Bài giảng Tin học 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng - Bài 2: Xử lí thông tin

Về kiến thức:

- Các hoạt động cơ bản trong xử lí thông tin

- Giải thích máy tính là công cụ hiệu quả để xử lí thông tin

- Nêu được ví dụ minh họa

Về năng lực:

-Phát triển năng lực giao tiếp ,hòa nhập, hợp tác, phù hợp với thời đại thông tin và nền kinh tế tri thức.

-Phát triển tư duy công nghệ dựa trên sự mô phỏng hoạt động của thông tin, của con người, của máy tính.

 

ppt 66 trang Khánh Đăng 27/12/2023 2860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tin học 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng - Bài 2: Xử lí thông tin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tin học 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng - Bài 2: Xử lí thông tin

Bài giảng Tin học 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng - Bài 2: Xử lí thông tin
Về kiến thức : 
- Các hoạt động cơ bản trong xử l í thông tin 
- Giải thích máy tính là công cụ hiệu quả để xử l í thông tin 
- Nêu được ví dụ minh họa 
Về năng lực: 
-Phát triển năng lực giao tiếp ,hòa nhập, hợp tác, phù hợp với thời đại thông tin và nền kinh tế tri thức. 
-Phát triển tư duy công nghệ dựa trên sự mô phỏng hoạt động của thông tin, của con người, của máy tính. 
NỘI DUNG TRỌNG TÂM 
Xử lí thông tin 
1 
Xử lí thông tin trong máy tính 
2 
Minh thích xem bóng đá và nhớ mãi một quả phạt đền. Khi cầu thủ thực hiện quả phạt, mắt anh ấy liên tục quan sát thủ môn và đoán xem góc nào của khung thành là sơ hở nhất. Sải bước, tạo đà, anh ấy đã khéo léo chiến thắng thủ môn bằng một cú sút rất mạnh vào góc cao của khung thành. 
1. Xử lí thông tin 
Trong trường hợp của cầu thủ bóng đá trên, bàn thắng xảy ra trong chớp mắt, nhưng trong thời gian rất ngắn đó, trí óc của cầu thủ đã thực hiện một loạt hoạt động phức tạp như sau: 
1. Xử lí thông tin: 
-Mắt theo dõi vị trí thủ môn và thông tin đó được chuyển lên não. 
 -Não phân tích, đánh giá, suy luận,... chuyển hóa thông tin thu được thành ý định của cầu thủ: sút bóng vào góc cao của khung thành. 
-Ý định đó được thực hiện bằng cách điều khiển chân sút thành công quả phạt. 
*Không ai nhìn thấy bộ não làm việc như thế nào, nhưng trong mọi hoạt động có ý thức của con người, bộ não đều phải thực hiện một nhiệm vụ rất quan trọng: xử l í thông tin. 
Vậy quá trình xử l í thông tin được diễn ra như thế nào? 
1. Xử lí thông tin: 
Em hãy xem xét tình huống cầu thủ ghi bàn và trả lời các câu hỏi sau: 
1. Bộ não của cầu thủ nhận được thông tin từ những giác quan nào? 
2. Thông tin nào được bộ não cầu thủ ghi nhớ và sử dụng khi đá phạt? 
3. Bộ não xử l í thông tin nhận được thành thông tin gì? 
4. Bộ não chuyển thông tin điều khiển thành thao tác nào của cầu thủ? 
5. Quá trình xử l í thông tin của bộ não gồm những hoạt động nào? 
Nghiên cứu và thảo luận 
Xử lí thông tin 
*Điền thông tin cần thiết vào phiếu học tập hoặc vở ghi chép 
1. Xử lí thông tin: 
Câu hỏi: 
Trả lời 
Bộ não của cầu thủ nhận được thông tin từ những giác quan nào? 
Mắt, cảm giác 
Thông tin nào được bộ não cầu thủ ghi nhớ và sử dụng khi đá phạt? 
