Giáo án Tin học 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng

CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG

BÀI 1: THIẾT BỊ VÀO – RA

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

- Củng cố và phát triển kiến thức về xử lí thông tin ở lớp 6.

- Biết và nhận ra được các thiết bị vào – ra có nhiều loại, hình dạng khác nhau.

- Nêu được ví dụ cụ thể về những thao tác không đúng cách, gây ra lỗi cho thiết bị.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

• Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

• Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

• Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.

- Năng lực riêng:

• Kể được chức năng của các thiết bị vào – ra trong thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.

• Biết sử dụng thiết bị một cách an toàn và có trách nhiệm. Thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.

 

docx 59 trang Khánh Đăng 27/12/2023 720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng

Giáo án Tin học 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG
BÀI 1: THIẾT BỊ VÀO – RA
I. MỤC TIÊU 
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
Củng cố và phát triển kiến thức về xử lí thông tin ở lớp 6.
Biết và nhận ra được các thiết bị vào – ra có nhiều loại, hình dạng khác nhau.
Nêu được ví dụ cụ thể về những thao tác không đúng cách, gây ra lỗi cho thiết bị.
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. 
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.
Năng lực riêng: 
Kể được chức năng của các thiết bị vào – ra trong thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
Biết sử dụng thiết bị một cách an toàn và có trách nhiệm. Thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.
3. Phẩm chất
Có ý thức trách nhiệm đối với việc sử dụng thông tin.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, SBT Tin học 7. 
Chuẩn bị hình ảnh các thiết bị ngoại vi thông dụng của máy tính.
Máy tính, máy chiếu. 
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Tin học 7. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS nhận biết được các thành phần của máy tính để hỗ trợ con người xử lí thông tin và tầm quan trọng của các thiết bị vào – ra đối với cuộc sống. 
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi. 
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi để nhận biết các thành phần của máy tính và tầm quan trọng của máy tính.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin – SGK tr.5 và trả lời câu hỏi:
+ Nhớ lại kiến thức lớp 6, em hãy cho biết: Máy tính có bao nhiêu thành phần? Kể tên những thành phần đó? 
+ Trong các thành phần đó thiết bị nào là quan trọng nhất? Chức năng của thiết bị đó là gì?
- GV tổ chức HS chơi trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng”.
- GV phổ biến luật chơi: GV chiếu 8 bức ảnh về các thiết bị của máy tính. HS hãy sắp xếp các bức ảnh đúng với các thành phần của máy tính. HS xung phong và trả lời. Ai nhanh nhất và đúng nhất sẽ dành chiến thắng. Lưu ý: HS vừa trả lời vừa đọc tên các thiết bị có trong hình.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin đoạn văn bản.
- HS trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: 
+ Máy tính có 4 thành phần: thiết bị vào, thiết bị ra, bộ xử lí và bộ nhớ.
+ Trong các thành phần đó, thiết bị vào ra là quan trọng nhất. Nó có chức năng là giúp máy tính trao đổi dữ liệu với thế giới bên ngoài.
- GV đưa ra đáp án để HS ghi nhớ:
+ Thiết bị vào: Hình 5 (bàn phím), Hình 8 (chuột).
+ Thiết bị ra: Hình 3 (màn hình), Hình 7 (loa), Hình 6 (máy in)
