Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 14

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:

 1. Kiến thức, kĩ năng:

- Củng cố cho HS đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Sự tích hoa tỉ muoiij

 2. Năng lực:

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong câu chuyện.

 3. Phẩm chất:

- Có nhận thức về việc cần có bạn bè; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU:

 

docx 8 trang trithuc 18/08/2022 6280
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 14

Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 14
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: HDH
Tuần: 14
Lớp: 
 Thứ ngày tháng năm 
BÀI 25 : SỰ TÍCH HOA TỈ MUỘI (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:
 1. Kiến thức, kĩ năng: 
- Củng cố cho HS đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Sự tích hoa tỉ muoiij
 2. Năng lực: 
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong câu chuyện.
 3. Phẩm chất: 
- Có nhận thức về việc cần có bạn bè; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: 
- GV yêu cầu học sinh đứng dậy cùng thực hiện 1 bài hát.
2. HDHS làm bài tập
Bài 1: Dựa vào bài đọc, nối từ ngữ ở cột A với cột B:
-GV gọi HS đọc yêu cầu .
- GV gọi HS đọc lại bài tập đọc.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi .
- GV nhận xét chữa bài.
? Câu chuyện Sự tích hoa tỉ muội muốn nhắn nhủ đến các con điều gì?
? Con học được điều gì từ câu chuyện Sự tích hoa tỉ muội?
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: Gạch chân từ ngữ thể hiện tình cảm chị em trong câu: “ Nết thương Na, cái gì cũng nhường em.”. Viết thêm 3 từ ngữ nói về tình cảm anh, chị, em.
-GV gọi HS đọc yêu cầu
-GV gọi 1-2 HS trả lời 
+BT yêu cầu gì?
-GV gọi 1-2 HS đọc trước lớp
-GV mời HS nhận xét.
-GV nhận xét
Bài 3: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp (đỏ thắm, chạy theo, cõng, bé nhỏ, đẹp, đi qua, cao, gật đầu)
+BT yêu cầu gì?
- GV cho hs tìm thêm những từ chỉ đặc điểm, hoạt động khác
-GV nhận xét , kết luận
 Bài 4: Viết 1 – 2 câu về sự việc khiến em cảm động trong câu chuyện Hai anh em
- GV cho HS nêu yêu cầu
- GV gọi 4 HS lên bảng viết câu
- YC HS làm bài
- GV nhận xét
- GV chữa bài:
+ Khi viết câu lưu ý điều gì?
- GV nhận xét .
3. Củng cố, dặn dò:
- YC HS học bài và chuẩn bị bài sau
- Học sinh đứng dậy thực hiện các động tác cùng cô giáo
- 1 HS đọc
-HS đọc bài 
-HS làm bài .1 HS trả lời: 
-HS chữa bài, nhận xét.
+ Câu chuyện nhắn nhủ trong gia đinh anh chị em cần yêu thương, nhường nhịn nhau.
+ Nhiều HS trả lời.
-HS đọc yêu cầu 
+Bài tập yêu cầu gạch chân từ ngữ thể hiện tình cảm chị em và viết thêm 3 từ về tinh cảm anh, chị,em
- HS đọc bài làm
 + Nết thương Na, cái gì cũng nhường em.
 + 3 từ thể hiện tinh cảm anh, chị, em: yêu thương, yêu quý, nhường nhịn
- HS nhận xét, bổ sung
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
-HS đọc yêu cầu 
-HS hoàn thành bảng vào VBT
+Từ ngữ chỉ hoạt động: chạy theo, cõng, đi qua, gật đầu
+Từ ngữ chỉ đặc điểm: đỏ thắm, bé nhỏ, đẹp, cao
- HS chữa bài, nhận xét, bổ sung
- HS đọc yêu cầu
- HS quan sát
- HS làm bài
1. Người em nghĩ : Anh mình phải nuôi vợ con nên lẽ ra anh phải được phần nhiều hơn. Nghĩ vậy, người em ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh.