Thông tin về vị trí, động tác của thủ môn đối phương, vị trí quả bóng, khung thành, khoảng cách giữa các đối tượng đó,... 
Bộ não xử l í thông tin nhận được thành thông tin gì? 
Phán đoán và đưa ra quyết định hành động 
Bộ não chuyển thông tin điều khiển thành thao tác nào của cầu thủ? 
Bộ não chuyển thông tin điều khiển đến các hệ cơ bắp vận động toàn thân, đặc biệt là đôi chân di chuyển và thực hiện cú sút phạt. 
Quá trình xử l í thông tin của bộ não gồm những hoạt động nào? 
Quá trình xử l í thông tin của bộ não gồm bốn hoạt động: Thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin. 
Ví dụ: Khi em thực hiện tính bài toán: 25 + 35 = ? 
Xử lí thông tin và lưu trữ 
Thu nhận thông tin 
Truyền thông tin 
1. Xử lí thông tin: 
25 + 35 	 	 = 60 
*Quá trình xử l í thông tin gồm 4 hoạt động cơ bản: 
a. Thu nhận thông tin : Nhờ các giác quan, con người nhận được thông tin của thế giới bên ngoài như âm thanh, hình ảnh, màu sắc, ánh sáng, nhiệt độ,  mùi vị,  
b. Lưu trữ thông tin : Sau khi nhận được thông tin, bộ não ghi nhớ lại. Nếu não không ghi nhận được, thông tin sẽ bị mất và các thao tác khác sẽ không thể thực hiện được. Thông tin không chỉ được nhớ trong não mà còn được con người lưu trữ bằng cách ghi chép. 
c. Xử l í thông tin : Bộ não liên kết các thông tin đã có, so sánh, phân tích, thống kê, suy luận, giải thích... từ đó đưa ra kết luận, quyết định,... Đó là quá trình biến đổi thông tin ban đầu thành thông tin mới. 
d. Truyền thông tin : Thông tin được truyền đến các bộ phận cơ thể chuyển hóa thành hành vi hoặc được chia sẻ với người khác. Thông tin được nhân rộng qua quá trình chia sẻ. 
 Các hoạt động xử l í thông tin bao gồm: 
a. Thu nhận thông tin 
b. Lưu trữ thông tin 
c.  Xử l í thông tin 
d. Truyền thông tin 
1. Xử lí thông tin: 
 Vị giác 
-Lưu trữ và 
xử lí thông tin 
Thị giác 
Khứu giác 
Xúc giác 
Thính giác 
Em hãy nêu các hoạt chính trong xử lí thông tin? 
Mỗi việc dưới đây thuộc hoạt động nào trong quá trình xử l í thông tin? 
a. Em đang nghe chương trình ca nhạc trên đài tiếng nói Việt Nam. 
 Thu nhận thông tin 
b. Bố em xem chương trình thời sự trên tivi. 
 T hu nhận và lưu trữ thông tin 
c. Em chép bài trên bảng vào vở. 
 L ưu trữ thông tin 
d.Em thực hiện một phép tính nhẩm. 
 Xử lí thông tin 
Luyện tập: 
2. Xử lí thông tin trong máy tính: 
2. Xử lí thông tin trong máy tính: 
Thông tin không chỉ là sự hiểu biết của cá nhân mà đã trở thành tài nguyên của xã hội loài người, đem lại lợi ích to lớn. Máy tính có khả năng hỗ trợ tích cực cho con người trong các hoạt động thông tin. 
2. Xử lí thông tin trong máy tính: 
Máy tính có đủ các thành phần để có thể thực hiện được các hoạt động của quá trình xử lí thông tin: thu nhận, lưu trữ, biến đổi và truyền thông tin. 
0101011011001 
011101011010 
010101011000 
010101001001 
110101011011 
2. Xử lí thông tin trong máy tính: 
-Thiết bị vào để thu nhận thông tin: bàn phím, chuột, máy quét, 
-Thiết bị ra để truyền hoặc chia sẻ thông tin: màn hình, máy in,  
-Bộ xử lí để xử lí thông tin bằng cách thực hiện chương trình máy tính do con người viết ra. 