+ Bộ xử lí: Hình 2 (CPU – bộ xử lí trung tâm).
+ Bộ nhớ: Hình 1 (thẻ nhớ), Hình 4 (USB).
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các thiết bị vào – ra đều có những thiết bị riêng biệt thực hiện những chức năng cụ thể. Bên cạnh đó, sử dụng các thiết bị sao cho an toàn, đúng cách và hợp lí, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Thiết bị vào – ra. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Thiết bị vào – ra
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được:
- Các loại thiết bị vào – ra.
- Chức năng của từng loại thiết bị vào và thiết bị ra.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK.6, 7 và trả lời câu hỏi. 
c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở: các loại thiết bị vào – ra, dạng thông tin và chức năng của từng loại thiết bị;
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu thiết bị vào - ra
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt: Như trong phần Khởi động, các thiết bị vào – ra đóng vai trò quan trọng, giúp máy tính trao đổi dữ liệu với thế giới bên ngoài. Vậy cụ thể từng loại thiết bị sẽ có chức năng như thế nào và làm việc với máy tính ra sao? 
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.1, thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
1. Các thiết bị trong hình làm việc với dạng thông tin nào?
2. Thiết bị nào tiếp nhận thông tin và chuyển vào máy tính?
3. Thiết bị nào nhận thông tin từ máy tính đưa ra ngoài?
- GV đưa ra câu hỏi thêm: Việc chuyển âm thanh thành dãy bit được thực hiện ở bộ phận nào? Bộ phận đó có phải một phần của thiết bị vào – ra không?
- GV chốt kiến thức: 
+ Thiết bị vào được dùng để nhập thông tin vào máy tính, gồm có bàn phím, chuột, micro,
+ Thiết bị ra xuất thông tin từ máy tính ra để con người nhận biết được, gồm có màn hình, máy in, loa,
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK.5-7 và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày về: Chức năng của các thiết bị vào – ra.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận
- GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu sự đa dạng của thiết bị vào - ra
- GV chia lớp thành các nhóm (3 - 4 HS), yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi vào giấy: 
1. Mỗi thiết bị vào – ra trong Hình 1.2 làm việc với dạng thông tin nào? Thiết bị nào có cả hai chức năng vào và ra?
2. Máy chiếu là thiết bị vào hay thiết bị ra? Máy chiếu làm việc với dạng thông tin nào?
3. Bộ điều khiển game (Hình 1.3a) là thiết bị vào hay thiết bị ra?
4. Màn hình cảm ứng (Hình 1.3b) là thiết bị vào, thiết bị ra hay có cả hai chức năng vào và ra?
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr.6,7, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu chức năng của các thiết bị vào ra sau đây: màn hình cảm ứng, tấm cảm ứng, loa thông minh và máy ảnh (máy ghi hình kĩ thuật số). Màn hình cảm ứng và tấm cảm ứng có thể thay thế cho thiết bị nào trên máy tính?
- GV đưa ra kết luận để HS ghi bài vào vở:
+ Thiết bị vào – ra được thiết kế rất đa dạng đáp ứng được những nhu cầu khác nhau của người sử dụng. 
+ Thiết bị vào – ra là kết nối giữa người với máy tính. Thiết bị vào thực hiện chức năng thu nhận và mã hóa. Thiết bị ra thực hiện chức năng giải mã và trình bày.
+ Thiết bị vào – ra đa dạng về chủng loại nhằm đáp ứng nhu cầu xử lí các dạng thông tin khác nhau như: chuột, màn hình, loa, micro, máy in, máy chiếu,
+ Thiết bị vào – ra đa dạng về công nghệ mà thiết bị trỏ như màn hình cảm ứng, vùng cảm ứng chuột, bộ điều khiển game, là một ví dụ.
