Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 2

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:

 1. Kiến thức, kĩ năng:

- Củng cố cho HS đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Niềm vui của Bi và Bống.

 2. Năng lực:

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong câu chuyện.

 3. Phẩm chất:

- Có nhận thức về việc cần có bạn bè; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV

 

docx 6 trang trithuc 18/08/2022 7060
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 2

Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 2
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: HDH
Tuần: 2
Lớp: 
 Thứ ngày tháng năm 
BÀI 3 : NIỀM VUI CỦA BI VÀ BỐNG (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:
 1. Kiến thức, kĩ năng: 
- Củng cố cho HS đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Niềm vui của Bi và Bống.
 2. Năng lực: 
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong câu chuyện.
 3. Phẩm chất: 
- Có nhận thức về việc cần có bạn bè; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: 
- GV yêu cầu học sinh đứng dậy cùng thực hiện hát bài “Niềm vui của bé” 
2. HDHS làm bài tập
Bài 1: Câu chuyện của bài đọc diễn ra ki nào (đánh dấu v vào ô trống trước đáp án đúng). 
- GV gọi HS đọc yêu cầu .
- GV gọi HS đọc lại bài tập đọc.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
- GV nhận xét chữa bài.
? Cầu vồng thường gợi lên cho chúng ta những cảm xúc gì?
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: Dựa vào bài đọc, điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống:
-GV gọi HS đọc yêu cầu
-GV gọi 1-2 HS trả lời 
+BT yêu cầu gì?
-GV gọi 1-2 HS đọc trước lớp
-GV nhận xét.
? Em tưởng tượng mình có 7 hũ vàng, em sẽ làm gì?
? Vì sao em làm như vậy?
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: Khi biết không có bảy hũ vàng, Bống cảm thấy thế nào?
+BT yêu cầu gì
- GV nhận xét, chữa bài:
? Vì sao Bống vẫn cảm thấy vui vẻ và lựa chọn vẽ cho anh những gì anh thích?
? Đối với Bống, điều gì là quan trọng hơn cả?
- GV nhận xét , kết luận
 Bài 4: Sắp xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp:
- GV cho HS nêu yêu cầu
- YC HS làm bài
- GV cho HS tìm một số từ ngữ chỉ người và đồ vật khác.
- GV nhận xét, hỏi:
Bài 5: Viết lại những câu thể hiện sự ngạc nhiên của Bi trước sự xuất hiện của cầu vồng.
-GV yêu cầu HS đọc đề bài 
-Yêu cầu HS làm vào vở , thu 1-2 bài chiếu lên màn hình nhận xét
- GV chữa bài:
- GV nhận xét .
3. Củng cố, dặn dò:
- YC HS học bài và chuẩn bị bài sau
- Học sinh đứng dậy thực hiện các động tác cùng cô giáo
- 1 HS đọc
-HS đọc bài 
-HS làm bài .1 HS trả lời: 
Câu chuyện trong bài đọc diễn ra khi:
Vào một ngày mưa, có cầu vồng xuất hiện
-HS chữa bài, nhận xét.
+ Cầu vồng thường gợi lên cho chúng ta những cảm xúc vui vẻ, hân hoan vì được ngắm cảnh đẹp sau mưa rào.
+ Nhiều HS trả lời.
-HS đọc yêu cầu 
+Bài tập yêu cầu viết tiếp vào chỗ chấm để có lời cảm ơn.
- HS đọc bài làm
 + Nếu có bảy hũ vàng, Bống sẽ mua nhiều búp bê và quần áo đẹp
Còn Bi sẽ mua một con ngựa hồng và một cái ô tô
- HS nhận xét, bổ sung
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
-HS đọc yêu cầu 
-HS hoàn thành bảng vào VBT
Khi biết không có bảy hũ vàng, Bống cảm thấy:
Bống vẫn vui vẻ và nghĩ ngay đến việc vẽ những gì anh Bi thích
- HS chữa bài, nhận xét, bổ sung
+Vì Bống lạc quan và luôn yêu mến anh.
+Với Bống, niềm vui của anh là quan trọng hơn hết.
- HS đọc yêu cầu
- HS quan sát
- HS làm bài
a. Từ ngữ chỉ người: Bi, Bống, anh, em
b. Từ ngữ chỉ đồ vật: hũ vàng, búp bê, quần áo, ô tô
- Nhiều HS trả lời
-HS đọc đề bài
-HS làm vào vở 
-HS nhận xét 
-HS lắng nghe
-HS làm bài tập
Bổ sung: 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: HDH
Tuần: 2
Lớp: 
 Thứ ngày tháng năm 
BÀI 4 : LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI (tiết 2)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:
 1. Kiến thức, kĩ năng: 
- Củng cố cho HS đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Làm việc thật là vui.
 2. Năng lực: 
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ hoạt động, đặc điểm, đặt được câu nói về hoạt động của học sinh.
 3. Phẩm chất: 
- Biết yêu quý bạn bè, có tinh thần hợp tác làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: 
