Giáo án Tin học 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 2: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm, và trao đổi thông tin - Bài 5: Ứng xử trên mạng - Võ Nhật Trường

CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HOÁ TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

BÀI 5: ỨNG XỬ TRÊN MẠNG

Môn: Tin học lớp: 7

Thời gian thực hiện: (2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

-Thực hiện được giao tiếp qua mạng theo đúng quy tắc và bằng ngôn ngữ lịch sự, thể hiện ứng xử có văn hoá.

-Nêu được ví dụ truy cập không hợp lệ vào các nguồn thông tin; biết cách ứng xử hợp lí khi gặp những thông tin trên mạng có nội dung xấu, không phù hợp lứa tuổi.

-Biết được tác hại của bệnh nghiện Internet, từ đó có ý thức phòng tránh.

-Biết nhờ người lớn giúp đỡ, tư vấn khi cần thiết trong quá trình ứng xử trên mạng.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung

-Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi văn hoá ứng xử qua mạng.

-Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra những tác hại và cách phòng tránh bệnh nghiện Internet.

-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh có thể đưa ra những cách giải quyết hợp lí khi gặp thông tin có nội dung xấu trên mạng.

2.2. Năng lực Tin học

-Biết được tác hại của bệnh nghiện Internet, từ đó có ý thức phòng tránh.

-Nêu được ví dụ truy cập không hợp lí vào các nguồn thông tin; biết cách ứng xử hợp lí khi gặp những thông tin trên mạng có nội dung xấu, không phù hợp lứa tuổi.

3. Về phẩm chất:

-Có ý thức cảnh giác khi sử dụng mạng máy tính, tránh sử dụng thông tin vào mục đích sai trái.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Thiết bị dạy học:

- Phòng máy, Tivi,. phục vụ cho dạy và học lý thuyết và thực hành.

2. Học liệu:

- GV: Hệ thống câu hỏi, bài tập.

- HS: SGK, SBT, bút màu, vở ghi chép. bảng nhóm, phiếu học tập, phiếu khảo sát, (đáp ứng yêu cầu học tập). Chuẩn bị bài tập nhóm được phân công.

 

doc 25 trang Khánh Đăng 27/12/2023 660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 2: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm, và trao đổi thông tin - Bài 5: Ứng xử trên mạng - Võ Nhật Trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 2: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm, và trao đổi thông tin - Bài 5: Ứng xử trên mạng - Võ Nhật Trường