+ Một số thiết bị vào – ra còn thực hiện cả chức năng lưu trữ và xử lí dữ liệu như loa thông minh, máy ảnh, máy ghi hình kĩ thuật số,
+ Tóm lại, các thiết bị vào – ra có nhiều loại, có những công dụng và hình dạng khác nhau.
- GV chiếu phần Câu hỏi – SGK tr.7, yêu cầu HS thảo luận trả lời:
Câu 1. Em hãy cho biết máy ảnh nhập thông tin dạng nào vào máy tính?
A. Con số B. Văn bản
C. Hình ảnh D. Âm thanh.
Câu 2. Thiết bị nào xuất dữ liệu âm thanh từ máy tính ra ngoài?
A. Máy ảnh B. Micro
C. Màn hình D. Loa
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK.5-7 và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày về:
+ Chức năng của các thiết bị vào – ra.
+ Tính đa dạng của các thiết bị vào – ra.
+ Công dụng khác của các thiết bị vào – ra.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận
- GV chuyển sang nội dung mới. 
1. Thiết bị vào – ra
a. Thiết bị vào – ra
Trả lời HĐ1: 
- Micro và loa trong Hình 1.1 là những thiết bị làm việc với thông tin dạng âm thanh:
+ Micro: thiết bị vào: thu nhận âm thanh và chuyển vào máy tính để mã hóa thành dữ liệu số.
+ Loa: thiết bị ra: nhận dữ liệu từ máy tính và thể hiện ra bên ngoài dưới dạng âm thanh.
* Lưu ý:
- Việc chuyển âm thanh thành dãy bit được thực hiện thông qua vỉ âm thanh. Vỉ âm thanh cũng là một bộ phận của thiết bị vào – ra mà micro với loa chỉ là biểu hiện bên ngoài của loại thiết bị này.
b. Sự đa dạng của thiết bị vào – ra
Trả lời HĐ2:
1. Mỗi thiết bị vào – ra trong Hình 1.2 làm việc với một dạng dữ liệu cụ thể như âm thanh, hình ảnh, văn bản,
- Màn hình cảm ứng có cả hai chức năng vào và ra.
2. Máy chiếu là thiết bị ra. Máy chiều làm việc với dạng thông tin âm thanh, văn bản và hình ảnh.
3. Bộ điều khiển game là thiết bị vào.
4. Màn hình cảm ứng là thiết bị có cả hai chức năng vào và ra.
* Câu trả lời: 
+ Chức năng của các thiết bị:
Ÿ Màn hình cảm ứng: thiết bị vào + ra: phát hiện cảm ứng phát hiện vị trí và sự di chuyển của ngón tay trên bề mặt, giúp em chọn đối tượng hoặc thực hiện một lệnh.
Ÿ Tấm cảm ứng: thiết bị vào: nhận biết vị trí và sự di chuyển của ngón tay trên bề mặt và thể hiện trên màn hình.
Ÿ Loa thông minh: thiết bị ra: có thể kết với với máy tính, điện thoại, để trao đổi dữ liệu.
Ÿ Máy ảnh, máy ghi hình kĩ thuật số: thiết bị vào: thực hiện một số chức năng xử lí ảnh, xử lí video đơn giản.
* Câu hỏi:
Câu 1: Đáp án C. 
Câu 2. Đáp án D
Hoạt động 2: An toàn thiết bị
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được:
- Những thao tác cắm các thiết bị của máy tính để không gây ra sự cố.
- Những lời khuyên nên làm và không nên làm khi sử dụng máy tính.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK, quan sát Hình 1.5 và trả lời câu hỏi. 
c. Sản phẩm học tập: HS biết thao tác kết nối máy tính với các thiết bị, biết việc nên làm và không nên làm khi sử dụng máy tính.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.5, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi: Một máy tính để bàn có các cổng kết nối như Hình 1.5.
1. Em hãy lắp các thiết bị sau vào đúng cổng của nó bằng cách ghép mỗi chứu các với số tương ứng: a) Bàn phím; b) Dây mạng; c) Chuột; d) Dây màn hình; e) Tai nghe; f) Dây nguồn.
2. Việc cấp nguồn điện cho máy tính cần được thực hiện trước hay sau các kết nối trên? Tại sao?
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr.8 và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết nếu cắm các thiết bị ở Hình 1.5 không đúng sẽ gây ra lỗi gì?
- GV lưu ý:
+ Hình thức cổng kết nối và đầu cắm là một tiêu chí nhận diện nhưng chưa đủ để đảm bảo kết nối đúng. Việc thiếu cẩn thận hoặc cố gắng cắm một đầu nối vào cổng kết nối không phù hợp có thể gây lỗi về cơ khí hoặc gây ra chập điện làm hỏng thiết bị hoặc không hoạt động.
+ Tôn trọng trình tự thực hiện các thao tác, yếu tố liên quan trực tiếp đến mọi hệ thống kĩ thuật, mỗi loại thiết bị đều có những cảnh báo an toàn khác nhau. Vì vậy, cần “đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng” là lời khuyên hữu ích.
- GV yêu cầu HS đọc Bảng 1.1 – SGK tr.9 và ghi nhớ những việc nên và không nên làm khi sử dụng máy tính.
- GV chiếu Câu hỏi – SGK tr.9, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi.
Câu 1. Thao tác nào sau đây tắt máy tính một cách an toàn?
A. Sử dụng nút lệnh Restart của ... ẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt: Bạn An trong dự án Sổ lưu niệm tuy không tham gia vào một công việc cụ thể nào, nhưng qua các hoạt động b, d, f đã thực hiện chức năng điều phối công việc và con người, kết nối nhóm dự án với bên ngoài. 
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 1 SGK tr.10 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
+ Nêu vai trò của hệ điều hành trong hoạt động của máy tính.
+ Nêu những chức năng cơ bản của hệ điều hành. 
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Hãy vẽ sơ đồ mô tả mối liên hệ giữa các thành phần tham gia vào việc vận hành máy tính. 
- GV lưu ý HS: 
+ Con người tương tác với máy tính qua thiết bị vào – ra. Tuy nhiên, nếu không có hệ điều hành, các thiết bị vào ra đó không hoạt động được. Người sử dụng làm việc với máy tính thông qua môi trường do các phần mềm cung cấp và quản lí. 
+ Điện thoại thông minh, máy tính bảng cũng cần có hệ điều hành để cài đặt và chạy những ứng dụng khác. 
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi: 
Câu 1. Phần mềm nào sau đây không phải là một hệ điều hành?
A. Windows 7 B. Windows 10.
C. Windows Explorer. D. Windows Phone.
Câu 2. Chức năng nào sau đây không phải của hệ điều hành?
A. Quản lí các tệp dữ liệu trên đĩa.
B. Tạo và chỉnh sửa nội dung một tệp hình ảnh.
C. Điều khiển các thiết bị vào - ra.
D. Quản lí giao diện giữa người sử dụng và máy tính.
- GV đưa ra kết luận để HS ghi nhớ:
+ Hệ điều hành là phần mềm hệ thống quản lí và điều khiển hoạt động chung của máy tính, quản lí dữ liệu, cung cấp cho con người môi trường tương tác với máy tính và chạy các phần mềm ứng dụng.
+ Có những hệ điều hành dành cho máy tính như Windows, Mac OS, Linux, và những hệ điều hành dành cho điện thoại thông minh và máy tính bảng như iOS, Android,
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK.10 và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày về:
+ Vai trò của hệ điều hành trong hoạt động của máy tính.
+ Những chức năng cơ bản của hệ điều hành.
+ Mô tả được mối liên hệ giữa các thành phần tham gia vận hành máy tính.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.
- GV chuyển sang nội dung mới. 
1. Hệ điều hành
* Trả lời HĐ1:
- Vai trò của hệ điều hành trong hoạt động của máy tính: Kết nối giúp người sử dụng khai thác khả năng xử lí của máy tính. 
+ Máy tính cần có hệ điều hành để hoạt động.
+ Máy tính chỉ là khối kim loại và dây dẫn nêu không có hệ điều hành. 
- Chức năng cơ bản của hệ điều hành:
+ Quản lí các thiết bị và dữ liệu của máy tính, điều khiển chúng phối hợp hoạt động nhịp nhàng với nhau.
+ Cung cấp và quản lí môi trường trao đổi thông tin giữa người sử dụng và máy tính.
+ Cung cấp, quản lí môi trường cho phép người sử dụng chạy các phần mềm ứng dụng trên máy tính. 