- GV yêu cầu HS đọc lại bài Làm việc thật là vui.
2. HDHS làm bài tập
Bài 1: Điền vào chỗ trống từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi người, mỗi vật sau theo mẫu.
-GV gọi HS đọc yêu cầu .
- GV mời HS trả lời .
? Em hãy nêu một số từ chỉ hoạt động khác?
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 2: Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu nêu hoạt động.
-GV gọi HS đọc yêu cầu
-GV gọi 1-2 HS chưa bài.
- GV gọi HS nhận xét
- GV hỏi: Đặt một câu nêu hoạt động?
-GV nhận xét, tuyên dương
Bài 3: Theo em, vì sao bạn nhỏ trong bài đọc luôn luôn bận rộn mà lúc nào cũng vui? 
+BT yêu cầu gì?
-GV gọi 3 HS lần lượt chữa bài. 
? Ở nhà em làm gì để giúp đỡ mẹ?
? Em cảm thấy như thế nào khi cùng mẹ làm việc nhà?
-GV nhận xét, tuyên dương
 Bài 4: Điền những chữ cái còn thiếu vào chỗ trống
+ GV cho HS chơi truyền điện. GV gọi HS lên điền thứ tự các chữ cái 
- Sau khi HS chơi xong, GV cho HS hoàn thiện bài vào VBT 
-GV nhận xét, kết luận 
Bài 5: Viết tên các cuốn sách dưới đây theo đúng thứ tự trong bảng chữ cái.
-GV yêu cầu HS chọn câu a hoặc b hoàn thành vào VBT
-GV yêu cầu 3 HS chữa bài 
-GV nhận xét, đánh giá.
Bài 6: Viết từ chỉ sự vật vào chỗ trống (theo mẫu).
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và trả lời.
-GV gọi 2 nhóm phân công thành viên lên trả lời
-GV nhận xét, kết luận, tuyên dương.
Bài 7: Gạch chân 5 từ ngữ chỉ hoạt động trong đoạn văn sau.
- GV gọi HS đọc đề bài
- GV gọi HS chữa bài
- GV yêu cầu 1-2 HS trả lời
? Em giúp mẹ việc gì khi ở nhà?
? Khi viết câu lưu ý gì?
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 8. Viết một câu về một việc em làm ở nhà.
- GV yêu cầu học sinh đọc đề bài.
-GV cho HS trả lời từng gợi ý trong VBT 
+ Em đã làm được việc gì?
+ Em làm việc đó như thế nào?
+ Nêu suy nghĩ của em khi làm xong việc ?
- GV hỏi HS :
+ Khi viết đoạn văn cần chú ý điều gì ?
-GV cho HS viết đoạn văn ra vở và thu chấm trước lớp ( Nếu có thời gian )
3. Củng cố, dặn dò:
- YC HS học bài và chuẩn bị bài sau
- Học sinh đọc bài
- 1 HS đọc
- HS trả lời
Cái đồng hổ
M: Báo thức, báo giờ
Con gà trống
Báo cho mọi người biết trời sắp sáng
Con tu hú
Báo hiệu mùa vải chín
Chim
bắt sâu, bảo vệ mùa màng
Cành đào
làm cho ngày xuân thêm tưng bừng
Chim cú mèo
bắt chuột và các loài gặm nhấm gây hại cho mùa màng.
Bé
làm việc, làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em
-HS nhận xét.
-HS trả lời
-HS đọc yêu cầu 
-HS trả lời : 
- HS nhận xét, đổi chéo vở kiểm tra.
- HS: từ chỉ đặc điểm 
-HS đọc yêu cầu 
- HS chữa bài:
+ Bạn nhỏ trong bài đọc luôn luôn bận rộn mà lúc nào cũng vui vì thấy mình có ích khi giúp đỡ mẹ, tìm thấy niềm vui trong công việc
- HS trả lời
-HS đọc đề bài
-HS làm bài 
Số thứ tự
Chữ cái
Tên chữ cái
10
g
giê
11
h
hát
12
i
1
13
k
ca
14
l
e-lờ
15
m
em-mờ
16
n
en-nờ
17
o
o
18
ô
ô
19
ơ
ơ
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào VBT
- HS chữa bài, nhận xét
- HS trả lời:
 1. Gà trống nhanh trí
2. Hoa mào gà
3. Kiến và chin bồ câu
4. Nàng tiên ốc
5. Ông cản ngũ
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS thảo luận nhóm và trả lời 
Cây chổi - quét nhà
Móc - Treo quần áo
Nồi - nấu thức ăn
Ghế - ngồi
- HS nhận xét, chữa bài
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS đọc bài làm 
Bé làm bài. Bé đi học. Học xong, bé quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ. Bé luôn luôn bên rộn, mà lúc nào cũng vui.
-HS trả lời theo ý của mình.
- HS đọc
- HS trả lời 
+Em thường lau nhà để mẹ đỡ vất vả .
+ Khi về nhà, mẹ thường rất nhiều việc nên em thường rửa bát đỡ cho mẹ mỗi khi ăn xong.
+ Em cất đồ ăn còn lại vào đĩa sạch, trút rác vào túi, làm sạch sơ bát đĩa. Sau đó là xả nước, nhúng nước rửa vào giẻ và chà kĩ từng chiếc bát, đĩa, thìa, đũa, xoong nồi... Đôi khi gặp vết bẩn, em sẽ dùng cọ rửa nồi để làm sạch các vết bẩn. Cuối cùng là xả nước để trôi xà phòng và làm bát đĩa sạch bóng, thơm mát.
+ Đối với em, làm việc nhà không phải là giúp mẹ mà thể hiện trách nhiệm với ngôi nhà mình đang sống, với người thân. Em rất vui vì đã làm được việc có ích.
- HS chia sẻ
Chú ý tìm ý, đặt câu theo thứ tự, nên cảm xúc của mình.
Bổ sung: 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tieng_viet_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi.docx