Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 6 - Năm học 2021-2022
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, năng lực:
- Nghe - viết đúng chính tả 2 khổ thơ đầu của bài Em học vẽ; trình bày đúng khổ thơ, biết viết hoa chữ đầu tên bài thơ và đầu các dòng thơ; làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ng/ ngh; r/ d/ gi; an/ ang.
2. Phẩm chất:
- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.
- HS có ý thức chăm chỉ học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở ô li; bảng con.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Nghe – viết
- GV nêu yêu cầu nghe - viết chính tả 2 khổ thơ đầu.
- GV đọc đoạn nghe – viết (lưu ý dọc đúng các tiếng HS dễ viết sai); HS nhìn SHS nghe và đọc thầm theo GV.
- 1 - 2 HS đọc lại đoạn nghe – viết. GV lưu ý HS những chỗ ngắt nghỉ.
- GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết:
+ Dấu câu: dấu chấm cuối khổ thơ; dấu phẩy ở dòng thơ thứ 2 (sau tiếng trắng).
+ Viết hoa chữ cái đầu mỗi dòng thơ và tên bài thơ. Mỗi dòng thơ lùi từ đầu dòng vào 1 ô li.
+ Khoảng cách giữa khổ thơ 1 và khổ thơ 2 (để 1 dòng kẻ ô li).
+ Chữ dễ viết sai chính tả: lung linh, nắn nót, cánh diều, lộng gió.
- HS viết nháp những chữ dễ viết sai.
HS nghe – viết chính tả:
+ GV đọc tên bài, đọc từng dòng thơ cho HS viết. Mỗi dòng cần đọc theo từng cụm từ (Với/ giấy trắng,/ bút màu.) Mỗi cụm từ đọc 2 – 3 lần. GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS.
+ Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần 2 khổ thơ và yêu cầu HS rà soát lỗi.
+ HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi.
+ GV hướng dẫn chữa một số bài, nhận xét, động viên, khen ngợi HS.
2. Chọn ng hoặc ngh thay cho ô vuông,
- Một HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo.
- GV hướng dẫn HS thảo luận bài tập theo nhóm. Ghi kết quả ra giấy nháp.
- GV yêu cầu 1 - 2 HS trình bày đáp án. GV và HS nhận xét, chốt đáp án. (a. nghe b. ngày.)
- GV có thể giải thích hoặc yêu cầu HS giải thích nghĩa của 2 câu tục ngữ:
+ Trăm nghe không bằng một thấy: tận mắt chứng kiến quan trọng, ý nghĩa hơn nghe người khác kể lại.
+ Có công mài sắt, có ngày nên kim: kiên trì theo đuổi công việc thì sẽ đạt được kết quả tốt.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 6 - Năm học 2021-2022
TUẦN 6 Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2021 Tiếng Việt Bài 14: EM HỌC VẼ (Tiết 3) I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, năng lực: - Nghe - viết đúng chính tả 2 khổ thơ đầu của bài Em học vẽ; trình bày đúng khổ thơ, biết viết hoa chữ đầu tên bài thơ và đầu các dòng thơ; làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ng/ ngh; r/ d/ gi; an/ ang. 2. Phẩm chất: - Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả. - HS có ý thức chăm chỉ học tập. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở ô li; bảng con. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Hoạt động 1: Nghe – viết - GV nêu yêu cầu nghe - viết chính tả 2 khổ thơ đầu. - GV đọc đoạn nghe – viết (lưu ý dọc đúng các tiếng HS dễ viết sai); HS nhìn SHS nghe và đọc thầm theo GV. - 1 - 2 HS đọc lại đoạn nghe – viết. GV lưu ý HS những chỗ ngắt nghỉ. - GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết: + Dấu câu: dấu chấm cuối khổ thơ; dấu phẩy ở dòng thơ thứ 2 (sau tiếng trắng). + Viết hoa chữ cái đầu mỗi dòng thơ và tên bài thơ. Mỗi dòng thơ lùi từ đầu dòng vào 1 ô li. + Khoảng cách giữa khổ thơ 1 và khổ thơ 2 (để 1 dòng kẻ ô li). + Chữ dễ viết sai chính tả: lung linh, nắn nót, cánh diều, lộng gió. - HS viết nháp những chữ dễ viết sai. HS nghe – viết chính tả: + GV đọc tên bài, đọc từng dòng thơ cho HS viết. Mỗi dòng cần đọc theo từng cụm từ (Với/ giấy trắng,/ bút màu.) Mỗi cụm từ đọc 2 – 3 lần. GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS. + Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần 2 khổ thơ và yêu cầu HS rà soát lỗi. + HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi. + GV hướng dẫn chữa một số bài, nhận xét, động viên, khen ngợi HS. 2. Chọn ng hoặc ngh thay cho ô vuông, - Một HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo. - GV hướng dẫn HS thảo luận bài tập theo nhóm. Ghi kết quả ra giấy nháp. - GV yêu cầu 1 - 2 HS trình bày đáp án. GV và HS nhận xét, chốt đáp án. (a. nghe b. ngày.) - GV có thể giải thích hoặc yêu cầu HS giải thích nghĩa của 2 câu tục ngữ: + Trăm nghe không bằng một thấy: tận mắt chứng kiến quan trọng, ý nghĩa hơn nghe người khác kể lại. + Có công mài sắt, có ngày nên kim: kiên trì theo đuổi công việc thì sẽ đạt được kết quả tốt. 3. Chọn a hoặc b. GV chọn bài tập a hoặc b tuỳ theo nhu cầu của HS nơi mình giảng dạy a. Tìm từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi thay cho hình. - Gv có thể tổ chức cho HS làm việc nhóm, hoặc làm việc cả lớp, hoặc tổ chức trò chơi, hoặc thi giữa các tổ: HS nhìn tranh, nói tên sự vật được vẽ trong tranh, đọc câu và tiếng phù hợp. Các nhóm ghi kết quả ra giấy nháp. - GV yêu cầu 1 - 2 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, đánh giá. Đáp án: Chậm như rùa, nahnh như gió, nắng tốt dưa, mưa tốt lúa. - GV và HS giải thích nghĩa của những câu này. + Hai câu đầu (Chậm như rùa; Nhanh như gió) đơn giản, có thể yêu cầu HS giải thích. + GV giải thích nghĩa của câu Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa (kinh nghiệm về thời tiết liên quan đến trồng trọt: thời tiết nắng nhiều thích hợp cho việc trồng dưa, thời tiết mưa nhiều, đất ẩm thích hợp cho việc trồng lúa). b. Tìm từ ngữ có tiếng chứa vần an hoặc ang gọi tên sự vật trong mỗi hình. - Một HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo. - HS làm bài tập cá nhân: quan sát tranh và tìm câu trả lời đúng, viết câu trả lời ra giấy nháp. - 1 - 2 HS làm bài trên bảng. Cả lớp và GV nhận xét, chốt đáp án. (Tranh 1 (cái) bàn, (cái) bảng, (cái) đàn.) - GV kiểm tra, nhận xét bài của một số HS. IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có). ________________________________ Tiếng Việt Bài 14: EM HỌC VẼ (Tiết 4 ) I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, năng lực: - Phát triển vốn từ chỉ sự vật (từ chỉ đồ dùng học tập), đặt câu nêu công dụng của đồ dùng học tập, đặt đúng dấu chấm hoặc chấm hỏi ở cuối câu. - Viết được 3 – 4 câu giới thiệu một đồ vật được dùng để vẽ. 2. Phẩm chất: - Cảm nhận được niềm vui học tập ở trường và có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập II. Đồ dùng dạy học: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Hoạt động mở đầu: khởi động, kết nối. Cả lớp hát bài : “Em yêu trường em ” 2. Hoạt động luyện tập, thực hành. 2. 