Giáo án Địa lí Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu được tầm quan trọng của việc nắm vững các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và sinh hoạt.

- Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú mà môn địa lí mang lại.

- Nêu được vai trò của địa lí trong cuộc sống.

- Yêu thích môn học, thích tìm hiểu những sự vật, hiện tượng địa lí

1. Năng lực

- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực riêng:

+ Sử dụng sơ đồ, hình ảnh, thông tin để trình bày nội dung kiến thức

+ Liên hệ với thực tế, bản thân.

3. Phẩm chất

 Yêu thích môn học, có niềm hứng thú với việc tìm hiểu các sự vật, hiện tượng địa lí riêng và trong cuộc sống nói chung.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Hình ảnh về thiên nhiên, các hiện tượng và đối tượng địa lí.

- Bảng phụ nhóm, PHT, bảng kiểm, bảng WLH

- SGK, SGV, quả Địa cầu

 

docx 241 trang trithuc 19/08/2022 5380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm

Giáo án Địa lí Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm
TIẾT 1: BÀI MỞ ĐẦU
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Hiểu được tầm quan trọng của việc nắm vững các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và sinh hoạt.
- Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú mà môn địa lí mang lại.
- Nêu được vai trò của địa lí trong cuộc sống.
- Yêu thích môn học, thích tìm hiểu những sự vật, hiện tượng địa lí
1. Năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực riêng:
+ Sử dụng sơ đồ, hình ảnh, thông tin để trình bày nội dung kiến thức
+ Liên hệ với thực tế, bản thân.
3. Phẩm chất
 Yêu thích môn học, có niềm hứng thú với việc tìm hiểu các sự vật, hiện tượng địa lí riêng và trong cuộc sống nói chung.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Hình ảnh về thiên nhiên, các hiện tượng và đối tượng địa lí.
- Bảng phụ nhóm, PHT, bảng kiểm, bảng WLH
- SGK, SGV, quả Địa cầu
Phiếu học tập
Kiến thức
Kĩ năng
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Quả Địa cầu
Bảng phụ nhóm
 THẢO LUẬN NHÓM (8 PHÚT) NHÓM
Nhiệm vụ:
Quan sát hình 4,5,6,7 SGK/T100
1.Em hãy nêu những điều lí thú được thể hiện qua các hình ảnh trên
2.Hãy kể thêm một số điều lí thú mà em biết về tự nhiên và con người trên Trái Đất.
Bảng kiểm hoạt động nhóm
 (Gv theo dõi hoạt động nhóm khi thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn, mục 2)
Tên nhóm; Lớp:
Trường:.
Nhóm
Số thành viên làm việc với ô phiếu cá nhân
Số thành viên hoàn thành ô phiếu cá nhân
Số thành viên hoàn thành ô phiếu cá nhân chính xác
Số thành viên có ý kiến thảo luận trong nhóm
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Bảng WLH
W
L
H
Những điều em thấy hứng thú về môn Địa lí.
Em học được điều gì qua bài học hôm nay?
Em tiếp tục tìm hiểu thông tin về Địa lí bằng cách nào?
2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1.Hoạt động: Mở đầu
a. Mục đích: Tạo hứng thú cho HS, kết nối vào bài học mới.
b. Nội dung: Quan sát tranh và thực hiện nhiệm vụ. 
c. Sản phẩm: Câu trả lời câu hỏi về các hiện tượng tự nhiên, xã hội
Dự kiến sản phẩm
1. Các hiện tượng thiên nhiên và hoạt động kinh tế xã hội
Hình 1: Sóng thần
Hình 2: Mưa
Hình 3: Ngày và đêm
Hình 4. Cầu vồng
Hình 5: Dân đông
Hình 6: Đánh bắt cá (khai thác thuỷ sản)
2. Kể tên các hiện tượng thiên nhiên
Mưa đá, nắng, gió mùa Đông Bắc, sương
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Nhiệm vụ
