Giáo án Tin học 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Máy tính và em - Bài 1: Phần cứng và phần mềm máy tính - Năm học 2023-2024

BÀI 1: PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức, kĩ năng:

• Kể được tên một số thiết bị phần cứng và phần mềm đã biết.

• Nêu được sơ lược về vai trò của phần cứng, phần mềm và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Phẩm chất:

• Chăm chỉ: tích cực trong việc hoàn thành các hoạt động học tập của cá nhân

• Trách nhiệm: tham gia tích cực vào hoạt động của lớp, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ được phân công.

b. Năng lực:

 Năng lực chung:

• Năng lực tự chủ, tự học: có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

• Năng lực giao tiếp và hợp tác: có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động của lớp. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập.

• Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

Năng lực tin học:

• Nhận thức khoa học: Nhận ra được một số thiết bị phần cứng, phần mềm và vai trò của cũng như mối quan hệ giữa chúng.

 

docx 8 trang Khánh Đăng 28/12/2023 1700
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Máy tính và em - Bài 1: Phần cứng và phần mềm máy tính - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Máy tính và em - Bài 1: Phần cứng và phần mềm máy tính - Năm học 2023-2024

Giáo án Tin học 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Máy tính và em - Bài 1: Phần cứng và phần mềm máy tính - Năm học 2023-2024
Tuần: 01	Từ .. đến ngày ..
Tiết: 01
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ EM
BÀI 1: PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng:
Kể được tên một số thiết bị phần cứng và phần mềm đã biết.
Nêu được sơ lược về vai trò của phần cứng, phần mềm và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.
2. Phẩm chất, năng lực
a. Phẩm chất:
Chăm chỉ: tích cực trong việc hoàn thành các hoạt động học tập của cá nhân
Trách nhiệm: tham gia tích cực vào hoạt động của lớp, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ được phân công.
b. Năng lực:
 Năng lực chung:
Năng lực tự chủ, tự học: có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động của lớp. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
Năng lực tin học:
Nhận thức khoa học: Nhận ra được một số thiết bị phần cứng, phần mềm và vai trò của cũng như mối quan hệ giữa chúng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5’
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Mục tiêu: - Tạo tâm thế, sự tò mò, hứng thú để học sinh bắt đầu bài học mới.
Cách tiến hành:
- Gv đưa ra tình huống trong bài học: “Minh mượn điện thoại của mẹ để dịch một bài hát từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Nhưng trên điện thoại của mẹ không có từ điển như trên điện thoại của bố. Tại sao hai chiếc điện thoại giống nhau mà khi sử dụng lại khác nhau nhỉ? Em hãy cùng tìm hiểu với bạn Minh nhé!”
- Gv chốt dẫn vào bài mới “Phần cứng và phần mềm máy tính”
- HS thực hiện thảo luận nhóm để cùng nhau tìm hiểu tình huống mà giáo viên đưa ra.
- HS đưa ra được lí do tại sao hai chiếc điện thoại giống nhau mà khi sử dụng lại khác nhau. Vì điện thoại của mẹ chưa được cài phần mềm từ điển.
30’
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Phần cứng và phần mềm
Mục tiêu: HS nhận ra và kể tên được một số thiết bị phần cứng và phần mềm.
Cách tiến hành: 
- Gv yêu cầu thảo luận nhóm:
? Quan sát các hình ảnh rồi phân chia thành 2 nhóm. Tại sao em chia nhóm như vậy.
- Gv cho một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận
- Tổ chức cho các nhóm nhận xét, bổ sung trả lời câu hỏi của các nhóm.
- Gv dẫn dắt: Trong hoạt động khởi động bạn Minh cùng với các bạn trong lớp đã biết trên điện thoại của bố Minh đã cài đặt phần mềm từ điển còn điện thoại của mẹ Minh chưa cài đặt phần mềm từ điển nên không thể dịch được bài hát từ tiếng Anh sang tiếng Việt
GV nhận xét, chốt kiến thức:Máy tính gồm phần cứng và phần mềm.
Câu hỏi củng cố: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK _ 6
Hoạt động 2: Mối quan hệ giữa phần cứng và phần mềm.
Mục tiêu: Nêu được sơ lược về vai trò của phần cứng, phần mềm và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.
Cách tiến hành:
- Gv yêu cầu thảo luận nhóm:
? Ghép mỗi lục ở cột A với cột B cho phù hợp. 
? Đưa ra lí do nếu thiếu ống kính hay phần mềm chụp ảnh thì chiếc điện thoai có chụp ảnh được không?
- Gv cho một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận
- Tổ chức các nhóm nhận xét, bổ sung.
Gv dẫn dắt: Ống kính của điện thoại là phần cứng. Ứng dụng chụp trên điện thoại là phần mềm. Nếu không có ống kính, điện thoại sẽ không nhận ra hình ảnh. Nếu không có ứng dụng chụp ảnh, ống kính sẽ không được điểu khiển để thu nhận hình ảnh đó.
GV nhận xét, chốt kiến thức: 
+ Phần mềm được lưu trữ trong phần cứng và điều khiển phần cứng hoạt động.
+ Máy tính cần phải có cả phần cứng và phần mềm để làm việc.
Câu hỏi củng cố: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK _ 7
- HS hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi.
- HS trình bày kết quả thảo luận: 