1. Nói tên các đồ dùng có ở góc học tập. - GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp hoặc nhóm. + Đọc yêu cầu của bài tập 1. Nối tiếp nhau nói tên các đồ vật có ở bức tranh vẽ có lập (có thể chơi trò tung bóng và nói tên đổ vật). + Viết tên gọi các đồ vật tìm được vào vở hoặc phiếu học tập của nhóm. - GV tổ chức chữa bài trước lớp: Đại diện một số nhóm trình bày kết quả, GV và HS thống nhất đáp án. (cái bàn, cái ghế, cái đèn bàn, chiếc cặp sách, cái giá sách, cái cốc, sách, bút, kéo,...) - GV khen ngợi các nhóm tìm được nhiều từ ngữ. - GV cũng có thể tổ chức cuộc thi giữa các nhóm. 2.2. Đặt một câu nếu công dụng của một đồ dùng học tập. - Một HS đọc to yêu cầu của bài tập, các HS khác đọc thầm theo. - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: kể tên đồ dùng học tập và đặt câu nêu công dụng của đồ dùng đó theo mẫu. - GV giải thích: Câu mẫu nêu công dụng của đồ dùng học tập Bút màu dùng để vẽ tranh gồm có 2 thành phần: (1) từ ngữ chỉ đồ dùng học tập (bút màu) và (2) dùng để làm gì (dùng để vẽ tranh). GV có thể vẽ sơ đồ lên bảng để HS quan sát. - HS làm việc nhóm. - GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả. - GV có thể tổ chức thi đua giữa các nhóm/ tổ: Gv nêu tên đồ dùng HS, các nhóm thi đặt câu nhanh và đúng. - Nếu có đồ vật nào các em không biết công dụng, GV có thể giải thích. Đồng thời, GV có thể nói về trách nhiệm của HS trong việc giữ gìn đồ dùng học tập. 2.3. Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi thay cho ô vuông. - Một HS đọc to yêu cầu, các HS đọc thầm theo. - GV yêu cầu 2 HS đóng vai bút chì và tẩy và đọc đoạn thoại. - GV giải thích: Trong đoạn thoại này, những câu nào là câu hỏi thì cần chọn dấu chấm hỏi thay cho ô vuông, những câu khác không phải là câu hỏi thì chọn dấu chấm. - HS làm việc nhóm: thảo luận để làm bài tập. Ghi kết quả ra giấy nháp. - GV gọi 2 - 3 HS trình bày kết quả. GV và HS nhận xét, thống nhất đáp án. (Câu 1 và câu 2 – dấu chấm hỏi; 3 câu sau – dấu chấm.). - GV cho 2 HS đóng vai tẩy và bút chì đọc lại đoạn thoại, lưu ý HS cách đọc ngữ điệu câu hỏi (lên giọng ở cuối câu) và ngữ điệu câu khẳng định (xuống giọng ở cuối câu). IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có). ____________________________________ Tiếng Việt Bài 14: EM HỌC VẼ (Tiết 5 – 6) I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, năng lực: - Viết được 3 – 4 câu giới thiệu một đồ vật được dùng để vẽ. - Tìm đọc mở rộng được câu chuyện về trường học. Chia sẻ được một số thông tin về câu chuyện đã đọc. 2. Phẩm chất: - Cảm nhận được niềm vui học tập ở trường và có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập II. Đồ dùng dạy học: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Nhìn tranh, nói tên đồ vật và nêu công dụng của chúng. - Một HS đọc yêu cầu của bài. Các HS khác đọc