Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 5 - Năm học 2021-2022
Bài 11: CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM (Tiết 1+2)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, năng lực:
- Đọc đúng các từ dễ đọc sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương, đọc rõ ràng một bài thơ 4 chữ, biết cách ngắt nhịp thơ.
- Hiểu và nắm được nội dung bài thơ Cái trống trường em; nhận biết được các sự việc trong bài thơ. Hiểu được tình cảm gắn bó, thân thiết của các bạn học sinh với trống trường.
2. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng tình cảm thương yêu, gắn bó đối với trường học; cảm nhận được niềm vui đến trường; có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: SGK,máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: SGK, vở BTTV.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động mở đầu: khởi động, kết nối.
- Cả lớp: GV hướng dẫn HS cách thực hiện yêu cầu. VD: HS quan sát tranh minh hoạ các thời điểm có tiếng trống trường và làm việc theo cặp (hoặc nhóm) như sau:
+ Nói thời điểm em nghe thấy tiếng trống trường (đầu buổi học, khi hết giờ ra chơi, khi hết giờ học).
+ Vào từng thời điểm đó, tiếng trống trường báo hiệu điều gì? (HS cần vào lớp để tiếp tục học tập, HS tạm dừng việc học để ra chơi.)
+ Em cảm thấy thế nào khi nghe tiếng trống trường ở các thời điểm đó? (vui vẻ, tiếc nuối, vội vàng,.)
+ Ngoài các thời điểm có tiếng trống trường trong tranh minh hoạ, em còn nghe thấy tiếng trống trường vào lúc nào? (ngày khai trường)
- GV dẫn vào bài đọc. (Bài thơ thể hiện tình cảm gắn bó, thân thiết của các bạn học sinh với cái trống trường.)
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Đọc văn bản.
GV hướng dẫn cả lớp:
- Quan sát tranh minh hoạ bài đọc, nêu nội dung tranh. (VD: Tranh vẽ trống trường đang buồn bã vì trường vắng các bạn học sinh và tranh trống trường vui vẻ khi gặp lại các bạn học sinh.)
- GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3 các câu trong VB, dừng hơi lâu hơn sau mỗi khổ thơ, HS đọc thầm theo.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể dễ đọc sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương (liền, nằm, lặng im, năm học, nghỉ, ngẫm nghĩ, buồn, nghiêng, tưng bừng.)
- GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB.
- GV hướng dẫn HS một số cách đọc cụ thể:
+ Đọc câu Buồn không hả trống với giọng thân mật, thiết tha; đọc câu Nó mừng vui quá! với giọng mừng rỡ, phấn khởi.
+ Ngắt nhịp câu thơ Tùng! Tùng! Tùng! Tùng! theo đúng nhịp trống.
- GV mời 2 HS đọc nối tiếp bài thơ để HS biết cách luyện đọc theo cặp (lấn lượt mỗi HS đọc một khổ thơ, nối tiếp nhau).
- Luyện đọc theo cặp :
+ Từng cặp HS đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm (như 2 HS đã làm mẫu trước lớp). HS góp ý cho nhau.
+ GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 5 - Năm học 2021-2022
TUẦN 5 ( Điều chỉnh) Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2021 Tiếng Việt Bài 11: CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM (Tiết 1+2) I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, năng lực: - Đọc đúng các từ dễ đọc sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương, đọc rõ ràng một bài thơ 4 chữ, biết cách ngắt nhịp thơ. - Hiểu và nắm được nội dung bài thơ Cái trống trường em; nhận biết được các sự việc trong bài thơ. Hiểu được tình cảm gắn bó, thân thiết của các bạn học sinh với trống trường. 2. Phẩm chất: - Bồi dưỡng tình cảm thương yêu, gắn bó đối với trường học; cảm nhận được niềm vui đến trường; có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm. II. Đồ dùng dạy học: - GV: SGK,máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: SGK, vở BTTV. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Hoạt động mở đầu: khởi động, kết nối. - Cả lớp: GV hướng dẫn HS cách thực hiện yêu cầu. VD: HS quan sát tranh minh hoạ các thời điểm có tiếng trống trường và làm việc theo cặp (hoặc nhóm) như sau: + Nói thời điểm em nghe thấy tiếng trống trường (đầu buổi học, khi hết giờ ra chơi, khi hết giờ học). + Vào từng thời điểm đó, tiếng trống trường báo hiệu điều gì? (HS cần vào lớp để tiếp tục học tập, HS tạm dừng việc học để ra chơi.) + Em cảm thấy thế nào khi nghe tiếng trống trường ở các thời điểm đó? (vui vẻ, tiếc nuối, vội vàng,...) + Ngoài các thời điểm có tiếng trống trường trong tranh minh hoạ, em còn nghe thấy tiếng trống trường vào lúc nào? (ngày khai trường) - GV dẫn vào bài đọc. (Bài thơ thể hiện tình cảm gắn bó, thân thiết của các bạn học sinh với cái trống trường.) 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động 1: Đọc văn bản. GV hướng dẫn cả lớp: - Quan sát tranh minh hoạ bài đọc, nêu nội dung tranh. (VD: Tranh vẽ trống trường đang buồn bã vì trường vắng các bạn học sinh và tranh trống trường vui vẻ khi gặp lại các bạn học sinh.) - GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3 các câu trong VB, dừng hơi lâu hơn sau mỗi khổ thơ, HS đọc thầm theo. - GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể dễ đọc sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương (liền, nằm, lặng im, năm học, nghỉ, ngẫm nghĩ, buồn, nghiêng, tưng bừng...) - GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB. - GV hướng dẫn HS một số cách đọc cụ thể: + Đọc câu Buồn không hả trống với giọng thân mật, thiết tha; đọc câu Nó mừng vui quá! với giọng mừng rỡ, phấn khởi. + Ngắt nhịp câu thơ Tùng! Tùng! Tùng! Tùng! theo đúng nhịp trống. - GV mời 2 HS đọc nối tiếp bài thơ để HS biết cách luyện đọc theo cặp (lấn lượt mỗi HS đọc một khổ thơ, nối tiếp nhau). - Luyện đọc theo cặp : + Từng cặp HS đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm (như 2 HS đã làm mẫu trước lớp). HS góp ý cho nhau. + GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ. 