Giáo án Tin học 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tiết 3+4, Bài 3: Quản lí dữ liệu trong máy tính - Năm học 2023-2024

Tiết 3,4 - BÀI 3: QUẢN LÍ DỮ LIỆU TRONG MÁY TÍNH

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nhận ra rằng chương trình cũng được lưu trữ trong bộ nhớ giống như dữ liệu (một nội dung của nguyên lí Von Neuman)

2. Năng lực

• Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

• Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

• Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.

3. Phẩm chất

- Có ý thức trong việc bảo vệ an toàn dữ liệu trong masyt ính cũng như an toàn thông tin cá nhân.

 

docx 11 trang Khánh Đăng 27/12/2023 2480
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tiết 3+4, Bài 3: Quản lí dữ liệu trong máy tính - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tiết 3+4, Bài 3: Quản lí dữ liệu trong máy tính - Năm học 2023-2024

Giáo án Tin học 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tiết 3+4, Bài 3: Quản lí dữ liệu trong máy tính - Năm học 2023-2024
Ngày soạn: 10/09/2023
Ngày giảng:
(t3): 7A:.................. 7B:..................... 7C:............ 
(t4): 7A:.................. 7B:..................... 7C:............ 
Tiết 3,4 - BÀI 3: QUẢN LÍ DỮ LIỆU TRONG MÁY TÍNH
I. MỤC TIÊU 
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
Nhận ra rằng chương trình cũng được lưu trữ trong bộ nhớ giống như dữ liệu (một nội dung của nguyên lí Von Neuman)
2. Năng lực
Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. 
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.
3. Phẩm chất
Có ý thức trong việc bảo vệ an toàn dữ liệu trong masyt ính cũng như an toàn thông tin cá nhân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, SBT Tin học 7. 
Một số hình thức chia nhóm.
Bút dạ
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Tin học 7. 
Giấy khổ A1 (mỗi nhóm 3 tờ) để các nhóm ghi câu trả lời sau thảo luận.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS củng cố khái niệm cây thư mục và rèn luyện kĩ năng phân loại dữ liệu, đặt tên thư mục. 
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi. 
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi để nắm rõ hơn về cây thư mục và đặt tên thư mục.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin – SGK tr.13 và trả lời câu hỏi: Trong một chuyến du lịch cùng gia đình, em đã ghi chép lại thông tin và chụp nhiều ảnh kỉ niệm. Các hình ảnh và thông tin đó cần được lưu trữ. Hãy vẽ sơ đồ cây thư mục để chứa các tệp dữ liệu và đặt tên cho các thư mục đó sao cho dễ tìm kiếm và truy cập
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin đoạn văn bản.
- HS vẽ cây thư mục vào giấy A1 (khuyến khích sử dụng sơ đồ tư duy)
- HS cần giải thích được cách phân loại và đặt tên thư mục của mình.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện của các nhóm lên bảng giới thiệu về cây thư mục của nhóm mình và giải thích cách phân loại, đặt tên. 
- HS giải thích: Đặt tên theo các địa điểm và thời gian trong ngày giúp em dễ dàng tìm kiếm ảnh ở các điểm đến trong từng thời gian.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 3: Quản lí dữ liệu trong máy tính.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tên tệp và thư mục trong máy tính
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được:
- Sự cần thiết phải phân loại dữ liệu và tổ chức chúng theo cấu trúc để dễ tìm kiếm.
- Một số lưu ý khi đặt tên tệp và thư mục giúp gợi nhớ và phục vụ mục tiêu tìm kiếm.
- Tệp chương trình máy tính cũng được lưu trữ trong bộ nhớ giống như tệp dữ liệu.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK.13,14, quan sát Hình 3.1 và trả lời câu hỏi. 