thầm theo. - GV hướng dẫn HS trao đổi nhóm: quan sát tranh. a. nói tên các đồ vật bạn nhỏ sử dụng để vẽ tranh. b. nêu công dụng của các đồ vật đó. - Các nhóm viết kết quả vào vở nháp. - GV yêu cầu 3 HS trình bày kết quả trước lớp. GV và HS nhận xét, bổ sung. GV cũng có thể tổ chức thi giữa các nhóm: GV nêu tên, HS nêu công dụng. Nhóm nào nói nhanh và đúng nhiều nhất sẽ thắng. - GV và HS thống nhất đáp án. (giấy màu để vẽ, màu để tô, bút chì để viết, tẩy để xóa, thước kẻ để kẻ đường thẳng,...) 2. Viết 3- 4 câu giới thiệu về một đồ vật được dùng để vẽ - Một HS đọc to yêu cầu của bài tập. Các HS khác đọc thầm theo - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân: chọn một đồ vật các em dùng để vẽ và giới thiệu về đồ vật đó theo câu hỏi gợi ý trong SHS. - HS giới thiệu về một đồ vật em dùng để vẽ trong nhóm. Nhóm góp ý cho nhau. - Từng HS viết lời giới thiệu vào vở. GV giúp một số HS còn khó khăn trong viết đoạn. - GV gọi một số HS đọc bài trước lớp. GV và HS nhận xét. - HS tự sửa câu văn đã viết.. HS đổi bài cho bạn để đọc và góp ý. - GV chữa nhanh một số bài. Tuyên dương một số em viết tốt. GV nhắc HS về nhà tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện bài. ĐỌC MỞ RỘNG 1. Tìm đọc một câu chuyện về trường học, Chia sẻ thông tin về câu chuyện dựa trên gợi ý. - Trong buổi học trước, GV giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc một câu chuyện về tu học và ghi lại thông tin về câu chuyện dựa trên gợi ý của bạn chim cánh cụt như trong SHS. - GV có thể chuẩn bị một số câu chuyện phù hợp (có thể lấy từ tủ sách của lớp) và cho HS đọc ngay tại lớp. GV cũng có thể tổ chức hoạt động Đọc mở rộng ở thư viện của trường. - HS làm việc nhóm đôi hoặc nhóm 3, nhóm 4. Các em trao đổi với nhau về những thông tin đã chuẩn bị theo gợi ý. 2. Nói về một nhân vật em thích trong câu chuyện. - HS chọn kể trong nhóm về một nhân vật mà mình thích trong câu chuyện đã đọc (Theo các câu hỏi gợi ý: câu chuyện có mấy nhân vật? Tên nhân vật em thích nhất là gì? , Điều gì ở nhân vật làm cho em thích nhất? Vì sao?). - Một số (2 – 3) HS nói trước lớp về nhân vật mình thích nhất, lí do? Các HS khác có thể nhận xét hoặc đặt trao đổi thêm. - GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS có cách kể chuyện hấp dẫn loặc chia sẻ một số ý tưởng thú vị. Nói rõ ưu điểm để HS cùng học hỏi. CỦNG CỐ - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung Chính. Sau bài 14 các em đã: + Học thuộc lòng 2 khổ thơ yêu thích trong bài thơ Em học vẽ. + Nghe – viết 2 khổ thơ đầu và làm bài tập chính tả. + Mở rộng vốn từ chỉ đồ dùng học tập, biết cách đặt câu nêu công dụng của đồ dùng học tập, biết dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi ở cuối câu, biết viết đoạn văn giới thiệu một đồ vật dùng để vẽ. - HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, Cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà. IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có). ________________________________________ Tiếng Việt Bài 15: CUỐN SÁCH CỦA EM (Tiết 1 ) I. Yêu cầu cần đạt 1. Kiến thức, kĩ năng: - Đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin ngắn và đơn giản với tốc độ khoảng 40 – 45 tiếng trong một phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu. 2.Phẩm chất: - Giúp các em thêm yêu quý và có ý thức bảo vệ đồ vật và con vật có ích. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Hoạt động mở đầu: khởi động, kết nối. Quan sát bìa sách và cho biết các thông tin trên bìa sách - GV yêu cầu HS đọc nhan để quan sát bản sách được giới thiệu trong phần minh họạ và trả lời các câu hỏi: Em nhìn thấy những gì trên bìa sách? Phần chữ có những gì? Phần hình ảnh có những gì? - Dựa trên những gì HS đã quan sat, GV hướng dẫn HS đoàn xem cuốn sách sẽ viết về điều gì, nhân vật chính trong cuốn sách là ai. GV có thể đặt thêm những câu hỏi để khơi gợi sự tò mò và kích thích khả năng sáng tạo của H5 như: Cuốn sách viết về ai? Câu chuyện sẽ diễn biến ra sao, kết thúc như thế nào? - GV lưu ý HS trước khi đọc bất cứ một cuốn sách nào, nên dành thời gian để quan sát kể trang bìa và đưa ra những dự đoán trước khi đọc sách. Làm như vậy em có thể tò mò và hứng thú, tập trung cao hơn khi đọc sách. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 2.1. Đọc văn bản. * Hoạt động 1: Đọc văn b ... chức hoạt động này dưới hình thức trò chơi. Hoạt động 2: Viết 3- 4 câu tả một đồ dùng học tập của em. - HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý. - GV và HS hỏi đáp theo từng câu hỏi gợi ý: (1) Tìm chọn tả đồdùng học tập nào? (bút chì, thước kẻ, lọ mực, quyền vở,) (2) Đồ dùng đó có hình dạng, màu sắc ra sao? (hình chữ nhật, hình trụ thon dài màu trắng nhạt xen những đường kẻ đỏ màu tím, màu vàng,). GV có thể gợi mở thêm: Đồ dùng đó có những bộ phận nào? Đặc điểm của mỗi bộ phận như thế nào? (3) Nó giúp ích gì cho em trong học tập? Phần này thực chất là nói về công dụng của đồ vật (thước kẻ - giúp em viết thẳng hang; bút chỉ - giúp em vẽ những thứ mình thích,) (4) Em có nhận xét hay suy nghĩ gì vì đó dùng đó? (Em rất thích đồ dùng đó. Em thấy nó thật dễ thương/ Em thấy nó thật có ích,..) GV có thể gợi mở thêm: Em có thích đồ dùng đó không? Em giữ gìn đồ dùng đó như thế nào? - HS hoạt động cặp đôi cùng nói về đó dùng học tập theo câu hỏi gợi ý trong SHS. - Từng HS viết câu vào vở. GV: Cần viết câu đủ hai bộ phận, viết hoa chữ cái đầu câu; dùng dấu chấm kết thúc câu. - Một số HS đọc bài trước lớp. VD: + Tả cái gọt bút chì: Em chọn tả chiếc gọt bút chì của em. Nó có hình dáng giống như một chiếc ô tô đồ chơi. Lưỡi dao sắc bén gọt chì nhẹ nhàng mà không làm gãy ruột chì. Em rất thích chiếc gọt bút chì này. Nó không chỉ giúp em gọt chì mà còn là món đồ trang tri dễ thương trên bàn học của em. + Tả cái bút chì: Chiếc bút chì của em dài bằng một gang tay. Thân bút tròn như chiếc đũa. Vỏ ngoài của bút sơn màu xanh bóng loáng. Trên nền xanh ấy nổi bật hàng chữ vàng in lấp lánh. Em rất yêu chiếc bút chỉ của mình. Đọc mở rộng Chuẩn bị: trong buổi học trước, GV giới thiệu cho HS danh mục những cuốn sách hay, phù hợp với HS lớp 2 và giao cho HS nhiệm vụ tìm đọc một cuốn sách trong đó. Nếu HS không có điều kiện để tiếp cận với sách trong thư viện hoặc ở gia đình, GV có thể mang sách đến lớp và yêu cầu các em đọc, sau