3. Trả lời câu hỏi Câu 1. Bạn học sinh kể gì về trống trường trong những ngày hè? - GV có thể tách thành các câu hỏi nhỏ để hướng dẫn HS trước khi làm việc nhóm: + Khổ thơ nào nói đến những ngày hè? 2. Bạn học sinh kể gì về trống trường trong những ngày hè đó? - HS làm việc nhóm: + Từng HS đọc thầm lại bài thơ để trả lời câu hỏi 1 (khổ thơ 1 và 2). + Từng HS tìm các chi tiết kể về trống trường trong khổ thơ 1 và 2. + Từng HS trong nhóm nêu ý kiến, các bạn góp ý, bổ sung để có đáp án hoàn chỉnh. - Cả lớp: + Đại diện các nhóm nêu đáp án trước lớp. + Cả lớp và GV nhận xét câu trả lời của các nhóm, khen tất cả các nhóm đã trao đổi tích cực để tìm được đáp án đầy đủ. + GV và HS thống nhất đáp án. (Cái trống cũng nghỉ, trống nằm ngẫm nghĩ, trống buồn vì vắng các bạn học sinh.) Câu 2. Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối báo hiệu điều gì? - HS làm việc nhóm: + HS đọc lại khổ cuối để tìm ý trả lời. + Trao đổi trong nhóm và góp ý cho nhau. - Cả lớp: + Đại diện 2 - 3 nhóm nêu câu trả lời. GV và HS nhận xét. + GV và HS thống nhất cầu trả lời. (Tiếng trống báo hiệu một năm học mới bắt đẩu) - GV có thể mở rộng câu hỏi: Tiếng trống báo hiệu một năm học mái bắt đẩu mang lại cảm xúc gì? (tưng bừng) Câu 3. Khổ thơ nào cho thấy bạn HS trò chuyện với trống trường như với một người bạn? - GV lưu ý HS tìm từ ngữ xưng hô giữa bạn bè với nhau được xuất hiện trong khổ nào của bài thơ (từ bọn mình). - HS làm việc nhóm: + Đọc thầm lại cả bài thơ. + Trao đổi về khổ thơ đúng yêu cầu của câu hỏi. GV và HS chốt đáp án. (khổ 2) Câu 4. Em thấy tình cảm của bạn học sinh với trống trường như thế nào? - HS làm việc nhóm: + Từng HS tìm các chi tiết trong bài thơ thể hiện tình cảm của bạn HS (cách xưng hô của bạn HS với trống, cách bạn HS coi trống như con người,...). + Từng HS gọi tên tình cảm của bạn HS trong bài thơ. + Các bạn trong nhóm nhận xét, góp ý. - Cả lớp: + Đại diện 2-3 nhóm trả lời câu hỏi. GV và HS nhận xét. + GV và HS thống nhất câu trả lời. (Bạn HS rất gắn bó, thân thiết với trống, coi trống như một người bạn.) 4. Luyện đọc lại - HS lắng nghe GV đọc diễn cảm cả bài. - Cả lớp đọc thầm theo. 5. Luyện tập theo văn bản đọc Câu 1. Chọn từ ngữ nói về trống trường như nói về con người. - HS làm việc nhóm: HS trao đổi trong nhóm, bổ sung cho nhau để có đáp án đúng và loại bỏ đáp án sai. - Cả lớp: + Đại diện 2-3 nhóm trả lời. Các nhóm khác bổ sung nếu cấn thiết. + GV và HS thống nhất đáp án. {ngẫm nghĩ, mừng vui, buồn) Câu 2. Nói và đáp: * Lời tạm biệt của bạn học sinh với trống trường. - GV hướng dẫn cả láp thực hiện yêu cẩu: 1. HS luân phiên đóng vai để nói lời tạm biệt và đáp lời tạm biệt. 2. Làm phong phú lời tạm biệt bằng cách thêm các lời hứa hẹn về sự gặp mặt, hoặc dặn dò,... (VD: Chào trống nhé, chúng mình sẽ gặp nhau sớm thôi; Tạm biệt bạn trống, hết hè gặp lại nhé; Chào trống, nghỉ hè trống đừng buồn nhé;...) - GV mời 1 - 2 HS đóng vai nói trưóc lớp. - Cặp/ nhóm: + Luân phiên đóng vai nói và đáp lời tạm biệt. + Các bạn trong nhóm nhận xét, góp ý cho nhau. + GV bao quát lớp và hỗ trợ HS nếu có khó khăn. - GV có thể mở rộng, hướng dẫn HS đóng vai trống nói lời đáp. (VD: Chào bạn, mình cũng mong sẽ sớm gặp lại nhau,...) * Lời tạm biệt bạn bè khi bắt đầu nghỉ hè - GV hướng dẫn cả lớp thực hiện yêu cầu: luân phiên nói trong nhóm. - Hoạt động cặp/ nhóm: + Luân phiên thực hành nói và đáp lời tạm biệt bạn bè. + Nhóm nhận xét, góp ý cho nhau. - GV có thể mở rộng yêu cầu: Nói và đáp lời tạm biệt thầy cô khi tan học; Nói và đáp lời tạm biệt ông bà khi ông bà về quê;... IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có). ............................................................ Tiếng Việt Bài 11: CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM (Tiết 3 ) I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, năng lực: - Biết viết chữ viết hoa Đ cỡ vừa và cỡ nhỏ. - Viết đúng câu ứng dụng: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn 2. Phẩm chất: - Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. - Có ý thức thẩm mĩ khi viết chữ. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa Đ. - HS: Vở Tập viết; bảng con. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1.Hoạt động mở đầu: khởi động, kết nối. - Cho HS quan sát mẫu chữ hoa Đ và hỏi: Đây là mẫu chữ hoa gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa. - GV tổ chức cho HS nêu: + Độ cao, độ rộng chữ hoa Đ. + Chữ hoa Đ gồm mấy nét? - 2 - 3 HS chia sẻ: độ cao 5 li, rộng 4 li, gồm 2 nét cơ bản: nét lượn 2 đầu (dọc) và nét cong phải nối liền nhau tạo 1 vòng xoắn nhỏ ở chân chữ - GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa Đ - HS quan sát. + GV viết mẫu chữ viết hoa Đ theo cách giống như chữ viết hoa D có thêm nét lượn ngang ở đường kẻ ngang 3. - HS tập viết chữ viết hoa Đ (trên bảng con hoặc vở ô li, giấy nháp) theo hướng dẫn. - GV hướng dẫn HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau. - HS viết chữ viết hoa D (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ) vào vở Tập viết 2 tập một. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng. - GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng trong SHS: Di một ngày đàng, học một sàng khôn. - GV giải thích nghĩa của câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn: nghĩa là đi một ngày đường, học được rất nhiều kiến thức bổ ích. Câu tục ngữ khuyên chúng ta: đi nhiều, học nhiều, sẽ biết nhiều. - HS quan sát GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp (hoặc cho HS quan sát cách viết mẫu trên màn hình, nếu có). - GV hướng dẫn HS: + Viết chữ viết hoa Đ đầu câu. + Cách nối chữ hoa và chữ thường: Nét 1 của chữ i cách nét cong chữ cái hoa D là 1,2 li. + Độ cao của các chữ cái: chữ cái hoa Đ, chữ g, h, k cao 2,5 li (chữ g 1,5 li dưới đường kè ngang); chữ đ cao 2 li; chữ s cao 1,25 li; các chữ còn lại cao 1 li. + Cách đặt dấu thanh ở các chữ cái: dấu nặng đặt dưới các chữ cái ô, o, dấu huyền đặt trên chữ cái a. + Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng bằng khoảng cách viết một chữ cái o. + Vị trí đặt dấu chấm cuối câu: ngay sau chữ cái n của tiếng khôn. - HS viết vào vở Tập viết 2 tập một. - HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp hoặc nhóm. - GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên, khen ngợi các em. IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có). ........................................ _____________________________________________ Tiếng Việt Bài 11: CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM (Tiết 4) I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, năng lực: - Nhận biết được các sự việc trong tranh minh hoạ phần Nói và nghe, dựa vào tranh và lời gợi ý để nói cảm nhận của bản thân vế trường mình. 2. Phẩm chất: - Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Khởi động: - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 1. Nói những điều em thích về trường của em. - GV hướng dẫn HS trao đổi nhóm