c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở: phân loại dữ liệu và sắp xếp để dễ tìm, lưu ý đặt tên tệp và thư mục, các chương trình máy tính 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK – tr.13 và trả lời câu hỏi:
+ Tại sao chúng ta cần phải phân loại dữ liệu theo trật tự?
+ Có những lưu ý gì khi đặt tên tệp và thư mục? Tác dụng của việc đặt tên tệp đơn giản, dễ hiểu là gì khi làm việc trong nhóm?
+ Chương trình máy tính được lưu trữ như thế nào?
- GV chốt kiến thức: 
+ Tên tệp và thư mục cần được đặt sao cho dễ nhớ, cho ta biết trong đó chứa những gì. Điều đó sẽ giúp cho công việc thuận lợi hơn.
+ Chương trình máy tính được lưu trữ trên thiết bị nhớ giống như một tệp dữ liệu. Tệp chương trình máy tính trong hệ điều hành Windows thường có phần mở rộng .exe, .com, .bat, .msi.
- GV chiếu phần Câu hỏi – SGK tr.14, yêu cầu HS thảo luận trả lời:
Câu 1. Để việc tìm kiếm dữ liệu trong máy tính được dễ dàng và nhanh chóng, khi đặt tên thư mục và tệp em nên:
A. Đặt tên theo ý thích như tên người thân hay tên thú cưng.
B. Đặt tên sao cho dễ nhớ và để biết trong đó chứa gì.
C. Đặt tên giống như ví dụ trong sách giáo khoa.
D. Đặt tên tùy ý, không cần theo quy tắc gì.
Câu 2. Tệp có phần mở rộng .exe thuộc loại tệp gì?
A. Không có loại tệp này.
B. Tệp chương trình máy tính.
C. Tệp dữ liệu của phần mềm Microsoft Word.
D. Tệp dữ liệu video.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK.13 và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày về: 
+ Sự cần thiết của việc phân loại dữ liệu
+ Lưu ý khi đặt tên tệp và thư mục.
+ Việc lưu trữ các chương trình máy tính.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận
- GV chuyển sang nội dung mới.
1. Tên tệp và thư mục trong máy tính
- Chúng ta cần phải phân loại dữ liệu theo trật tự để giúp cho việc tìm kiếm dữ liệu nhanh hơn, tránh mất nhiều thời gian tìm kiếm những gì mình cần.
- Khi đặt tên tệp và thư mục, nên đặt tên đơn giản, dễ hiểu.
→ Tác dụng: Khi làm việc trong một dự án nhóm, đặt tên tệp và thư mục dễ hiểu giúp mọi thành viên đều có thể dễ dàng tìm thấy những gì họ cần
Ví dụ: Hình 3.1. Thư mục và tệp
- Các chương trình máy tính cũng được lưu trữ dưới dạng tệp giống như tệp dữ liệu.
+ Các chương trình máy tính thường có phần mở rộng .exe, .com, .bat, .msi.
* Câu hỏi:
Câu 1. Đáp án B.
→ Phân loại dữ liệu khi tạo cấu trúc thư mục là để thuận lợi cho việc tìm kiếm dữ liệu khi cần.
Câu 2. Đáp án B.
→ Tệp chương trình máy tính có phần mở rộng là .exe.
Hoạt động 2: Các biện pháp bảo vệ dữ liệu
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được:
- Việc bảo vệ dữ liệu là cần thiết. Bảo vệ tránh sự thất lạc, tránh xâm nhập và tránh bị nhiễm virus máy tính.
- Nên kết hợp các giải pháp để bảo vệ dữ liệu: Sao lưu, đặt mật khẩu và chống virus.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK, quan sát Bảng 3.1, Hình 3.2 và trả lời câu hỏi. 
c. Sản phẩm học tập: HS biết sự cần thiết phải bảo vệ dữ liệu và để xuất giải pháp bảo vệ dữ liệu
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm (3 – 4 HS) và trả lời câu hỏi: Máy tính của em có nhiều dữ liệu quan trọng. Em muốn bảo vệ dữ liệu trong máy tính của mình thì:
a) Em sẽ chọn cách bảo vệ dữ liệu nào?
b) Tại sao em chọn cách bảo vệ dữ liệu đó?
- GV khuyến khích HS đưa ra nhiều phương pháp bảo vệ dữ liệu.
- GV chia lớp thành 3 nhóm lớn, yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr.14, 15, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi về 3 biện pháp chính để bảo vệ dữ liệu: 
+ Nhóm 1: 
Ÿ Sao lưu dữ liệu là gì? Chức năng.
Ÿ Có mấy loại sao lưu dữ liệu? Đặc điểm của từng loại là gì?
Ÿ Kể tên một số thiết bị được sử dụng để lưu trữ dữ liệu.
+ Nhóm 2: 
Ÿ Tên tài khoản và mật khẩu thường được đặt như thế nào?
Ÿ Để có một mật khẩu mạnh, chúng ta sẽ đặt theo quy tắc nào?
+ Nhóm 3:
Ÿ Thế nào là phần mềm độc hại?
Ÿ Phần mềm diệt virus có chức năng gì?