đó luân phiên, trao đổi cho nhau. 1. Cho biết phiếu đọc sách của bạn Nam có những nội dung gì. - GV gọi HS quan sát và tìm hiểu phiếu đọc sách và trả lời các câu hỏi: Em thấy những thông tin gì trong phiêu đọc sách của bạn Nam? Tên cuốn sách được giới thiệu trong phiếu đọc sách là gì? Cuốn sách của tác giả nào? Được xuất bản ở đâu? Điều gì Nam thích nhất trong cuốn sách? Theo em, phiếu đọc sách dùng để làm gì? - GV thống nhất câu trả lời đúng: Trong phiếu đọc sách của bạn Nam có những nội dung: ngày mượn sách, tên sách, tên tác giả điều em thích nhất. Tên cuốn sách là Cái Tết của mèo con, tác giả là Nguyễn Đình Thi. Điều Nam thích nhất là mèo con rất dũng cảm. - GV nhấn mạnh tác dụng và cách dùng phiếu đọc sách: Phiếu đọc sách giúp em gi lại những thông tin hữu ích về cuốn sách mà mình đã đọc. Nhờ đó, em ghi nhớ thông tin tốt hơn. Mỗi khi đọc xong một cuốn sách hay, em nên ghi lại những thông tin chính vào phiếu đọc sách. 2. Ghi chép các thông tin về cuốn sách mà em đã đọc vào phiếu đọc sách. - GV hướng dẫn HS thảo luận về cuốn sách mình đã đọc dựa vào những thông tin trong phiếu đọc sách: Tên cuốn sách em đã đọc là gì? Tác giả của cuốn sách là ai? Điều em thấy thú vị nhất trong cuốn sách là gì? GV có thể mang một cuốn sách hay đến và làm mẫu cho HS quan sát cách thức giới thiệu về cuốn sách. - GV hướng dẫn HS ghi lại thông tin về cuốn sách mà mình đã đọc vào phiếu đọc sách dựa trên kết quả thảo luận ở trên. - GV đọc nhanh và nhắc nhở HS chỉnh sửa lại phiếu đọc sao cho đầy đủ, chính xác. GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS viết nhanh, đẹp, đầy đủ và nhắc lại tên những cuốn sách mà HS vừa giới thiệu trong phiếu đọc. - GV nhấn mạnh tác dụng của phiếu đọc sách, khuyến khích HS thường xuyên dụng phiếu đọc sách sau khi đọc và tiếp tục giới thiệu thêm những cuốn sách hay, yêu cầu HS đọc và ghi chép thông tin vào phiếu đọc sách. 3. Nói về điều em thích nhất trong cuốn sách đã đọc. - GV tổ chức cho HS thảo luận về cuốn sách mà mình đã đọc, dựa trên phần ghi chép trong phiếu đọc sách. GV động viên để HS tự tin trình bày ý kiến của mình và khen ngợi những HS chăm đọc sách, đọc được sách hay. - GV có thể giới thiệu thêm những cuốn sách hay, phù hợp với lứa tuổi của HS. Củng cố - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính: + Nội dung, ý nghĩa bài đọc: Bài thơ Khi trang sách mở ra nói về ý nghĩa, tác dụng mà sách mang lại cho con người: Sách mang đến cho ta nhiều điều mới lạ và đẹp đẽ về thế giới xung quanh. Nhờ đọc sách, chúng ta hiểu biết nhiều hơn. Do vậy, chúng ta nên đọc sách mỗi ngày. + Cách viết câu, đoạn miêu tả đặc điểm của vật. (Lưu ý hình dạng, màu sắc, kích thước, của từng bộ phận của đồ vật.) + Cách viết phiếu đọc sách với các thông tin cơ bản. (Lưu ý tên sách, tên tác giả và điều em thích nhất.) - GV khuyến khích HS chăm đọc sách và tự ghi lại các thông tin vào phiếu đọc sách của mình. Có thể làm cuốn sổ tay đọc sách. - HS nêu y kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - Khuyến khích HS kể lại câu chuyện đã học cho người thân nghe. IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có). ________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 15 tháng 10 năm 2021 Tiếng Việt ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 (Tiết 1 + 2) I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, năng lực: - Củng cố kĩ năng đọc thông qua hoạt động đọc đúng các bài đã học, đồng thời đọc thêm những văn bản mới. (NL ngôn ngữ - ngôn ngữ nói) 2. Phẩm chất: - Có tình cảm quý mến bạn bè, kính trọng thầy cô giáo, yêu quý mọi người xung quanh. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: SGK ,vở BTTV, vở ô li; bảng con. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Hoạt động mở đầu: khởi động, kết nối. - Cho lớp hát bài hát: “Học sinh lớp 1 vui múa ca”. - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Hoạt động luyện tập, thực hành. * Hoạt động 1: Tìm tên bài đọc tương ứng với nội dung bài - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm: + Đưa hình ảnh cánh hoa bên trong( màu vàng) là tên 5 bài tập đọc được chọn trong các tuần từ tuần 1 – 8. + Cánh hoa bên ngoài ( màu hồng) là nội dung các bài đọc. - GV yêu cầu thảo luận nhóm 4- Ghép nội dung với tên bài đọc. - HS thảo luận nhóm 4- Đọc nội dung và lựa chọn đáp án đúng. - Đại diện các nhóm trình bày. - Đáp án : 1.Tôi là học sinh lớp 2 – c. Kể về ngày khai trường của một bạn học sinh lớp 2. 2. Niềm vui của Bi và Bống – a. Kể về niềm vui của hai anh em. 3. Một giờ học – e.. Kể về cậu bé Quang tự tin nói trước lớp. 4. Cái trống trường em – d. Nói về một đồ vật thân thuộc ở trường học. 5. Cuốn sách của em – b. Giới thiệu về sách. - GV nhận xét - tuyên dương. * Hoạt động 2: Chọn đọc một bài và trả lời câu hỏi. - GV tổ chức hái hoa dân chủ. GV chuẩn bị 6 lá thăm tương ứng với 6 bài tập đọc đã học. ( Đính thăm trên 1 chậu cây/ hoa ) . - HS nghe. - Cho HS làm việc nhóm đôi đọc lại 6 văn bản đã học, trả lời các câu hỏi có trong bài. - Mời đại diện các nhóm lên hái hoa và làm theo yêu cầu có trong thăm, trình bày trước lớp. - HS làm việc nhóm đôi- Đại diện nhóm lên hái hoa và thực hiện yêu cầu. + Tôi là học sinh lớp 2: Vào ngày khai trường, các bạn thường muốn đến trường sớm vì các bạn cảm thấy háo hức/ cảm thấy muốn được gặp lại thầy cô, bạn bè. + Niềm vui của Bi và Bống: Bi và Bông không vẽ tranh cho mình mà lại vẽ tặng cho nhau vì cả hai đều luôn nghĩ đến nhau, người này muốn người kia vui. + Em có xinh không? : Cuối cùng, voi em nhận thấy bản thân xinh nhất khi là chính mình. + Cầu thủ dự bị: Theo gấu, cầu thủ dự bị là người chơi được cho cả hai đội. + Cô giáo lớp em: ví dụ : Em thích khổ thơ thứu hai vì khổ thơ tả một khung cảnh rất đẹp. + Cái trống trường em : Trong những ngày hè, trống trường buồn vì nhớ các bạn học sinh. - HS nhận xét. - GV nhận xét- tuyên dương – chốt đáp án đúng. IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có). ________________________________ Tiếng Việt ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 (Tiết 3 + 4) I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, năng lực: - Củng cố kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động nói trong những tình huống cụ thể, kĩ năng nghe và kể lại một câu chuyện. (NL ngôn ngữ - ngôn ngữ nói, hợp