theo gợi ý trong SHS: + Trường em tên là gì? Ở đâu? + Điều gì khiến em cảm thấy yêu thích, muốn đến trường hằng ngày? - GV gợi ý HS, điều em thích có thể là về địa điểm (sân trường, lóp học, vườn trường, thư viện, sân thi đấu thể thao,...), đồ vật (cái trống, cái chuông điện, bàn ghế, bảng, các dụng cụ thể dục thể thao,...), hoạt động ở trường (học tập, vui chơi, ăn trưa, văn nghệ, thể thao,...). HS có thể tuỳ chọn bất cứ điều gì các em cảm thấy thích, và có thể chọn bao nhiêu điều tuỳ thích. GV khuyến khích các em lựa chọn càng nhiều càng tốt, để gợi cho các em nói được nhiều điểu mình thích ở trường học của mình. - Đại diện 3 - 4 nhóm chia sẻ trước lớp. Các nhóm khác có thể tham gia hỏi - đáp nhóm trình bày để việc chia sẻ đạt hiệu quả cao hơn. (VD câu hỏi: Vì sao bạn thích những điều đó? Trong những điều đó, bạn thích điều nào nhất?...) 2. Em muốn trường mình có những thay đổi gì? - HS trao đổi trong nhóm về những điều trong trường mà mình muốn thay đổi. - GV động viên và khuyến khích HS chia sẻ những suy nghĩ của bản thân mình về bất cứ điều gì trong trường mà mình muốn thay đổi. (VD: Cầu thang rộng hơn, lớp học nhiều ánh sáng hơn,sân trường có nhiều cây hơn, bữa ăn trưa nhiếu rau hơn,...) - Đại diện 2 - 3 nhóm trình bày trước lớp. - GV và HS nhận xét. - GV lưu ý HS có thể phản biện các ý kiến của nhau, trong trường hợp cảm nhận của các em có sự khác biệt. * Củng cố, dặn dò Nói với người thân những điều em muôn trường mình thay đổi. GV hướng dẫn HS cách thực hiện hoạt động vận dụng: - HS có thể kể cho người thân về ngôi trường của mình. - HS nêu ý kiến về những điều mình cảm thấy nên thay đổi v ... iền nhau tạo thành vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ. + Quan sát GV viết mẫu trên bảng lớp (hoặc cho HS quan sát cách viết chữ hoa E trên màn hình, nếu có). GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn cách viết: Đặt bút tại giao điểm của đường kè ngang 6 và đường kẻ dọc 3, viết nét cong dưới rồi chuyến hướng viết 2 nét cong trái tạo vòng xoắn to ở đầu chữ và vòng xoắn nhỏ ở thân chữ, phần cuối nét cong trái thứ 2 lượn trên đường kẻ 3, lượn xuống dừng bút ờ đường kẻ 2. + Quan sát chữ Ề: Viết như chữ E và thêm dấu mũ trên đầu. - HS tập viết chữ viết hoa E, Ê (trên bảng con hoặc vở ô li, giấy nháp) theo hướng dẫn. - HS viết chữ viết hoa E, Ê (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ) vào vở Tập viết 2 tập một. - HS góp ý cho nhau theo cặp. - GV theo dõi và chỉnh sửa. 2. Viết ứng dụng - GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng trong SHS: Em yêu mái trường/ Có hàng cây mát. - GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp (hoặc cho HS quan sát cách viết mẫu trên màn hình, nếu có). GV mời một số HS trả lời câu hỏi: + Mỗi dòng thơ có mấy tiếng? (Mỗi dòng thơ có 4 tiếng) + Câu ứng dụng có những chữ nào phải viết hoa? (chữ E, chữ C) + Trong câu ứng dụng Em yêu mái trường/ Có hàng cây mát, các chữ có chiếu cao thế nào? (Chữ E, y, g, c, h cao 2,5 li; chữ t cao 1,5 li; các chữ còn lại cao 1 li.) + Hết dòng thơ thứ nhất, xuống dòng viết dòng thơ thứ hai (thẳng với dòng thơ thứ nhất). + Cỡ chữ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đểu nét và nối chữ đúng quy định; khoảng cách giữa các con chữ bằng một con chữ o; mỗi tiếng trong câu cách nhau một ô. - HS