1.Quan sát các bức ảnh, gọi tên các hiện tượng thiên nhiên và hoạt động kinh tế xã hội trong từng hình
2. Kể thêm các hiện tượng thiên nhiên mà hàng ngày các em quan sát được.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS: Quan sát, suy nghĩ và thực hiện theo yêu cầu
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV: Gọi ngẫu nhiên 3-5 hs chia sẻ
HS: Chia sẻ ý kiến của mình, nhận xét và bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Đánh giá kết quả hoạt động của hs, dẫn vào bài.
Tại sao có sóng thần, tại sao lại có ngày và đêm? Mưa được hình thành như thế nào? Tại sao cầu vồng chỉ xuất hiện sau cơn mưa? Dân cư có ảnh hướng như thế nào đến hoạt động kinh tế tất cả những câu hỏi đó sẽ được trả lời trong môn Địa lí. 
2.Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Những khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn Địa lí
a. Mục đích: Hiểu được tầm quan trọng của việc nắm vững các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và sinh hoạt.
b. Nội dung: Đọc tìm hiểu mục 1 và phân tích H1,2,3 để trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm: vai trò của các khái niệm cơ bản và kĩ năng của môn Địa lí.
Dự kiến sản phẩm phiếu học tập
Kiến thức
Kĩ năng
Hình 1
Hình vẽ cấu tạo của Trái Đất gồm 3 lớp:
- Vỏ Trái Đất
- Man –ti
- Nhân
Quan sát đọc sơ đồ
Hình 2
Số dân trên thế giới qua các năm. Từ năm 1804 có 1 tỉ người đến năm 2018 có tới 7,6 tỉ người.
Đọc, phân tích biểu đồ
Hình 3
Biển và đại dương trên thế giới; một số biển và vịnh lớn trên thế giới.
Sử dụng bản đồ xác định vị trí
Quả Địa cầu
Các châu lục, đại dương, vùng biển lớn trên thế giới.
Sử dụng mô hình xác định vị trí, thành phần
d. Tổ chức thực hiện. 
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu những khái niệm cơ bản
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: HS đọc thông tin SGK mục 1/T98 
Học Địa lí các em sẽ được tìm hiểu những khái niệm cơ bản nào?
HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe
1/ Những khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn Địa lí.
- Khái niệm cơ bản của địa lí 
+Khái niệm cơ bản về Trái Đất 
+ Các thành phần tự nhiên của TĐ 
+ Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Các kĩ năng chủ yếu của bộ môn Địa lí:
+ Kĩ năng khai thác thông tin trên Internet
+ Kĩ năng quan sát, sử dụng, phân tích bảng số liểu, biểu đồ, bản đồ
+ Kĩ năng học tập thực tế.
- Ý nghĩa: giải thích và ứng xử khi gặp các hiện tượng thiên nhiên diễn ra trong cuộc sống.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Đọc mục 1, suy nghĩ cá nhân và trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV: Gọi ngẫu nhiên 1 Hs trình bày, nhận xét
- HS trình bày, nhận xét và bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Đánh giá, Chuẩn kiến thức, ghi bảng và chuyển sang nhiệm vụ sau
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu những kiến thức, kĩ năng chủ yếu 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: + Gv chia lớp thành 4 nhóm
 + Nêu nhiệm vụ:
1. HS đọc thông tin SGK mục 1/T98, quan sát Hình 1,2,3 SGK/T98,99, quan sát Quả địa cầu và hoàn thành PHT sau.
Kiến thức
Kĩ năng
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Quả Địa cầu
2.Rút ra một số kĩ năng được rèn luyện khi học tập môn Địa lí.
HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS: 
+ Hoạt động cá nhân (1 phút): Đọc mục 1, quan sát Hình 1,2,3 và quả Địa cầu.
