Kế hoạch bài dạy Mỹ thuật Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề 2: Sáng tạo từ những chấm màu - Nguyễn Trần Thiên Nga

I. Mục tiêu:

 Sau bài học, học sinh sẽ đạt:

 *Về kiến thức:

- Tạo được chấm màu bằng nhiều cách khác nhau.

- Biết sử dụng chấm màu để tạo nét, tạo hình và trang trí sản phẩm.

- Thực hiện được các bước để làm sản phẩm.

 *Về phẩm chất:

 - Góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, khả năng quan sát.

 - Biết chia sẻ ý kiến cá nhân về sản phẩm của mình và các bạn.

 - Biết chăm sóc và bảo vệ môi trường xung quanh.

 * Về năng lực

 - Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực sau:

 - Nhận biết được đặc điểm hình dạng cấu trúc của những hình ảnh, màu sắc trong Mĩ thuật trong nhà trường.

 - Biết sử dụng những màu sắc trong Mĩ thuật để tạo hình ảnh và trang trí.

II. Chuẩn bị

* Giáo viên:

- Hình ảnh hoặc các sản phẩm mĩ thuật có sử dụng chấm màu

- Giấy, màu sáp, màu dạ, màu nước, tăm bông.

* Học sinh:

- Giấy A4, màu sáp, màu dạ

- Đồ vật tái chế như ly nhựa, chai nhựa, đĩa nhựa., giấy màu.

- Một số loại hạt, bìa cứng, keo sữa

 

docx 6 trang trithuc 17/08/2022 4742
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Mỹ thuật Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề 2: Sáng tạo từ những chấm màu - Nguyễn Trần Thiên Nga", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Mỹ thuật Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề 2: Sáng tạo từ những chấm màu - Nguyễn Trần Thiên Nga