-Bộ nhớ để lưu trữ thông tin: đĩa quang, đĩa từ, thẻ nhớ,  
Em hãy nêu ví dụ về việc máy tính giúp con người trong các hoạt động sau và so sánh hiệu quả thực hiện việc đó khi có sử dụng và khi không sử dụng máy tính: 
Thu nhận thông tin b) Lưu trữ thông tin 
c) Xử lí thông tin d) Truyền thông tin 
Nghiên cứu và thảo luận 
Hiệu quả thực hiện xử lí thông tin trong máy tính 
*Điền thông tin cần thiết vào phiếu học tập hoặc vở ghi chép 
2. Xử lí thông tin trong máy tính: 
a.Ví dụ về máy tính giúp con người thu nhận thông tin: Truy cập internet đọc báo, học tập, . 
b. Ví dụ về máy tính giúp con người lưu trữ thông tin: lưu trữ nhiều tệp văn bản, hình ảnh, nhạc, phim, .... 
c. Ví dụ về máy tính giúp con người xử lí thông tin: thực hiện các phép tính nhanh, dịch tự động giúp học ngoại ngữ, soạn thảo văn bản, vẽ tranh, ... 
d. Ví dụ về máy tính giúp con người truyền thông tin: kết nối mạng trò chuyện trực tuyến, gửi thư, gửi tài liệu, .... 
Khi sử dụng máy tính, những công việc trên được xử lí dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện hơn khi không sử dụng máy tính, đặc biệt những công việc có khối lượng lớn và phức tạp mà khả năng của con người phải mất nhiều công sức, thời gian để xử lí. 
-Máy tính là một công cụ hiệu quả để thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin. 
-Máy tính giúp con người thu nhận thông tin dễ dàng đa dạng và nhanh chóng. 
-Máy tính xử l í thông tin, thực hiện tính toán với tốc độ cao, chính xác, bền bỉ. Ngày nay, máy tính có thể thực hiện hàng trăm tỷ phép tính trong một giây, có thể biểu diễn được gần đúng số Pi với hàng nghìn tỉ chữ số ở phần thập phân. 
2. Xử lí thông tin trong máy tính: 
-Máy tính còn có thể làm việc liên tục không ngừng suốt ngày đêm. 
-Máy tính có thể lưu trữ lượng thông tin rất lớn. 
Ví dụ, chỉ với một chiếc thẻ nhớ nhỏ bằng đầu chiếc bút cũng có thể lưu trữ nội dung của hàng nghìn cuốn sách,... 
-Với khả năng kết nối mạng, máy tính không chỉ giúp em trao đổi thông tin với mọi người ở khắp nơi mà còn giúp em kết nối với kho tri thức khổng lồ. 
Ví dụ, em có thể dùng điện thoại thông minh truy cập vào internet để tìm thông tin về bất cứ lĩnh vực nào. 
2. Xử lí thông tin trong máy tính: 
 Máy tính có đủ bốn thành phần thực hiện các hoạt động xử lí thông tin: Thiết bị vào (thu nhận thông tin), bộ nhớ (lưu trữ thông tin), bộ xử lí (xử lí thông tin) và thiết bị ra (truyền, chia sẻ thông tin). 
 Máy tính là thiết bị hỗ trợ con người xử lí thông tin một cách hiệu quả do nó có thể thực hiện nhanh các lệnh, tính toán chính xác, xử lí nhiều dạng thông tin, lưu trữ thông tin với dung lượng lớn và hoạt động bền bỉ. 
2. Xử lí thông tin trong máy tính: 
Em hãy trình bày những hiểu biết về xử lí thông tin trong máy tính? 
Máy tính gồm mấy thành phần để có thể thực hiện được các hoạt động xử lí thông tin? 
3 
4 
5 
6 
Chức năng của bộ nhớ máy tính là gì?  
Thu nhận thông tin. 
