Giáo án Toán Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 10: Phép cộng trong phạm vi 10 (Tiết 3) - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thắm

I. Mục tiêu

1. Yêu cầu cần đạt về KT-KN

- Nhận biết được ý nghĩa của phép cộng là “thêm vào”. Biết tìm kết quả phép cộng trong phạm vi 10 bằng cách đếm thêm.

- Thực hiện được phép cộng trong phạm vi 10.

- Sử dụng được trên mô hình đồ dùng toán

2. Yêu cầu cần đạt về PC- NL

- Viết được phép cộng phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tế có vấn đề cần giải quyết bằng phép cộng.

- Nêu được bài toán phù hợp với tranh vẽ, mô hình đã có; trả lời được câu hỏi của bài toán.

- Học sinh tích cực hứng thú tham gia các hoạt động.

- Góp phần phát triển năng lực tư duy, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán, giải quyết vấn đề.

II.Chuẩn bị

- Bộ đồ dùng Toán 1; Phiếu bài tập; bảng phụ trò chơi bài 3, bài giảng powerpoint

 

doc 4 trang trithuc 17/08/2022 6340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 10: Phép cộng trong phạm vi 10 (Tiết 3) - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thắm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 10: Phép cộng trong phạm vi 10 (Tiết 3) - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thắm