Giáo án Tin học 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 2: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm, và trao đổi thông tin - Bài 5: Ứng xử trên mạng - Võ Nhật Trường
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Kèm theo Công văn số 1677 /SGDĐT-GDTrH ngày 17 tháng 8 năm 2021 của Sở GDĐT tỉnh Bình Định)
Trường: THCS Tam Quan Bắc
Tổ: TIN-GDTC-LỊCH SỬ & ĐỊA LÝ
Họ và tên giáo viên:
Võ Nhật Trường
CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HOÁ TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
BÀI 5: ỨNG XỬ TRÊN MẠNG
Môn: Tin học lớp: 7
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: 
-Thực hiện được giao tiếp qua mạng theo đúng quy tắc và bằng ngôn ngữ lịch sự, thể hiện ứng xử có văn hoá.
-Nêu được ví dụ truy cập không hợp lệ vào các nguồn thông tin; biết cách ứng xử hợp lí khi gặp những thông tin trên mạng có nội dung xấu, không phù hợp lứa tuổi.
-Biết được tác hại của bệnh nghiện Internet, từ đó có ý thức phòng tránh.
-Biết nhờ người lớn giúp đỡ, tư vấn khi cần thiết trong quá trình ứng xử trên mạng.
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung
-Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi văn hoá ứng xử qua mạng.
-Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra những tác hại và cách phòng tránh bệnh nghiện Internet.
-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh có thể đưa ra những cách giải quyết hợp lí khi gặp thông tin có nội dung xấu trên mạng.
2.2. Năng lực Tin học
-Biết được tác hại của bệnh nghiện Internet, từ đó có ý thức phòng tránh.
-Nêu được ví dụ truy cập không hợp lí vào các nguồn thông tin; biết cách ứng xử hợp lí khi gặp những thông tin trên mạng có nội dung xấu, không phù hợp lứa tuổi.
3. Về phẩm chất: 
-Có ý thức cảnh giác khi sử dụng mạng máy tính, tránh sử dụng thông tin vào mục đích sai trái.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Thiết bị dạy học:
- Phòng máy, Tivi,... phục vụ cho dạy và học lý thuyết và thực hành.
2. Học liệu:
- GV: Hệ thống câu hỏi, bài tập.
- HS: SGK, SBT, bút màu, vở ghi chép. bảng nhóm, phiếu học tập, phiếu khảo sát,  (đáp ứng yêu cầu học tập). Chuẩn bị bài tập nhóm được phân công.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (KHÁM PHÁ) (Dự kiến thời lượng 3’)
a. Mục tiêu: 
-Giới thiệu nội dung cần tìm hiểu trong chủ đề/bài học:
+ Giao tiếp, ứng xử có văn hoá qua mạng
+ Làm gì khi gặp thông tin có nội dung xấu trên mạng
+ Tác hại và cách phòng tránh bệnh nghiện Internet
- Nêu ra những vấn đề cần lưu ý khi giao tiếp xã hội nói chung và giao tiếp trên mạng nói chung.
b) Nội dung: 
-Cho HS quan sát và tìm hiểu đoạn văn bản trong sách giáo khoa (bài giảng điện tử) và dẫn vào nội dung chính cần tìm hiểu của bài học
c) Sản phẩm: Học sinh đọc nội dung đoạn văn bản.
d) Tổ chức thực hiện
-Chiếu đoạn văn bản, hoặc yêu cầu học sinh đọc trong Sách giáo khoa hoặc bài giảng.
-GV nhận xét kết quả của HS, từ đó GV đưa ra mục tiêu của bài học
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC	(Dự kiến thời lượng 69’)
Hoạt động 1: 1. Giao tiếp, ứng xử có văn hoá qua mạng (Dự kiến thời lượng 32’)
a) Mục tiêu: Học sinh nhận ra những hình thức giao tiếp qua mạng và đặc điểm của nó. Học sinh hình thành ý thức đánh giá những hoạt động trên không gian mạng dựa trên tiêu chuẩn về văn hoá ứng xử.