Lưu trữ thông tin. 
Hiển thị thông tin. 
Xử lí thông tin. 
Dữ liệu được lưu trữ. 
Thông tin vào. 
Thông tin ra. 
Thông tin máy tính. 
Dữ liệu hoặc lệnh được nhập vào máy tính là: 
Thu nhận. 
Lưu trữ 
Xử lí. 
Truyền. 
Kết quả của việc nhìn thấy hoặc nghe thấy ở con người được xếp vào hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin? 
Thu nhận. 
Lưu trữ 
Xử lí. 
Truyền. 
Các thao tác nói, chia sẻ, thông báo, tuyên truyền, biểu đạt, trò chuyện,... của con người được xếp vào hoạt động nào trong quá trình xử l í thông tin? 
Đầu vào, đầu ra. 
Thu nhận, xử lí, lưu trữ, truyền. 
Nhìn, nghe, suy đoán, kết luận. 
Mở bài, thân bài, kết luận. 
Các hoạt động xử lí thông tin gồm: 
Thiết bị vào 
Thiết bị ra 
Bộ nhớ 
Bộ xử lí 
Điền từ thích hợp vào chỗ chấm: “..gồm các bộ phận của máy tính có nhiệm vụ thu nhận thông tin vào máy tính” 
Thực hiện nhanh và chính xác. 
Suy nghĩ sáng tạo 
Lưu trữ lớn 
Hoạt động bền bỉ 
Đặc điểm nào sau đây không thuộc về máy tính? 
Màn hình, USB, máy in 
Thẻ nhớ, màn hình, loa 
Micro, màn hình, loa 
Màn hình, máy in, loa 
Nhóm thiết bị ra gồm: 
Micro 
Máy in. 
Màn hình. 
Loa. 
Thiết bị nào sau đây không phải là thiết bị ra của máy tính? 
Bàn phím, chuột 
Màn hình, máy in 
USB, thẻ nhớ 
Micro, máy ghi âm 
Nhóm thiết bị vào gồm (chọn đáp án sai): 
Máy tính xử lí thông tin nhanh, ch í nh xác hơn con người. 
Máy t í nh có thể thay thế con người ở tất cả các lĩnh vực. 
Nhờ máy tính, con người có thể lưu trữ lượng dữ liệu khổng lồ. 
Dạng thông tin mà con người xử lí đa dạng hơn máy tính. 
Chọn phát biểu sai trong các câu sau: 
Thu nhận thông tin 
Xử lí thông tin 
Truyền thông tin 
Lưu trữ thông tin 
Hành động ghi lại các sự kiện thu thập được ra giấy được gọi là: 
Thiết bị ra. 
Thiết bị lưu trữ. 
Thiết bị vào. 
Bộ nhớ. 
Bàn phím, chuột, máy quét và webcam là những ví dụ về loại thiết bị nào của máy tính? 
Màn hình. 
Chuột. 
Bàn phím. 
CPU. 
Thiết bị nào sau đây của máy tính được ví như bộ não của con người? 
Thị giác 
Vị giác 
Cả 2 đáp án đều đúng 
Không có đáp án nào đúng 
Xem xét tình huống cầu thủ ghi bàn và cho biết bộ não của cầu thủ nhận được thông tin từ những giác quan nào? 
Thu nhận. 
Lưu trữ 
X ử lí. 
Truyền. 
Thao tác ghi nhớ và cất giữ tài liệu của con người được xếp vào hoạt động nào trong quá trình xử l í thông tin? 
Thu nhận. 
Lưu trữ 
X ử lí. 
Truyền. 
Các thao tác lập luận, giải thích, phân tích, phán đoán, tưởng tượng,... của con người được xếp vào hoạt động nào trong quá trình xử l í thông tin? 
Xử lí nhanh 
Xử lí chính xác 
Làm việc không biết mệt mỏi 
Không tư duy sáng tạo được 
Theo em, khả năng xử lí thông tin của máy tính có gì vượt trội hơn so với con người? 