Ÿ Kể tên một số phần mềm diệt virus mà em biết.
- GV yêu cầu HS đọc Bảng 3.1 – SGK tr.15 để nắm rõ hơn về ưu và nhược điểm của các thiết bị lưu trữ.
- GV đưa ra kết luận để HS ghi bài vào vở:
+ Dữ liệu cần được sao lưu thường xuyên lên thiết bị lưu trữ ngoài máy tính chứa dữ liệu gốc để tránh bị mất hoặc bị hỏng dữ liệu.
+ Việc đặt mật khẩu cho tài khoản người sử dụng trên máy tính và trên Internet sẽ giúp bảo vệ dữ liệu khỏi sự truy cập trái phép.
+ Cần bảo vệ dữ liệu bằng cách không sử dụng phần mềm không rõ nguồn gốc và luôn bật chế độ bảo vệ máy tính của phần mềm diệt virus.
- GV chiếu Câu hỏi – SGK tr.16, yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
Câu 1. Mật khẩu nào sau đây là mạnh nhất?
A. 12345678 B. AnMinhKhoa.
C. matkhau D. 2n#M1nhKh0a.
Câu 2. Hãy chọn những phát biểu sai?
A. Lưu trữ bằng công nghệ đám mây tránh được rơi, mất, hỏng dữ liệu.
B. Lưu trữ bằng đĩa CD cần phải có đầu ghi đĩa nhưng dung lượng rất lớn.
C. Lưu trữ bằng đĩa cứng ngoài vừa nhỏ gọn vừa có dung lượng lớn.
D. Lưu trữ bằng thẻ nhớ, USB dễ bị rơi, mất dữ liệu nhưng thuận tiện.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, quan sát Bảng 3.1 SGK tr. 15.
- HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày về:
+ Sự cần thiết của việc bảo vệ dữ liệu.
+ Đặc điểm của các giải pháp để bảo vệ dữ liệu
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. 
- GV chuyển sang phần Luyện tập.
2. Các biện pháp bảo vệ dữ liệu
Trả lời HĐ2:
a) Em muốn bảo vệ dữ liệu trong máy tính em sẽ chọn phần mềm diệt virus.
b) Lý do em chọn cách đó vì: Hiện nay có rất nhiều phần mềm độc hại có thể gây hại đến máy tính của mình, thậm chí làm mất hết các dữ liệu của mình. Nếu có phần mềm diệt virus sẽ phát hiện và ngăn chặn kịp thời các phần mềm độc hại đó và bảo vệ máy tính cũng như dữ liệu trong máy tính của chúng ta.
a) Sao lưu dữ liệu:
- Khái niệm: Sao lưu dữ liệu là tạo ra bản sao các tệp và thư mục rồi lưu chúng lên một thiết bị lưu trữ.
- Chức năng: cho phép khôi phục lại dữ liệu nếu có điều gì xảy ra với bản gốc.
- Có 2 loại sao lưu dữ liệu:
+ Sao lưu cục bộ:
Ÿ Bản sao được đặt trên cùng máy tính chứa bản gốc hoặc trên các thiết bị lưu trữ như ổ cứng ngoài, USB,
Ÿ Ưu điểm: phục hồi nhanh chóng.
Ÿ Nhược điểm: nếu thiết bị lưu trữ hoặc máy tính thất lạc, bản sao lưu sẽ mất theo bản gốc và không thể khôi phục được.
+ Sao lưu từ xa:
Ÿ Bản sao được đặt bên ngoài máy tính chứa bản gốc.
Ÿ Ưu điểm: bản sao có thể lưu ở một máy tính khác hoặc sao lưu bằng công nghệ đám mây nên máy tính hỏng thì bản sao lưu vẫn an toàn.
Ÿ Nhược điểm: cần kết nối Internet.
+ Một số thiết bị lưu trữ là: thẻ nhớ, USB, đĩa quang, ổ cứng ngoài, lưu trữ nhờ công nghệ đám mây,
b) Tài khoản người sử dụng và mật khẩu:
- Tên tài khoản thường dựa trên họ tên của người sử dụng. Mật khẩu đặt theo cách riêng tư và bí mật.
- Mật khẩu là một tính năng bảo mật và có thể thay đổi được.
- Để có một mật khẩu mạnh, chúng ta sẽ đặt theo quy tắc:
+ Dài ít nhất 8 kí tự.
+ Bao gồm cả chữ số, chữ in hoa, chữ thường và các kí tự đặc biệt như @, #, $, &,
+ Không liên quan đến các thông tin cá nhân như số điện thoại, họ và tên, ngày tháng năm sinh,
+ Không phải một từ thông thường.
c) Phần mềm diệt virus:
- Phần mềm độc hại là các phần mềm có thể làm hỏng dữ liệu và các chương trình trong máy tính như virus, sâu, phần mềm gián điệp,
- Phần mềm diệt virus được thiết kế để phát hiện và diệt virus; phát hiện và chặn các cuộc tấn công từ phần mềm độc hại.
- Một số phần mềm diệt virus hiện nay là: Windows Defender, Bkav, Avast Free Antivirus, AVG AntiVirus Free, Avira Free Antivirus, Bitdefender Antivirus Free, Kaspersky Antivirus,
* Câu hỏi:
Câu 1. Đáp án D
→ Mật khẩu mạnh phải gồm ít nhất 8 kí tự, chứa nhiều loại kí tự và không phải một từ thông thường.
