Giáo án Địa lí 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Bản đồ. Một số lưới kinh, vĩ tuyến. Phương hướng trên bản đồ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Hiểu được khái niệm bản đồ, các yếu tố cơ bản của bản đồ.

- Nhận biết được một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới.

- Nêu được sự cần thiết của bản đồ trong học tập và đời sống.

2. Năng lực

*Năng lực chung

- Năng lực tự học, tự chủ;

- Năng lực giải quyết vấn đề;

- Năng lực sáng tạo;

- Năng lực giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ.

*Năng lực đặc thù

- Xác định phương hướng trên bản đồ.

- So sánh sự khác nhau giữa các lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới.

3. Phẩm chất

- Yêu gia đình, quê hương, đất nước.

- Thực hiện nghĩa vụ đạo đức, tôn trọng, chấp hành pháp luật, kỉ luật

- Có trách nhiệm với bản thân, cộng động, đất nước, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

 

docx 7 trang Khánh Đăng 26/12/2023 3720
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Bản đồ. Một số lưới kinh, vĩ tuyến. Phương hướng trên bản đồ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Bản đồ. Một số lưới kinh, vĩ tuyến. Phương hướng trên bản đồ

Giáo án Địa lí 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Bản đồ. Một số lưới kinh, vĩ tuyến. Phương hướng trên bản đồ
BÀI 2. BẢN ĐỒ. MỘT SỐ LƯỚI KINH, VĨ TUYẾN. 
PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hiểu được khái niệm bản đồ, các yếu tố cơ bản của bản đồ. 
- Nhận biết được một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới. 
- Nêu được sự cần thiết của bản đồ trong học tập và đời sống. 
2. Năng lực
*Năng lực chung
- Năng lực tự học, tự chủ;
- Năng lực giải quyết vấn đề;
- Năng lực sáng tạo; 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ.
*Năng lực đặc thù
- Xác định phương hướng trên bản đồ. 
- So sánh sự khác nhau giữa các lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới. 
3. Phẩm chất
- Yêu gia đình, quê hương, đất nước.
- Thực hiện nghĩa vụ đạo đức, tôn trọng, chấp hành pháp luật, kỉ luật
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng động, đất nước, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
	- Máy tính, máy chiếu.
- Quả Địa Cầu 
- Một số bản đồ giáo khoa treo tường thế giới được xây dựng theo một số phép chiếu khác nhau 
- Phóng to hình 1 trong SGK 
- Các bức ảnh vệ tinh, ảnh máy bay của một vùng đất nào đó để so sánh với bản đồ 
- Tập bản đồ địa lí lớp 6.
2. Học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
- Tập bản đồ địa lí lớp 6.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1. Xác định nhiệm vụ học tập
* Mục tiêu
- Gợi mở những kiến thức ban đầu về bản đồ, lợi ích của bản đồ; huy động kĩ năng quan sát, giúp học sinh kết nối kiến thức đã có với kiến thức của bài học mới.
* Nội dung hoạt động
- HS dựa vào kiến thức và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi tình huống.
* Tổ chức hoạt động
Hoạt động cá nhân/tổ chức chơi trò chơi
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
 - GV nêu ra tình huống thực tế có vấn đề: Một nhóm bạn học sinh nước ngoài đến Việt Nam du lịch, họ muốn tự khám phá vậy giải pháp nào để họ làm chủ được chuyến du lịch mà không bị lạc đường???
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chú ý lắng nghe, giơ tay trả lời câu hỏi nhanh
- GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ thực hiện nhiệm vụ của HS.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
- HS trao đổi và trả lời nhanh câu hỏi trò chơi.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới.
* Sản phẩm hoạt động
- HS trả lời các câu hỏi theo sự hiểu biết của bản thân.
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về khái niệm bản đồ là gì?
* Mục tiêu
- Trình bày được khái niệm đơn giản về bản đồ và xác định được vai trò của bản đồ trong hoạt động đời sống.
* Nội dung hoạt động
