Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 13

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Đọc đúng rõ ràng bài tập đọc “Rồng rắn lên mây”

- HS hiểu được cách chơi trò chơi “Rồng rắn lên mây”

- HS viết được một câu về bạn Hoa trong câu chuyện Búp bê biết khóc.

2. Năng lực:

- Phát triển 3 NL chung tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Phát triển ngôn ngữ bản thân, phát triển được vốn từ.

3. Phẩm chất: hình thành và phát triển phẩm chất yêu thích và giữ gìn phát huy trò chơi dân gian của quê hương Việt Nam.

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Tranh về trò chơi “Rồng rắn lên mây” Máy tính, máy chiếu,. (nếu có).

2. HS: SGK, vở bài tập TV2.

 

docx 8 trang trithuc 18/08/2022 8500
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 13

Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 13
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: HDH
Tuần: 13
Lớp: 
 Thứ ngày tháng năm 2021
BÀI 23: RỒNG RẮN LÊN MÂY
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng rõ ràng bài tập đọc “Rồng rắn lên mây”
- HS hiểu được cách chơi trò chơi “Rồng rắn lên mây”
- HS viết được một câu về bạn Hoa trong câu chuyện Búp bê biết khóc.
2. Năng lực:
- Phát triển 3 NL chung tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phát triển ngôn ngữ bản thân, phát triển được vốn từ. 
3. Phẩm chất: hình thành và phát triển phẩm chất yêu thích và giữ gìn phát huy trò chơi dân gian của quê hương Việt Nam. 
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Tranh về trò chơi “Rồng rắn lên mây” Máy tính, máy chiếu,... (nếu có).
2. HS: SGK, vở bài tập TV2.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Tổ chức cho HS cả lớp hát bài “ quê hương tươi đẹp”
? Bài hát cho ta thấy được điều gì?
* Quê hương VN của chúng ta có rất nhiều cảnh đẹp và cũng có rất nhiều trò chơi được lưu truyền lại từ thời cha ông của chúng ta, như trò chơi “ Rồng rắn lên mây” mà các em đã được học trong tiết học trước, để giúp các em củng cố lại nội dung đó đã học cô cùng các em ôn tập lại bài hôm nay “ Rồng rắn lên mây”
- GV ghi đầu bài.
 2. HDHS làm bài tập
 * Bài 1: Theo bài đọc, người chơi làm thành rồng rắn bằng cách nào? (đánh dấu üvào ô trống trước đáp án đúng.
- 1HS đọc yêu cầu bài tập
- GV gọi 1 HS đọc lại bài “Rồng rắn lên mây” 
- GV tổ chức cho HS quan sát tranh thảo luận nhóm đôi để thực hiện bài tập. 
- Gọi các nhóm trình bày, chia sẻ kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
* Bài 2: Viết tiếp vào chỗ trống để hoàn thành câu.
- GV tổ chức cho HS làm bài cá nhân.
- GV quan tâm hướng dẫn HS chậm tiến bộ.
- GV gọi HS nối tiếp trình bày câu mình đã viết. (Mỗi HS chỉ cần trình bày 1 câu)
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
* Bài 3: Viết một câu về điều em thích trong trò chơi “Rồng rắn lên mây”
- Gọi HS đọc yêu cầu VBT 
- HS viết câu về điều em thích trong trò chơi Rồng rắn lên mây.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS nêu câu em viết.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS
* Bài 4. Viết một câu về bạn Hoa trong câu chuyện “Búp bê biết khóc”
- GV nêu lại nội dung câu chuyện.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào VBT, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp và chia sẻ trước lớp.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS hát.
- Vẻ đẹp của quê hương.
- HS nhắc lại đầu bài.
- HS đọc đầu bài.
- HS đọc bài “Rồng rắn lên mây” 
- HS suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp.
- HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Trả lời:
 Người chơi túm áo nhau, đứng thành hai hàng đối diện nhau. Một hàng làm rồng rắn. Một hàng làm thầy thuốc.
ü
 Người chơi túm áo nhau đứng thành vòng tròn làm rồng rắn. Một người làm thầy thuốc đứng ở giữa.