2. Người anh cũng nghĩ : em mình sống một mình vất vả, cần được chia phần nhiều hơn thì mới công bằng. Người anh ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em.
3. Hai anh em ngạc nhiên vì sau một đêm hai đống lúa vẫn bằng nhau. Cuối cùng, khi bắt gặp mỗi người đang ôm trong tay những bó lúa định bỏ cho người kia, hai anh em đã ôm chầm lấy nhau vì xúc động.
- HS trả lời
- HS lắng nghe
-HS lắng nghe
Bổ sung: 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: HDH
Tuần: 14
Lớp: 
 Thứ ngày tháng năm 
BÀI 26 : EM MANG VỀ YÊU THƯƠNG (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:
 1. Kiến thức, kĩ năng: 
- Củng cố cho HS đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Em mang về yêu thương.
 2. Năng lực: 
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ hoạt động, đặc điểm, đặt được câu nói về hoạt động của học sinh.
 3. Phẩm chất: 
- Biết yêu quý bạn bè, có tinh thần hợp tác làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: 
- GV yêu cầu HS đọc lại bài Em mang về yêu thương
2. HDHS làm bài tập
Bài 1: Khổ thơ thứ nhất trong bài đọc nói đến điều gì? ( đanh dấu P vào ô trống trước đáp án đúng)
 Em bé rất xinh xắn, ngây thơ, đáng yêu.
 Bạn nhỏ rất yeu em bé.
 Em bé đến từ một nơi rất xa.
-GV gọi HS đọc yêu cầu .
- GV mời HS trả lời .
? Em học được điều gì từ bài thơ?
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 2:Trong khổ thơ thứ hai và thứ ba, bạn nhỏ đoan em bé từ đâu đến? ( đanh dấu P vào ô trống trước đáp án đúng).
-GV gọi HS đọc yêu cầu
-GV gọi 1-2 HS chữa bài.
- GV gọi HS nhận xét
- GV hỏi: Những từ ngữ bạn nhỏ đoán về em bé là từ chỉ gì?
-GV nhận xét, tuyên dương
Bài 3: Viết 2 – 3 từ ngữ tả em bé..
+BT yêu cầu gì?
- GV gọi 3 HS lần lượt chữa bài. 
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 4: Điền iên, yên hoặc uyên vào chỗ trống.
- Ngoài h............., trời lặng gió.
-  Hàng cây đứng lặng .....giữa trưa hè oi ỏ.
- Chim vành kh.......... cốt vang tiếng hót. +BT yêu cầu gì?
-GV gọi 3 HS lần lượt chữa bài. 
? Khi nào điền iên, yên, uyên?
-GV nhận xét, tuyên dương
 Bài 5: Chọn a hoặc b.
a. Chọn tiếng thích hợp điền vào chỗ trống.
- Mẹ (dắt/ rắt). ... em đến trường.
- Tiếng sáo diều réo (dắt/ rắt)....................
- Em bé (gieo/reo).................. lên khi thấy mẹ về.
- Chị Bống cẩn thận (gieo/ reo).................... hạt vào chậu đất nhỏ.
b. Nhìn tranh, viết từ ngữ gọi tên sự vật có tiếng chứa ai hoặc ay.
GV yêu cầu HS chọn câu a hoặc b hoàn thành vào VBT
-GV yêu cầu 2 HS chữa bài 
-GV nhận xét, đánh giá.
Bài 6: Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống.
(chải, chạy, rộn, dọn, giặt)
Sáng Chủ nhật cả nhà đều bận..... Bố dẹp nhà cửa Mẹ giũ quần áo. Chị Bống .. . tóc cho em. Em bé tung tăng ..... nhảy.
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và trả lời
-GV gọi 2 nhóm lên trinh bày kết quả 
? Ngày chủ nhật, những người thân trong gia đinh em làm những công việc gì?
-GV nhận xét, kết luận, tuyên dương.
Bài 7:. Tìm từ phù hợp điền vào chỗ trống.
a. Em trai của mẹ gọi là:
b. Em trai của bố gọi là:
c. Em gái của mẹ gọi là:
d. Em gái của bố gọi là:
+ GV cho HS chơi truyền điện. GV gọi HS bất kì Tìm từ phù hợp điền vào chỗ trống cho phù hợp. HS tìm đúng từ sẽ gọi bạn khác tìm đến khi có hiệu lệnh kết thúc của GV.
- Sau khi HS chơi xong, GV cho HS hoàn thiện bài vào VBT kết hợp giải nghĩa từ HS chưa rõ
-GV nhận xét, kết luận 
-GV nhận xét, đánh giá.
Bài 8: Gạch chân các từ ngữ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ.
-GV yêu cầu 1-2 HS trả lời
- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT
-GV nhận xét
Bài 9. Viết 1 - 2 câu có sử dụng các từ vừa tìm được ở bài tập 8
-GV yêu cầu 1-2 HS trả lời
? Khi viết câu lưu ý gì?
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 10:. Viết 3 - 4 câu kể về một việc người thân đã làm cho em.
-GV yêu cầu học sinh đọc đề bài.
-GV cho HS trả lời từng gợi ý trong VBT 
 - Người thân mà em muốn kể là ai?
- Người thân của em đã làm việc gì cho em?
- Em có suy nghĩ gì về việc người thân đã làm?
- Nêu tình cảm của em đối với người thân.
- GV hỏi HS :
+ Khi viết đoạn văn cần chú ý điều gì ?
-GV cho HS viết đoạn văn ra vở và thu chấm trước lớp ( Nếu có thời gian )
3. Củng cố, dặn dò:
- YC HS học bài và chuẩn bị bài sau
- Học sinh đọc bài
- 1 HS đọc
- HS trả lời
 + Em bé rất xinh xắn, ngây thơ, đáng yêu.
-HS nhận xét.
-HS trả lời
-HS đọc yêu cầu 
-HS trả lời : 
+ Em bé từ ngôi sao, mặt biển, đám mây, quả nhãn
- HS nhận xét, đổi chéo vở kiểm tra.
- HS: từ chỉ sự vật
-HS đọc yêu cầu 
+ Bài yêu cầu viết 2 – 3 từ ngữ tả em bé.
+ HS trả lời: Nụ cười như nắng, bàn tay như hoa, bước đi lẫm chẫm, tiếng cười vang sân nhà.
- HS lắng nghe
+ Bài yêu cầu Điền iên, yên hoặc uyên vào chỗ trống 
-HS chữa bài.
a. iên	 b.yên	 c . uyên
- HS trả lời
-HS đọc đề bài 
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào VBT
a. Chọn tiếng thích hợp như sau:
(dắt/rắt)
Mẹ dắt em đến trường
Tiếng sáo diều réo rắt
(gieo/reo)
Em bé reo lên khi thấy mẹ về
Chị Bống cẩn thận gieo hạt vào chậu đất nhỏ
b. Từ ngữ gọi tên sự vật có tiếng chứa ai hoặc ay
1. tay 2. Vai 3.tai 4. váy
- HS chữa bài, nhận xét
-HS lắng nghe
-HS thảo luận nhóm và trả lời 
Sáng Chủ nhật cả nhà đều bận rộn. Bố dẹp nhà cửa Mẹ giũ quần áo. Chị Bống chải tóc cho em. Em bé tung tăng chạy nhảy.
-2 nhóm lên trinh bày.
-HS trả lời 
-HS lắng nghe
-HS tham gia trò chơi 
a. Em trai của mẹ gọi là: cậu
b. Em trai của bố gọi là: chú
c. Em gái của mẹ gọi là: dì
d. Em gái của bố gọi là: cô
-HS hoàn thiện bài
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào VBT
- HS chữa bài, nhận xét
- HS trả lời: vắng vẻ, lặng im, mát, vàng, thơm.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS trả lời: 
Trong rừng thật vắng vẻ không có lấy một bóng người.
Mùi mít chín thơm nấc.
-HS đọc yêu cầu đề bài .
-HS trả lời theo ý của mình.
-HS trả lời 
+Viết đoạn văn liền mạch, ngăn cách nhau bằng dấu chấm .
-HS viết đoạn văn .
- HS làm bài vào VBT
Mẹ là người em yêu quý nhất. Hằng ngày mẹ chải tóc cho em đi học. Tối đến, mẹ kể cho em biết bao nhiêu câu chuyện cổ tích hay. Em rất yêu mẹ, em chỉ mong mẹ thật nhiều sức khỏe để sau này em có thể bù đắp lại công ơn dưỡng dục của bậc đấng sinh thành.
Bổ sung: 
................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tieng_viet_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi.docx