tác làm việc nhóm) - Củng cố kĩ năng vận dụng Tiếng Việt qua hoạt động mở rộng vốn từ ngữ về đồ dùng học tập, đồ dùng gia đình, phân biệt từ chỉ sự vật, hoạt động và đặc điểm của sự vật. Về câu, phân biệt câu giới thiệu, câu nêu hoạt động, câu nêu đặc điểm. Viết câu nêu đặc điểm hay công dụng của đồ vật, sử dụng dấu câu thích hợp trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. (NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác) 2. Phẩm chất: - Có tình cảm quý mến bạn bè, kính trọng thầy cô giáo, yêu quý mọi người xung quanh. ( Nhân ái ) - HS có ý thức chăm chỉ học tập ( Chăm chỉ ) - Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Hoạt động mở đầu: khởi động, kết nối. - Cho HS hát và vận động theo nhạc bài hát “Cô và mẹ ”. - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Hoạt động luyện tập, thực hành. * Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả. Cô giáo lớp em 2 khổ thơ đầu - GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết. - HS lắng nghe. - Gọi HS đọc lại đoạn chính tả. - 2-3 HS đọc. - GV hỏi: + Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa? + Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai? - 2-3 HS chia sẻ. - HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con. - HS luyện viết bảng con. - GV đọc cho HS nghe viết. - HS nghe viết vào vở ô li. - YC HS đổi vở soát lỗi chính tả. - HS đổi chép theo cặp. * Hoạt động 2: Trò chơi: Đoán từ - Gọi HS đọc YC - HS quan sát, lắng nghe. - Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 Mỗi nhóm ghi đáp án của mình vào bảng nhóm. Nhóm nào làm nhanh, đúng thì thắng. - HS thực hiện- Nhóm làm nhanh nhất đính bảng. - HS nhận xét. - GV nhận xét – chốt. Đáp án: a - trống; b - chổi; c - bảng; d - bàn * Hoạt động 3: Viết tên đồ vật trong mỗi hình - Gọi HS đọc yêu cầu - HS thực hiện - Gv cho HS làm việc theo nhóm 4 với nội dung sau: + Quan sát các đồ vật trong tranh. + Nói tên đồ vật. - Hs làm việc nhóm 4 - Đại diện các nhóm trình bày. - HS nhận xét. - GV nhận xét – chốt. Đáp án: Tên các đồ vật: cái kéo, khăn mặt, đồng hồ, cái thìa, hộp bút màu, cái đĩa. * Hoạt động 4: Hỏi đáp về công dụng của từng đồ vật ở bài tập 5 - Gọi HS đọc yêu cầu. - Hs thực hiện - GV cho HS thảo luận nhóm đôi với nội dung : + Đọc câu mẫu trong SHS. + Quan sát lại các đồ vật trong tranh ở BT5. + Hỏi đáp về công dụng của đồ vật. - HS làm việc nhóm đôi. - Đại điện một số cặp trình bày. - HS nhận xét. - GV nhận xét- chốt. * Hoạt động 5: Ghép các từ ngữ để tạo thành 4 câu nêu đặc điểm. - HS đọc yêu cầu. - Cho HS làm việc theo nhóm 8 nội dung: + Đọc các từ ngữ hàng trên ( chỉ sự vật) + Đọc các từ ngữ hàng dưới (các từ chỉ đặc điểm) + Chọn các từ ngữ hàng trên sao cho phù hơp với hàng dưới. + Đại diện nhóm ghi bảng. - Đại diện các nhóm trình bày. - HS nhận xét. - GV nhận xét- chốt- tuyên dương. - Gv chốt đáp án: Đôi mắt của bé to tròn, đen láy. Những vì sao lấp lánh trong đêm. Cầu vồng rực rỡ sau cơn mưa. Tóc bà đã bạc. IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có). Ngày tháng 10 năm 2021 BAN GIÁM HIỆU KÝ DUYỆT
File đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song.doc