- HS khai thác thông tin mục 1 SGK, thực hiện yêu cầu của GV.
* Tổ chức hoạt động
Hoạt động thảo luận cá nhân/cặp, bàn
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
*Yêu cầu HS khai thác thông tin mục 1 SGK, thực hiện nhiệm vụ sau:
- Bản đồ là gì? Bản đồ có vai trò như thế nào trong đời sống và học tập? Cho ví dụ chứng minh.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS khai thác thông tin và dựa vào hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi;
- GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
- HS trình bày trước lớp kết quả làm việc cá nhân.
- HS khác theo dõi bạn trình bày, nhận xét, bổ sung, đánh giá.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét trình bày của HS, cung cấp thêm thông tin và chốt kiến thức.
* Sản phẩm hoạt động
1. Khái niệm bản đồ
- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng.
- Bản đồ có vai trò quan trọng trong học tập và đời sống.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới 
* Mục tiêu
- Trình bày được đặc điểm một số lưới kinh vĩ tuyến trên bản đồ thế giới.
* Nội dung hoạt động
- HS khai thác thông tin mục 2; H.1 SGK và Tập bản đồ địa lí lớp 6, thực hiện yêu cầu của GV.
* Tổ chức hoạt động
Hoạt động thảo luận nhóm
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
*HS khai thác thông tin mục 2; H.1 SGK và Tập bản đồ địa lí lớp 6, thực hiện nhiệm vụ sau:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận trong thời gian 3 phút, hoàn thành nhiệm vụ học tập sau: Mô tả đặc điểm hình dạng lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới trong hình 1.
+ Nhóm 1,3. Hình 1.a
+ Nhóm 2,4. Hình 1.b
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm tìm và ghi chép những nội dung phù hợp với nhiệm vụ được phân công.
- GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ nhóm gặp khó khăn.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
- Hết thời gian, các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm.
- Nhóm khác quan sát, nhận xét, bổ sung.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét trình bày của HS, cung cấp thêm thông tin và chốt kiến thức.
Hình 1.a:
- Lưới kinh, vĩ tuyến của phép chiếu hình nón.
- Kinh tuyến: đường cong chụm lại tại cực.
- Vĩ tuyến : vòng tròn đồng tâm ở cực.
Hình 1.b:
- Lưới kinh, vĩ tuyến của phép chiếu hình trụ.
- Kinh tuyến và vĩ tuyến: đường thẳng song song và vuông góc với nhau.
* Sản phẩm hoạt động
2. Một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới
- Muốn vẽ bản đồ, người ta phải chuyển bề mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng thông qua các phép chiếu.
- Các phép chiếu sẽ cho ra các lưới kinh, vĩ tuyến khác nhau.
Hoạt động 2.3. Hướng dẫn học sinh xác định phương hướng trên bản đồ
* Mục tiêu
- Trình bày và xác định được các quy ước xác định phương hướng trên bản đồ.
* Nội dung hoạt động
- HS khai thác thông tin mục 3; H.2. SGK và Tập bản đồ địa lí lớp 6, thực hiện yêu cầu của GV.
* Tổ chức hoạt động
Hoạt động thảo luận cá nhân/cặp, bàn
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
*HS khai thác thông tin mục 3; H.2 SGK và Hình dưới đây, thực hiện nhiệm vụ sau:
- Xác định các đường kinh tuyến, vĩ tuyến. 
Bắc
- Phía trên, phía dưới của kinh tuyến; đầu bên trái và đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng gì?
Đông
Nam
Tây
- Với bản đồ có hệ thống kinh, vĩ tuyến là những đường cong và bản đồ không thể hiện các đường kinh, vĩ tuyến thì phương hướng ở đây được xác định như thế nào? Nếu trên bản đồ, lược đồ chỉ thể hiện một hướng thì các hướng khác xác định như thế nào?
Bài tập nhỏ:
*Dựa vào thông tin trong bài và quan sát hình bên, em hãy xác định vị trí trên hình vẽ của:
+ thư viện;
+ siêu thị;
+ trường học;
+ công viên;
+ nhà bạn Lâm.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS khai thác thông tin và dựa vào hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi;
- GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
- HS trình bày trước lớp kết quả làm việc cá nhân.
- HS khác theo dõi bạn trình bày, nhận xét, bổ sung, đánh giá.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét trình bày của HS, cung cấp thêm thông tin và chốt kiến thức.
* Sản phẩm hoạt động
3. Phương hướng trên bản đồ
- Muốn xác định phương hướng trên bản đồ, ta dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến:
+ Chính giữa bản đồ là trung tâm.
+ Vĩ tuyến: đầu bên phải chỉ hướng đông, dầu bên trái chỉ hướng tây.
+ Kinh tuyến : đầu phía trên chỉ hướng bắc, đầu phía dưới chỉ hướng nam.
- Những bản đồ không có hệ thống kinh, vĩ tuyến: dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc trên bản đồ để xác định hướng bắc, sau đó tìm các hướng còn lại.
3. Hoạt động 3. Luyện tập
*Mục tiêu
- Củng cố, khắc sâu nội dung kiến thức bài học; hệ thống lại nội dung kiến thức vừa tìm hiểu về bản đồ, lưới kinh, vĩ tuyến và phương hướng trên bản đồ.
*Nội dung hoạt động
- Vận dụng kiến thức bài học và hiểu biết cá nhân để trình bày được những nội dung kiến thức vừa tìm hiểu về bản đồ, lưới kinh, vĩ tuyến và phương hướng trên bản đồ.
*Tổ chức hoạt động
Hoạt động cá nhân, cặp/bàn
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
*HS lên bảng tổng kết nội dung bài học.
- HS làm hai bài tập sau đây:
 Bài tập 1. GV chiếu bản đồ lên và cho học sinh trả lời nhanh các câu hỏi:
1. Nhà ăn nằm ở phía nào của đường số 1?
2. Đường nào chạy theo hướng đông - tây ?
 3. Công viên nằm ở phía nào của hồ?
4. Cắm trại ở phía nào của hồ? 
5. Nhà của ai ở phía đông của đường số 1.
6. Phía nào của hồ có một lá cờ trên đó?
7. Xe ô tô đi theo hướng nào?
8. Đường nào chạy theo hướng bắc - nam?
 Bài tập 2. Lựa chọn các ô bên phải sao cho đúng với ô bên trái:
1. Bản đồ
a. vĩ tuyến là những đường thẳng song song
b. mô hình thu nhỏ của Trái Đất.
2. Lưới kinh, ví tuyến của phép chiếu hình nón.
c. các kinh tuyến vuông góc với các vĩ tuyến.
d. trên đố các đối tượng địa lí được thẻ hiện bằng kí hiệu
3. Quả địa cầu
e. kinh tuyến là những đường thẳng tụ lại ở cực.
f. trên bề mặt có vẽ các kinh tuyến và vĩ tuyến.
g. kinh tuyến là những đường thẳng song song.
4 Lưới kinh, ví tuyến của phép chiếu hình trụ.
h. hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
i. vĩ tuyến là những cung tròn.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS khai thác thông tin và dựa vào hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi;
- GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
- HS trình bày trước lớp kết quả làm việc cá nhân.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV thông qua trình bày của HS rút ra nhận xét, khen ngợi và rút kinh nghiệm những hoạt động rèn luyện kĩ năng của cả lớp.
* Sản phẩm hoạt động
- HS trả lời câu hỏi.
4. Hoạt động 4. Vận dụng
*Mục tiêu
- HS vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.
*Nội dung hoạt động
	- Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV.
*Tổ chức hoạt động
HS thực hiện ở nhà
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
- GV đưa câu hỏi về nhà: HS sưu tầm một bản đồ và giới thiệu với các bạn về tấm bản đồ đó với các yều cầu: Đó là bản đồ gì (tên bản đồ)? Bản đồ đó có hệ thống kinh, vĩ tuyến không? Nội dung bản đồ? Tấm bản đồ có ý nghĩa gì?,... 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hỏi và đáp ngắn gọn những vấn đế cần tham khảo.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
- GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét về các phương án lí giải của HS đưa ra, hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu, giờ sau trả lời (báo cáo).
* Sản phẩm hoạt động
- HS về nhà tự tìm tòi, khám phá, mở rộng kiến thứ, sự hiểu biết của bản thân qua một số trang website, đường link, sách tham khảo...liên quan đến nội dung, yêu cầu của GV.
------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_2_ban_do.docx