b) Nội dung: Tìm hiểu về “Giao tiếp, ứng xử có văn hoá qua mạng”. Học sinh nghiên cứu SGK hoặc quan sát, theo dõi bài giảng và hoàn thiện phiếu học tập số 1,2, 3,4, 5, 6, bài tập củng cố.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh.
Sản phẩm dự kiến:
PHIẾU SỐ 1 CD3B5
Họ và tên: .. Lớp:.. Nhóm: 
Câu 1. Em biết những phương thức giao tiếp qua mạng nào? Em đã từng sử dụng những phương thức nào?
Những phương thức giao tiếp qua mạng mà em biết là: gửi và nhận thư điện tử, gửi và nhận tin nhắn, nói chuyện trực tuyến thông qua các ứng dụng, trên các diễn đàn, trên mạng xã hội, 
PHIẾU SỐ 2 CD3B5
Câu 2. Theo em những đặc điểm khác nhau giữa giao tiếp gặp gỡ trực tiếp và giao tiếp qua mạng là gì?
Giao tiếp trực tiếp:
Giao tiếp qua mạng:
Là hình thức giao tiếp mà các bên gặp gỡ trong thực tế và dùng ngôn ngữ, lời nói làm phương tiện chính để nói chuyện với nhau. Có thể sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ như ánh mắt, cử chỉ, nét mặt, ăn mặc, trang điểm Có thể nhanh chóng biết được ý kiến của người đối thoại.
-Bạn có thể giao tiếp với mọi người từ các quốc gia khác nhau;
-Bạn có thể làm quen với những người quen mới mà không rời khỏi tường nhà bạn; bạn có thể bình luận vào các bài đăng của bạn bè và người lạ.
-Bạn có thể ẩn danh thể hiện suy nghĩ của mình.
Từ đó em có kết luận gì?
Giao tiếp qua mạng và giao tiếp trực tiếp có một sự khác biệt đáng kể giữa chúng. Hầu như giao tiếp qua mạng, người dùng Internet chú ý đến trí thông minh, sự hài hước của người đối thoại, khả năng thực hiện một cuộc trò chuyện, hình ảnh được chỉnh sửa theo ý thích của họ, và giao tiếp qua mạng có thể thể hiện những phẩm chất, tính cách không tồn tại trong đời sống thực tế.
PHIẾU SỐ 3
Câu 3. Tại sao có những bạn khi giao tiếp qua mạng lại thiếu văn minh hơn so với khi giao tiếp trực tiếp?
Trong suy nghĩ của nhiều bạn, mạng xã hội là thế giới ảo, ẩn danh. Chính vì vậy các bạn dễ dãi trong cách ứng xử giao tiếp với nhau, coi mạng xã hội như một công cụ để thể hiện cái tôi của mình, hoặc lợi dụng các diễn đàn công khai để đả kích, nói xấu, bôi nhọ lẫn nhau
PHIẾU SỐ 4
Em hãy cùng các bạn thảo luận những điều các em nghĩ là nên và không nên làm khi giao tiếp qua mạng?
Nên:
Không nên:
a) Tôn trọng mọi người khi giao tiếp qua mạng.
c) Sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, biểu tượng, văn minh, lịch sự.
d) Bảo vệ tài khoản cá nhân trên mạng (ví dụ thư điện tử) của mình.
f) Tìm sự hỗ trợ của bố mẹ, thầy cô, người tư vấn khi bị bắt nạt trên mạng.
i) Tự chủ bản thân để sử dụng mạng hợp lí.
b)Giấu bố mẹ, thầy cô vấn đề khiến em căng thẳng, sợ hãi khi sử dụng mạng.
e)Nói bậy, nói xấu người khác, sử dụng tiếng lóng, hình ảnh không lành mạnh.
g) Đưa thông tin, hình ảnh cá nhân của người khác lên mạng khi chưa được họ cho phép.
h) Dành quá nhiều thời gian truy cập mạng, ảnh hưởng tới học tập và sinh hoạt của bản thân.
j) Đọc thông tin trong hộp thư điện tử của người khác.
PHIẾU SỐ 5
Em cần làm gì khi tham gia giao tiếp qua mạng?
-Luôn sử dụng ngôn ngữ lịch sự và ứng xử có văn hoá khi tham gia giao tiếp qua mạng.
-Không nên có lời nói, cách ứng xử nào qua mạng mà em không thực hiện như vậy khi gặp trực tiếp.
PHIẾU SỐ 6
Là một người ứng xử có văn hóa khi tham gia giao tiếp qua mạng, em sẽ có những hành động cụ thể nào?