Câu 2. Đáp án B và C
→ Đĩa CD có dung lượng có thể lên tới vài GB nhưng không phải dung lượng rất lớn.
→ Đĩa cứng tuy nhỏ chỉ bằng bàn tay nhưng so với thiết bị lưu trữ khác, không thể thường xuyên mang theo người được nên không được coi là nhỏ gọn.
Hoạt động 3: Thực hành: Quản lí dữ liệu trong máy tính
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được:
- Rèn luyện các thao tác cơ bản với thư mục.
b. Nội dung: GV trình bày nhiệm vụ; HS đọc thông tin SGK, quan sát Hình 3.3, Hình 3.4, Hình 3.5, Hình 3.6 và thực hành nhiệm vụ.
c. Sản phẩm học tập: HS biết cách quản lí dữ liệu trong máy tính
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Trước khi thực hành, GV lưu ý HS tạo thư mục thực hành riêng và xóa thư mục khỏi máy tính trước khi kết thúc giờ thực hành.
- GV nêu yêu cầu của bài tập: Em hãy tạo cây thư mục như Hình 3.3 và thực hiện:
+ Đổi tên thư mục “HoangHon” thành “ChieuToi”
+ Di chuyển các tệp và thư mục con của thư mục “BinhMinh” sang thư mục “BanNgay”.
+ Xóa thư mục “BinhMinh”.
- GV yêu cầu HS đọc hướng dẫn trong SGK và thực hành theo các bước.
- GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành bài tập sau: Em hãy thực hành tạo một cây thư mục trên máy tính và sử dụng để lưu trữ tài liệu của mình trên máy tính của gia đình.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, quan sát Hình 3.3, Hình 3.4, Hình 3.5, Hình 3.6
- HS thực hành nhiệm vụ
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV quan sát kết quả thực hành của HS.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. 
- GV chuyển sang phần Luyện tập.
3. Thực hành: Quản lí dữ liệu trong máy tính.
* Gợi ý bài tập về nhà: Tạo một cây thư mục trên máy tính:
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS trả lời để luyện tập các kiến thức đã học.
c. Sản phẩm học tập: HS chọn được đáp án đúng cho câu hỏi trắc nghiệm. 
d. Tổ chức hoạt động:
Nhiệm vụ 1: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
Câu 1. Đáp án D.
Câu 2. Đáp án A.
Câu 3. Đáp án A.
Câu 4. Đáp án C.
Câu 5. Đáp án B.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi. 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS trong phần Vận dụng SGK tr.17
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và thực hiện các bài tập sau: 
Bài tập 1: Em hãy lựa chọn một thiết bị lưu trữ để sao lưu thư mục "DuLich". Giải thích tại sao em lựa chọn cách sao lưu đó.
Bài tập 2: Sau khi học xong bài này và có thêm kiến thức về sao lưu, bảo vệ dữ liệu, em có thay đổi cách bảo vệ dữ liệu mà em đã chọn trong Hoạt động 2 không? Tại sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm và vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời: 
Bài tập 1: Để sao lưu thư mục "DuLich", em lựa chọn sao lưu nhờ công nghệ đám mây vì lưu trữ nhờ công nghệ đám mây có thể sao lưu từ xa, truy cập bằng bất kì máy tính có kết nối Internet và dung lượng sao lưu khá lớn. Ngoài ra, em không sợ bị thất lạc hay hỏng dữ liệu nếu sao lưu bằng công nghệ đám mây. Em sẽ lựa chọn một vài dịch vụ sao lưu uy tín như Google Drive, OneDrive.
Bài tập 2: Sau khi học xong bài này và có thêm kiến thức về sao lưu, bảo vệ dữ liệu, em sẽ không thay đổi cách bảo vệ dữ liệu mà em đã chọn trong Hoạt động 2 vì cách bảo vệ dữ liệu sử dụng phần mềm diệt virus em đang sử dụng cũng hoạt động rất hiệu quả, tiện ích và an toàn. Thay vào đó, em sẽ sử dụng thêm thiết bị sao lưu và mật khẩu để bảo vệ máy tính an toàn và cẩn thận hơn nếu muốn. 
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Ôn lại kiến thức đã học.
Làm bài tập trong Sách bài tập Tin học 7.
Đọc và tìm hiểu trước Bài 4: Mạng xã hội và một số kênh trao đổi thông tin trên Internet.
Hồ Sơn, ngày 25 tháng 09 năm 2023
Ký duyệt của tổ CM

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tiet_34_bai.docx