Thu nhận thông tin 
Truyền thông tin 
Xử lí thông tin 
Lưu trữ thông tin 
Việc quan sát biển báo giao thông trên đường thuộc hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin? 
Lưu trữ thông tin 
Truyền thông tin 
Xử lí thông tin 
Thu nhận thông tin 
Việc chia sẻ ảnh động vật hoang dã cho các bạn cùng xem thuộc hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin? 
Lưu trữ thông tin 
Truyền thông tin 
Xử lí thông tin 
Thu nhận thông tin 
Tính nhẩm một bài toán thuộc hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin? 
Lưu trữ thông tin 
Truyền thông tin 
Xử lí thông tin 
Thu nhận thông tin 
Trong giờ học tin học, các nhóm thực hiện nhiệm vụ: “Tìm hiểu các ứng dụng của tin học trong đời sống và thực hiện thuyết trình trước lớp”. Hoạt động thuyết trình trước lớp có sử dụng máy vi tính và máy chiếu thuộc hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin? 
Hoạt động xử lí thông tin 
Hoạt động thu nhận và lưu trữ thông tin 
Hoạt động lưu trữ thông tin và có thể xử lí thông tin 
Hoạt động thu nhận thông tin 
Việc dưới đây thuộc hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin? 
Em đang nghe chương trình ca nhạc trên Đài tiếng nói Việt Nam. 
Lưu trữ thông tin 
Truyền thông tin 
Xử lí thông tin 
Thu nhận thông tin 
Khi em thấy một cảnh đẹp, thì mắt tham gia vào hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin? 
Xử lí và lưu trữ thông tin 
Xử lí và truyền thông tin 
Thu nhận và truyền thông tin 
Thu nhận và xử lí thông tin 
Bạn An sử dụng số liệu của bảng để vẽ biểu đồ trên giấy như sau: 
Việc làm của bạn An thuộc những hoạt động nào trong các hoạt động của quá trình xử lí thông tin? 
c – d – b – a 
b – c – a – d 
c - b - d – a 
d – c – a – b 
Bạn An đọc truyện “Con Rồng cháu Tiên" rồi tóm tắt lại, kể cho bạn Minh nghe. Hãy sắp xếp những việc làm cụ thể của bạn An theo thứ tự thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin. a) Bạn An kể lại cho bạn Minh nghe tóm tắt câu chuyện. 
b) Bạn An nhớ nội dung câu chuyện. c) Bạn An đọc truyện “Con Rồng cháu Tiên". d) Bạn An tóm tắt câu chuyện. 
Cả A và B đều sai 
 m nhạc giúp cho những người đi bộ nhưng bị khiếm thị biết được khi nào họ có thể được qua đường. 
Cả A và B đều đúng 
N hận biết được dấu hiệu đèn xanh đèn đỏ dễ dàng hơn 
“Ở một số nước phát triển, cạnh vạch sơn trắng ở lối đi dành cho người đi bộ qua đường thường có thêm loa để phát nhạc khi đèn xanh cho phép qua đường và dừng nhạc khi hết đèn xanh. Hỏi việc này có ý nghĩa gì?” 
Luyện tập: 
Câu hỏi: 
Trả lời 
a. Máy tính giúp con người nâng cao hiệu quả trong những hoạt động nào của quá trình xử lí thông tin? 
 Máy tính giúp con người nâng cao hiệu quả trong những hoạt động thu nhận, xử lí, lưu trữ và truyền thông tin. 
b. Vật mang tin xuất hiện trong hoạt động nào của quá trình xử lí thông tin? 
 Vật mang tin xuất hiện trong hoạt động lưu trữ của quá trình xử lí thông tin. 
c. Bộ nhớ có là vật mang tin không? 
 Bộ nhớ là vật mang tin. 
