Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 11

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:

 1. Kiến thức, kĩ năng:

- Củng cố cho HS đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Chữ A và những người bạn.

 2. Năng lực:

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong câu chuyện.

 3. Phẩm chất:

- Có nhận thức về việc cần có bạn bè; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU:

 

docx 7 trang trithuc 18/08/2022 6600
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 11

Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 11
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: HDH
Tuần: 11
Lớp: 
 Thứ ngày tháng năm 
BÀI 19 : CHỮ A VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:
 1. Kiến thức, kĩ năng: 
- Củng cố cho HS đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Chữ A và những người bạn. 
 2. Năng lực: 
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong câu chuyện.
 3. Phẩm chất: 
- Có nhận thức về việc cần có bạn bè; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: 
- GV yêu cầu học sinh đứng dậy cùng thực hiện hát bài “Bài hát chữ A” 
2. HDHS làm bài tập
Bài 1: sắp xếp các ý sau theo đúng trình tự của bài đọc (đánh số 1, 2, 3, 4 vào ô trống ở dưới). 
-GV gọi HS đọc yêu cầu .
- GV gọi HS đọc lại bài tập đọc.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi .
- GV nhận xét chữa bài.
? Chữ A nhắn nhủ đến các bạn điều gì?
? Em học được điều gì từ câu chuyện Chữ A và những người bạn?
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: Viết tiếp để có lời cảm ơn của chữ A với các bạn chữ
Cảm ơn các bạn ! Nhờ có các bạn chúng ta đã 
-GV gọi HS đọc yêu cầu
-GV gọi 1-2 HS trả lời 
+BT yêu cầu gì?
-GV gọi 1-2 HS đọc trước lớp
-GV nhận xét.
? Khi nào cần nói lời cảm ơn?
? Khi nói lời cảm ơn cần có thái độ như thế nào?
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: Xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào ô thích hợp ( ngạc nhiên , gặp , nhắc , vui sướng , làm quen , sửng sốt , làm ra , nói )
+BT yêu cầu gì?
- GV cho hs tìm thêm những từ chỉ cảm xúc, hoạt động khác
-GV nhận xét , kết luận
 Bài 4: Viết từ ngữ chỉ cảm xúc với từng khuôn mặt sau 
- GV cho HS nêu yêu cầu
- GV gọi 4 HS lên bảng diễn tả cảm xúc của hình ảnh qua khuôn mặt
- YC HS làm bài
- GV cho HS thể hiện biểu cảm của một số cảm xúc khác 
- GV nhận xét, hỏi:
+ Con thích khuôn mặt nào nhất? vì sao?
Bài 5: Viết hai câu có sử dụng từ ngữ ở bài tập 4 
-GV yêu cầu HS đọc đề bài 
-Yêu cầu HS làm vào vở , thu 1-2 bài chiếu lên màn hình nhận xét
- GV chữa bài:
+ Khi viết câu lưu ý điều gì?
- GV nhận xét .
3. Củng cố, dặn dò:
- YC HS học bài và chuẩn bị bài sau
- Học sinh đứng dậy thực hiện các động tác cùng cô giáo
- 1 HS đọc
-HS đọc bài 
-HS làm bài .1 HS trả lời: 2-3-4-1
-HS chữa bài, nhận xét.
+ Chữ A nhắn nhủ các bạn nhỏ chăm chỉ đọc sách.
+ Nhiều HS trả lời.
-HS đọc yêu cầu 
+Bài tập yêu cầu viết tiếp vào chỗ chấm để có lời cảm ơn.
- HS đọc bài làm
 + Cảm ơn các bạn! Nhờ có các bạn, chúng ta đã tạo ra những cuốn sách hay
- HS nhận xét, bổ sung
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
-HS đọc yêu cầu 
-HS hoàn thành bảng vào VBT
+Từ ngữ chỉ hoạt động: gặp, nhắc, làm quen, làm ra, nói
+Từ ngữ chỉ cảm xúc: ngạc nhiên, vui sướng, sửng sốt
- HS chữa bài, nhận xét, bổ sung
- HS đọc yêu cầu
- HS quan sát
- HS làm bài
+ Hình ảnh là những khuôn mặt thể hiện cảm xúc
 Vui Giận Ngạc nhiên Buồn
- HS thể hiện cảm xúc
- Nhiều HS trả lời
-HS đọc đề bài
-HS làm vào vở 
1.Em rất vui vì đã đạt được điểm cao trong tiết kiểm tra tuần trước.
2.Em cảm thấy rất buồn vì bố đi công tác xá mãi chưa về.
-HS nhận xét 
-HS lắng nghe
Bổ sung: 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: HDH
Tuần: 11
Lớp: 
 Thứ ngày tháng năm 
BÀI 20 : NHÍM NÂU KẾT BẠN (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:
 1. Kiến thức, kĩ năng: 
- Củng cố cho HS đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Nhím nâu kết bạn
 2. Năng lực: 