Giáo án Toán Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 10: Phép cộng trong phạm vi 10 (Tiết 3) - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thắm
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: TOÁN
Bài: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10 ( TIẾT 3).
Giáo viên thực hiện: Hoàng Thị Hà
Ngày soạn: 28/8/2020
Ngày dạy: 31/8/2020
I. Mục tiêu
1. Yêu cầu cần đạt về KT-KN
- Nhận biết được ý nghĩa của phép cộng là “thêm vào”. Biết tìm kết quả phép cộng trong phạm vi 10 bằng cách đếm thêm.
- Thực hiện được phép cộng trong phạm vi 10.
- Sử dụng được trên mô hình đồ dùng toán
2. Yêu cầu cần đạt về PC- NL
- Viết được phép cộng phù hợp với tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tế có vấn đề cần giải quyết bằng phép cộng.
- Nêu được bài toán phù hợp với tranh vẽ, mô hình đã có; trả lời được câu hỏi của bài toán.
- Học sinh tích cực hứng thú tham gia các hoạt động. 
- Góp phần phát triển năng lực tư duy, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán, giải quyết vấn đề. 
II.Chuẩn bị
- Bộ đồ dùng Toán 1; Phiếu bài tập; bảng phụ trò chơi bài 3, bài giảng powerpoint
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Khởi động
Trò chơi: “Giải cứu thú cưng”
- GV phổ biến luật chơi: Các chú cún đã bị bắt cóc và bị nhốt trong những chiếc chuồng. Trong lúc kẻ xấu đang say ngủ, hãy cố gắng trả lời đúng các câu hỏi và giúp các chú cún trốn thoát.
- HS tham gia trò chơi
Hoạt động 2. Khám phá: Hình thành phép cộng. 
- Mục tiêu: Hình thành “khái niệm” ban đầu của phép cộng theo ý nghĩa là thêm. Cách tìm kết quả phép cộng dựa vào đếm thêm
1- Giới thiệu bài: Nêu tên bài học – ghi bảng – cho HS nhắc lại tên bài
2. Khám phá: thêm vào thì bằng mấy?
a) - GV cho HS quan sát hình trên máy chiếu và cho HS tự nêu bài toán dựa theo hình ảnh trong tranh biểu thị. GV gợi ý:
+ Lúc đầu trong bình có mấy bông hoa?
+ Bạn Mai cắm thêm mấy bông hoa nữa?
+ Vậy trong bình có tất cả mấy bông hoa?
- HD HS cách nêu câu trả lời đầy đủ:
+ 5 bông hoa thêm 2 bông hoa được mấy bông hoa?
+ Vậy có tất cả mấy bông hoa?
- GV nêu đầy đủ: 5 bông hoa thêm 2 bông hoa được 7 bông hoa. Có tất cả 7 bông hoa.
- YC HS nêu lại.
- Tương tự YCHS quan sát hình tròn trên máy chiếu kết hợp thao tác lấy 5 chấm tròn màu đỏ lấy thêm 2 chấm tròn màu xanh trong bộ đồ dùng Toán. Cho HS thực hiện thao tác lấy thêm và nêu kết quả có bao nhiêu chấm tròn sau khi lấy thêm.
- GV nêu: “5 chấm tròn thêm 2 chấm tròn là 7 chấm tròn,5 thêm 2 là 7” .
- Gọi vài HS nêu lại: “5 thêm 2 là 7”
- GV vừa nêu 5 thêm 2 là 7 vừa HD cách viết và viết mẫu lên bảng 5 + 2= 7
Đọc là: năm cộng hai bằng bảy” 
- GV gọi HS đọc phép tính 5+2 = 7. 
à GV KL: Muốn biết tất cả có mấy chấm tròn ta đếm tất cả các chấm tròn. Nhưng có cách khác nhanh hơn đó là “đếm thêm” bắt đầu từ 5 (5 chấm tròn màu đỏ) 5, 6, 7. Vậy tất cả có 7 chấm tròn.
- GV gọi HS lên bảng viết 5 + 2 = 7 và đọc phép tính. 
- YC HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi “năm cộng hai bằng mấy?”
* GV nêu thêm tình huống tương tự để hình thành phép cộng và tìm phép cộng bằng cách đếm thêm (phép tính 4+4)
- HS nhắc lại tên bài
- HS quan sát
- HS tự nêu bài toán dựa theo hình ảnh trong tranh biểu thị.
+ Lúc đầu trong bình có 5 bông hoa.
+ Bạn Mai cắm thêm 2 bông hoa nữa.
+ Trong bình có tất cả 7 bông hoa
+ 5 bông hoa thêm 2 bông hoa được 7 bông hoa.
+ Có tất cả 7 bông hoa.
- HS nêu lại.
- HS thao tác trên đồ dùng: lấy 5 chấm tròn đỏ thêm 2 chấm tròn xanh.
- 3 chấm tròn và 2 chấm tròn là 5 chấm tròn.
- HS lắng nghe
- Vài HS nêu
- HS quan sát
- 2,3 HS đọc phép tính
- 1 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con
- HS đọc (CN, ĐT)
Hoạt động 3. Thực hành luyện tập. 
Bài 1: Số?
MT: Củng cố “khái niệm” phép cộng theo ý nghĩa là thêm, tìm kết quả phép cộng dựa vào đếm thêm.
* Bài 1:
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS quan sát, mô tả nội dung từng hình thực hiện đếm thêm để tìm kết quả phép tính.