Em hãy phân loại những công việc sau đây theo các hoạt động của quá trình xử lí thông tin: 
a. Quan sát đường đi của một chiếc tàu biển. 
 a. Thu nhận thông tin 
b. Ghi chép các sự kiện của một chuyến tham quan 
 b. L ưu trữ thông tin 
c. Chuyển thể một bài văn xuôi thành văn vần. 
 c. X ử lí thông tin 
d. Thuyết trình chủ đề tình bạn trước lớp. 
 d. Truyền thông tin 
Vận dụng :  
? Giả sử em được đi chơi xa nhà, em hãy phân tích các hoạt động xử lí thông tin liên quan đến việc lên kế hoạch cho chuyến đi. 
* Phân tích các hoạt động xử lí thông tin liên quan đến việc lên kế hoạch cho chuyến đi: 
- Thu nhận thông tin : Đi đâu?, Với ai? Xem gì? Chơi gì? Ăn gì? Mặc gì?... 
- Lưu trữ thông tin : Ghi chép nội dung, ghi nhớ, ... 
- Xử lí thông tin : Sắp xếp, bố trí trình tự những công việc cần chuẩn bị, cần làm... 
- Truyền thông tin: Trao đổi với người lớn, bạn bè để hoàn thiện kế hoạch. 
Trong truyện “Cuộc điều tra màu đỏ", sau khi thu thập các chứng cứ, thám tử Sherlock Holmes đã lập luận để chứng minh Jefferson Hope là thủ phạm của vụ án. Hãy ghép mỗi hành động ở cột bên trái của thám tử với một hoạt động xử lí thông tin phù hợp ở cột bên phải. 
A 
B 
Nối 
1) Phán đoán, suy luận để ch ứ ng minh tội phạm 
a) Thu nhận thông tin 
1 - c 
2) Tr ì nh bày lập luận trước toà án 
b) Lưu trữ thông tin 
2 - d 
3) Thu thập chứng cứ và các dấu vết 
c) Xử lí thông tin 
3 - a 
4) Ghi lại các sự kiện thu thập được ra giấy 
d) Truyền thông tin 
4 - b 
Ghép mỗi ô ở cột bên trái với một ô ở cột bên phải cho phù hợp. 
A 
B 
Nối 
1) Thiết bị vào 
a) gồm các bộ phận của máy tính có nhiệm vụ lưu trữ thông tin. 
1 - c 
2) Thiết bị ra 
b) gồm các bộ phận của máy tính thực hiện tất cả các tính toán và xử lí dữ liệu. 
2 - d 
3) Bộ nhớ 
c ) gồm các bộ phận của máy tính có nhiệm vụ thu nhận thông tin vào máy tính. 
3 - a 
4) Bộ xử lí 
d) gồm các bộ phận của máy tính có nhiệm vụ giúp người sử dụng tiếp nhận thông tin từ máy tính. 
4 - b 
Em hãy đánh dấu các phát biểu sau đúng hay sai: 
Đúng (Đ)/ Sai (S) 
a) Máy tính xử lí thông tin nhanh, chính xác hơn con người. 
 Đ 
b) Máy ảnh có đầy đủ các chức năng của quá trình xử lí thông tin bao gồm: thu nhận, biến đổi, lưu trữ và truyền thông tin. 
 Đ 
c) Thẻ nhớ, USB có thể là thiết bị lưu trữ nhưng cũng có thể là thiết bị đầu vào. 
 Đ 
d) Dạng thông tin mà con người xử lí đa dạng hơn máy tính. 
 Đ 
e) Nhờ máy tính, con người có thể lưu trữ lượng dữ liệu khổng lồ. 
 Đ 
f) Máy tính có thể thay thế con người ở tất cả các lĩnh vực. 
 S 
g) Nhờ máy tính và mạng máy tính, thông tin được truyền một cách nhanh chóng gần như tức thời. 
 Đ 
Vận dụng :  
? Em hãy liệt kê những lợi ích của máy tính ở một trong các lĩnh vực sau đây để thấy rõ hiệu quả của việc xử lí thông tin bằng máy tính. 
a.Y tế. b.Giáo dục. c.Âm nhạc. d.Hội họa. 
e.Xây dựng. f.Nông nghiệp . g.Thương mại. h.Du lịch. 
