Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 7

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:

 1. Kiến thức, kĩ năng:

- Củng cố cho HS đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Yêu lắm trường ơi!

 2. Năng lực:

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: có khả năng quan sát các sự vật xung quanh); biết trân trọng, yêu thương thầy cô, bạn bè.

 3. Phẩm chất:

- Có nhận thức về việc cần có bạn bè; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU:

 

docx 5 trang trithuc 18/08/2022 6500
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 7

Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 7
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: HDH
Tuần: 7
Lớp: 
 Thứ ngày tháng năm 
BÀI 13 : YÊU LẮM TRƯỜNG ƠI! (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:
 1. Kiến thức, kĩ năng: 
- Củng cố cho HS đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Yêu lắm trường ơi!
 2. Năng lực: 
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: có khả năng quan sát các sự vật xung quanh); biết trân trọng, yêu thương thầy cô, bạn bè.
 3. Phẩm chất: 
- Có nhận thức về việc cần có bạn bè; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: 
- GV yêu cầu học sinh đứng dậy cùng thực hiện hát bài “Mái trường mến yêu” 
2. HDHS làm bài tập
Bài 1: Sắp xếp các tranh sau theo đúng trình tự bài đọc. (đánh số 1, 2, 3, 4 vào ô trống dưới tranh) 
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
- GV gọi HS đọc lại bài tập đọc.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
- GV nhận xét chữa bài.
+ Bạn nhỏ yêu những gì ở trường, lớp của mình??
+ Bạn nhỏ nhớ gì về cô giáo khi không đến lớp?
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: Những từ ngữ nào trong bài đọc thể hiện rõ nhất tình cảm của bạn nhỏ dành cho trường lớp?
- GV gọi HS đọc yêu cầu
+BT yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV gọi HS soi bài, chia sẻ
+ Theo em tình cảm của bạn nhỏ với ngôi trường thế nào?
Bài 3: Gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm của sự vật trong mỗi câu sau:
a. Sân trường rộng rãi.
b. Quyển vở trắng tinh.
c. Nét chữ ngay ngắn.
- Cho HS làm bài, soi bài chia sẻ bài làm.
+ Hãy tìm thêm những từ chỉ đặc diểm khác mà em biết?
- GV nhận xét, kết luận
 Bài 4: Viết 2 câu về lớp học của em có từ ngữ chỉ đặc điểm
- GV cho HS nêu yêu cầu
- Nêu yêu cầu
- Cho HS làm bài
- Đổi vở kiểm tra nhóm đôi.
+ Khi đặt câu em cần lưu ý gì?
- GV nhận xét, hỏi:
Bài 5: Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu nêu đặc điểm.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS làm vào vở, thu 1-2 bài chiếu lên màn hình nhận xét.
- GV chữa bài:
+ Những từ ở cột A là những từ chỉ gì?
+ Những từ ở cột B là những từ chỉ gì?
- GV chốt: Câu các con vừa nối được là các câu chỉ đặc điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- YC HS học bài và chuẩn bị bài sau
- Học sinh đứng dậy thực hiện các động tác cùng cô giáo
- 1 HS đọc
- HS đọc bài 
- HS làm bài. 1 HS trả lời: 1- 2- 4- 3
-HS chữa bài, nhận xét.
+ yêu hàng cây mát, yêu tiếng chim hót xôn xao . 
+ Lời cô ngọt ngào/ Thấm từng trang sách.
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài
- HS nhận xét, bổ sung.
- Bạn rất yêu trường, yêu lớp 
- HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài, chữa bài
- Cao, thấp, đen sì .
 - HS nhận xét, bổ sung
-HS đọc yêu cầu 
- HS nêu yêu cầu
- HS hoàn thành bài vào VBT
- HS chữa bài, nhận xét, bổ sung
- Lưu ý đầu câu viết hoa, cuối câu ghi dấu chấm.
- Những từ ở cột A là những từ chỉ sự vật.
Những từ ở cột B là những từ chỉ dặc điểm.
Bổ sung: 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: HDH
Tuần: 7
Lớp: 
 Thứ ngày tháng năm 
BÀI 14 : EM HỌC VẼ (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:
 1. Kiến thức, kĩ năng: 
- Củng cố cho HS đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Em học vẽ.
 2. Năng lực: 
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: Phát triển vốn từ chỉ sự vật (từ chỉ đồ dùng học tập), đặt câu nêu công dụng của đồ dùng học tập, đặt đúng dấu chấm hoặc chấm hỏi ở cuối câu.
 3. Phẩm chất: 