a) + Có mấy con cá trong bình?
+ Bạn Nam đổ thêm vào bình mấy con cá nữa?
+ Chúng ta có phép tính 6 + 1
+ YC HS thực hiện cách đếm thêm để biết tất cả có bao nhiêu con cá rồi ghi phép tính và kết quả vào bảng con. Yêu cầu HS giải thích vì sao con có kết quả đó.
- GV theo dõi giúp đỡ những HS còn hạn chế
 + YC HS đọc lại phép tính.
- Làm tương tự với phép tính còn lại. 
- GV ghi lại các phép tính khi HS đọc lên bảng. Sau khi chữa bài, GV cho HS đọc từng phép tính.
*Lưu ý: Khi tìm kết quả phép cộng bằng cách đếm thêm, để nhanh có kết quả ta bắt đầu đếm từ số lớn trong phép cộng đó. Chẳng hạn, để tìm kết quả phép cộng 2 + 4 ta đếm thêm bắt đầu từ 4: 4, 5, 6 (đếm bắt đầu từ 2 sẽ phải đếm nhiều hơn: 2,3,4,5,6 và do đó dễ nhầm lẫn).
- Lấy thêm 2 ví dụ, yêu cầu HS làm vào bảng và nêu cách đếm thêm: 6 + 2 = ; 
3 + 5 = .
Bài 2: Số?
MT: Giúp HS làm quen với cách viết phép cộng phù hợp với tình huống có vấn đề cần giải quyết trong thực tế.
- GV đọc và giải thích yêu cầu của đề bài
a)- Yêu cầu HS quan sát hình trên máy chiếu và nêu tình huống bài toán
- GV: đã có số 4 ở ô thứ nhất, chúng ta sẽ điền số bạn thêm vào ô trống thứ nhất, sau đó chúng ta thực hiện đếm thêm để tìm ra số cần điền vào ô trống còn lại (4 + 2 = 6). 
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 2 để viết số thích hợp vào ô trống.
GV theo dõi giúp đỡ những nhóm còn hạn chế
- Gọi đại diện nhóm nêu phép tính tương ứng
- GV đánh giá- nhận xét
b) - Yêu cầu HS quan sát hình trên máy chiếu và nêu tình huống bài toán
- Gv: tương tự như câu a, viết số bạn nam mới thêm vào vào ô trống thứ nhất sau đó đếm thêm để tìm ra số cần điền vào ô trống còn lại.
(3 + 3 = 6).
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 2 để viết số thích hợp vào ô trống.
GV theo dõi giúp đỡ những nhóm còn hạn chế
- Gọi đại diện nhóm nêu phép tính tương ứng
- GV đánh giá- nhận xét
- Gọi HS đọc lại hai phép tính vừa viết.
Lưu ý cách viết phép tính cộng.
- HS đọc đề bài.
- HS quan sát, mô tả nội dung từng hình thực hiện đếm thêm để tìm kết quả phép tính.
+ Có 6 con cá trong bình
+ Thêm 1 con cá
 6 + 1 = 7
+ Bắt đầu đếm thêm từ số 6. Ta đếm 6,7 vậy kết quả là 7.
- 2 HS đọc lại, cả lớp đồng thanh: 6 + 1 = 7
- HS đọc lại các phép tính: 
 6 + 1= 7
 4 + 3 = 7
- HS lắng nghe
- HS thực hiện vào bảng con và nêu cách đếm thêm:
6 + 2 = 8 (đếm thêm từ 6: 6,7,8)
3+ 5= 8 (đếm thêm từ 5: 5,6,7,8) 
- HS nêu: Có 4 bạn đang chơi ở cầu trượt, có thêm 2 bạn đến chơi cùng. Hỏi có tất cả mấy bạn chơi cầu trượt?
- HS lắng nghe hướng dẫn
- HS thảo luận làm vào phiếu bài tập
- Đại diện nhóm trình bày – nhóm khác nhận xét
- HS nêu: Có 3 bạn nữ chơi nhảy dây, sau đó thêm 3 bạn nam đến chơi cùng . Hỏi có tất cả mấy bạn chơi nhảy dây? 
- HS thảo luận làm vào phiếu bài tập
- Đại diện nhóm trình bày – nhóm khác nhận xét
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
Hoạt động 4. Vận dụng. Chơi trò chơi 
Bài 3 
MT: Củng cố và hình thành các phép cộng trong phạm vi 10. HS sử dụng đếm thêm để tìm kết quả phép tính.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Cuộc đua kì thú”.
- GV nêu cách chơi và luật chơi: Trò chơi gồm 2 đội. Mỗi đội gồm 5 thành viên, mỗi thành viên lần lượt lên và ghi kết quả 2 phép tính theo thứ tự. Đội nào ghi đến được phép tính cuối cùng và về đích trước thì đội đó giành chiến thắng.
- GV tổng kết tuyên dương đội thắng cuộc.
- Chia thành 2 đội, cử đại diện mỗi đội 5 em
- HS tham gia chơi - HS còn lại cổ vũ
Hoạt động 5. Củng cố- dặn dò
- GV cho HS đọc lại các phép tính trên bảng.
- Liên hệ: Yêu câu HS cộng số bông hoa hướng dương/ chong chóng ở hàng trên với số bông hoa/ chong chóng ở hàng dưới trang trí trên cửa sổ.
- NX chung giờ học- dặn dò về nhà ôn lại các phép cộng trong phạm vi 10.
- HS đọc
- HS thực hiện phép tính cộng:
+ hoa: 5+5= 10
+ chong chóng: 3+3=6
- HS lắng nghe

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_1.doc