+ Hoạt động nhóm: Thảo luận 5 phút để hoàn thành Phiếu học tập.
- GV 
+ Theo dõi, quan sát hoạt động của HS 
+ Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ
+ Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho Hs khi tiến hành điền PHT: Tên của các hình; Các công cụ tương ứng với các hình; Các kĩ năng tương ứng với mỗi hình
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Gv: Yêu cầu HS đại diện một nhóm trình bày, nhận xét
- HS
 Đại diện một nhóm báo cáo sản phẩm trên máy chiếu hắt.
Đại diện các nhóm khác nhận xét, chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá quá trình và kết quả hoạt động của các nhóm. 
- Chốt kiến thức ghi bảng 
Gv giới thiệu về một kĩ năng mới mẻ và hữu ích trong bộ môn Địa lí: Internet
Lưu ý cần tìm kiếm nguồn tài liệu tin cậy, chính thống. Các thông tin trên các các thông tin của chính phủ, liên hiệp quốc, các tổ chức khoa học Cách nhận diện các trang đó là địa chỉ trang Wed thường có đuôi org hoặc gov
Ví dụ khi tìm hiểu về sao băng vào địa chỉ trang Wed https://vi.wikipedia.org/
Mưa sao băng Alpha-Monocerotid, 1995
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu ý nghĩa của khái niệm và kĩ năng Địa lí
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: HS đọc thông tin SGK mục 1/T98 
Việc nắm các khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn Địa lí có ý nghĩa gì trong học tập và đời sống?
HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS: Đọc mục 1, suy nghĩ thảo luận cặp đôi và trả lời
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV: Gọi ngẫu nhiên 1Hs đại diện trình bày.
- HS trình bày, nhận xét và bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Đánh giá, Chuẩn kiến thức, ghi bảng và chuyển sang nhiệm vụ sau
Hoạt động 2: Tìm hiểu về môn Địa lí và những điều lí thú
a. Mục đích: Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú mà môn địa lí mang lại.
b. Nội dung: Đọc mục 2, quan sát Hình 4,5,6,7, khai thác thông tin từ Internet, thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm: những điều lí thú từ bức ảnh, từ tự nhiên và con người trên Trái Đất
Dự kiến sản phẩm
1.Những điều lí thú được thể hiện qua các hình ảnh 4,5,6,7
- Hình 4: Ở những nơi lạnh giá, để tồn tại được, con người ( người E-xki-mô) đã tìm cách thích nghi bằng việc thường xây bằng các khối băng tuyết nửa chôn dưới đất nửa chôn trên mặt đất, gọi là Igloo. Các Igloo có hình vòm với lỗ thông hơi ở giữa và một cửa ra vào để chống lại giá lạnh ở vùng cực.
- Hình 5: Hang Sơn Đoòng là một hang động đá vôi tự nhiên lớn nhất thế giới có thể để lọt một toàn nhà cao 40 tầng. Hang này nằm trong quần thể hang động Phong Nha-Kẻ Bàng.
- Hình 6: Hoang mạc Xa-ha-ra là một vùng hoang mạc trải rộng liên tục có diện tích gần bằng Hoa Kì và trung Quốc, gấp 27 lần diện tích có Việt Nam.  Sa mạc Xahara lần đầu tiên có tuyết rơi vào ngày 18/02/1979.
- Hình 7: Biển chết thực chất là một hồ nước mặn có độ muối cao đến mức ko có loài cá nào có thể sinh sống , cơ thể con người tự nổi lên mặt nước. 
2.Một số điều lí thú về tự nhiên và con người trên Trái Đất
- Hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau.
- Cầu vồng
d. Tổ chức thực hiện.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: chia lớp thành 4 nhóm thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn.
- Nhóm 1: Hình 4 (ngôi nhà làm bằng băng...)