Kế hoạch bài dạy Mỹ thuật Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề 2: Sáng tạo từ những chấm màu - Nguyễn Trần Thiên Nga
Tuần: 02	Ngày soạn: 	
Tiết: 02	 	 Ngày dạy
CHỦ ĐỀ 2: SÁNG TẠO TỪ NHỮNG CHẤM MÀU
(Thời lượng 4 tiết)
Mục tiêu:
 Sau bài học, học sinh sẽ đạt:
 *Về kiến thức:
- Tạo được chấm màu bằng nhiều cách khác nhau.
- Biết sử dụng chấm màu để tạo nét, tạo hình và trang trí sản phẩm.
- Thực hiện được các bước để làm sản phẩm.
 *Về phẩm chất:
 - Góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, khả năng quan sát.
 - Biết chia sẻ ý kiến cá nhân về sản phẩm của mình và các bạn.
 - Biết chăm sóc và bảo vệ môi trường xung quanh.
 * Về năng lực
 - Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực sau:
 - Nhận biết được đặc điểm hình dạng cấu trúc của những hình ảnh, màu sắc trong Mĩ thuật trong nhà trường.
 - Biết sử dụng những màu sắc trong Mĩ thuật để tạo hình ảnh và trang trí.
Chuẩn bị
* Giáo viên: 
Hình ảnh hoặc các sản phẩm mĩ thuật có sử dụng chấm màu 
Giấy, màu sáp, màu dạ, màu nước, tăm bông...
* Học sinh:
Giấy A4, màu sáp, màu dạ
Đồ vật tái chế như ly nhựa, chai nhựa, đĩa nhựa....., giấy màu.
Một số loại hạt, bìa cứng, keo sữa
Tiến trình dạy – học:
 Tiết 1: Thứ....ngày...tháng....năm 2020
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Khởi động:
- Cho HS nghe những câu hát có những màu sắc khác nhau, học sinh sẽ chấm màu đó vào giấy của mình. Vd: Em yêu bầu trời xanh xanh, yêu đám mây hồng hồng, em yêu lá cờ xanh xanh, yêu cánh chim trắng trắng.....; Cái cây xanh xanh thì lá cũng xanh; Ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng; Trường em lợp ngói đỏ, bên hàng cây xanh xanh..vv..
- Gõ thước yêu cầu cả lớp đưa tranh
- GV quan sát tranh vẽ của HS, tuyên dương cả lớp, giới thiệu vào bài “Sáng tạo từ những chấm màu”.
1. Hoạt động 1:Quan sát
 a. Chấm trong tự nhiên 
- Cho học sinh quan sát hình ảnh hai chiếc lá (1 chiếc lá màu xanh, 1 chiếc lá có chấm màu)
- Yêu cầu HS so sánh sự khác nhau giữa hai chiếc lá
- Ngoài chiếc lá này em còn biết những đồ vật, sự vật, con vật nào được trang trí chấm màu.
- Cho học sinh quan sát thêm một số hình ảnh các sự vật, đồ vật, con vật... có họa tiết chấm màu 
 *Kết luận: Chấm màu xuất hiện nhiều trong cuộc sống và có nhiều hình dạng, màu sắc khác nhau.
b. Chấm trong mĩ thuật
-Cho HS quan sát các hình ảnh trong SGK trang 13 và đặt câu hỏi: 
+ Em hãy kể những chấm màu trong bức tranh “Hoa” 
+ Tác phẩm điêu khắc sứ có những chấm màu màu gì?
+ Cho HS xem bức tranh “Bãi biển ở Hây” SGK/15 và một số tranh chấm màu khác do GV chuẩn bị, GV giải thích để HS hiểu nhiều chấm màu đặt cạnh nhau sẽ tạo nên những mảng màu .
*Kết luận: Trong mĩ thuật, chấm màu được sử dụng để tạo nên sự sinh động.
c.Thực hành 
Cho HS thực hành tạo chấm màu theo cách của em vào vở BT mĩ thuật 1 trang 6 
-GV hướng dẫn HS vẽ 1 hình ảnh và tạo chấm màu theo ý thích
-Cho HS giới thiệu, chia sẻ sản phẩm trước lớp
*Nhận xét – Dặn dò:
-Nhận xét tiết học, tuyên dương, nhắc nhở. 
-Dặn dò HS chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết học sau.
- HS chấm màu vào giấy theo lời bài hát
-HS đưa tranh 
-Lắng nghe 
- Quan sát hình ảnh
- HS so sánh
- HS trả lời
-HS quan sát
-Lắng nghe 
-Quan sát hình ảnh SGK trang 13
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS xem tranh
-Lắng nghe GV giải thích
-Lắng nghe
-Thực hành theo ý thích 
-Lắng nghe
-Giới thiệu sản phẩm trước lớp
-Lắng nghe 
-Lắng nghe 
Tiết 2: Thứ....ngày...tháng....năm 2020
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Khởi động: Trò chơi “Ai nhanh hơn”.
 GV phổ biến luật chơi
 Nhận xét, tuyên dương 
2. Hoạt động 2: Thể hiện
*Hướng dẫn HS những cách tạo chấm màu:
-GV cho HS quan sát cách tạo chấm màu trong SGK mĩ thuật 1 trang 14.
+ Có những cách nào để tạo ra chấm màu? 