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ hoạt động, đặc điểm, đặt được câu nói về hoạt động của học sinh.
 3. Phẩm chất: 
- Biết yêu quý bạn bè, có tinh thần hợp tác làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: 
- GV yêu cầu HS đọc lại bài Nhím nâu kết bạn
2. HDHS làm bài tập
Bài 1: Theo bài đọc, vì sao nhím trắng và nhím nâu có những ngày mùa đông vui vẻ, ấm áp? (đánh dấu V vào ô trống trước đáp án đúng)
-GV gọi HS đọc yêu cầu .
- GV mời HS trả lời .
? Em học được điều gì từ câu chuyện?
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 2: Chọn và viết lại những từ ngữ nói về nhím trắng.
-GV gọi HS đọc yêu cầu
-GV gọi 1-2 HS chưa bài.
- GV gọi HS nhận xét
- GV hỏi: Những từ ngữ nói về nhím trắng là từ chỉ gì?
-GV nhận xét, tuyên dương
Bài 3: Điền g hoặc gh vào chỗ trống.
a. Suối ....ặp bạn rồi
.......óp thành sông lớn.
Sông đi ra biển
Biển thành mênh mông. b.Quả ......ấc nào mà chín
Cũng .......ặp được mặt trời.
c. Nắng ......é vào cửa lớp
Xem chúng em học bài. 
+BT yêu cầu gì?
-GV gọi 3 HS lần lượt chữa bài. 
? Khi nào điền g, gh?
-GV nhận xét, tuyên dương
 Bài 4: Viết vào chỗ trống.
a. Từ có tiếng chứa iu hoặc ưu.
M: líu lo, lưu luyến,........................
b. Từ có tiếng chứa iên hoặc iêng.
M: hiền lành, siêng năng...................
+ GV cho HS chơi truyền điện. GV gọi HS bất kì tìm từ có chưa tiếng “iu hoặc ưu”, “iên hoặc iêng”. HS tìm đúng từ sẽ gọi bạn khác tìm đến khi có hiệu lệnh kết thúc của GV.
- Sau khi HS chơi xong, GV cho HS hoàn thiện bài vào VBT kết hợp giải nghĩa từ HS chưa rõ
-GV nhận xét, kết luận 
Bài 5: Chọn a hoặc b 
-GV yêu cầu HS chọn câu a hoặc b hoàn thành vào VBT
-GV yêu cầu 3 HS chữa bài 
? Mỗi đoạn thơ nói đến loài vật nào?
-GV nhận xét, đánh giá.
Bài 6: Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống.(nhường bạn, giúp đỡ, chia sẻ, chăm chỉ)
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và trả lời.
-GV gọi 2 nhóm phân công thành viên lên diễn tả lại tình huống a, b
? Bạn bè cần cư xử với nhau thế nào?
-GV nhận xét, kết luận, tuyên dương.
Câu 7. Viết một câu về hoạt động em thích trong giờ ra chơi.
-GV yêu cầu 1-2 HS trả lời
? Khi viết câu lưu ý gì?
- GV nhận xét, tuyên dương
Câu 8. Viết 3 - 4 câu kể về một giờ ra chơi ở trường em.
-GV yêu cầu học sinh đọc đề bài.
-GV cho HS trả lời từng gợi ý trong VBT 
+ Trong giờ ra chơi, em và các bạn thường vui chơi ở đâu(trong lớp hay ngoài sân)?
+ Em và các bạn thường chơi trò chơi gì?
+ Em thích hoạt động nào nhất?
+ Em cảm thấy thế nào sau mỗi giờ ra chơi?
- GV hỏi HS :
+ Khi viết đoạn văn cần chú ý điều gì ?
-GV cho HS viết đoạn văn ra vở và thu chấm trước lớp ( Nếu có thời gian )
3. Củng cố, dặn dò:
- YC HS học bài và chuẩn bị bài sau
- Học sinh đọc bài
- 1 HS đọc
- HS trả lời
 + Vì nhím trắng và nhím nâu được ở cùng nhau
-HS nhận xét.
-HS trả lời
-HS đọc yêu cầu 
-HS trả lời : 
+ Những từ ngữ nói về nhím trắng: Tốt bụng, thân thiện, quý bạn, vui vẻ
- HS nhận xét, đổi chéo vở kiểm tra.
- HS: từ chỉ đặc điểm 
-HS đọc yêu cầu 
+ Bài yêu cầu Điền g hoặc gh vào chỗ trống 
-HS chữa bài.
a. g	 b.g	 c . gh
- HS trả lời
-HS đọc đề bài 
-HS tham gia trò chơi 
a. Từ có tiếng chứa iu hoặc ưu: líu lo, lưu luyến, ríu rít, ưu ái,quả lựu, .
b. Từ có tiếng chứa iên hoặc iêng: hiền lành, siêng năng, túi tiền, cồng chiêng,.
-HS hoàn thiện bài
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào VBT
- HS chữa bài, nhận xét
- HS trả lời: đoạn a: con gà, con cừu đoạn b: con kiến.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS thảo luận nhóm và trả lời 
a. chia sẻ b. giúp đỡ c. nhường bạn
-2 nhóm lên diễn tả lại tình huống.
-HS trả lời 
- HS làm bài vào VBT
+ Vào giờ ra chơi, em thường chơi nhảy dây với các bạn.
- HS trả lời: Viết hoa chữ cái đầu câu, cuối câu có dấu chấm.
-HS đọc yêu cầu đề bài .
-HS trả lời theo ý của mình.
-HS trả lời 
+Viết đoạn văn liền mạch, ngăn cách nhau bằng dấu chấm .
-HS viết đoạn văn .
Bổ sung: 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tieng_viet_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi.docx