-Không nói những từ ngữ gây xúc phạm và ảnh hưởng đến nhân phẩm, danh dự của người khác.
-Không đùa cợt quá đáng khi đăng ảnh của một người khác lên mạng.
-Không nói xấu, nói bậy gây ảnh hưởng đến hình ảnh của người khác.
-Không chia sẻ những thông tin sai sự thật, chưa qua kiểm chứng và những thông tin xấu, tin độc.
-Không ấn nút like hay share đối với những tin xấu, tin độc, tin phản cảm gây ảnh hưởng đến hình ảnh của người khác.
d) Tổ chức thực hiện:
-Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
+Hoạt động nhóm (chia từ 2hs/nhóm) hoặc cá nhân. Phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu học sinh hoàn thiện phiếu học tập, bài tập
+HS điền thông tin tìm hiểu, nghiên cứu, trả lời các yêu cầu trong phiếu học tập số 1, 2, 3, 4, 5, 6
+GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập.
-Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, lắng nghe, nghiên cứu, suy nghĩ và thảo luận, ghi vào vở, phiếu học tập
+ GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS trình bày kết quả
+ HS khác nhận xét, bổ sung đáp án cho bạn.
+ HS cùng GV thảo luận nội dung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định, đánh giá
+ GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức
+HS: Nhận kết quả đánh giá của giáo viên và so sánh với phương án mẫu, tự sửa sai nếu có. Rút kinh nghiệm, bài học.
Kiến thức:
-Luôn sử dụng ngôn ngữ lịch sự và ứng xử có văn hoá khi tham gia giao tiếp qua mạng.
-Không nên có lời nói, cách ứng xử nào qua mạng mà em không thực hiện như vậy khi gặp trực tiếp.
Bài tập củng cố kiến thức: 
Gợi ý đáp án: 1 – C 
Hoạt động 2: 2. Làm gì khi gặp thông tin có nội dung xấu trên mạng (Dự kiến thời lượng 10’)
a) Mục tiêu: Học sinh đưa ra được cách giải quyết với những tình huống gặp thông tin xấu khi đang truy cập mạng. Học sinh biết được cách xử lí đúng đắn khi gặp thông tin không phù hợp trên mạng.
b) Nội dung: Tìm hiểu về “Xử lí tình huống khi đang truy cập mạng”, “Cách xử lí đúng đắn khi gặp thông tin không phù hợp trên mạng”. Học sinh nghiên cứu SGK hoặc quan sát, theo dõi bài giảng và hoàn thiện phiếu học tập số 7, 8, bài tập củng cố.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh.
Sản phẩm dự kiến:
PHIẾU SỐ 7
Khi em đang truy cập mạng, máy tính thỉnh thoảng lại hiện lên những trang web có nội dung bạo lực, nội dung không phù hợp với lứa tuổi của em, em sẽ làm gì?
Khi em đang truy cập mạng, máy tính thỉnh thoảng lại hiện lên những trang web có nội dung bạo lực, nội dung không phù hợp với lứa tuổi của em, em sẽ ngay lập tức tắt những trang web đó đi. Nếu hiện lên quá nhiều, em sẽ nhờ người lớn cài phần mềm chặn truy cập các trang web đó.
PHIẾU SỐ 8
Em nên làm gì để tránh các thông tin có nội dung xấu trên mạng?
-Chỉ truy cập vào các trang web có thông tin phù hợp với lứa tuổi.
-Nhờ người lớn cài phần mềm chặn truy cập các trang web xấu.
-Hỏi ý kiến người lớn trong trường hợp cần thiết khi truy cập mạng.
-Đóng ngay các trang thông tin có nội dung xấu, không phù hợp lứa tuổi nếu vô tình truy cập vào.
d) Tổ chức thực hiện:
-Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
+Hoạt động nhóm (chia từ 2hs/nhóm) hoặc cá nhân. Phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu học sinh hoàn thiện phiếu học tập, bài tập
+HS điền thông tin tìm hiểu, nghiên cứu, trả lời các yêu cầu trong phiếu học tập số 7, 8
+GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập.
-Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, lắng nghe, nghiên cứu, suy nghĩ và thảo luận, ghi vào vở, phiếu học tập
+ GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS trình bày kết quả
+ HS khác nhận xét, bổ sung đáp án cho bạn.
+ HS cùng GV thảo luận nội dung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định, đánh giá
+ GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức
+HS: Nhận kết quả đánh giá của giáo viên và so sánh với phương án mẫu, tự sửa sai nếu có. Rút kinh nghiệm, bài học.
Kiến thức:
-Chỉ truy cập vào các trang web có thông tin phù hợp với lứa tuổi.
-Nhờ người lớn cài phần mềm chặn truy cập các trang web xấu.
-Hỏi ý kiến người lớn trong trường hợp cần thiết khi truy cập mạng.
-Đóng ngay các trang thông tin có nội dung xấu, không phù hợp lứa tuổi nếu vô tình truy cập vào.
Bài tập củng cố kiến thức: 
Gợi ý đáp án: 1 – BC 
Hoạt động 3: 3. Tác hại và cách phòng tránh bệnh nghiện Internet (Dự kiến thời lượng 27’)
a) Mục tiêu: Học sinh tự đánh giá mức độ sử dụng Internet của mình từ đó hình thành ý thức tự kiểm soát việc sử dụng Internet sao cho hiệu quả. Học sinh biết nhận thấy được việc lạm dụng các thiết bị điện tử có thể gây ra những tác hại đối với hệ thần kinh, ảnh hưởng lâu dài tới đời sống tinh thần của mỗi người và từ đó đưa ra biện pháp phòng tránh bệnh nghiện Internet.
b) Nội dung: Tìm hiểu về “Tác hại và cách phòng tránh bệnh nghiện Internet”. Học sinh nghiên cứu SGK hoặc quan sát, theo dõi bài giảng và hoàn thiện phiếu học tập số 9, 10, 11, 12, 13
c) Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh.
Sản phẩm dự kiến:
PHIẾU SỐ 9
Câu 1. Trung bình một ngày em sử dụng máy tính bao nhiêu giờ?
Gợi ý:
Tuỳ điều kiện, có thể trung bình từ 2 đến ... ể chất, tinh thần, kết quả học tập và khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh.
PHIẾU SỐ 11
Người bị bệnh nghiện Internet có thể được ví như một cái cây có nguy cơ úa tàn. Em hãy cùng các bạn trong nhóm của mình vẽ một cây tương tự như hình bên lên một tờ giấy to để tạo một tấm áp phích bằng cách vẽ thêm lá, hoa cho cây và ghi trên đó những điều nên làm để phòng tránh bệnh nghiện Internet, giúp cây xanh tươi trở lại.
PHIẾU SỐ 12
MỘT SỐ LỜI KHUYÊN ĐỂ KHÔNG BIẾN MÌNH THÀNH NGƯỜI NGHIỆN INTERNET
Chia sẻ
Tìm một người tin tưởng để thường xuyên chia sẻ, tâm sự. Bố mẹ, thầy cô, anh chị em ruột là những người phù hợp nhất
Rời xa
Di chuyển máy tính khỏi phòng riêng của mình, ví dụ tới nơi sinh hoạt chung của gia đình, để được mọi người giúp theo dõi thời gian sử dụng internet.
Giới hạn
Cài đặt phần mềm giới hạn thời gian sử dụng internet. Điều này giúp quản lí thời gian sử dụng mạng phù hợp.
Theo đuổi
Tìm và theo đuổi những sở thích, thói quen tốt như đọc sách, chơi thể thao, tham gia dự án làm từ thiện.
PHIẾU SỐ 13
Em hãy nêu cách để phòng tránh nguy cơ nghiện internet?
Cách để phòng tránh nguy cơ nghiện internet:
-Dành thời gian với người thân và bạn bè.
-Hạn chế để thiết bị kết nối Internet trong phòng riêng.
-Giới hạn thời gian sử dụng.
-Theo đuổi những sở thích không liên quan quá nhiều đến thiết bị điện tử
Góc cha mẹ?
Cha mẹ cần bảo vệ con cái. Hãy cởi mở giao tiếp với con, hướng dẫn con sử dụng Internet một cách an toàn, đúng mức thay vì cấm đoán