- Nhóm 2: Hình 5 (Hang Sơn Đoòng lớn nhất TG...)
- Nhóm 3: Hình 6 (Hoang mạc Xa-ha-ra...)
- Nhóm 4: Hình 7 (Biển chết...)
Thực hiện nhiệm vụ sau:
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
2/ Môn Địa lí và những điều lí thú
- Khám phá và giải thích nhiều hiện tượng địa lí. 
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng địa lí.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS: 
+ Hoạt động cá nhân (3 phút): Đọc mục 1/SGK T111 hoàn thành nhiệm vụ vào vị trí của mình trong bảng phụ nhóm 
+ Hoạt động nhóm: Thảo luận (5 phút) để thống nhất ý kiến, hoàn thành nhiệm vụ vào ô trung tâm trong bảng phụ nhóm
- GV 
+ Theo dõi, quan sát hoạt động của HS 
+ Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ
+ Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho Hs khi tiến hành điền vào bảng phụ nhóm:Tên của các hình; tìm kiếm các thông tin liên quan
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Gv: Yêu cầu HS đại diện các nhóm trình bày sản phẩm.
- HS
 + Đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm 
 + Đại diện các nhóm khác nhận xét, chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá quá trình và kết quả hoạt động của các nhóm. 
- Chốt kiến thức ghi bảng 
Gv giới thiệu về một số điều lí thú khác trên thế giới
Australia rộng hơn cả Mặt trăng. Mặt trăng có bán kính 3.476,28 km, trong khi Australia từ Đông sang Tây trải dài 4.000 km (Nguồn: MSN)
Núi lửa ở Nam Cực và những trận phun trào tuyết
Ngọn núi lửa này không chứa dung nham, lòng núi lửa không bao giờ quá 00C
Hiện tượng thiên nhiên kì lạ xuất hiện ở Việt Nam
 https://www.youtube.com/watch?v=e4_ba-CVXkw
Hoạt động 3: Tìm hiểu về Địa lí và cuộc sống
a. Mục đích: HS biết được vai trò của kiến thức Địa lí đối với cuộc sống
b. Nội dung: Đọc mục 3, thảo luận hoàn thành nhiệm vụ
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời: vai trò của môn Địa lí đối với cuộc sống
Dự kiến sản phẩm
Ví dụ cụ thể để thấy được vai trò của kiến thức Địa lí đối với cuộc sống.
- Sử dụng bản đồ để tìm đường đi, hướng đi khi lạc đường hoặc khi đi du lịch ở một khu vực/quốc gia khác.
- Sự chênh lệch giờ giữa các nước trên thế giới
- Kiến thức để nhận biết dấu hiệu của động đất, sóng thần
- Kiến thức để nhận biết mưa, bão
+ Tháng 7 kiến bò chỉ lo lại lụt.
+ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao ... c hiện nhiệm vụ
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung 
HS: Trình bày kết quả
Các bước tiến hành tìm hiểu địa phương đúng là: b- a - d- c
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới
HS: Lắng nghe, vào bài mới
2. Hình thành kiến thức mới (30 phút)
Hoạt động 1: Thành lập nhóm 
(HS thực hiện từ tiết học trước)
a. Mục tiêu: 
- Thành lập được các nhóm học tập dựa trên cơ sở những HS có cùng mục đích, tương đồng về điều kiện, hoàn cảnh và có thể hỗ trợ nhau tốt nhất trong quá trình làm bài thực hành.
b. Nội dung: 
- Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên thành lập được các nhóm học tập.
c. Sản phẩm: 
- Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh.
d. Cách thực hiện:
Bước 1: GV phát phiếu thăm dò sở thích nhóm (Phụ lục I). HS điền phiếu số 1
Bước 2: GV công bố kết quả sắp xếp nhóm theo sở thích. Các nhóm bàn bạc bầu nhóm trưởng, thư kí.
Điều chỉnh các đối tượng học khác nhau
Theo trình độ học sinh
