Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài: Phép cộng không nhớ trong phạm vi 100

I. Yêu cầu cần đạt của chủ đề/bài học

 1.1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng

-Nhận biết được cách cộng các số trong phạm vi 1000 (không nhớ).

-Thực hiện được phép cộng ( không nhớ ) các số trong phạm vi 1000

-Vận dụng được kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các tình huống đơn giản trong thực tế.

 1.2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực

+Năng lực:

 - Quan sát tình huống, trình bày kết quả quan sát và trả lời được câu hỏi liên quan (biểu hiện của NL TD và lập luận toán học);

- Trình bày được nội dung toán học, thảo luận để thống nhất kết luận của nhóm (biểu

hiện của NL giao tiếp toán học).

- NL giải quyết vấn đề toán học (Nhận biết được vấn đề toán học và trả lời các quy tắc thực hiện về phép cộng trong phạm vi 1000).

+Phẩm chất:

- Hào hứng, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao (biểu hiện của PC chăm chỉ).

II. Chuẩn bị

+ Giáo viên chuẩn bị các thiết bị dạy học : tranh ảnh, que tính.

 Các phương tiện dạy học máy chiếu, TV, đầu video, máy tính.

Slide hình ảnh trò chơi.

+ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học : SGK, Vở

Bộ đồ dùng học Toán, Bảng con

 

docx 8 trang trithuc 15/08/2022 11840
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài: Phép cộng không nhớ trong phạm vi 100", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài: Phép cộng không nhớ trong phạm vi 100

Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài: Phép cộng không nhớ trong phạm vi 100
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Bài: PHÉP CỘNG KHÔNG NHỚ TRONG PHẠM VI 100
I. Yêu cầu cần đạt của chủ đề/bài học
	1.1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng 
-Nhận biết được cách cộng các số trong phạm vi 1000 (không nhớ).
-Thực hiện được phép cộng ( không nhớ ) các số trong phạm vi 1000
-Vận dụng được kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các tình huống đơn giản trong thực tế.
	1.2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực
+Năng lực: 
 - Quan sát tình huống, trình bày kết quả quan sát và trả lời được câu hỏi liên quan (biểu hiện của NL TD và lập luận toán học);
Trình bày được nội dung toán học, thảo luận để thống nhất kết luận của nhóm (biểu
hiện của NL giao tiếp toán học).
- NL giải quyết vấn đề toán học (Nhận biết được vấn đề toán học và trả lời các quy tắc thực hiện về phép cộng trong phạm vi 1000).
+Phẩm chất: 
Hào hứng, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao (biểu hiện của PC chăm chỉ).
II. Chuẩn bị 
+ Giáo viên chuẩn bị các thiết bị dạy học : tranh ảnh, que tính.
 Các phương tiện dạy học máy chiếu, TV, đầu video, máy tính.
Slide hình ảnh trò chơi.
+ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học : SGK, Vở
Bộ đồ dùng học Toán, Bảng con 
III. Tiến trình dạy học 
3.1. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐG
- Yccđ về KT, KN;
- Yccđ về biểu hiện PC, NL
HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: 
- Tạo động lực; tạo niềm vui, hứng thú cho học sinh.
- Ôn tập củng cố lại vùng kiến thức hiện tại cho học sinh.
Nội dung hoạt động: 
Thiết kế trò chơi “Ong đi tìm nhụy”. Mỗi bông hoa ứng với một số. Yêu cầu học sinh hãy ghép con ong với bông hoa tương ứng.
Bông hoa 1: 23+10= 33
Bông hoa 2: 67+32= 99
Bông hoa 3: 82+5 = 87
Bông hoa 4: 40+25= 65
Tổ chức hoạt động: 
- Gv tổ chức trò chơi 
- Mời HS nhận xét và nêu lại cách đặt tính, cách tính số có 2 chữ số 
- Gv nhận xét, tổng kết.
Các con vừa được chơi trò chơi về phép tính cộng không nhớ các số có 2 chữ số, hôm nay chúng ta sẽ được học một phép tính mới đó là phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000.
67+32
23+10
40+25
82+5
 N
99
33
87
65
- Học sinh tham gia trò chơi
- Học sinh nhắc lại cách đặt tính và tính.
Quan sát hoạt động, sản phẩm học tập của HS để ĐG, nhận xét, động viên, khích lệ.
HOẠT ĐỘNG 2. TÌM TÒI, KHÁM PHÁ (Hình thành kiến thức mới)
HĐ 2.1. Khám phá vấn đề
Mục tiêu: Nêu và giải quyết được vấn đề theo các tình huống trong tranh.
Tổ chức hoạt động:
-Yêu cầu HS Quan sát bức tranh
trong SGK và nói với bạn về những
điều quan sát được từ bức tranh
+ Thế thì trong tranh hỏi về gì?
+ Làm thế nào để tính tổng số trang của hai quyển sách đây các con?
Vậy thì để tìm hiểu cách cộng các số có 3 chữ số chữ số trong phạm vi 1000, chúng ta hãy cùng sang hoạt động tiếp theo nhé! 
HĐ 2.2. Khám phá cách cộng các số trong phạm vi 1000 (không nhớ). 
Mục tiêu: Nhận biết được cách cộng các số trong phạm vi 1000 (không nhớ).
-Thực hiện được phép cộng ( không nhớ ) các số trong phạm vi 1000
Nội dung:
Tổ chức HS hoạt động nhóm tìm kết quả phép tính 264 + 312 theo nhóm 4:
+Bước 1: Làm việc cá nhân ( 2 phút)
+Bước 2: làm việc trong nhóm để thống nhất kết quả và cách làm.
+Bước 3: Trình bày kết quả thảo luận.
Tổ chức hoạt động toàn lớp trình bày kết quả thảo luận. 
+ Nhóm nào đã tìm ra kết quả có thể lên bảng trình bày cách tính và kết quả cho cô và các bạn ?
+Còn nhóm nào còn có cách làm khác hoặc bổ sung cho nhóm bạn?
GV nhận xét, đánh giá: Qua những cách làm khác nhau của các con, cô thấy cách làm nào cũng đúng. Cô khen cả lớp! Bây giờ cả lớp theo dõi cô tìm kết quả của phép tính.
Phương pháp:
HĐ 2.2. Thực hiện cách cộng các số trong phạm vi 1000 (không nhớ). 
Bước 1: Thao tác trên que tính.
- Gv đặt câu hỏi:
+ 264 gồm mấy trăm, mấy chục và mấy ô vuông rời.
+ 312 gồm mấy trăm, mấy chục và mấy ô vuông rời.
- Gv thực hiện thao tác tính trên đồ dùng dạy học trực quan,
+ Cô lấy 2 trăm ô vuông với 3 trăm ô vuông được 5 trăm ô vuông. 6 chục ô vuông với 1 chục ô vuông được 7 chục ô vuông. Cộng 4 ô vuông với 2 ô vuông ta được 6 ô vuông .
Vậy 264 ô vuông cộng 312 ô vuông được 576 ô vuông hay 264+312= 576.
Bước 2: Thực hành kĩ thuật làm tính
Dựa vào cách đặt tính cộng các số có hai chữ số, Gv hướng dẫn hs đặt tính 264 + 312 
+ Đặt tính: Viết số 264 trước , số 312 viết sau, sao cho số hàng trăm thẳng với số hàng trăm, số hàng chục thẳng số hàng chục, số hàng đơn vi thẳng số hàng đơn vị, dấu cộng ở giữa hai số và vạch kẻ ngang thay cho dấu bằng.
+ Tính: Khi tính cộng ta thực hiện như thế nào ? 