viết câu ứng dụng vào vở Tập viết 2 tập một. - HS đồi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp hoặc nhóm. - GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên, khen ngợi các em. IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có). . ______________________________________________ Tiếng Việt Bài 13: YÊU LẮM TRƯỜNG ƠI! (Tiết 4) I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, năng lực: - Nghe hiểu câu chuyện Bữa ăn trưa; nhận biết các sự việc trong câu chuyện Bữa ăn trưa qua tranh minh hoạ; biết dựa vào tranh kế lại được 1-2 đoạn (không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện theo lời cô kể). - Hình thành và phát triển năng lực văn học; có khả năng quan sát các sự vật xung quanh). 2. Phẩm chất: - Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Khởi động: - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 1. Nghe kể chuyện. - GV chỉ vào tranh và giới thiệu nhân vật có trong 4 tranh: Các em thấy truyện có 4 bức tranh rất thân quen với các em. Trong tranh có các nhân vật thầy hiệu trưởng, cô đầu bếp, bạn chị và các bạn HS. Các em hãy quan sát từng tranh kết hợp với việc lắng nghe cô kể. - GV kể câu chuyện (lần 1) kết hợp chỉ các hình ảnh trong 4 bức tranh. - GV kể câu chuyện (lần 2), thỉnh thoảng dừng lại để hỏi: Lời nói trong tranh là của ai? Thầy hiệu trưởng nói gì? Trong chuyện, món ăn từ đồi núi là gì? Món ăn từ biển là gì? Sự việc tiếp theo là gì? để cho HS tập kể theo kể cùng GV, khích lệ các em nhớ chi tiết của câu chuyện. 2. Chọn kể 1 - 2 đoạn của câu chuyện theo tranh. - GV hướng dẫn HS cách kể: + Bước 1: HS làm việc cá nhân, nhìn tranh để tập kể 1 - 2 đoạn của câu chuyện, cố gắng kể đúng lời thoại của các nhân vật (nhắc HS không cần kể đúng từng câu từng chữ mà GV đã kể). + Bước 2: HS tập kể chuyện theo cặp/ nhóm (kể nối tiếp các đoạn hoặc từng em kể lại cả hai đoạn rồi góp ý cho nhau). - Làm việc cá nhân và làm việc nhóm: + Mỗi HS chọn 1 - 2 đoạn, xem tranh và tập kể. + Các thành viên trong nhóm thay nhau kể 1 - 2 đoạn theo tranh. - Cả lớp làm việc: + GV mời 2 HS xung phong chọn kể 1 - 2 đoạn nối tiếp. Hoặc mời 4 HS kể nối tiếp 4 đoạn của câu chuyện trước lớp. + Cả lớp nhận xét, GV động viên, khen ngợi HS. Vận dụng: Chọn a hoặc b. a. Kể cho người thân nghe về giờ ăn trưa ở lớp em. GV hướng dẫn HS cách thực hiện hoạt động vận dụng: - Về nhà, các em nhớ kể với người thân về bữa ăn trưa cùng các bạn trong lớp này ngoài lớp học theo gợi ý sau: + Những món ăn nào em yêu thích? + Em ngồi ăn cạnh bạn nào? + Trước bữa ăn, em làm gì? + Sau bữa ăn em làm gì? - Lắng nghe ý kiến của người thân về câu chuyện và cách kể chuyện của em. b. Kể cho bạn về bữa ăn trưa của em. Cách thực hiện tương tự như hoạt động a. Củng cố, dặn dò - HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Vì sao? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?). GV tiếp nhận ý kiến của HS về bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS đã cố gắng học tập, biết hợp tác để thực hiện nhiệm vụ. IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có). ........................ ..................... Thứ sáu ngày 8 tháng 10 năm 2021 Tiếng Việt Bài 14: EM HỌC VẼ (Tiết 1 + 2) I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, năng lực: - Đọc đúng, rõ ràng bài thơ Em học vẽ; tốc độ đọc 45-50 tiếng/ phút. Hiểu được những hình ảnh đẹp về thiên nhiên được khắc họa trong bức vẽ của bạn nhỏ cũng như tình yêu thiên nhiên và cuộc sống của bạn. 2. Phẩm chất: - Cảm nhận được niềm vui học tập ở trường và có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập. II. Đồ dùng dạy học: - GV: SGK,máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: SGK, vở BTTV. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Hoạt động mở đầu: khởi động, kết nối. - Trong buổi học trước, GV đã yêu cầu mỗi HS chuẩn bị một bức tranh mà em thích. Trong tiết học này, GV có thể cho lớp khởi động bằng hoạt động nhóm. Các em giới thiệu cho nhau những bức tranh mà các em mang đến lớp. - GV mời 1 - 2 HS giới thiệu về bức tranh của mình cho cả lớp. Các HS khác có thể đặt câu hỏi hoặc nhận xét về những bức tranh được giới thiệu. - GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa bài Em học vẽ. 1- 2 HS tả lại những gì các em quan sát thấy trong bức tranh (cảnh sân trường, các bạn HS đứng cạnh giá vẽ trên có các bức tranh các em vẽ, cận cảnh một HS đang giới thiệu với các bạn bức tranh của mình). - GV dẫn vào bài thơ Em học vẽ. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV hướng dẫn cả lớp: + GV giới thiệu: Hôm nay chúng ta sẽ học bài thơ Em học vẽ. Bài thơ mang đến cho chúng ta những cảnh thiên nhiên đẹp mà một bạn nhỏ đã quan sát được và vẽ lại. Qua bài thơ, chúng ta sẽ thấy được tình yêu của bạn nhỏ đối với thiên nhiên và cuộc sống. + GV đọc mẫu toàn bài thơ. Chú ý đọc với giọng vui vẻ, ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. HS đọc thầm bài thơ trong khi nghe GV đọc mẫu. + GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ khó như lung linh, nắn nót, cánh diều, ông trăng, rải ánh vàng, rẽ sóng, râm ran,... - HS luyện đọc theo nhóm/ cặp: + HS đọc nối tiếp từng khổ thơ trong nhóm. HS nghe và góp ý cho nhau. GV giúp đỡ những HS đọc khó khăn. + GV yêu cầu 1 - 2 nhóm HS đọc nối tiếp từng khổ thơ trước lớp. 3. Trả lời câu hỏi GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và thực hiện các yêu cầu. HS cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi. Câu 1. Bạn nhỏ vẽ những gì trong bức tranh bầu trời đêm? + Một HS đọc to câu hỏi. Các HS khác đọc thầm theo. + GV hướng dẫn HS xem lại khổ 1 và 2 để tìm câu trả lời. Nhóm thảo luận + GV yêu cầu 2 - 3 HS trình bày kết quả của nhóm. Các HS khác bổ sung hoặc trao đổi. - GV và HS thống nhất câu trả lời. (Bạn nhỏ vẽ bức tranh bầu trời đêm có sao lung linh và ông trăng rải ảnh vàng đầy ngõ.) Câu 2. Bức tranh cảnh biển của bạn nhỏ có gì đẹp? + Một HS đọc to câu hỏi. Các HS khác đọc thầm theo. + GV hướng dẫn HS xem lại khổ 3 để t câu trả lời. Nhóm thảo luận. + GV yêu cầu 2 - 3 HS trình bày kết quả của nhóm. Các HS khác bổ sung hoặc trao đổi. + GV và HS thống nhất câu trả lời. (Bức tranh cảnh biển của bạn nhỏ có con thuyền trắng đang giương cánh buồm đỏ thắm để rẽ sóng ra khơi.) Câu 3. Đọc khổ thơ tương ứng với bức tranh dưới đây. - HS làm việc chung cả lớp: + Một HS đọc to yêu cầu. Các HS khác đọc thầm theo. + GV hướng dẫn HS quan sát bức tranh, nhận diện những sự vật có trong tranh (lớp học, sân trường, cây phượng đỏ, ông mặt trời). Hướng dẫn HS tìm khổ thơ có chứa các sự vật được nói đến trong tranh. (Đáp án: khổ thơ cuối.) + GV yêu cầu 2 - 3 HS đọc