Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 29
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng các tiếng trong bài. Bước đầu biết đọc phân biệt giọng của người kể chuyện với giọng của các nhân vật: dê con, cún, cô hươu, anh hà mã.
- Hiểu nội dung bài: Cần phải nói năng lễ phép, lịch sự với mọi người.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực: nhận biết các nhân vật, NL giao tiếp nhóm, NL tự chủ, nắm bắt thông tin.
- Biết yêu quý bạn bè và người thân, có kĩ năng giao tiếp với mọi người xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 29
TUẦN 29 Tập đọc (Tiết 1+2) BÀI 19: CẢM ƠN ANH HÀ MÃ I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - Đọc đúng các tiếng trong bài. Bước đầu biết đọc phân biệt giọng của người kể chuyện với giọng của các nhân vật: dê con, cún, cô hươu, anh hà mã. - Hiểu nội dung bài: Cần phải nói năng lễ phép, lịch sự với mọi người. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Giúp hình thành và phát triển năng lực: nhận biết các nhân vật, NL giao tiếp nhóm, NL tự chủ, nắm bắt thông tin. - Biết yêu quý bạn bè và người thân, có kĩ năng giao tiếp với mọi người xung quanh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - GV hỏi: + Em nói lời đáp như thế nào nếu được bạn tặng quà và nói: “Chúc mừng sinh nhật bạn!” + Nếu em chót làm vỡ lọ hoa của mẹ (trong tình huống 2) thì em sẽ nói với mẹ như thế nào? - GV nx chung và dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: * Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: phân biệt giọng đọc của từng nhân vật, giọng dê con từ hách dịch đến nhẹ nhàng, giọng anh hà mã thay đổi theo cách nói, giọng của cún con nhẹ nhàng lịch sự. - HDHS chia đoạn: (3 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến chỗ lắc đầu, bỏ đi. + Đoạn 2: Tiếp cho đến phải nói “cảm ơn” + Đoạn 3: Còn lại. - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: hươu, làng, lối, ngoan, xin lỗi, lịch sự... - Luyện đọc câu khó: + Câu nói của cún lịch sự nhẹ nhàng: - Chào anh hà mã,/ anh giúp bọn em qua sông được không ạ?// + Câu nói của dê con thể hiện sự nhẹ nhàng hối lỗi: - Cảm ơn anh đã giúp.// Em biết mình sai rồi.// Em xin lỗi ạ!// - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm ba. * Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.85. - GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.46. +C1: Hươu đã làm gì khi nghe dê hỏi? +C2:Ý nào sau đây đúng với thái độ của hà mã khi cún nhờ đưa qua sông? +C3:Vì sao dê con thấy xấu hổ? +C4: Em học được điều gì từ câu chuyện này? - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật. - Gọi HS đọc toàn bài. - Nhận xét, khen ngợi. * Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. Bài 1: Tìm trong bài những câu hỏi hoặc câu đề nghị lịch sự. - Tuyên dương, nhận xét. Bài 2:Dựa vào bài đọc,nói tiếp các câu dưới đây - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.85. - YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.46. - Gọi các nhóm lên thực hiện. - GV NX và thống nhất câu TL: a) Muốn ai đó giúp, em cần phải hỏi hoặc yêu cầu một cách lịch sự b) Được ai đó giúp, em cần phải nói lời cảm ơn. - Nhận xét chung, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. - HS thảo luận theo cặp và chia sẻ. - 2-3 HS chia sẻ. - Cả lớp đọc thầm. - HS đọc nối tiếp đoạn. - 2-3 HS luyện đọc. - 2-3 HS đọc. - HS thực hiện theo nhóm ba. - HS lần lượt đọc. - HS lần lượt chia sẻ ý kiến: -C1:...lắc đầu bỏ đi. -C2: đáp án C -C3: ...vì dê con nhận ra mình đã không nhớ lời cô dặn, đã không nói năng lịch sự, lễ phép... -C4: ...khi muốn nhờ người khác làm việc gì đó giúp mình, phải nói một cách lịch sự, lễ phép, phải cảm ơn một cách lịch sự. - HS lắng nghe, đọc thầm. - 2-3 HS đọc. - 1-2 HS đọc. - HS hoạt động nhóm 4, đại diện 2-3 nhóm trình bày kết quả. - 1 HS đọc. - HS hoạt động nhóm - Đại diện nhóm chia sẻ __________________________________________ Tập viết (Tiết 3) CHỮ HOA M (kiểu 2) I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - Biết viết chữ viết hoa M (kiểu 2) cỡ vừa và cỡ nhỏ. - Viết đúng câu ứng dựng: Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. - Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa M (kiểu 2). - HS: Vở Tập viết; bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa. - GV tổ chức cho HS nêu: + Độ cao, độ rộng chữ hoa M (kiểu 2). + Chữ hoa M (kiểu 2) gồm mấy nét? - GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa M (kiểu 2). - GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét. - YC HS viết bảng con. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. * Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng. - Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết. - GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS: + Viết chữ hoa M (kiểu 2) đầu câu. + Cách nối từ M (kiểu 2) sang u. + Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu. * Hoạt động 3: Thực hành luyện viết. - YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa M (kiểu 2) và câu ứng dụng trong vở Luyện viết. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhẫn xét, đánh giá bài HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. - 1-2 HS chia sẻ. - 2-3 HS chia sẻ. - HS quan sát. - HS quan sát, lắng nghe. - HS luyện viết bảng con. - 3-4 HS đọc. - HS quan sát, lắng nghe. - HS thực hiện. - HS chia sẻ. __________________________________________ Nói và nghe (Tiết 4) CẢM ƠN ANH HÀ MÃ I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - Biết nói về các sự việc trong câu chuyện Cảm ơn anh hà mã dựa vào tranh minh họa và câu hỏi gợi ý dưới tranh; kể lại được đoạn mình thích hoặc toàn bộ câu chuyện. - Nhớ và kể lại được nội dung theo trình tự câu chuyện. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm. - Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: * Hoạt động 1: Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, nói về sự việc trong từng tranh. - GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh và nhận diện các nhân vật, nói về sự việc trong tranh theo nhóm và trả lời theo CH gợi ý dưới mỗi tranh. + Trong tranh có những nhân vật nào? + Mọi người đang làm gì? - GV quan sát các nhóm và hỗ trợ hs. - Chốt ND sau mỗi tranh - Nhận xét, động viên HS. * Hoạt động 2: Kể lại câu chuyện Cảm ơn anh hà mã - YC HS dựa vào 4 tranh kể lại từng đoạn hoặc toàn bộ nội dung câu chuyện. - Gọi HS tập kể trước lớp đoạn mà con thích nhất; GV sửa cách diễn đạt cho HS. - Gọi HS khá giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện. - Nhận xét, khen ngợi HS. * Hoạt động 3: Vận dụng: - Câu chuyện muốn nói với em điều gì? - Câu chuyện muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì? - Nhận xét, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. - 1-2 HS chia sẻ. - HS đọc yêu cầu - HS hđ nhóm 4 - Đại diện 2-3 nhóm chia sẻ - HS tập kể theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp. - 2-3hs kể trước lớp - HS suy nghĩ cá nhân và TL -...muốn được người khác giúp đỡ em phải hỏi hoặc đề nghị một cách lịch sự, được người khác giúp đỡ em phải nói lời cảm ơn. - HS lắng nghe. __________________________________________ Tập đọc (Tiết 5 + 6) BÀI 20: TỪ CHÚ BỒ CÂU ĐẾN IN-TƠ-NÉT I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng dấu câu. - Trả lời được các câu hỏi của bài. - Hiểu nội dung bài: biết được các phương tiện liên lạc khác nhau trong lịch sử, phương tiện liên lạc phổ biến hiện nay và tầm quan trọng của mạng in-tơ-nét trong đời sống. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phân biệt được các từ ngữ chỉ sự vật và các từ ngữ chỉ hoạt động. - Biết sử dụng các phương tiện liên lạc hiện nay để thông tin liên lạc với bạn bè, người thân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học, điện thoại... - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: - Gọi HS đọc bài Cảm ơn anh hà mã. - Em thấy bài học đó có gì thú vị? - Nhận xét, tuyên dương. 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Em có những người thân nào ở xa? - Khi xa những người ấy em cảm thấy như thế nào? - Làm thế nào để em có thể liên lạc được với người ấy? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: * Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: giọng kể, nhấn giọng ngắt nghỉ đúng chỗ. - HDHS chia đoạn: 3 đoạn +Đ1: Từ đầu đến khi ở xa +Đ2: Từ xa xưa đến mới được tìm thấy +Đ3: Còn lại. - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: trò chuyện, trao đổi, huấn luyện, in-tơ-nét... - Luyện đọc câu dài: + Nhờ có in-tơ-nét,/ bạn cũng có thể/ nhìn thấy/ người nói chuyện với mình,/ dù hai người/ đang ở cách nhau rất xa.// - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm ba. - 1HS đọc lại toàn bài * Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.88. - GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1 tromg VBTTV/tr.47. +C1: Thời xưa, người ta đã gửi thư bằng những cách nào? +C2:Vì sao có thể dùng bồ câu để đưa thư? +C3:Ngày nay, chúng ta có thể trò chuyện với người ở xa bằng những cách nào? +C4: Nếu cần trò chuyện với người ở xa, em chọn phương tiện nào? Vì sao? - GV lắng nghe khen ngợi và bổ sung, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - Gọi HS đọc toàn bài - HS chon đọc đoạn mình thích nhất - Nhận xét, khen ngợi. * Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. Bài 1:Xếp các từ ngữ vào nhóm thích hợp: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.88. - Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài 3 trong VBTTV/tr.47. a) Từ ngữ chỉ sự vật: bồ câu, chai thủy tinh, bức thư, điện thoại. a) Từ ngữ chỉ hoạt động: trò chuyện, gửi, trao đổi. - Tuyên dương, nhận xét. Bài 2:Nói tiếp để hoàn thành câu: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.88 và TL - Nhờ có in-tơ-nét bạn có thể.... - GV tổng kết các ý kiến phát biểu của HS, nhấn mạnh công dụng của in-tơ-nét và nhắc nhở HS sử dụng có hiệu quả. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. - 3 HS đọc nối tiếp. - 1-2 HS trả lời. - 3-4 HS chia sẻ. - Cả lớp đọc thầm. - 3 HS đọc nối tiếp. - HS đọc nối tiếp. - HS đọc CN, ĐT - HS luyện đọc CN, ĐT - HS luyện đọc theo nhóm ba. - Lớp đọc thầm theo - HS lần lượt chia sẻ ý kiến: -C1:...huấn luyện bồ câu để đưa thư hoặc bỏ thư vào những chiếc chai thủy tinh..... -C2: ...vì bồ câu nhớ đường rất tốt, nó có thể bay qua một chặng đường dài... -C3: ...viết thư, gọi điện thoại, trò chuyện qua in-tơ-nét... -C4: HS chọn nhiều cách TL. - HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp. - HS đọc. - HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm chia sẻ. - HS đọc. - HS nêu. - HS lắng nghe __________________________________________ Chính tả (Tiết 7) NGHE – VIẾT: TỪ CHÚ BỒ CÂU ĐẾN IN-TƠ-NÉT I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu, viết đúng một số từ ngữ khó viết: in-tơ-nét, trao đổi, huấn luyện - Làm đúng các bài tập chính tả. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả. - HS có ý thức chăm chỉ học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở ô li; bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: * Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả. - GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết. - Gọi HS đọc lại đoạn chính tả. - GV hỏi: + Đoạn văn có những chữ nào viết hoa? + Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai? - HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con. + in-tơ-nét, trao đổi, huấn luyện - GV đọc cho HS nghe viết. - YC HS đổi vở soát lỗi chính tả. - Nhận xét, đánh giá bài HS. * Hoạt động 2: Bài tập chính tả. Bài 2. trong sgk tr. 88. - HDHS hoàn thiện vào VBTTV/ tr47. + eo: chèo thuyền, con mèo, nhăn nheo... +oe: chim chích chòe, lập lòe, lóe sáng... Bài3.HS đọc y/c ý a (88) - GV chữa bài, nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. - HS lắng nghe. - HS đọc. - 2-3 HS chia sẻ. - HS luyện viết bảng con. - HS nghe viết vào vở ô li. - HS đổi chép theo cặp. - 1 HS đọc. - HS làm việc theo cặp - HS chia sẻ. - HS làm việc theo nhóm, đại diện chia sẻ. __________________________________________ Luyện từ và câu (Tiết 8) MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ GIAO TIẾP, KẾT NỐI; DẤU CHẤM, DẤU PHẨY I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - HS phát triển được vốn từ về giao tiếp, kết nối. - Sử dụng đúng dấu chấm, dấu phẩy. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Phát triển được khả năng giao tiếp, kết nối - Rèn kĩ năng đặt câu giới thiệu được công dụng của đồ vật II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: * HĐ 1: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động. Bài 1: - GV gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - YC HS quan sát tranh, nêu: + Từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi tranh: - GV chữa bài, nhận xét. * Hoạt động 2: Nói tiếp để hoàn thành câu nêu công dụng của đồ vật Bài 2: Dự kiến đáp án: +Nhờ có điện thoại, em có thể nói chuyện với ông bà ở quê. +Nhờ có máy tính, em có thể biết được nhiều thông tin hữu ích. +Nhờ có ti vi, em có thể xem được nhiều bộ phim hay. - GV nhận xét, khen ngợi HS. Bài 3:Chọn dấu câu thích hợp cho mỗi ô vuông trong đoạn văn sau: - Gọi HS đọc YC bài 3. - HDHS điền dấu vào câu đầu tiên, sau câu này có chữ Bố được viết hoa vậy ta điền dấu chấm - Y/C hs làm VBTTV tr.48 - GV chốt KT và nhận xét, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - 3-4 HS nêu. + Tranh 1: đọc thư + Tranh 2: gọi điện thoại + Tranh 3: xem ti vi - HS hđ nói theo nhóm - 1 số HS chia sẻ - 1 HS đọc. - HS hđ làm theo cặp - HS chia sẻ câu trả lời. __________________________________________ Luyện viết đoạn (Tiết 9 + 10) VIẾT ĐOẠN VĂN TẢ MỘT ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - Viết được 4-5 tả được một đồ dùng trong gia đình em. - Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn cách sử dụng một đồ dùng trong gia đình em. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Phát triển kĩ năng hiểu biết công dụng một số đồ dùng trong gia đình - Biết sử dụng một số đồ dùng của gia đình trong sinh hoạt hàng ngày. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: * Hoạt động 1: Luyện nói Bài 1:Kể tên các đồ vật được vẽ trong tranh và nêu công dụng của chúng. - GV gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - YC HS quan sát tranh, hỏi: + Trong tranh có những đồ vật gì? + Em hãy nêu công dụng của chúng. - HDHS nói về công dụng của 1 đồ vật: VD: -Tủ lạnh có công dụng gì? -Quạt điện có tác dụng gì? - GV gọi HS lên thực hiện. - GV nhấn mạnh các cách nói khác nhau về công dụng của đồ vật. - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2:Viết 4-5 câu tả một đồ dùng trong gia đình em. - GV gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Y/C HS quan sát sơ đồ và đọc các gợi ý sgk. - GV y/ hs dựa vào gợi ý và viết câu TL ra nháp. - GV nhận xét và góp ý. - GV HDHS cách viết liên kết các câu trả lời thành đoạn văn, chú ý cách dùng dấu câu, cách sử dụng các từ ngữ chính xác. - Cho HS đọc đoạn văn mẫu tham khảo. - YC HS thực hành viết vào VBT tr. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Gọi HS đọc bài làm của mình. - Nhận xét, chữa cách diễn đạt. * Hoạt động 2: Đọc mở rộng. - Gọi HS đọc YC bài 1, 2 sgk trang 90. Bài1:Tìm đọc sách, báo hoặc bản hướng dẫn sử dụng một số đồ dùng trong gia đình. Bài 2:Trao đổi với bạn một số điều em đã đọc được: - Tổ chức cho HS chia sẻ cách sử dụng một số đồ dùng trong gia đình trong y/c của bài 2. - Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS, khen ngợi tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. - 1HS đọc. - HS trả lời. - 2-3 HS trả lời: + ti vi, tủ lạnh, nồi cơm điện, máy tính... + Nhờ có tủ lạnh, thức ăn của nhà em được bảo quản tươi ngon lâu hơn. + Quạt điện có tác dụng làm mát không khí. - HS thực hiện nói theo cặp. - HS chia sẻ: 2-3 cặp thực hiện. - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS lắng nghe, hình dung cách viết. - HS làm việc nhóm - HS chia sẻ kết quả TL - 1-2 HS đọc. - HS làm việc CN - HS thực hiện. - HS đọc phần tư liệu mình đã sưu tầm -HS hđ CN - HS chia sẻ trước lớp.
File đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song.doc