- Sơ đồ mô tả mối liên hệ giữa các thành phần tham gia vào việc vận hành máy tính:
* Câu hỏi:
Câu 1. Đáp án C.
→ Windows 7, 10 là những hệ điều hành trên máy tính.Windows Phone là hệ điều hành trên điện thoại thông minh của Microsoft. Windows Explorer là một trình duyệt. 
Câu 2. Đáp án B.
→ Quản lí tệp, điều khiển thiết bị và sao lưu dữ liệu đều là những chức năng của hệ điều hành. Việc tạo và chỉnh sửa nội dung 1 tệp hình ảnh là chức năng của phần mềm ứng dụng xử lí ảnh. 
Hoạt động 2: Phần mềm ứng dụng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được:
- Phần mềm ứng dụng là gì.
- Nhận biết loại tệp.
- Phân biệt hệ điều hành và phần mềm ứng dụng. 
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK, quan sát Bảng 2.1 SGK tr. 11, 12 và trả lời câu hỏi. 
c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở:
- Chức năng của phần mềm ứng dụng.
- Một số phần mềm ứng dụng. 
- Mối liên hệ giữa phần mềm ứng dụng, loại tệp và phần mở rộng. 
- Vai trò khác nhau của hệ điều hành và phần mềm ứng dụng đối với sự vận hành của máy tính 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy ghép mỗi loại tệp ở cột bên trái với một phần mở rộng tệp phù hợp ở cột bên phải. 
Loại tệp
Phần mở rộng
1) Tài liệu word
a) .ipg, .png, .bmp
2) Chương trình viết bằng Scratch
b) .exe, .com, .bat, .msi
3) Hình ảnh
c) .sb, .sb2, .sb3
4) Ứng dụng
d) .ppt, .pptx
5) Trang web
e) .htm, .html
6) Bài trình bày PowerPoint
f) .doc, .docx
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.11 và cho biết:
+ Nêu vai trò của phần mềm ứng dụng.
+ Kể tên một số phần mềm ứng dụng.
+ Em có nhận xét gì về mối liên hệ giữa phần mềm ứng dụng, loại tệp và phần mở rộng. 
- GV lưu ý HS: 
+ Phần mở rộng của tệp thường có từ 1-3 kí tự.
+ Có 1 số phần mềm ứng dụng cho phép phần mở rộng nhiều hơn 3 kí tự (.docx, .html,.). 
- GV chiếu phần Câu hỏi – SGK tr.12, yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: 
Câu 1. Em hãy chỉ ra các phần mềm ứng dụng trong các phương án sau:
A. Linux B. Gmail C. UnikeyNT 
D. Windows 8 E. Zalo
F. Windows Media Player
Câu 2. Em hãy chỉ ra các loại tệp sử dụng được với Windows Media Player.
A. .mp3 B. .jpg C. .avi 
D. .mp4 E. .txt
- GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin SGK và cho biết: Sự khác nhau giữa hệ điều hành và phần mềm ứng dụng là gì?
- GV yêu cầu HS đọc Bảng 2.1 để phân biệt được được hệ điều hành và phần mềm ứng dụng. 
Tiêu chí
Hệ điều hành
Phần mềm ứng dụng
Tương tác với phần cứng
Trực tiếp quản lí và vận hành phần cứng như bàn phím, chuột, màn hình, máy in
Tương tác với phần cứng thông qua hệ điều hành. 
Sự cần thiết
Phải cài đặt đầu tiên để máy tính hoạt động được.
Cài đặt hoặc không, tùy theo yêu cầu của người sử dụng.
Phụ thuộc
Tạo môi trường để cài đặt và chạy phần mềm ứng dụng.
Chạy trong môi trường hệ điều hành. Được lựa chọn phù hợp với hệ điều hành.
Ví dụ
Windows, iOS,
Photoshop, Mind Maple,
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, quan sát Bảng 2.1 SGK tr. 11, 12 và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày về:
+ Chức năng của phần mềm ứng dụng.
+ Một số phần mềm ứng dụng. 
+ Mối liên hệ giữa phần mềm ứng dụng, loại tệp và phần mở rộng. 
+ Vai trò khác nhau của hệ điều hành và phần mềm ứng dụng đối với sự vận hành của máy tính 
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận:
 - GV chuyển sang phần Luyện tập.
2. Phần mềm ứng dụng
a. Phần mềm ứng dụng
Loại tệp
Phần mở rộng
1) Tài liệu word
f) .doc, .docx
2) Chương trình viết bằng Scratch
c) .sb, .sb2, .sb3
3) Hình ảnh
a) .ipg, .png, .bmp