PHIẾU SỐ 14 . Trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng 
Câu hỏi:
Đáp án:
Câu 1. Cách tốt nhất em nên làm khi bị ai đó bắt nạt trên mạng là gì? 
a. Nói lời xúc phạm người đó. b. Cố gắng quên đi và tiếp tục chịu đựng.
c. Nhờ bố mẹ, thầy cô giáo giúp đỡ, tư vấn. d. Đe dọa người bắt nạt mình.
C
Câu 2. Những cách ứng xử nào sau đây là hợp lí khi truy cập một trang web có nội dung xấu?
a./ Tiếp tục truy cập trang web đó. b./ Đóng ngay trang web đó.
c./ Đề nghị bố mẹ, thầy cô hoặc người có trách nhiệm ngăn chặn truy cập trang web đó. 
d./ Gửi trang web đó cho bạn bè xem.
BC
Câu 3. Khi giao tiếp qua mạng, những điều nào sau đây nên tránh?
A./ Tôn trọng người đang giao tiếp với mình. B./ Nói bất cứ điều gì xuất hiện trong đầu 
C./ Hạn chế kết bạn với những người không quen biết. D./ Bảo vệ thông tin cá nhân của mình.
E./ Truy cập bất cứ liên kết nào nhận được.
BE
Câu 4. Theo em, hai hoạt động trên mạng nào sau đây dễ gây bệnh nghiện Internet nhất?
A. Chơi trò chơi trực tuyến. B. Đọc tin tức. C. Sử dụng mạng xã hội
D. Học tập trực tuyến. E. Trao đổi thông tin qua thư điện tử.
AC
Câu 5. Thông tin có nội dung xấu là gì?
A. Thông tin về chất gây nghiện. B. Thông tin kích động bạo lực.
C. Thông tin rủ rê đánh bạc, kiếm tiền. D. Tất cả các thông tin trong ba phương án trên.
D
Câu 6. Một ngày một học sinh cấp Trung học cơ sở nên truy cập Internet trong thời gian bao lâu?
A. Càng dành ít thời gian sử dụng Internet càng tốt B. 20/24 C. 12/24 D. 7/24
A
Câu 7. Mục tiêu của giao tiếp qua mạng là gì?
A. Giúp người khác hiểu em một cách rõ ràng. B. Hiểu người khác một cách rõ ràng
C. Giữ mối quan hệ tốt để có thể tiếp tục giao tiếp. D. Tất cả những điều trên.
D
Câu 8. Cách tốt nhất em nên làm khi bị ai đó bắt nạt trên mạng là gì? 
A. Nói lời xúc phạm người đó. B. Cố gắng quên đi và tiếp tục chịu đựng.
C. Nhờ bố mẹ, thầy cô giáo giúp đỡ, tư vấn. D. Đe dọa người bắt nạt mình.
C
Câu 9. Nghiện chơi game trên mạng là gì?
a./ Là tình trạng dành quá nhiều thời gian vào các trò chơi trên máy tính, trên mạng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày
b./ Là tình trạng chơi game liên tục không kiểm soát được, dù biết điều này đang tổn hại đến sức khỏe.
c./ Tiếp tục hoặc chơi game ngày càng nhiều, bất chấp sự xuất hiện của những hậu quả tiêu cực
d./ Tất cả các đáp án trên
D
Câu 10. Để trở thành người giao tiếp, ứng xử có văn hoá trên mạng em không nên thực hiện những điều nào sau đây?
a./ Chú ý đến ngữ pháp, dấu câu, chính tả, cách trình bày vấn đề. 
b./ Viết hoa tất cả các nội dung mình thích để mọi người chú ý.
c./ Tôn trọng quyền riêng tư của người khác. d./ Luôn nhớ mình đang giao tiếp với người chứ không phải giao tiếp với máy tính hay điện thoại thông minh.
B
Câu 11. Những phương án nào không phải là tác hại của bệnh nghiện internet?
a./ Sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần giảm sút. 
b./ Thiếu kết nối với thế giới thực, mất dần các mối quan hệ bạn bè, người thân.
c./ Dễ bị lôi kéo vào các việc xấu trên mạng. d./ Tập trung vào công việc, học tập.
D
Câu 12. Nếu nhận được tin nhắn và lời mời kết bạn trên Facebook từ một người mà em không biết. Em nên làm gì?
a./ Chấp nhận yêu cầu kết bạn và trả lời tin nhắn ngay 
b./ Không chấp nhận kết bạn và không trả lời tin nhắn
