Giáo án Tin học 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1 đến tuần 10 - Năm học 2023-2024
CHỦ ĐỀ 1: MÁY TÍNH VÀ EM
BÀI 1. PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ:
Kể được tên một số thiết bị phần cứng và phần mềm đã biết.
Nêu được sơ lược về vai trò của phần cứng, phần mềm và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.
Nêu được ví dụ cụ thể về một số thao tác không đúng sẽ gây ra lỗi cho phần cứng và phần mềm trong quá trình sử dụng máy tính.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực học tập, tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp
Năng lực riêng:
Nhận dạng, sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.
Thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.
Phẩm chất:
Rèn luyện ý thức trách nhiệm, cẩn thận đối với việc sử dụng thiết bị điện.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1 đến tuần 10 - Năm học 2023-2024
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRIỆU SƠN TRƯỜNG TH THỊ TRẤN NƯA GIÁO ÁN MÔN TIN HỌC LỚP 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) GIÁO VIÊN: LÊ NGỌC TRUNG TỔ CHUYÊN MÔN: KHỐI LỚP 4 NĂM HỌC: 2023 - 2024 TUẦN 1,2 - TIẾT 1,2: Ngày soạn. Ngày giảng CHỦ ĐỀ 1: MÁY TÍNH VÀ EM BÀI 1. PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Sau bài học này, HS sẽ: Kể được tên một số thiết bị phần cứng và phần mềm đã biết. Nêu được sơ lược về vai trò của phần cứng, phần mềm và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng. Nêu được ví dụ cụ thể về một số thao tác không đúng sẽ gây ra lỗi cho phần cứng và phần mềm trong quá trình sử dụng máy tính. 2. Năng lực Năng lực chung: Năng lực học tập, tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp, Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp Năng lực riêng: Nhận dạng, sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông. Thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính. Phẩm chất: Rèn luyện ý thức trách nhiệm, cẩn thận đối với việc sử dụng thiết bị điện. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm. Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề. 2. Thiết bị dạy học Đối với giáo viên SGK, SGV, Giáo án. Chuẩn bị hình ảnh, mô hình hoặc thiết bị làm giáo cụ minh họa trực quan các thiết bị và ứng dụng của máy tính. Đối với học sinh Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và HS trước khi vào môn tin học. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS đọc tình huống phần Khởi động – SGK tr.5 và trả lời câu hỏi: Minh mượn điện thoại của mẹ để dịch một bài hát từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Nhưng trên điện thoại của mẹ không có từ điển như trên điện thoại của bố. Tại sao hai chiếc điện thoại trông giống nhau mà khi sử dụng lại khác nhau? - GV mời 2 – 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình. - GV cùng HS nhận xét, đánh giá. - GV dẫn dắt HS vào bài: Để giúp bạn Minh tìm hiểu xem tại sao hai chiếc điện thoại giống nhau lại sử dụng khác nhau, chúng ta cùng đến với bài hôm nay – Bài 1: Phần cứng và phần mềm máy tính. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Phần cứng và phần mềm Hoạt động 1: Phần cứng hay phần mềm? a. Mục tiêu: HS giới thiệu những thiết bị và ứng dụng quen thuộc với hầu hết HS. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS quan sát lại các thiết bị - SGK tr.6 và đặt câu hỏi: Em hãy quan sát những hình ảnh sau và chia chúng thành hai nhóm? Tại sao em chia nhóm như vậy? - GV gọi 2 – 3 bạn HS trả lời. - GV mời 1 HS đứng dậy đọc to nội dung thông tin trong phần Hoạt động đọc SGK tr.6. - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 4 HS), thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: + Nhóm chẵn: Tìm hiểu về phần cứng: Đặc điểm của thiết bị phần cứng là gì? Hãy kể tên các thiết bị phần cứng máy tính mà em biết. Các bộ phận nào trên điện thoại thông minh là phần cứng? + Nhóm lẻ: Tìm hiểu về phần mềm. Đặc điểm của phần mềm máy tính là gì? Hãy kể tên các phần mềm máy tính mà em biết. Các bộ phận nào trên điện thoại thông minh là phần mềm? Có thể bổ sung hoặc xóa bớt phần mềm trên điện thoại không? - GV gọi đại diện các nhóm lên bảng trình bày nội dung của nhóm mình. - GV cùng HS nhận xét, đánh giá và chốt lại kiến thức ở mục Hộp kiến thức: Máy tính gồm phần cứng và phần mềm. - GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai đúng?” - GV chia lớp thành 2 nhóm và nêu luật chơi: GV phát cho 2 nhóm một tờ danh sách có tên các thiết bị phần cứng và phần mềm. Mỗi khi một nhóm nêu tên một thiết bị hay một ứng dụng thì nhóm còn lại phải nói ngay đó là phần cứng hay phần mềm. Lưu ý không lặp lại tên phần cứng, phần mềm đã nêu trước đó. Hai nhóm chơi lần lượt từng bạn. - GV tiếp tục yêu cầu HS đọc Câu hỏi – SGK tr.6, thảo luận và trả lời: 1. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Trò chơi trên máy tính là phần mềm. B. Thân máy của máy tính là phần cứng. C. Chương trình luyện tập gõ bàn phím là phần cứng. D. Ứng dụng xem video trên máy tính là phần mềm. 2. Hãy kể tên hai phần mềm mà em đã sử dụng. - GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét và đánh giá. 2. Mối quan hệ giữa phần cứng và phần mềm Hoạt động 2: Ống kính điện thoại và phần mềm chụp ảnh a. Mục tiêu: Nêu sơ lược về vai trò của phần cứng, phần mềm và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS quan sát Hình 1 – SGK tr.7, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Em hãy quan sát Hình 1 và trả lời các câu hỏi sau: 1. Ghép mỗi mục ở cột A với một mục ở cột B cho phù hợp. A B 1) Ống kính điện thoại a) Phần mềm 2) Ứng dụng chụp ảnh b) Phần cứng 2. Nếu thiếu ống kính hoặc ứng dụng chụp ảnh thì chiếc điện thoại có dùng để chụp ảnh được không? Tại sao? - GV gọi 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời trước lớp. - GV mời 1 HS đứng dậy đọc to nội dung thông tin trong phần Hoạt động đọc SGK tr.7. - GV tiếp tục đặt câu hỏi: Từ ví dụ ở Hoạt động 2, em hãy nêu vai trò của phần mềm đối với phần cứng là gì? Không có phần cứng thì phần mềm có hoạt động được không? Tại sao? - GV gọi 2 – 3 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe và bổ sung (nếu cần). - Từ ví dụ trên, GV rút ra mối quan hệ giữa phần cứng và phần mềm và chốt lại kiến thức ở mục Hộp kiến thức: + Phần mềm được lưu trữ trong phần cứng và điều khiển hoạt động của phần cứng. + Máy tính cần phải có cả phần cứng và phần mềm để làm việc. - GV lưu ý: Phần cứng không chỉ giúp máy tính quan sát và tác động vào thế giới thực mà còn cần thiết để lưu trữ phần mềm như sự hiểu biết được chứa trong bộ não. - GV tiếp tục yêu cầu HS đọc Câu hỏi – SGK tr.7 và trả lời: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Phần cứng có thể làm việc độc lập, không cần đến phần mềm. B. Phần cứng có thể làm mọi việc, không cần đến phần cứng. C. Cả phần cứng và phần mềm đều cần thiết để máy tính hoạt động. - GV mời đại diện 1 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét và đánh giá. 3. Sử dụng máy tính đúng cách Hoạt động 3: An toàn cho máy tính a. Mục tiêu: - HS biết sử dụng máy tính đúng cách, đảm bảo an toàn cho phần cứng và phần mềm. - HS có ý thức, trách nhiệm và cẩn thận khi sử dụng máy tính. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS quan sát Hình 2 – SGK tr.8 và trả lời câu hỏi: 1. Chuyện gì sẽ xảy ra với máy tính của Minh và máy tính của An? 2. Em hãy nhắc lại những điều đã học ở lớp 3 về việc nên và không nên làm khi sử dụng máy tính để đảm bảo an toàn về điện. - GV gọi 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và bổ sung (nếu thiếu). - GV mời 1 HS đứng dậy đọc to nội dung thông tin trong phần Hoạt động đọc SGK tr.8. - GV yêu cầu HS đọc mục 3 – SGK tr.8 và trả lời câu hỏi: Bảo đảm an toàn về điện khi sử dụng máy tính để làm gì? Em hãy nêu một số quy tắc khi sử dụng máy tính để đảm bảo an toàn cho phần cứng và phần mềm? - GV gọi 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. - GV lấy thêm một số ví dụ cụ thể về thao tác không đúng gây ra lỗi cho máy tính. + Để đồ ăn, đồ uống gần máy tính. + Chạm vào phần kim loại của máy tính. + Nối máy tính với máy in khi đang bật nguồn điện. + Thao tác tùy tiện, không đọc kĩ hướng dẫn khi sử dụng thiết bị. + Lau máy tính bằng khăn ướt khi đang bật nguồn điện. + Dùng tay ướt để cắm nguồn điện máy tính. - GV chốt lại kiến thức ở mục Hộp kiến thức: Việc sử dụng máy tính không đúng cách có thể gây ra lỗi, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của nó. - GV tiếp tục yêu cầu HS đọc Câu hỏi – SGK tr.9 và trả lời: Chọn hành động sử dụng máy tính đúng cách: A. Sử dụng dao cạo sạch những vết bẩn trên màn hình máy tính. B. Nháy chuột vào nút Start, chọn nút Power rồi chọn lệnh Shutdown để tắt máy tính. C. Sử dụng khăn ướt để vệ sinh máy tính. D. Cài đặt và sử dụng bất kì trò chơi nào mà mình thích lên máy tính - GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét và đánh giá. - GV nhắc nhở HS luôn thực hiện đúng quy tắc, hướng dẫn sử dụng để đảm bảo an toàn cho phần cứng, phần mềm máy tính và sử dụng được bền lâu. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập. b. Cách thức thực hiện: Bài tập 1 . - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy chỉ ra đâu là phần cứng, đâu là phần mềm trong các phương án sau? a) Màn hình máy tính xách tay. b) Ổ đĩa cứng nằm trong thân máy. c) Máy in d) Ứng dụng luyện gõ bàn phím. - GV mời 1-2 nhóm đứng dậy trả lời - GV cùng HS đánh giá, nhận xét, chốt đáp án. Bài tập 2 . - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và thực hiện yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đúng: Câu 1: Việc nào sau đây là sử dụng máy tính đúng cách? A. Đặt máy tính ở nơi thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ. B. Để cặp sách hoặc các đồ vật khác lên trên bàn phím. C. Sử dụng bút bi để viết lên bề mặt màn hình điện thoại thông minh. D. Truy cập tùy tiện vào bất kì trang thông tin nào trên Internet. Câu 2: Đặc điểm của phần cứng máy tính là: A. Không thể nhìn thấy. B. Có thể nhận ra qua hình dạng của chúng. C. Có thể xóa bớt mà không ảnh hưởng gì đến máy tính. D. Tự hoạt động mà không cần phần mềm Câu 3: Trình duyệt web Microsoft Edge là gì? A. Thiết bị ra. B. Thiết bị vào. C. Phần cứng. D. Phần mềm Câu 4: Mối quan hệ giữa phần cứng và phần mềm của máy tính là gì? A. Là hai phần hoạt động độc lập. B. Phần cứng cần phần mềm để hoạt động; phần mềm có thể hoạt động độc lập. C. Phần mềm cần phần cứng để hoạt động; phần cứng có thể hoạt động độc lập. D. Phần cứng và phần mềm đều phụ thuộc lẫn nhau để làm cho máy tính hoạt động. Câu 5: Đâu là thao tác không đúng khi sử dụng máy tính? A. Sử dụng khăn khô hoặc chổi nhỏ để vệ sinh bàn phím. B. Gõ bàn phím nhẹ nhàng, dứt khoát. C. Truy cập vào liên kết từ người lạ. D. Để máy tính ở nơi khô ráo, thoáng mát. - GV mời 1-2 nhóm đứng dậy trả lời - GV cùng HS đánh giá, nhận xét, chốt đáp án. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức để liên hệ vào cuộc sống thực tiễn. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Câu 1: Hãy kể một số phần cứng hỗ trợ việc học trực tuyến. Câu 2: Hãy kể tên một số phần mềm giúp em học trực tuyến. - GV mời 1-2 nhóm đứng dậy trả lời, các bạn khác bổ sung. - GV nhận xét và đánh giá * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Ôn lại các kiến thức đã học ở Bài 1. + Đọc và chuẩn bị trước Bài 2: Gõ bàn phím đúng cách. - HS trả lời: Hai chiếc điện thoại trông giống nhau nhưng khi sử dụng lại khác nhau vì mục đích sử dụng của bố và mẹ là khác nhau. - HS khác bổ sung. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS trả lời: + Phần cứng: bàn phím, chuột, màn hình, thân máy. + Phần mềm: trò chơi, phần mềm trình chiếu. + Lý do: những thiết bị ở hàng đầu có thể quan sát và ... Về kiến thức: - Nêu được công dụng của máy tìm kiếm. - Xác định được từ khóa ứng với mục đích tìm kiếm cho trước. - Thực hiện được việc tìm kiếm và khai thác thông tin trên Internet. 2. Về năng lực: 2.1. Năng lực chung: Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau: Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về máy tìm kiếm, từ khóa, khai thác thông tin trên Internet. Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra câu trả lời về tìm kiếm thông tin. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra và thực hiện được tìm kiếm thông tin phục vụ học tập liên môn (ví dụ tìm hiểu về tầng ozone...) và áp dụng vào cuộc sống (ví dụ tìm kiếm thông tin du lịch ở địa điểm nào đó, thông tin dịch bệnh Covid 19). 3. Về phẩm chất: Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố phẩm chất của học sinh như sau: Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm. Chăm chỉ: Cố gắng vươn lên hoàn thành nhiệm vụ học tập, có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giải quyết nhiệm vụ học tập. Trung thực:Thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá. Trách nhiệm: Rèn luyện tính cẩn trọng và chính xác, có tinh thần trách nhiệm trong sử dụng thông tin.Hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.Tôn trọng và tuyệt đối thực hiện các yêu cầu, quy tắc an toàn khi thực hành trong phòng máy. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị dạy học: - Phấn, bảng, máy tính, máy chiếu. 2. Học liệu: - GV: + KHBD, SGK, SBT, tài liệu tham khảo. + Một số nội dung cần tìm kiếm trên Internet, nội dung hoạt động nhóm. - HS: SGK, bảng nhóm, bút lông, bút dạ, phấn. III. Tiến trình dạy học: 1. Hoạt động 1: Mở đầu (3 phút) a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b) Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS chơi trò chơi. c) Sản phẩm: Hs mong muốn được tìm hiểu mạng Internet để tìm kiếm được nhiều và nhanh các thông tin. d) Tổ chức thực hiện 1.Hoạt động 1: Hình thành kiến thức tìm kiếm thông tin trên Internet Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1 - GV gọi lên bảng 2 HS. - Sau đó GV yêu cầu, hai bạn HS1 và HS2 chơi trò chơi “Tìm kiếm thông tin”. * HS thực hiện nhiệm vụ 1 - HS1 đưa ra một vấn đề cần tìm hiểu và yêu cầu HS2 tìm một số thông tin liên quan đến vấn đề đó bằng cách trả lời trực tiếp. - Thời gian trả lời 1 phút. Ví dụ: - HS1 yêu cầu: Bạn hãy kể tên một số con sông lớn ở nước ta, trong thời gian 1 phút. - HS2 kể: “Tên các con sông lớn mà HS2 nêu được”. - Nếu HS2 lúng túng hoặc không kể được thì HS dưới lớp có thể bổ sung. * Báo cáo, thảo luận 1 HS dưới lớp theo dõi quan sát, nhận xét và có thể bổ sung cho trò chơi khi cần. Học sinh chơi trò chơi “Tìm kiếm thông tin”. Nhận định 1 GV nhận xét đánh giá. Nhận định 2 - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung. - GV dẫn dắt vào bài mới thông qua phần trò chơi và kết quả trả lời câu hỏi của HS. Trong cuộc sống hàng ngày việc tìm kiếm thông tin là rất cần thiết. Ta có thể tìm kiếm thông tin thông qua bạn bè, sách báo, tài liệu, Nhưng chúng ta có một công cụ để tìm kiếm thông tin thuận lợi hơn đó là mạng Internet. 2. Hoạt động 2: Tìm kiếm thông tin trên Internet a) Mục tiêu: - Học sinh hiểu được máy tìm kiếm, từ khóa, vai trò của từ khóa trong tìm kiếm. - Nắm được tác dụng của máy tìm kiếm. b) Nội dung: Tìm hiểu về máy tìm kiếm và từ khóa. c) Sản phẩm: - Nêu được công dụng của máy tìm kiếm. - Xác định được từ khóa ứng với mục đích tìm kiếm cho trước. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1: Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau: Câu 1:Em đã bao giờ tìm kiếm thông tin trên Internet chưa? Em đã tìm gì? Kết quả có như em mong muốn không? Câu 2:Em biết gì về máy tìm kiếm? Sử dụng máy tìm kiếm để tìm kiếm thông tin em thấy có thuận lợi và khó khăn gì? * HS thực hiện nhiệm vụ 1 - HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi vào bảng nhóm. - GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần. * Báo cáo, thảo luận 1 - Kết thúc thảo luận, GV cho đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Câu 1: +HS trả lời theo tình hình thực tế của bản thân (đa phần là các em đã từng tìm kiếm thông tin). + HS trả lời theo tình hình thực tế của bản thân (ví dụ như tìm kiếm trò chơi, bài hát yêu thích, bộ phim yêu thích, tài liệu học tập, ) + Phần lớn là có kết quả như mong muốn. Câu 2: + Máy tìm kiếm là công cụ hỗ trợ tìm kiếm thông tin trên Internet theo yêu cầu người dùng. - Thuận lợi: Tìm kiếm nhanh và tìm được nhiều thông tin - Khó khăn: Phải chọn từ khóa phù hợp, phải sàng lọc, tổng hợp, kiểm tra độ tin cậy và đầy đủ của thông tin. - GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV. * Kết luận, nhận định 1 GV đánh giá, nhận xét từng nhóm => đưa ra kết quả chính xác, chốt kiến thức. * GV giao nhiệm vụ học tập 2: - Yêu cầu HS đọc phần nội dung kiến thức mới về máy tìm kiếm. Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành câu hỏi: * Kết luận, nhận định 2 GV đánh giá, nhận xét từng nhóm => đưa ra kết quả chính xác, chốt kiến thức. 1. Tìm kiếm thông tin trên Internet: a) Máy tìm kiếm: - Tìm kiếm thông tin là một trong các dịch vụ phổ biến của Internet. - Máy tìm kiếm là một website đặc biệt, giúp người sử dụng tìm kiếm thông tin trên Internet một cách nhanh chóng, hiệu quả thông qua các từ khóa. - Có nhiều máy tìm kiếm, trong đó có thể kể đến: www.yahoo.com, www.google.com, www.bing.com, cococ.com,.. Kết quả tìm kiếm là danh sách các liên kết. Các liên kết có thể là văn bản, hình ảnh hoặc video. b) Từ khóa: - Từ khóa là một từ hoặc cụm từ liên quan đến nội dung cần tìm kiếm do người sử dụng cung cấp. - Từ khóa tìm kiếm rất quan trọng. - Lựa chọn từ khóa phù hợp sẽ giúp tìm kiếm thông tin nhanh và chính xác. Hoạt động 3: Thực hành: Tìm kiếm và khai thác thông tin trên Internet a) Mục tiêu - HS sử dụng máy tìm kiếm, thực hiện theo hướng dẫn, chọn từ khóa để tìm kiếm thông tin. - Qua việc thực hiện tìm kiếm các từ khóa, HS rút ra được cách chọn từ khóa phù hợp. - HS biết chọn lọc thông tin bằng cách theo các liên kết vào các website để tìm và so sánh tính chính xác, đầy đủ của thông tin. b) Nội dung:Thực hành tìm kiếm và khai thác thông tin trên Internet c) Sản phẩm - Thực hiện được việc tìm kiếm và khai thác thông tin trên Internet. - Lựa chọn từ khóa phù hợp để tìm kiếm nhanh. - Cần phân tích, so sánh, chọn lọc thông tin. - Sao chép và lưu thông tin cần thiết đã tìm được. d) Tổ chức thực hiện Phần Thực hành của học sinh Tìm kiếm và khai thác thông tin trên InternetHoạt động 4: Luyện tập a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập. b) Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c) Sản phẩm: Các câu trả lời của HS và sản phẩm sau khi học sinh thực hành. d) Tổ chức thực hiện: . Hoạt động 5: Vận dụng (Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức) Điều chỉnh sau bài dạy Tuần 9 + 10: Bài 5 – CÂY THƯ MỤC – Thao tác với tệp và thư mục I. Mục tiêu SP Tin 6 Anh Nguyet + Pham Huy 1. Về kiến thức: - Nêu được sơ đồ cây sở thích và thao tác với tệp - Thực hiện được việc làm 3 bài tập ?1.2.3 2. Về năng lực: 2.1. Năng lực chung: Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau: Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về cây thư mục. Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra câu trả lời Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra và thực hiện được bài tập về cây thư mục 3. Về phẩm chất: Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố phẩm chất của học sinh như sau: Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm. Chăm chỉ: Cố gắng vươn lên hoàn thành nhiệm vụ học tập, có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giải quyết nhiệm vụ học tập. Trung thực:Thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá. Trách nhiệm: Rèn luyện tính cẩn trọng và chính xác, có tinh thần trách nhiệm trong sử dụng thông tin.Hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.Tôn trọng và tuyệt đối thực hiện các yêu cầu, quy tắc an toàn khi thực hành trong phòng máy. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị dạy học: - Phấn, bảng, máy tính, máy chiếu. 2. Học liệu: - GV: + KHBD, SGK, SBT, tài liệu tham khảo. - HS: SGK, bảng nhóm, bút lông, bút dạ, phấn. III. Tiến trình dạy học: 1. Mục tiêu: Thực hiện được các thao tác cơ bản với thư mục và tệp: tạo và xoá thư mục, xoá tệp, di chuyển một thư mục hay một tệp vào trong thư mục khác, sao chép thư mục và tệp, đổi tên tệp. 2. Nội dung HS thực hành theo SGK_24, 25, 26. 3. Sản phẩm HS thực hành được các nội dung SGK_24, 25, 26. 4. Tổ chức thực hiện GV tổ chức hoạt động Hoạt động của HS Kết quả/sản phẩm học tập Gv đưa ra2 nhiệm vụ yêu cầu HS thực hiện: Nhiệm vụ 1: Em hãy tạo cây thư mục theo gợi ý như hình 18 SGK_24. Hướng dẫn: - Em hãy thực hiện tạo thư mục như đã học ở lớp 3. - Sao chép một tệp theo các bước hình 19 SGK_25. - Thao tác xoá tệp được thực hiện tương tự như xoá thư mục đã học ở lớp 3. Nhiệm vụ 2: Em hãy thực hiện các yêu cầu SGK_25. Hướng dẫn: Thực hiện theo các bước như hình 20 SGK_25 và hình 21 SGK_26. - HS lắng nghe và quan sát. - HS thực hành theo các hướng dẫn và quan sát kết quả. - Học sinh báo cáo kết quả, nhận xét các nhóm khác. HS sẽ thực hiện các kết quả được thể hiện như hình 19, hình 20 SGK_25 và hình 21 SGK_26. Hoạt động 3: Luyện tập 1. Mục tiêu: Khái quát lại các kiến thức đã học thông qua các bài luyện tập, qua đó vận dụng vào thực tiễn. 2. Nội dung HS hoạt động nhóm, trả lời câu hỏi 1 và câu hỏi 2 SGK_26. 3. Sản phẩm HS trả lời được câu hỏi 1 và câu hỏi 2 SGK_26. 4. Tổ chức thực hiện GV tổ chức hoạt động Hoạt động của HS Kết quả/sản phẩm học tập Gv yêu cầu thảo luận nhóm: ?Trả lời câu hỏi 1 SGK_26 và thực hành theo yêu cầu câu hỏi 2 SGK_26. HS hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi 2-> 3 nhóm HS trình bày các nội dung mà giáo viên đưa ra trước lớp 2-> 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét Câu hỏi 1: Đáp ánA: Sao chép.Câu hỏi 2: Tạo được cây thư mục như hình 22 SGK_26 và thực hiện các nội dung của câu hỏi. Hoạt động 4: Vận dụng 1. Mục tiêu: Học sinh được phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 2. Nội dung HS thực hành theo yêu cầu câu hỏi SGK_26. 3. Sản phẩm HS thực hành theo yêu cầu câu hỏi SGK_26. 4. Tổ chức thực hiện GV tổ chức hoạt động Hoạt động của HS Kết quả/sản phẩm học tập Gv yêu cầu thảo luận nhóm: ? Thực hành theo yêu cầu câu hỏi SGK_26. - HS lắng nghe và quan sát. - HS thực hành theo các hướng dẫn và quan sát kết quả. - Học sinh báo cáo kết quả, nhận xét các nhóm khác. -Có một cây thư mục chứa tệp hình ảnh và video về buổi thăm quan của lớp, em sẽ sao chép thư mục vào thiết bị lưu trữ ngoài usb để cóp vào máy tính của các bạn. Điều chỉnh sau bài dạy .......................
File đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_1_den.doc