4) Ứng dụng
b) .exe, .com, .bat, .msi
5) Trang web
e) .htm, .html
6) Bài trình bày PowerPoint
d) .ppt, .pptx
- Vai trò của phần mềm ứng dụng: Giúp con người thực hiện những công việc cụ thể, thể hiện được lợi ích của máy tính. 
- Một số phần mềm ứng dụng: Soạn thảo văn bản, sơ đồ tư duy, trình duyệt,
→ Có phần mềm chạy trực tuyến trên internet hoặc cài đặt lên đĩa cứng. 
- Mối liên hệ giữa phần mềm ứng dụng, loại tệp và phần mở rộng:
+ Mỗi loại tệp dữ liệu có thể được xử lí bằng một số phần mềm ứng dụng khác nhau.
+ Mỗi loại phần mềm ứng dụng chỉ xử lí một số loại dữ liệu nhất định, được lưu trữ dưới dạng tệp.
+ Mỗi tệp dữ liệu lưu trữ một loại dữ liệu theo định dạng riêng, có thể nhận biết được qua phần mở rộng của tên tệp.
* Câu hỏi:
Câu 1. Đáp án B, C, E, F.
Câu 2. Đáp án A, C, D.
b. Phân biệt hệ điều hành và phần mềm ứng dụng:
- Hệ điều hành là phần mềm được sử dụng để quản lí các thành phần của máy tính và điều khiển máy tính hoạt động.
- Phần mềm ứng dụng được dùng để thực hiện yêu cầu xử lí thông tin cụ thể của người sử dụng.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. 
c. Sản phẩm học tập: HS chọn được đáp án đúng cho câu hỏi trắc nghiệm. 
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Người sử dụng xử lí những yêu cầu cụ thể bằng phần mềm ứng dụng.
B. Để phần mềm ứng dụng chạy được trên máy tính phải có hệ điều hành.
C. Để máy tính hoạt động được phải có phần mềm ứng dụng.
D. Để máy tính hoạt động được phải có hệ điều hành.
Câu 2. Hệ điều hành là phần mềm đóng vai trò:
A. Giúp con người thực hiện những công việc cụ thể, thể hiện được lợi ích của máy tính.
B. Kết nối giúp người sử dụng khai thác khả năng xử lí của máy tính.
C. Xử lí những loại dữ liệu cụ thể.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3. Hệ điều hành dành cho điện thoại thông minh là:
A. Linux.
B. MacOS.
C. iOS.
D. Windows.
Câu 4. Loại tệp .doc là:
A. Tệp văn bản, được mở và chỉnh sửa trong phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word. 
B. Ngôn ngữ lập trình dùng để xây dựng và cấu trúc lại các thành phần có trong Website.
C. Định dạng tệp mặc định PowerPoint phiên bản 2007 trở lên.
D. Là tập hợp của các loại đuôi ảnh dùng để nén ảnh thường được các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sử dụng.
Câu 5. Ý nào dưới đây là đúng khi nói về phần mềm ứng dụng:
A. Trực tiếp quản lí và vận hành phần cứng.
B. Phải cài đặt đầu tiên để máy tính hoạt động được.
C. Quản lí các thành phần của máy tính và điều khiển máy tính hoạt động.
D. Cài đặt hoặc không, tùy theo yêu cầu của người sử dụng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
Câu 1. Đáp án C.
Câu 2. Đáp án B.
Câu 3. Đáp án C.
Câu 4. Đáp án A.
Câu 5. Đáp án D.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi. 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS trong phần Vận dụng SGK tr.12
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: Khi tải Scratch để cài đặt lên máy tính, tại sao cần phải chọn phiên bản phù hợp với hệ điều hành trên máy tính của em?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời: Khi tải Scratch để cài đặt lên máy tính, cần phải chọn phiên bản phù hợp với hệ điều hành trên máy tính vì nếu lựa chọn không đúng, phần mềm cài đặt sẽ không chạy được, bởi nó phụ thuộc vào hệ điều hành. 
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Ôn lại kiến thức đã học.
Làm bài tập trong Sách bài tập Tin học 7.
Đọc và tìm hiểu trước Bài 3: Quản lí dữ liệu trong máy tính. 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chu_de_1_ma.docx