+ Các thiết bị như chuột, bàn phím, màn hình, máy in, loa... là những ví dụ về phần cứng, những ứng dụng về trò chơi, phần mềm trình chiếu...là những ví dụ về phần mềm. 
+ Phần mềm không có hình dạng, chỉ thấy kết quả hoạt động thông qua phần cứng.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại kiến thức 
Câu 1: Đáp án C: Chương trình luyện tập gõ bàn phím là phần cứng.
Câu 2: Hai phần mềm em đã sử dụng là phần mềm Word, phần mềm trình chiếu.
- HS hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
+ Ống kính của điện thoại là phần cứng. Ứng dụng chụp trên điện thoại là phần mềm. Điện thoại hay máy tính không hoạt động được nếu không có phần mềm.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung
- HS nhắc lại kiến thức
Đáp án C: Cả phần cứng và phần mềm đều cần thiết để máy tính hoạt động.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
Tuần: 02	Từ 05/09/2022 đến ngày 09/09/2022
Tiết: 02
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ EM
BÀI 1: PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng:
Nêu được ví dụ cụ thể về một số thao tác không đúng sẽ gây ra lỗi cho phần cứng và phần mềm trong quá trình sử dụng máy tính.
2. Phẩm chất, năng lực
a. Phẩm chất:
Chăm chỉ: tích cực trong việc hoàn thành các hoạt động học tập của cá nhân
Trách nhiệm: tham gia tích cực vào hoạt động của lớp, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ được phân công.
b. Năng lực:
 Năng lực chung:
Năng lực tự chủ, tự học: có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động của lớp. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
Năng lực tin học:
Nhận thức khoa học: Nhận ra được một số thiết bị phần cứng, phần mềm và vai trò của cũng như mối quan hệ giữa chúng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5’
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Mục tiêu: Tạo tâm thế phấn khởi trước khi vào bài mới.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” nhằm ôn lại các kiến thức đã học ở tiết 1.
- Quan sát, nhận xét.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS tham gia trò chơi 
- Lắng nghe, ghi bài
15’
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 3: Sử dụng máy tính đúng cách
Mục tiêu: HS nêu được ví dụ cụ thể về một số thao tác không đúng sẽ gây ra lỗi cho phần cứng và phần mềm trong quá trình sử dụng máy tính.
Cách tiến hành: 
- Gv yêu cầu thảo luận nhóm:
? Quan sát các hình 2: Hành động gây mất an toàn cho máy tính.
? Nhắc lại những điều đã học ở lớp 3 về việc nên và không nên làm khi sử dụng máy tính để đảm bảo an toàn về điện.
- Gv cho một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận
- Gv dẫn dắt: Cốc nước có thể bị đổ và làm ướt bàn phím máy tính của Minh khiến nó không hoạt động được. An giữ công tắc làm máy tính bị tắt điện đột ngột gây ra lỗi cho phần cứng hoặc phần mềm. 
- Gv đưa ra một số quy tắc khi sử dụng máy tính để đảm bảo an toàn khi máy tính làm việc: 
+ Máy tính là thiết bị điện nên thao tác cẩn thận, nhẹ tay và thực hiện quy tắc an toàn về điện như em đã học ở lớp 3.
+ Máy tính là thiết bị lưu trữ thông tin. Cần tắt máy tính đúng cách để không gây hỏng cho cả phần cứng và phần mềm.
+ Không sử dụng tuỳ tiện internet hoặc phần mềm chưa được phép để tránh nguy cơ lây nhiễm virút máy tính.
GV nhận xét, chốt kiến thức
Câu hỏi củng cố: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK _ 9
- HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi
- HS đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
+ Việc sử dụng máy tính không đúng cách có thể gây ra lỗi, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của nó.
+ Liệt kê một số việc nên và không nên làm khi sử dụng máy tính để đảm bảo an toàn về điện.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS nhắc lại kiến thức: Việc sử dụng máy tính không đúng cách có thể gây lỗi, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của nó.
Câu 1: Đáp án B: Nháy chuột vào nút Start, chọn nút Power rồi chọn lệnh Shut down để tắt máy tính.
10’
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH
Mục tiêu: Khái quát lại các kiến thức đã học thông qua các bài luyện tập, qua đó vận dụng vào thực tiễn.	
Cách tiến hành:
- Gv yêu cầu thảo luận nhóm:
? Trả lời câu hỏi 1 và câu hỏi 2 SGK_9
- GV nhận xét, bổ sung
- HS hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi
Câu hỏi 1: Đáp án
Màn hình: Phần cứng
Ổ đĩa cứng: Phần cứng
Máy in: Phần cứng
Ứng dụng luyện gõ bàn phím: Phần mềm.
Câu hỏi 2: Đáp án A: Đặt máy tính ở nơi thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ.
5’
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM
Mục tiêu: Học sinh được phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Cách tiến hành:
- Gv yêu cầu thảo luận nhóm:
? Trả lời câu hỏi 1 và câu hỏi 2 SGK_9
Câu 1: Hãy kể một số phần cứng hỗ trợ việc học trực tuyến
Câu 2: Hãy kể tên một phần mềm giúp em học trực tuyến
- Tổ chức cho học sinh nhận xét, bổ sung
- GV chốt nôi dung.
- HS hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
Câu hỏi 1: Một số phần cứng hỗ trợ việc học trực tuyến.
Tai nghe
Loa
Máy in...
Câu hỏi 2: Một số phần mềm giúp em học trực tuyến.
Phần mềm Zoom
Phần mềm Powerpoint
Phần mềm Word...
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chu_de_1_ma.docx