c./ Nhắn tin hỏi người đó là ai, để xem mình có quen không, nếu quen mới kết bạn
d./ Vào Facebook của họ đọc thông tin, xem ảnh xem có phải người quen không, nếu phải thì kết bạn, không phải thì thôi
C
Câu 13. Phát biểu nào sau đây là sai?
a./ Chỉ truy cập các trang web có thông tin phù hợp với lứa tuổi. 
b./ Giao tiếp trên mạng cũng cần có quy tắc và văn hoá giống giao tiếp ngoài đời thực.
c./ Giao tiếp trên mạng là ảo, không cần các quy tắc và văn hoá giao tiếp. 
d./ Internet có thể gây nghiện và ảnh hưởng xấu tới người sử dụng.
C
Câu 14. Khi truy cập mạng để xem tin tức thì ngẫu nhiên xem được một video có hình ảnh bạo lực mà em rất sợ. Em nên làm gì?
a./ Mở video đó và xem b./ Thông báo cho cha mẹ và thầy cô giáo về điều đó
c./ Đóng video lại và tiếp tục xem tin tức coi như không có chuyện gì 
d./ Chia sẻ cho bạn bè để doạ các bạn
B
Câu 15. Khi giao tiếp qua mạng, những điều nào sau đây nên làm?
a./ Tôn trọng người đang giao tiếp với mình. b./ Nói bất cứ điều gì xuất hiện trong đầu. 
c./ Kết bạn với những người mình không quen biết. d./ Truy cập bất cứ liên kết nào nhận được.
A
Câu 16. Khi giao tiếp qua mạng, những điều nào sau đây nên tránh?
a) Tôn trọng người đang giao tiếp với mình. b) Nói bất cứ điều gì cũng được.
c) Kết bạn với những người mình không quen biết. d) Cả B, C đều đúng.
D
Câu 17. Để tham gia mạng xã hội an toàn em nên thực hiện điều gì?
A./ Cung cấp thông tin cá nhân. B./ Không tin tưởng tuyệt đối người tham gia trò chuyện. 
C./ Sử dụng tên tài khoản trung lập, không quá đặc biệt. D./ Giao tiếp ngắn gọn và rõ ràng.
ABCD
Câu 18. Em cần làm gì để tránh gặp thông tin xấu trên mạng?
A./ Chỉ truy cập vào các trang thông tin có nội dung phù hợp với lứa tuổi.
B./ Không nháy chuột vào các thông tin quảng cáo gây tò mò, giật gân, dụ dỗ kiếm tiền.
C./ Xác định rõ mục tiêu mỗi lần vào mạng để không sa đà vào các thông tin không liên quan.
D./ Tất cả các điều trên
D
Câu 19. Tại sao có những bạn khi giao tiếp qua mạng lại thiếu văn minh hơn so với khi giao tiếp trực tiếp?
A./ Giao tiếp trên mạng người ta sẽ không thể nhìn thấy mặt của nhau 
B./ Giao tiếp trên mạng không lo sợ bị mang tiếng xấu
C./ Giao tiếp trên mạng có thể sử dụng tên giả, ảnh giả mà không bị người khác phán xét.
D./ Cả A, B và C.
D
Câu 20. Em nên làm gì khi thường xuyên nhận được các tin nhắn trên mạng có nội dung như: “mày là một đứa ngu ngốc, béo ú", “mày là một đứa xấu xa, không đáng làm bạn”,... từ một người lớn mà em quen?
A./ Nói chuyện với thầy cô giáo, bố mẹ về sự việc để xin ý kiến giải quyết
B./ Nhắn tin lại cho người đó các nội dung tương tự
C./ Gặp thẳng người đó hỏi tại sao lại làm thế và yêu cầu dừng ngay
D./ Bỏ qua, chắc họ chỉ trêu thôi
A
Câu 21. Những việc nào sau đây em không nên thực hiện khi giao tiếp qua mạng?
A./ Viết tất cả các ý kiến của mình bằng chữ hoa để gây ấn tượng.
B./ Tôn trọng người đang trò chuyện với mình.
C./ Sử dụng các từ viết tắt khi trò chuyện trực tuyến để tiết kiệm thời gian.
D./ Bình luận cùng các bạn khác về bài đăng đó.
AC
Câu 22. Để phòng tránh bệnh nghiện Internet, em nên làm gì? 
A./ Đặt mục tiêu và thời gian rõ ràng cho mỗi lần sử dụng Internet 
B./ Tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời như tập thể thao, đi dã ngoại, gặp gỡ bạn bè và người thân mỗi khi có thời gian rảnh rỗi.
C./ Khi muốn liên hệ với người thân, bạn bè hãy gọi điện thoại thay vì dùng mạng xã hội.