- Biết yêu quý bạn bè, có tinh thần hợp tác làm việc nhóm. Cảm nhận được niềm vui học tập ở trường và có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: 
- GV yêu cầu HS đọc lại bài Yêu lắm trương ơi!
2. HDHS làm bài tập
Bài 1: Bức tranh cảnh biển của bạn nhỏ trong bài đọc có gì?
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bìa
- GV mời HS chia sẻ bài làm.
+ Bức tranh cảnh biển của bạn nhỏ có gì đẹp?
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 2: Viết những từ ngữ chỉ sự vật có trong bài đọc.
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- GV gọi 1-2 HS chữa bài.
- GV gọi HS nhận xét
+ Khi học vẽ em cần chuẩn bị những đồ dùng nào?
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 3: Viết câu nêu đặc điểm có sử dụng từ: lung linh, vi vu, râm ran. 
+ BT yêu cầu gì?
+ GV giải nghĩa từ: lung linh, vi vu, râm ran.
- Cho HS làm bài
- GV gọi HS lần lượt chữa bài. 
+ Khi viết câu em cần lưu ý gì?
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 4: Điền ng hoặc ngh vào chỗ trống.
a.Trăm . . . . . . . . . . e không bằng một thấy.
b.Có công mài sắt, có . . . . . . . . . . ày nên kim.
- 
- Sau khi HS chơi xong, GV cho HS hoàn thiện bài vào VBT kết hợp giải nghĩa từ HS chưa rõ
-GV nhận xét, kết luận 
Bài 5: Chọn a hoặc b.
a.Viết vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi.
- Chậm như . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . (	). 
- Nhanh như . . . . . . . . . . . . . . . . . . . (	). 
- Nắng tốt . . . . . . . . . . . . . (	), mưa tốt lúa.
b.Viết từ ngữ có tiếng chứa an hoặc ang gọi tên sự vật trong mỗi hình.
- GV yêu cầu HS chọn câu a hoặc b hoàn thành vào VBT
- GV yêu cầu 3 HS chữa bài 
+ Những từ con vừa điền là từ chỉ gì?
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 6: Viết 3 từ ngữ có tiếng chứa
a.ng hoặc ngh: M: con ngan, . . . . . . 
b.r, d hoặc gi: M: rửa tay, . . . . . . . 
c.an hoặc ang: M: hoa lan, . . . . . .
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 
- GV gọi các nhóm 1 bạn nêu yêu cầu - 1 
bạn hỏi 1 bạn trả lời
-GV nhận xét, kết luận, tuyên dương.
Câu 7. Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi vào ô trống
Bút chì: - Tẩy ơi, cậu giúp tớ một chút được không 
Tẩy: - Cậu muốn tớ giúp gì nào 
Bút chì: - Tớ muốn xoá hình vẽ này 
Tẩy: - Tớ sẽ giúp cậu 
Bút chì: - Cảm ơn cậu 
- GV yêu cầu soi bài, chia sẻ bài làm.
+ Tại sao em điền dấu chấm hỏi và ô trống thứ nhất?
- GV nhận xét, tuyên dương
Câu 8. Viết một câu nêu công dụng của từng đồ dùng học tập dưới hình
- GV yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- GV cho HS quan sát tranh viết công dụng của đồ dùng vào VBT 
+ Khi sử dụng đồ dùng học tập xong con cần làm gì? 
Câu 9. Dựa vào gợi ý, viết 3 - 4 câu giới thiệu về một đồ vật dùng để vẽ
G: - Em muốn giới thiệu đồ vật nào?
- Đồ vật đó có đặc điểm gì?
- Em dùng đồ vật đó như thế nào?
- Nó giúp ích gì cho em trong việc vẽ tranh?
- Gọi HS chia sẻ, đọc bài làm
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
- YC HS học bài và chuẩn bị bài sau
- Học sinh đọc bài.
- HS làm VBT
- HS chia sẻ bài làm
- Bức tranh cảnh biển của bạn nhỏ có con thuyền trắng đang giương cánh buồm đỏ thắm để rẽ sóng ra khơi
- HS đọc yêu cầu 
- HS trả lời: lớp học, giấy, bút màu, ông trăng, cánh diều  
- HS nhận xét, đổi chéo vở kiểm tra.
- Bút chì, bút màu . 
- HS đọc yêu cầu 
- HS nêu
- HS lắng nghe
- HS làm bài
- HS soi và chữa bài
- Đầu câu viết hoa, cuối câu ghi dấu chấm.
- HS đọc đề bài 
-HS tham gia trò chơi 
-HS hoàn thiện bài
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào VBT
- HS chữa bài, nhận xét
- Từ chỉ sự vật.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS thảo luận nhóm và trả lời 
- Các nhóm chia sẻ bài làm.
- HS lắng nghe 
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào VBT
- HS đổi vở kiểm tra
- HS chia sẻ bài làm
- Vì đó là câu hỏi.
- HS quan sát tranh, làm VBT 
- Cần cất đồ dùng đi .
- HS đọc yêu cầu
- HS giới thiệu đồ vật dùng để vẽ
- HS nêu đặc điểm của đồ vật
- HS nêu
- HS nêu lợi ích của đồ vật 
- HS nhận xét
- HS lắng nghe.
Bổ sung: 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tieng_viet_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi.docx