VD : a) Trong y tế: giúp khám chữa bệnh như chụp nội soi, chụp x quang, ... 
b) Trong giáo dục: hỗ trợ học tập, giảng dạy, tính toán, .... 
c) Trong âm nhạc: Giúp điều chỉnh âm thanh, sáng tác nhạc, chơi nhạc, ... 
d) Trong hội họa: giúp vẽ tranh trên máy tính, chỉnh sửa ảnh, .... 
e) Trong xây dựng: thiết kế mô hình các công trình, tính toán dự trù vật tư, .. 
f) Trong nông nghiệp: Giúp giám sát, điều khiển từ xa công tác chăm sóc cây trồng, chăn nuôi, ... 
g) Trong thương mại: mua bán thanh toán qua mạng, quảng bá hàng hóa, ... 
h) Trong du lịch: cung cấp thông tin các di tích, cảnh đẹp, dịch vụ vui chơi, nghỉ dưỡng, ... 
Hãy phân loại các thiết bị sau thành ba loại thiết bị đầu vào, thiết bị đầu ra và bộ nhớ lưu trữ 
Thiết bị vào: 
Thiết bị ra: 
Bộ nhớ lưu trữ: 
Bàn phím, chuột, micro, USB, thẻ nhớ. 
Màn hình, 
máy in, loa. 
USB, 
thẻ nhớ. 
So sánh quá trình xử l í thông tin giữa người và máy tính theo gợi ý sau: 
Máy tính 
Con người 
Thu nhận 
Thiết bị vào: Bàn phím, chuột, camera, máy quét,... 
Đặc điểm: Dữ liệu vào gồm hình ảnh, âm thanh, văn bản. 
Các giác quan: Mắt, tai, mũi, miệng, da,... 
Đặc điểm: Thông tin vào rất đa dạng gồm văn bản, âm thanh, hình ảnh, mùi, vị, cảm giác,... 
Xử lí 
Bộ vi xử (CPU) 
Đặc điểm: Xử lí nhanh, chính xác, làm việc không mệt mỏi nhưng không tư duy sáng tạo được. 
Bộ não 
Đặc điểm: Xử lí chậm hơn, có thể không chính xác, làm việc cần nghỉ ngơi nhưng có tư duy sáng tạo. 
Truyền 
Thiết bị ra: Màn hình, máy in, loa,... 
Truyền miệng, chữ viết, hình vẽ,... 
Lưu trữ 
Bộ nhớ. Bộ nhớ trong, ổ cứng, USB, thẻ nhớ,... 
Đặc điểm: Lâu dài, dữ liệu lưu trữ khổng lồ. 
Vật mang tin: Bộ não, viết vẽ ra giấy, phim, máy tính... 
Đặc điểm: Khả năng lưu trữ của bộ não con người hạn chế hơn so với máy tính. 
Vận dụng :  
? Em hãy lấy ví dụ minh hoạ việc sử dụng máy tính đã làm cho việc học tập của em trở nên hiệu quả hơn. 
Ví dụ: Em có thể hoàn thành bài tập dự án bằng cách thu thập hình ảnh, tư liệu, rồi sử dụng phần mềm trên máy t í nh làm bài trình chiếu, có thể gửi thư điện tử cho các bạn trong nhóm cùng xem và góp ý, sau đó chỉnh sửa lại và nộp bài tập cho thầy cô giáo. 
Link bài giảng trực tuyến tham khảo: 
https://www.youtube.com/watch?embeds_referring_euri=https%3A%2F%2Fforlangworld.blogspot.com%2F&source_ve_path=MTM5MTE3LDI4NjY0LDE2NDUwMw&feature=emb_share&v=GUCb_UcsytQ 
https://forlangworld.blogspot.com/ 
https://www.youtube.com/c/ForlangWorld 
https://www.facebook.com/emvuiemhoc 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_tin_hoc_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chu_de_1.ppt