Học sinh có năng lực học tập trung bình và yếu: Tập hợp các văn bản đã xử lí, nhập các nội dung văn bản cần trình bày trên powerpoint và trang web. Tham gia tìm kiếm thông tin trong SGK, trên mạng interrnet
Học sinh có năng lực học tập khá: Tham gia tìm kiếm thông tin trên mạng internet, tóm tắt các nội dung tìm kiếm được. 
Học sinh có năng lực học tập tốt: Tóm tắt, chắt lọc và chỉnh sửa các thông tin tìm kiếm được
Theo năng lực sử dụng CNTT của học sinh
Học sinh có năng lực tìm kiếm thông tin trên mạng: Tìm kiếm các thông tin trên mạng
Học sinh có năng lực sử dụng Powerpoint và các ứng dụng khác: Chuyển các nội dung lên bản trình bày trên Powerpoint
Hoạt động 2: Chọn nội dung thực hành 
(HS thực hiện từ tiết học trước)
a. Mục tiêu: 
- Tiêu chí để chọn nội dung bao gồm: vấn đề tương đối thiết thực với địa phương, có nguồn tài liệu phong phú, điều kiện tham quan, khảo sát tương đối thuận lợi...
b. Nội dung: 
- Học sinh thống nhất, chọn nội dung thực hành của nhóm.
c. Sản phẩm: 
- Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh.
d. Cách thực hiện:
Bước 1: GV gợi ý 1 số nội dung cho các nhóm lựa chọn.
a) Nội dung 1: Nguồn lợi tự nhiên ớ địa phương
- Tài nguyên đất
- Tài nguyên sinh vật
- Tài nguyên khoáng sản
- Tài nguyên nước,...
- Vai trò của nguồn lợi tự nhiên với đời sống và sản xuất
b) Nội dung 2: Ô nhiễm môi trường
- Ô nhiễm không khí
- Ô nhiễm nước
- Ô nhiễm đất
- Hậu quả và biện pháp khắc phục
c) Nội dung 3: Thiên tai và phòng chống thiên tai
- Các thiên tai: bão, lũ, hạn hán, trượt lở đất, xâm nhập mặn,...
- Các biện pháp phòng chống thiên tai ở địa phương
d) Nội dung 4: Bảo vệ thiên nhiên
- Sử dụng tài nguyên hợp lí
- Cải tạo thiên nhiên: đất, nước, không khí,...
Bước 2: Học sinh thống nhất, chọn nội dung thực hành của nhóm.
Hoạt động 3: Thu thập tài liệu và viết báo cáo
(HS thực hiện ở nhà)
a. Mục tiêu: Học sinh làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đề ra
- HS thu thập thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau:
+ Thu thập tài liệu qua sách vở, mạng internet, cơ quan quản lí vấn đề ở địa phương.
+ Tham quan, tìm hiểu thực tế địa phương.
+ Tìm hiểu qua người dân địa phương (phương pháp xã hội học).
- HS viết báo cáo phân tích, tổng hợp, so sánh các kết quả đã tìm hiểu được. Khi viết báo cáo cần viết ngắn gọn, rõ ràng, đi thẳng vào nội dung chính.
b. Nội dung: 
- Học sinh làm việc theo nhóm để thu thập tài liệu và viết báo cáo thực hành của nhóm.
c. Sản phẩm: 
- Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh.
d. Cách thực hiện:
Bước 1: Học sinh làm việc theo nhóm để thu thập tài liệu. 
- Với mỗi nhóm cần có bảng phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong nhóm (Phụ lục II). 
- Trong quá trình HS thu thập tài liệu, GV cần tư vấn, gợi ý, hỗ trợ HS kịp thời (nếu HS gặp khó khăn).
Bước 2: Học sinh làm việc theo nhóm để viết báo cáo thực hành của nhóm. 
- Trong quá trình HS viết báo cáo, GV cần tư vấn, gợi ý, hỗ trợ HS kịp thời (nếu HS gặp khó khăn).
- GV lưu ý HS: khi viết báo cáo cần viết ngắn gọn, rõ ràng, đi thẳng vào nội dung chính.
Hoạt động 4: Trình bày
(HS thực hiện trên lớp)
a. Mục tiêu:
 - Học sinh báo cáo được kết quả làm việc của nhóm: trình bày báo cáo thông qua thuyết trình, thảo luận....
- Biết tự đánh giá sản phẩm của nhóm và đánh giá sản phẩm của các nhóm khác.
- Hình thành được kĩ năng: lắng nghe, thảo luận, nêu vấn đề và thương thuyết. 
b. Nội dung: Báo cáo sản phẩm
c. Sản phẩm: Bản báo cáo của các nhóm 