to khổ thơ cuối trước lớp. Các HS khác đọc thầm theo. Câu 4. Tìm tiếng cùng vần ở cuối các dòng thơ. - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: + Một HS đọc to yêu cầu. Các HS khác cùng đọc thầm theo. + GV làm mẫu một lần: chỉ cho HS thấy tiếng sao ở cuối dòng thơ 4 cùng vần với tiếng cao ở cuối dòng thơ 5. + HS trong nhóm cùng đọc lại bài thơ và tìm những tiếng cùng vẫn ở cuối các dòng thơ. + HS viết những tiếng cùng vần tìm được ra giấy nháp của nhóm. + GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả của nhóm. GV và HS nhận xét. + GV và HS cùng thống nhất đáp án. (sao – cao; ngõ – gió; xanh – lành; khơi – trời đỏ - gió.) * Học thuộc lòng 2 khổ thơ em thích. - HS làm việc chung cả lớp: + GV cho HS trao đổi để tìm ra 2 khổ thơ được nhiều em thích nhất. + GV yêu cầu 1 - 2 HS đọc to 2 khổ thơ lớn đã chọn. + GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu 2 khổ thơ đó lên. + GV hướng dẫn HS học thuộc lòng 2 khổ thơ bằng cách xoá/ che dần một số từ ngữ trong từng dòng thơ. Lưu ý, lần 1 xoá những từ ngữ HS dễ nhớ (VD: Hôm nay trong......), lần 2 xoá nhiều hơn, chỉ để lại từ ngữ đầu dòng thơ (Hôm nay....) làm điểm tựa. - HS làm việc nhóm: HS làm việc nhóm để cùng nhau học thuộc lòng 2 khổ thơ. GV hướng dẫn HS sử dụng chiến lược xóa dần nếu cần. GV yêu cầu đại diện một số nhóm đọc lại khổ thơ đã thuộc lòng. 4. Luyện đọc lại - GV và HS đọc toàn bài thơ. + GV đọc lại toàn bài thơ một lượt. Chú ý giọng đọc diễn cảm. + Một số HS đọc thành tiếng cả bài thơ trước lớp. + Từng em tự luyện đọc toàn bài thơ. GV khen ngợi HS đọc tốt. 5. Luyện tập theo văn bản đọc Câu 1. Tìm trong bài thơ những từ ngữ chỉ sự vật. - Một HS đọc to yêu cầu của bài. Các HS khác đọc thầm theo. - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: cùng đọc lại từng khổ thơ để tìm từ ngữ chỉ sự vật. GV có thể lấy ví dụ về từ ngữ chỉ sự vật làm mẫu cho HS ở khổ thơ 1 như giấy, bút. HS tiếp tục trao đổi trong nhóm và viết ra giấy nháp các từ ngữ chỉ sự vật tìm được. - GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả. Có thể tổ chức thi giữa các nhóm. GV và HS cùng thống nhất đáp án. (lớp học, giấy, bút, bầu trời, sao, ông trăng, ngõ, cánh diều, biển, con thuyền, cánh buồm, mặt trời,...) - GV giải thích cho HS những từ ngữ trên là từ ngữ chỉ sự vật. Câu 2. Đặt câu nêu đặc điểm với 1 trong 3 từ lung linh, nho nhỏ, râm ran. - Một HS đọc to yêu cầu của bài. Các HS khác đọc thầm theo. Một HS đọc to cậu mẫu: Bầu trời sao lung linh. GV giải thích cho HS: những từ ngữ lung linh, nho nhỏ, râm ran là những từ ngữ chỉ đặc điểm, khác với những từ ngữ chỉ sự vật ở câu 1. - GV lưu ý HS: Câu nêu đặc điểm Bầu trời sao lung linh có 2 thành phần: (1) từ ngữ chỉ sự vật và (2) từ ngữ chỉ đặc điểm. GV có thể đưa mô hình câu mẫu lên bảng để HS quan sát: (1) từ ngữ chỉ sự vật (Bầu trời sao) + (2) từ ngữ chỉ đặc điểm (lung linh). - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: HS chọn 1 trong 3 từ và đặt câu; ghi lại kết quả ra giấy nháp. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét. Có thể tổ chức thi giữa các nhóm xem nhóm nào đặt được nhiều câu hay, câu đúng. IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có). Ngày tháng 10 năm 2021 BAN GIÁM HIỆU KÝ DUYỆT
File đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song.doc