Giáo án Toán Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tiết 11: Luyện tập chung

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

-Củng cố kiến thức bài 8 &9 và rèn luyện cho HS các kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các bài tập và các vấn đề thực tế.

2. Năng lực hình thành:

- Thông qua các ví dụ và bài tập, Hs được khắc sâu hơn việc thực hiện các phép tính về lũy thừa với số mũ tự nhiên, khắc sâu hơn quy tắc thực hiện các phép tính trong biểu thức, qua đó hình thành năng lựctư duy, và suy luận, tính toán.

- Học sinh thông qua hoạt động nhóm, hình thành năng lực hợp tác, giao tiếp toán học.

- Từ các ví dụ, bài tập liên quan đến các vấn đề thực tế, qua đó hình thành năng lực giải quyết vấn đề và năng lực mô hình hóa toán học.

3. Phẩm chất:

- Thông qua quá trình tìm hiểu, suy luậntính toán,hình thành phẩm chất chăm chỉ.

- Thông qua hoạt động nhóm, hình thành phẩm chất trách nhiệm, trung thực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:Phấn màu, bảng phụ ghi nội dung ví dụ 2 (bảng chiếu), MTCT.

2. Học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, MTCT.

 

docx 3 trang trithuc 19/08/2022 7880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tiết 11: Luyện tập chung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tiết 11: Luyện tập chung

Giáo án Toán Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tiết 11: Luyện tập chung
Ngày soạn: .../... /...
Ngày dạy: .../.../... 
Tiết 11 LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
-Củng cố kiến thức bài 8 &9 và rèn luyện cho HS các kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các bài tập và các vấn đề thực tế.
2. Năng lực hình thành:
- Thông qua các ví dụ và bài tập, Hs được khắc sâu hơn việc thực hiện các phép tính về lũy thừa với số mũ tự nhiên, khắc sâu hơn quy tắc thực hiện các phép tính trong biểu thức, qua đó hình thành năng lựctư duy, và suy luận, tính toán.
- Học sinh thông qua hoạt động nhóm, hình thành năng lực hợp tác, giao tiếp toán học.
- Từ các ví dụ, bài tập liên quan đến các vấn đề thực tế, qua đó hình thành năng lực giải quyết vấn đề và năng lực mô hình hóa toán học.
3. Phẩm chất:
- Thông qua quá trình tìm hiểu, suy luậntính toán,hình thành phẩm chất chăm chỉ.
- Thông qua hoạt động nhóm, hình thành phẩm chất trách nhiệm, trung thực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Giáo viên:Phấn màu, bảng phụ ghi nội dung ví dụ 2 (bảng chiếu), MTCT.
2. Học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, MTCT.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu:Rèn luyện cho Hs việc vận dụng các kiến thức đã học về lũy thừa với số mũ tự nhiên, về thứ tự thực hiện phép tính để thực hiệnphép tính,giải quyết vấn đề.
b. Nội dung:Gv yêu cầu Hs gấp sgk và làm bài toán:
c. Sản phẩm: Trả lời bài toán:
d. Tổ chức thực hiện: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
 SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
HS: Làm bài toán
Hình khối bên được ghép bằng những khối lập phương có cạnh 3cm.
a) Lập biểu thức tính số khối lập phương tạo thành hình khối. 
b) Tính thể tích của hình khối.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS.
a) Biểu thức tính số khối lập phương tạo thành hình khối:
 4.4 + 5.4 + 6.4 + 7.4 = 88 (khối) (tính từ trên xuống)
b) Thể tích của hình khối: 33.88 = 27.88 = 2 376 (cm3).
2.Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu: Rèn luyện cho Hs việc vận dụng các kiến thức đã học về các phép tính nhân, chia hai lũy thừa cùng cơ số với số mũ tự nhiên, thứ tự thực hiện các phép tính để tính giá trị của biểu thức. 
b. Nội dung: HS thực hiện bài tập: 
c. Sản phẩm: kết quả trên phiếu,bảng
d. Tổ chức thực hiện:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
 SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Tính giá trị của biểu thức:
a) 2.32 + 24 : 6.2	
b) 5.8 – (17 + 8) : 5 	
c){23 + [1 +(3 – 1)2 ]}: 13
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS.
 a) 2.32 + 24 : 6.2
= 2. 9 + 4.2
=18 + 8
= 26 
b) 5.8 – (17 + 8) : 5
= 5.8 – 25: 5
= 40 – 5 
= 35
c) {23 + [1 +(3 – 1)2 ]}: 13
= {23 + [1 + 22]} : 13
= {23 + [1 + 4]}: 13
= {23 + 5} : 13
= {8 + 5} : 13
= 13 : 13
= 1
3.Hoạt động vận dụng 
a. Mục tiêu:Hs thấy được tính ứng dụng của toán học trong việc giải quyết các vấn đề thực tế.
b. Nội dung: Hs thực hiện các bài tập Bài tập 1.44/ 1.48/1.49/sgk.
c. Sản phẩm: Trả lời
d. Tổ chức thực hiện:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
 SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Hs thực hiện : 
Bài tập 1.44/ 1.48/1.49/sgk.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS.
Bài tập 1.44/sgk.
Thời gian Mặt Trời cần để tiêu thụ một lượng khí hydrogen có khối lượng bằng khối lượng Trái Đất là: (giây)
Bài tập 1.48/sgk.Trong cả năm, trung bình mỗi tháng đó bán được:
(1 264 + 4. 164 ): 12 = 160 (chiếc ti vi)
Bài tập 1.49/sgk
+ Diện tích sàn cần lát:105 – 30 (m2)
+ Tổng tiền công: 30.(105 – 30) (nghìn đồng)
+ 18m2 gỗ loại 1 có giá: 18. 350 (nghìn đồng)
+ Còn lại[(105 – 30) – 18] m2 gỗ loại 2 có giá170.[(105 – 30) – 18] (nghìn đồng)
+ Tổng chi phí Bác Cường cần trả để lát sàn căn hộ là:
30.(105 – 30) + 18. 350 + 170.[(105 – 30) –18] 
= 30. 75 + 18.350 + 170.[75 – 18]
 = 30.75 + 18.350 + 170. 57
 = 2 250 + 6 300 + 9 690 
 = 18 240 (nghìn đồng)
 = 18 240 000 (đồng).
4. Hướng dẫn tự học ở nhà.
- Ôn tập, ghi nhớ các quy tắc nhân, chia hai lũy thừa cùng cơ số với số mũ tự nhiên, ghi nhớ thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có dấu ngoặc, không có dấu ngoặc.
- Xem lại các ví dụ, bài tập đã làm.
- Làm các bài tập 1.50a, c; 1.51; 1.52; 1.53a, b, d/sgk trang 27.
- Chuẩn bị cho nội dung tiết sau: BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG 1.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tiet.docx