 Người chơi túm áo nhau làm rồng rắn. Một người làm thầy thuốc đứng đối diện với rồng rắn.
- HS nhận xét kết quả trình bày của nhóm bạn.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- HS suy nghĩ viết tiếp vào chỗ trống để hoàn thành câu.
- HS nối tiếp trình bày, HS nhận xét.
Trả lời:
a. Nếu thầy thuốc nói "không" thì “rồng rắn đi tiếp” 
b. Nếu thầy thuốc nói "có" thì rồng rắn hỏi xin thuốc cho con và đồng ý cho thầy bắt khúc đuôi.
c. Nếu bạn khúc đuôi để thầy bắt được thì đổi vai làm thầy thuốc
d. Nếu bạn khúc giữa để đứt thì đổi vai làm khúc đuôi
- 1-2 HS đọc.
- HS viết câu theo yêu cầu.
- HS chia sẻ.
Trả lời:
HS1: Rồng rắn lên mây là trò chơi vui nhộn.
HS2: Em rất thích trò chơi Rồng rắn lên mây 
HS 3: ....
- HS chú ý nghe.
- HS suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp và chia sẻ trước lớp.
Trả lời: 
HS 1: Tha lỗi cho chị nhé, chúng ta sẽ mãi là bạn nha.
HS 2: ........
Bổ sung: 
..................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: HDH
Tuần: 13
Lớp: 
 Thứ ngày tháng năm 2021
BÀI 24: NẶN ĐỒ CHƠI
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Hiểu nội dung bài: (Về một trò chơi quen thuộc của trẻ thơ: nặn đồ chơi)
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt da/gia, s/x hoặc ươn/ương.
- Phát triển vốn từ chỉ đặc điểm của đồ chơi, luyện tập cách sử dụng dấu phẩy.
- Viết được một đoạn văn tả đồ chơi.
2. Năng lực 
- Giúp hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong việc kể, tả về đặc điểm của các đồ chơi quen thuộc, gần gũi ở xung quanh.
3. Phẩm chất:
- Biết chia sẻ khi chơi, biết quan tâm đến người khác bằng những hành động đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS khởi động cùng hát theo nhạc bài hát “Bé nặn đồ chơi”
*GV chuyển ý và giới thiệu bài.
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1: Đánh dấu ü vào ô trống trước thông tin đúng theo nội dung bài đọc.
- Gọi HS đọc yêu cầu VBT. 
- GV phát phiếu HS làm bài vào phiếu.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS trình bày bài làm của nhóm.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS
* Bài 2: Viết lại từ ngữ trong
bài cho biết chú mèo rất vui vì được bé tặng quà.
- Gọi HS đọc yêu cầu VBT/ tr.53
- GV tổ chức cho HS làm bài cá nhân.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV gọi HS đọc từ ngữ mình đã viết.
 - Nhận xét chung, tuyên dương HS
* Bài 3: Viết thêm 2 - 3 câu từ  ngữ chỉ cảm xúc vui mừng
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào VBT, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp và chia sẻ trước lớp.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* Bài 4 . Nối da hoặc gia với các tiếng để tạo từ ngữ. Viết lại 3 từ ngữ vừa tạo được.
- GV tổ chức cho HS thi nối nhanh, nối đúng. 
+ Chia lớp thành 3 đội mỗi đội 5 HS 
lên tham gia thi, HS dưới lớp cổ vũ các bạn.
- Gọi HS viết lại 3 từ ngữ vừa tạo được.
- GV nhận xét tuyên dương các đội tham gia thi.
* Bài 5.  (GV Chọn a hoặc b.) 
a. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
 Kéo cưa.....
(lừa sẻ/ lừa xẻ)
 Múa....
 (Sạp/ xạp)
b.Điền ươn hoặc ương
vào chỗ trống.
- Con  đ ..`... uốn l....... quanh s..'.. núi.
- Hoa h....'....d..........v............ mình đón ánh mặt trời.
- Gọi HS đọc yêu cầu VBT/ tr.53
- GV tổ chức cho HS làm bài cá nhân.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV gọi HS đọc trình bày bài làm .
- Nhận xét chung, tuyên dương HS
 * Bài 6 .  Điền thông tin về từng đồ chơi trong hình (theo mẫu).
- HS đọc yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS quan sát tranh trong VBT thảo luận theo nhóm 6, thảo luận làm bài.
- Yêu cầu các nhóm trình bày, chia sẻ kết quả thảo luận.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS
* Bài 7. Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong mỗi câu sau:
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào VBT, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp và chia sẻ trước lớp.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
 * Bài 8. Kể tên những đồ chơi của em. Em thích đồ chơi nào nhất? Vì sao?
- GV tổ chức cho HS làm bài cá nhân.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV gọi HS đọc trình bày bài làm .
- Nhận xét chung, tuyên dương HS
* Bài 9. Viết 3 - 4 câu tả một đồ chơi của em.
- GV gọi HS đọc gợi ý 
- GV hướng dẫn HS dựa vào gợi ý viết bài.
- YC HS thực hành viết vào VBT.
- HS trao đổi bài trong nhóm để sửa bài cho nhau
 - Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, chữa cách diễn đạt
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS hát.
- HS nhắc lại đầu bài.
- HS đọc đầu bài.
- Thảo luận, chia sẻ làm bài theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả bài làm của nhóm.
ü
Trả lời:
ü
 Bé ngồi bên thềm để nặn đồ chơi.
ü
 Bé nặn quả thị, quả na để tặng bố mẹ
 Bé nặn chiếc cối giã trầu để biếu bà
 Bé nặn con cá tặng chú mèo.
ü
 Bé phơi đồ chơi ngoài nắng sau 
 khi nặn xong.
- HS đọc yêu cầu.
- HS suy nghĩ và làm bài.
- 2-3 đọc từ đã viết.
Trả lời: Từ ngữ trong bài cho biết chú mèo rất vui vì được bé tặng quà đó là
“thích chí”
- 1-2 HS đọc yêu cầu.
- HS suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp và chia sẻ trước lớp.
- Trả lời: Từ ngữ chỉ cảm xúc vui mừng : vui vẻ, mừng rỡ, hớn hở, phấn khởi, 
- 1-2 HS đọc yêu cầu.
- HS tham gia thi.
cặp
da
giaa
cầm
Vị
dẻ
đình
Đáp án: 
- 3HS lên bảng viết 3 từ ngữ vừa tạo được: Gia cầm, da dẻ, gia đình.
- HS trình bày bài làm .
a. Kéo cưa lừa xẻ
Múa sạp
b. Điền ươn hoặc ương vào chỗ trống.
- Con  đường uốn lượn quanh sườn núi.
- Hoa hướng dương vươn mình đón ánh mặt trời.
- 1-2 HS đọc yêu cầu BT.
- HS cá nhân suy nghĩ, thảo luận, chia sẻ nội dung trong nhóm thống nhất ghi vào phiếu to.
- HS đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Trả lời.
Đồ chơi
Đặc điểm
M: Quả bóng
Diều
Đèn lồng
chong chóng
Búp bê
xe tải
máy bay
mặt nạ
màu xanh pha trắng
màu đỏ, vàng, trắng xen lẫn .
đỏ pha xanh ,pha viền hồng.
xanh dương, xanh lá, hồng vàng xen lẫn.
mặc áo trắng kèm yếm hồng.
vàng pha xanh
xanh lá. xanh dương, vàng hòa lẫn màu xanh pha màu đỏ
- 1-2 HS đọc yêu cầu BT
- HS suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp và chia sẻ trước lớp.
Trả lời:
a. Em thích chơi đồ chơi ô tô, máy bay.
b. Bố dạy em làm đèn ông sao, diều giấy.
c. Các bạn đá bóng, đá cầu, nhảy dây trên sân trường.
d. Buổi tối, Phương cất sách vở ngồi vào bàn đọc truyện. Chẳng mấy chốc đã đến giờ đi ngủ. Phương chưa kịp dọn bộ đồ hàng đang chơi dở, chưa kịp xem bộ có ngựa bố mới mua cho. Phương bảo mẹ: "Hay con vặn lại đồng hồ mẹ nhé".
Trả lời:
a. Những đồ chơi của em: búp bê, gấu bông, robot,...
b. Đồ chơi em thích nhất là: gấu bông
 c. Em thích đồ chơi đó nhất vì: đó là món quà mà e được bố tặng nhân dịp em sinh nhật lúc 5 tuổi
- HS đọc yêu cầu BT
- HS đọc gợi ý.
G: - Em định tả đổ chơi nào?
- Nó có đặc điểm gì?
- Em thường chơi đồ chơi đó vào những lúc nào?
- Em có tình cảm gì đối với đồ chơi đó?
- HS lắng nghe.
- HS viết bài.
- HS trao đổi với nhau.
- HS đọc bài làm của mình.
- HS lắng nghe, sửa lỗi.
VD: 
 Trong dịp sinh nhật tròn 6 tuổi mẹ mua tặng em một con búp bê thật xinh xắn. Búp bê đó được em đặt tên là Ly - sa, Ly - sa mặc bộ váy hồng đẹp lộng lẫy. Mái tóc búp bê vàng óng với chiếc nơ xinh xinh cài hai bên. Mỗi buổi chiều sau giờ học ở trường về, em lại chơi cùng Ly - sa, em thiết kế cho Ly - sa những bộ váy công chúa thật đẹp. Em rất yêu quý búp bê Ly - sa, em coi Ly - sa như người bạn thân thiết của mình. 

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tieng_viet_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi.docx