D./ Tất cả các việc trên
D
Câu 23. Tác hại của việc nghiện chơi game trên mạng là gì?
A./ Rối loạn giấc ngủ, đau đầu B./ Luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn chán, bi quan, cảm thấy cô đơn, bất an
C./ Mất hứng thú với các thú vui, sở thích cũ, mọi thứ chỉ dồn vào game, học hành chểnh mảng.
D./ Tất cả đáp án trên
D
Câu 24. Khi trò chuyện trên mạng em nên sử dụng webcam khi nào?
A./ Không bao giờ sử dụng webcam B./ Khi nói chuyện với những người em chỉ biết qua mạng 
C./ Khi nói chuyện với bất kì ai 
D./ Khi nói chuyện với những người em biết trong thế giới thực như bạn học, người thân, ...
D
Câu 25. Em rất muốn khoe ảnh hoặc video dã ngoại cùng các bạn lên mạng vì hình ảnh của em rất đẹp. Nhưng bạn em không thích vì có một số ảnh bạn em không được như ý, em sẽ làm gì?
A./ Em vẫn đăng, vì em chụp em có quyền đăng. 
B./ Em vẫn đăng vì hình của em đẹp, ảnh của bạn không đẹp cũng không sao.
C./ Em vẫn đăng nhưng không cho bạn em biết. 
D./ Em sẽ không đăng, vì nếu đăng bạn em sẽ phiền lòng.
D
Câu 26. Những tác hại của bệnh nghiện internet là?
A./ Sức khỏe suy giảm, đau mắt, mỏi mắt dẫn đến cận thị. B./ Ngại giao tiếp, sợ đám đông.
C./ Thành tích học tập, làm việc kém hiệu quả. D./ Cả A, B, C
D
PHIẾU SỐ 15
Em hãy đánh giá các phát biểu sau đúng hay sai?
Phát biểu
Đ/Sai
a.Giao tiếp trên mạng cũng cần có quy tắc và văn hoá giống giao tiếp ngoài đời thực.
Đ
b.Giao tiếp trên mạng là ảo, không cần các quy tắc và văn hoá giao tiếp
S
c.Ứng xử trên mạng không theo quy tắc và không có văn hoá có thể dẫn đến các hậu quả xấu.
Đ
d.Luôn sử dụng ngôn ngữ lịch sự và ứng xử có văn hoá khi tham gia giao tiếp qua mạng.
Đ
e.Chỉ truy cập các trang web có thông tin phù hợp với lứa tuổi
Đ
f.Khi truy cập mạng, gặp các thông tin có nội dung xấu, không phù hợp cần đóng lại ngay.
Đ
g.Internet có thể gây nghiện và ảnh hưởng xấu đến người sử dụng
Đ
h.Internet chỉ là mạng thông tin, không phải là chất gây nghiện nên không thể nghiện Internet
S
PHIẾU SỐ 16
Để trở thành người giao tiếp, ứng xử có văn hoá trên mạng em Nên và Không nên thực hiện những điều nào sau đây?
Nên
Không nên
a.Luôn nhớ rằng mình đang giao tiếp với người chứ không phải giao tiếp với máy tính hay điện thoại thông minh.
X
b.Tuân thủ các quy tắc ứng xử trong cuộc sống thực
X
c.Cần đọc trước rồi hãy hỏi.
X
d.Chú ý đến ngữ pháp, dấu câu, chính tả, cách trình bày vấn đề.
X
e.Viết hoa tất cả các nội dung mình thích để mọi người chú ý.
X
f.Tôn trọng quyền riêng tư của người khác.
X
g.Chuyển tất cả thông tin nhận được cho mọi người.
X
PHIẾU SỐ 17
Nếu một trong những người bạn của em có biểu hiện nghiện trò chơi trực tuyến. Em sẽ làm gì để giúp bạn?
Gợi ý trả lời: 
Nếu một trong những người bạn của em có biểu hiện nghiện trò chơi trực tuyến, em sẽ khuyên bạn nên hạn chế thời gian lên mạng và thay bằng các hoạt động ngoại khóa vào lúc rảnh để giảm thời gian sử dụng Internet. Nếu không được, em có thể nhờ đến thầy cô đưa ra lời khuyên cho bạn.
PHIẾU SỐ 18
Em hãy cùng một nhóm bạn của mình tạo ra một sản phẩm (áp phích, đoạn kịch ngắn, sơ đồ tư duy, bài trình chiếu, ) về chủ đề Ứng xử trên mạng để trình bày với các bạn trong lớp.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chu_de_2_to.doc
  • pdfCD3B5. Tin 7 KNTT Ứng xử trên mạng.pdf