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên giới thiệu nội dung, dẫn dắt vấn đề, tổ chức thảo luận.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh chuẩn bị tinh thần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Học sinh 
+ Nhóm báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công.
+ Học sinh nhóm khác chú ý lắng nghe.
 	+ Thảo luận và chuẩn bị các câu hỏi cho các nhóm khác.
 	+ Tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và tham gia đánh giá sản phẩm của các nhóm khác theo mẫu phiếu. (Phụ lục III)
- Giáo viên:
 + Quan sát, đánh giá
 + Hỗ trợ, cố vấn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Thu hồi các sản phẩm và các phiếu giao việc trong nhóm
- Nhận xét và đánh giá các sản phẩm của học sinh
3. Luyện tập (5 phút)
a. Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết các bài tập/ tình huống cụ thể liên quan đến nội dung bài học
b. Nội dung: Trả lời các câu hỏi tự luận/ trắc nghiệm
c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Yêu cầu HS làm bài tập sau:
Nêu một số biện pháp để bảo vệ môi trường ở địa phương mà em có thể tham gia.
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS: Khai thác thông tin, dựa vào hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi, trao đổi kết quả làm việc với các bạn khác.
GV: Quan sát, theo dõi đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
HS: Trình bày trước lớp kết quả làm việc cá nhân. HS khác nhận xét, bổ sung
Một số biện pháp bảo vệ môi trường ở địa phương mà em có thể tham gia: 
+ Sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước
+ Tuyên truyền các biện pháp bảo vệ môi trường
+ Tham gia các hoạt động trồng thêm cây xanh
+ Không vứt rác bừa bãi ra môi trường,...
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV: Thông qua phần trình bày của HS rút ra nhận xét, khen ngợi và rút kinh nghiệm những hoạt động rèn luyện kĩ năng của cả lớp.
4. Vận dụng (5 phút)
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết một tình huống thực tiễn liên quan đến bài học
b. Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bài tập/báo cáo ngắn
c. Sản phẩm: HS về nhà thực hiện nhiệm vụ GV đưa ra.
d. Tổ chức hoạt động:
HS thực hiện ở nhà
Bước 1. 
- GV đưa ra nhiệm vụ: Thiết kế khẩu hiệu tuyên truyền hoặc vẽ tranh cổ động về bảo vệ môi trường.
Bước 2. 
- HS hỏi và đáp ngắn gọn những vấn đề cần tham khảo.
Bước 3. 
- GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau trình bày
IV. PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU CỦA HỌC SINH
(Trước khi thực hiện dự án)
Họ và tên:  
Lớp: .
Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô trống trong bảng có câu trả lời phù hợp với em.
1. Em quan tâm (hoặc có hứng thú) đến nội dung nào của dự án?
Đánh dấu (x) vào ô trả lời
Nội dung
Có
Không
1. Nguồn lợi tự nhiên ở địa phương
2. Ô nhiễm môi trường
3. Thiên tai và phòng chống thiên tai
4. Bảo vệ thiên nhiên
2. Khả năng của học sinh 
Đánh dấu (x) vào ô trả lời
STT
Nội dung điều tra
Trả lời
Có
Không
1
Khả năng thiết kế bản trình chiếu trên Powerpoint
2
Khả năng hội họa
3
Khả năng tìm kiếm thông tin trên mạng internet
4
Khả năng thiết kế bản thuyết trình trên các ứng dụng khác như: Proshow, Fezi, Mindmap..
5
Khả năng phân tích và tổng hợp thông tin
6
Khả năng vẽ biểu đồ trên Excel
7
Khả năng thuyết trình
3. Mức độ quan tâm đến các sản phẩm dự kiến sẽ thực hiện
