGK trang 107, phần luyện tập và vận dụng.
*Tổ chức hoạt động
HS thực hiện ở nhà
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS về nhà làm bài tập 1,2 SGK trang 107, phần luyện tập và vận dụng.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hỏi và đáp ngắn gọn những vấn đế cần tham khảo.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
- GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét về các phương án lí giải của HS đưa ra, hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu, giờ sau trả lời (báo cáo).
* Sản phẩm hoạt động
- HS về nhà làm bài tập 1,2 SGK trang 107, phần luyện tập và vận dụng.
Câu 1. Đo và tính khoảng cách theo đường chim bay từ: 
- Chợ Bến Thành đến khách sạn Sài Gòn Price: 7 cm x 100 m = 700 m. 
- Để tính chiều dài đường Lê Thánh Tôn từ ngã ba Phạm Hồng Thái đến ngã tư giao với đường Hai Bà Trưng: để tính khoảng cách này, GV hướng dẫn HS tính qua hai đoạn ngắn, sau đó cộng lại, cụ thể là: 
+ Khoảng cách từ ngã ba Phạm Hồng Thái đến ngã tư Lê Thánh Tôn - Nguyễn Trung Trực: 5,5 cm x 100 m = 550 m. 
+ Khoảng cách từ ngã tư Lê Thánh Tôn - Nguyễn Trung Trực đến ngã tư Lê Thánh Tôn - Hai Bà Trưng: 6,7 cm x 100 m = 670 m. 
=> Chiều dài đường Lê Thánh Tôn từ ngã ba Phạm Hồng Thái đến ngã tư giao với đường Hai Bà Trưng là: 550 m + 670 m = 1 220 m. 
Câu 2. Giữa hai bản đồ tự nhiên Việt Nam có tỉ lệ 1:10 000 000 và 1:15 000 000, bản đồ tỉ lệ 1:10 000 000 có tỉ lệ lớn hơn và thể hiện được nhiều đối tượng địa lí hơn. 
------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_3_ti_le.docx