-Ngoài những cách trên còn có những cách tạo chấm màu nào khác? 
-GV thị phạm cách tạo chấm màu cho HS quan sát. 
*Cách 1: 
-Chấm nhiều chấm liên tục cùng một màu 
- Yêu cầu HS nhận xét về màu sắc của những chấm màu đó. 
- GV giải thích về cách chấm màu theo hình thức nhắc lại 
*Cách 2: GV chấm màu theo hình thức xen kẽ 
- Yêu cầu HS nhận xét màu sắc của những chấm màu đó.
- GV giải thích về cách chấm màu theo hình thức xen kẽ. 
 -GV cho HS thực hành tạo chấm màu vào vở bài tập mĩ thuật 1 trang 7
-Cho HS giới thiệu chia sẻ về bức tranh
-Nhận xét, tuyên dương 
*Nhận xét – Dặn dò:
-Nhận xét tiết học, tuyên dương, nhắc nhở. 
-Dặn dò HS chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết học sau.
Tham gia trò chơi
-HS quan sát
-HS trả lời 
-HS trả lời 
-Quan sát cách thực hiện 
-Nhận xét về màu sắc của những chấm màu
-Lắng nghe
-
HS nhận xét 
-Lắng nghe
-HS thực hành trong vở bài tập 
-Giới thiệu, chia sẻ sản phẩm trước lớp
-Lắng nghe
-Lắng nghe
Tiết 3: Thứ....ngày...tháng....năm 2020
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Khởi động: Hát bài hát.....
3. Hoạt động 3: Thảo luận
- Hướng dẫn HS quan sát hình minh họa SGK Mĩ thuật 1 trang 15 và cùng nhau trao đổi về cách sắp xếp các chấm màu
+ Bức tranh vẽ hình ảnh gì? Hình ảnh trong bức tranh được tạo ra từ những hình gì?
+ Bức tranh vẽ hình ảnh gì? Các chấm tròn được sắp xếp như thế nào?
+ Chấm tròn màu vàng ở vị trí nào trong hình bông hoa?
-GV cho HS xem thêm một số bức tranh để thảo luận nhóm về các hình thức sắp xếp chấm màu.
Kết luận: Có nhiều cách sắp xếp chấm màu khác nhau, mỗi cách tạo nên hình ảnh và vẻ đẹp riêng.
*Nhận xét- Dặn dò:
Nhận xét tiết học, tuyên dương nhắc nhở
Dặn các em chuẩn bị cho tiết học sau
Hát bài hát...
-HS quan sát
+Tranh vẽ ông Mặt trời được tạo ra từ những chấm màu đỏ và màu vàng sắp xếp xen kẽ nhau.
+Tranh vẽ vườn hoa tạo ra từ những chấm màu hồng, tím (hoa), xanh (lá cây); ông Mặt trời màu đỏ, vàng; sắp xếp nhắc lại.
- Chấm tròn màu vàng ở giữa hình bông hoa (nhụy hoa)
-HS quan sát, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi khai thác nội dung về các hình thức sắp xếp chấm màu
-Lắng nghe 
-Lắng nghe 
-Lắng nghe, ghi nhớ thực hiện
Tiết 4: Thứ....ngày...tháng....năm 2020
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Khởi động:
-Chơi trò chơi: “ Nhà thiết kế tài ba”
-GV phổ biến luật chơi
-Nhận xét, tuyên dương
4. Hoạt động 4: Vận dụng
-Hướng dẫn HS dùng chấm màu để trang trí một đồ vật mà em yêu thích 
-GV cho HS quan sát các đồ vật, trang phục, sản phẩm mĩ thuật,... được trang trí bằng chấm màu
+ Đây là những đồ vật gì?
+ Trên các đồ vật có trang trí những hình gì?
+ Các hình trang trí màu gì? Sắp xếp như thế nào?
+ Em thích cách trang trí đồ vật nào? Tại sao?
- Ngoài những hình ảnh trên em còn biết những đồ vật nào khác cũng được trang trí bằng các chấm màu?
*Kết luận: Sử dụng chấm màu trong trang trí giúp cho các đồ vật, trang phục, sản phẩm mĩ thuật trở nên sinh động hơn.
*Thực hành: 
-Yêu cầu HS vẽ hình một đồ vật mà em yêu thích, sau đó sử dụng chấm màu để trang trí 
-Cho HS giới thiệu sản phẩm của mình
 +Em tạo chấm màu bằng cách nào?
 +Em sắp xếp các chấm màu theo hình thức nào? 
*Nhận xét – Dặn dò:
-Nhận xét tiết học, tuyên dương, nhắc nhở. 
*Vận dụng sáng tạo: 
 Hướng dẫn HS về nhà trang trí chấm màu trên một chiếc đĩa giấy, cốc giấy hoặc gắn hạt để tạo hình đơn giản
-Dặn dò HS chuẩn bị đồ dùng học tập cho chủ đề 3: “Nét vẽ của em”
-Chơi trò chơi
-Lắng nghe 
-Lắng nghe
-Quan sát
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS trả lời
-Lắng nghe
-HS thực hành vào vở BT/9
-HS giới thiệu sản phẩm .
-Nêu cách thức tạo sản phẩm.
-Lắng nghe
-Lắng nghe
-Lắng nghe, ghi nhớ thực hiện

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_my_thuat_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cu.docx