Học sinh đánh số theo mức độ như sau: 1 – Rất thích, 2 – Thích, 3 – Có thể tham gia vào ô “Mức độ quan tâm”
STT
Sản phẩm mong muốn thực hiện
Mức độ quan tâm
1
Poster trên giấy A0
2
Bài trình bày bằng Powerpoint
3
Bài trình bày bằng các ứng dụng khác như: Proshow, Fezi, Mindmap..
3. Mong muốn của học sinh khi tham gia vào dự án
Đánh dấu (x) vào ô trả lời
STT
Mong muốn của học sinh
Trả lời
1
Phát triển năng lực hợp tác
2
Phát triển năng lực sử dụng công nghệ
3
Phát triển năng lực giao tiếp
4
Phát triển năng lực thu thập và xử lý thông tin
5
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề
6
Phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu
7
Các năng lực khác:
..............................
..............................
..............................
..............................
..............................
..............................
PHỤ LỤC 2
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM
1. Thời gian, địa điểm, thành phần
- Địa điểm:...........................................................................................
- Thời gian: từ......giờ.....đến ....giờ ..........Ngày.......tháng......năm .....
- Nhóm số: ...; 	Số thành viên: .................... 	Lớp:. 
- Số thành viên có mặt............Số thành viên vắng mặt..........
2. Nội dung công việc: (Ghi rõ tên chủ đề thảo luận hoặc nội dung thực hành)
STT
Họ và tên
Công việc được giao
Thời hạn hoàn thành
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
7
8
4. Kết quả làm việc
5. Thái độ tinh thần làm việc
6. Đánh giá chung
7. Ý kiến đề xuất
Thư kí
Nhóm trưởng
PHỤ LỤC 3
PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI BÁO CÁO
Tên nhóm: _________________________ Số lượng thành viên: _________
Nội dung nhóm trình bày: ________________________________________
_______________________________________________________________
_______________________________________________________________
Thang điểm: 1 = Kém; 2 = Yếu; 3 = Khá; 4 = Tốt; 5 = Xuất sắc
(Khoanh tròn điểm cho từng mục)
Tiêu chí
Yêu cầu
Điểm
Bố cục
1
Tiêu đề rõ ràng, hấp dẫn người xem
1
2
3
4
5
2
Cấu trúc mạch lạc, lô gic
1
2
3
4
5
3
 Nội dung phù hợp với tiêu đề
1
2
3
4
5
Nội dung
4
Nội dung chính rõ ràng, khoa học
1
2
3
4
5
5
Các ý chính có sự liên kết 
1
2
3
4
5
6
Có liên hệ với thực tiễn
1
2
3
4
5
7
Có sự kết nối với kiến thức đã học
1
2
3
4
5
8
Sử dụng kiến thức của nhiều môn học
1
2
3
4
5
Lời nói, cử chỉ
9
Giọng nói rõ ràng, khúc triết; âm lượng vừa phải, đủ nghe
1
2
3
4
5
10
Tốc độ trình bày vừa phải, hợp lí
1
2
3
4
5
11
Ngôn ngữ diễn đạt dễ hiểu, phù hợp lứa tuổi
1
2
3
4
5
12
Thể hiện được cảm hứng, sự tự tin, nhiệt tình khi trình bày
1
2
3
4
5
13
Có giao tiếp bằng ánh mắt với người tham dự
1
2
3
4
5
Sử dụng công nghệ
14
Thiết kế sáng tạo, màu sắc hài hòa, thẩm mĩ cao
1
2
3
4
5
15
Phông chữ, màu chữ, cỡ chữ hợp lý
1
2
3
4
5
16
Hiệu ứng hình ảnh dễ nhìn, dễ đọc
1
2
3
4
5
Tổ chức, tương tác
17
Cách dẫn dắt vấn đề thu hút sự chú ý của người dự; không bị lệ thuộc vào phương tiện. 
1
2
3
4
5
18
Có nhiều học sinh trong nhóm tham gia trình bày
1
2
3
4
5
19
Trả lời các câu hỏi thêm từ người dự
1
2
3
4
5
20
Phân bố thời gian hợp lí
1
2
3
4
5
Tổng số mục đạt điểm
Điểm trung bình:________________ (Cộng tổng điểm chia cho 20 nếu sử dụng công nghệ, chia cho 17 nếu không sử dụng công nghệ)
Chữ kí người đánh giá

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chu.docx