Kế hoạch bài dạy Tin học 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 3, Chủ đề 1: Máy tính và em - Bài 2: Gõ máy tính đúng cách (Tiết 1) - Nguyễn Thu Trang

Chủ đề 1: Máy tính và em

Bài 2: Gõ máy tính đúng cách (t1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

• Giải thích được lợi ích của việc gõ phím đúng cách.

• Biết vị trí đặt các ngón tay khi gõ hàng số và thực hiện được thao tác gõ đúng cách.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động của lớp. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

b. Năng lực đặc thù:

- Nhận thức khoa học: Biết được lợi ích của việc gõ phím đúng cách .

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: tích cực trong việc hoàn thành các hoạt động học tập của cá nhân

- Trách nhiệm: tham gia tích cực vào hoạt động của lớp, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ được phân công.

II. Đồ dùng dạy học

 

doc 3 trang Khánh Đăng 28/12/2023 440
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tin học 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 3, Chủ đề 1: Máy tính và em - Bài 2: Gõ máy tính đúng cách (Tiết 1) - Nguyễn Thu Trang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Tin học 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 3, Chủ đề 1: Máy tính và em - Bài 2: Gõ máy tính đúng cách (Tiết 1) - Nguyễn Thu Trang

Kế hoạch bài dạy Tin học 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 3, Chủ đề 1: Máy tính và em - Bài 2: Gõ máy tính đúng cách (Tiết 1) - Nguyễn Thu Trang
TUẦN 3
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Chủ đề 1: Máy tính và em
Bài 2: Gõ máy tính đúng cách (t1)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Kiến thức
Giải thích được lợi ích của việc gõ phím đúng cách.
Biết vị trí đặt các ngón tay khi gõ hàng số và thực hiện được thao tác gõ đúng cách.
Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động của lớp. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
Năng lực đặc thù:
- Nhận thức khoa học: Biết được lợi ích của việc gõ phím đúng cách .
Phẩm chất
- Chăm chỉ: tích cực trong việc hoàn thành các hoạt động học tập của cá nhân
- Trách nhiệm: tham gia tích cực vào hoạt động của lớp, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ được phân công.
II. Đồ dùng dạy học
a. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu, các thiết bị phần cứng máy tính (chuột, bàn phím, màn hình, loa, thân máy tính)
b. Học sinh
- Vở ghi, SGK.
III. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Mở đầu (4 phút)
a. Mục tiêu
- Tạo tâm thế gây hứng thú cho HS khi bước vào bài mới
b. Cách thức thực hiện
- GV tổ chức trò chơi “ Vòng quay may mắn” trả lời câu hỏi: ?
- GV phổ biến luật chơi cho HS cả lớp: GV nêu câu hỏi, HS giơ tay giành quyền trả lời.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- Gv nhận xét, khen ngợi, trao thưởng và dẫn dắt vào bài mới.
- HS lắng nghe.
- HS chơi trò chơi.
- HS nghe.
2. Khám phá
2.1. Gõ bàn phím đúng cách
2.1.1 Mục tiêu
- Nêu được lợi ích của việc gõ phím bằng 10 ngón
- Biết cách gõ các phím hàng phím số 
2.1.2 Cách thức thực hiện
a) Lợi ích của việc gõ bàn phím đúng cách
- GV cho HS quan sát cách gõ của bạn Khoa và đặt câu hỏi: “ Cách gõ đó đúng hay sai ?”
- GV nêu câu hỏi: Theo em cách gõ đó, bạn Khoa sẽ gặp phải điều gì?
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, chốt kiến thức
b. Cách gõ các phím trên phím số
- GV nhắc lại kiến thức cũ bằng cách đặt câu hỏi: Hàng phím số là hàng phím thứ mấy trong khu vực chính?
- GV cho hs quan sát Video về cách gõ hàng phím số
https://www.youtube.com/watch?v=ekC3yaJuhOw
Gv sau khi xem video xong các em nêu cách gõ các phím trên hàng phím số.
- HS quan sát.
Hs trả lời
- HS trả lời theo cá nhân suy nghĩ
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Hàng phím đầu tiên trong khu vực chính
- HS quan sát, xem video
HS trả lời
Khi gõ phím số, các ngón tay của em từ vị trí xuất phát trên hàng phím cơ sở vươn đến gõ phím số. 
Sau khi gõ xong, đưa các ngón tay trở về vị trí xuất phát.
3. Luyện tập (7 phút)
a. Mục tiêu
- HS ôn tập lại kiến thức trong bài học qua các câu hỏi, trò chơi
b. Cách thức thực hiện
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Chạy tiếp sức”.
- GV phổ biến luật chơi: Mỗi thành viên trong nhóm sẽ lần lượt chọn chữ số gắn với các hàng phím đặt ngón tay ở hàng phím cơ sở tương ứng, các bạn gắn xong về chỗ xếp hàng thì bạn thứ 2 mới được lên tiếp. Hoạt động trong vòng 5 phút đội nào gắn được nhiều nhất thì đội đó sẽ chiến thắng.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi:
- GV nhắc lại kiến thức đã học cho HS qua các câu hỏi.
1) Luyện tập thường xuyên và gõ bàn phím đúng cách sẽ giúp em :
A. Gõ nhanh , chính xác và không cần nhìn bàn phím.
B. Giữ bàn phím sạch sẽ và không cần nhìn bàn phím.
C. Gõ nhanh, chính xác và giữ bàn phím sạch sẽ.
2) Em đặt ngón tay như thế nào sau khi gõ xong một phím trên hàng phím số ?
A. Di chuyển ngón tay về vị trí xuất phát.
B. Giữ nguyên ngón tay trên hàng phím số.
C. Di chuyển ngón tay về hàng phím trên.
- HS lắng nghe.
- HS chơi trò chơi.
- HS trả lời
Đáp án A
Đáp án A
 - GV hệ thống lại kiến thức bài học, nhắc nhở HS ôn bài ở nhà.
- HS nghe, ghi nhớ.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
......

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_tin_hoc_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tu.doc