 4 cộng 2 bằng 6, viết 6
 6 cộng 1 bằng 7, viết 7
 2 cộng 3 bằng 5, viết 5
Vậy 264+312= 576
- GV yêu cầu hs nhắc lại cách đặt tính 
-GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính: 145+323. 
-Tổ chức HS thực hiện cá nhân vào bảng con
-Tổ chức hoạt động cặp đôi kiểm tra kết quả và nói cho nhau nghe cách thực hiện phép tính 145+323 
-Tổ chức hoạt động toàn lớp, nêu cách thực hiện phép tính 145+323
-GV nhận xét, đánh giá (lấy những bảng con đặt tính tốt, chưa tốt để nhận xét).
HĐ 2.3. Chốt kiến thức HS vừa phát hiện ra:
- Gv chốt lại cách thực hiện phép cộng trong phạm vi 1000 ( không nhớ):
Bước 1: Đặt tính (viết cho thẳng hàng trăm với trăm, chục thẳng chục và đơn vị thẳng đơn vị)
Bước 2: Tính (Cộng từ phải qua trái theo thứ tự đơn vị – chục – trăm)
-HS quan sát và nói những
gì quan sát được:
+ Bức tranh nói về số trang của các quyển sách. Quyển tập 1 có số trang là 264 trang. Quyển tập 2 có số trang là 312 trang.
+ Hỏi về tổng số trang của 2 quyển sách.
+ Thực hiện phép tính 264+312
-Hoạt động nhóm tìm kết quả phép tính 264 + 312 dựa trên thao tác với đồ dùng trực quan ( các ô tính hoặc bảng cài)
- HS thảo luận theo nhóm 
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện phép tính 264 + 312 
Các nhóm khác nêu cách làm khác ( nếu có) / nhận xét 
-HS trả lời
264 gồm 2 trăm 6 chục và 4 ô vuông rời.
312 gồm 3 trăm 1 chục và 2 ô vuông rời.
-Hs lắng nghe
-Hs trả lời: Thực hiện cộng lần lượt từ phải sang trái
Đặt tính và thực hiện tính 145+ 323 vào bảng con. 
Hoạt động cặp đôi với bạn và nói cho nghe, nghe bạn nói về cách đặt tính, cách thực hiện tính. 
Nhận xét bài làm của bạn. 
- HS ĐG lẫn nhau
- GV QS mức độ đạt được của Hs nhận diện được vấn đề của bài học ngày hôm nay
- HS ĐG lẫn nhau
- GV QS mức độ đạt được của YCCĐ1 , YCCĐ4
HOẠT ĐỘNG 3. THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP
BT.1 SGK, Trang 80 Tính
 + 247351 + 703204 + 52632 +81560
-Tổ chức HS thực hiện cá nhân hoàn thiện phiếu học tập .
-Tổ chức HS hoạt động cặp đôi phiếu học tập kiểm tra kết quả
-Tổ chức HS hoạt động toàn lớp. Kiểm tra kết quả hỏi một số học sinh cách thực hiện phép tính.
-Gv nhận xét đánh giá 
Tổ chức hoạt động: Cá nhân/nhóm
BT.2 SGK, Trang 80
Đặt tính rồi tính:
460+231 375+622 800+37 923+6
-Tổ chức HS thực hiện cá nhân bài tập vào vở. 
-Tổ chức HS hoạt động cá nhân chia sẻ kết quả thực hiện và giải thích cách làm.
-Tổ chức hoạt động toàn lớp chia sẻ kết quả thực hiện bài tập và giải thích cách làm.
-Gv nhận xét, đánh giá.
BT. 3SGK, Trang 80
GV hướng dẫn HS quan sát bức tranh
-Tổ chức hoạt động nhóm 4 cùng nhau xem tranh và thảo luận trả lời câu hỏi. 
-Tổ chức hoạt động toàn lớp: Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận (Mỗi bức tranh chọn đại diện 1 nhóm khác nhau) 
- Vậy thì thuyền nào vớt được nhiều hơn? Vì sao?
GV Nhận xét, đánh giá
Thực hiện phiếu học tập
Hoạt động cặp đôi chia sẽ kết quả thực hiện phiếu học tập.
Nhận xét bài làm của bạn, trả lời câu hỏi của GV
-Thực hiện bài tập vào vở
-Hoạt động toàn lớp: Nhận xét bài làm của bạn, chia sẽ kết quả và giải thích cách làm.
-HS trả lời câu hỏi:
+Thuyền của mèo vớt được tất cả số viên ngọc trai là: 233+245 = 478 viên
+Thuyền của hà mã vớt được tất cả số viên ngọc trai là:
307+150= 457 viên 
- Thuyền của mèo vớt được nhiều hơn vì 478> 457
- HS ĐG lẫn nhau
- GV QS mức độ đạt được của YCCĐ2 ,YCCĐ5
HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG SÁNG TẠO
Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các tình huống đơn giản trong thực tế.
Tình huống thực tiễn
Một xe ô tô đi từ Đà Nẵng đến Quy Nhơn với quãng đường dài 323 Km, rồi đi tiếp đến Nha Trang với quãng đường 212Km. Hỏi độ dài cả quãng đường mà ô tô đã đi ?
Tổ chức HS hoạt động nhóm tìm câu trả lời. 
Tổ chức hoạt động toàn lớp chia sẻ câu trả lời.
-Hs thực hiện tóm tắt bài toán 
Quãng đường 1: 323 km
Quãng đường 2: 212 km
Cả hai quãng đường: ?....km
-Hs Thực hiện giải bài toán 
- HS ĐG lẫn nhau
- GV QS mức độ đạt được của YCCĐ3, YCCĐ6
HOẠT ĐỘNG 5. CỦNG CỐ DẶN DÒ
Bài học hôm nay em học được những gì? Khi đặt tính và tính cần lưu ý điều gì?
Về nhà tìm tình huống thực tiễn liên quan đến phép cộng, viết vào vở và chia sẻ với bạn.
-Hs lắng nghe và ghi vào vở
3.2. Hoạt động kiểm tra đánh giá (có thể có, có thể không)
Thiết kế công cụ để kiểm tra, ĐG mức độ đạt được của YCCĐ về KT, KN, phẩm chất năng lực, lượng hóa xếp loại học lực của học sinh.
3.3. Hoạt động nhận xét, đánh giá, động viên, khích lệ, dặn dò HS
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy (có thể có, có thể không)

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_toan_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_s.docx