Giáo án Khoa học tự nhiên 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương III: Khối lượng riêng và áp suất - Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

- Thực hiện thí nghiệm khảo sát tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong chất lỏng.

- Nêu được áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng. Lấy ví dụ minh họa.

- Thực hiện được thí nghiệm để chứng tỏ tồn tại áp suất khí quyển và áp suất này tác dụng theo mọi phương.

- Mô tả được sự tạo thành tiếng động trong tai khi tai chịu sự thay đổi áp suất đột ngột.

- Giải thích được một số ứng dụng về áp suất không khí trong đời sống (ví dụ như: giác mút, bình xịt, tàu đệm khí).

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, để tìm hiểu về áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Cùng các bạn trong nhóm thảo luận, đồng nhất ý kiến để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện và giải quyết vấn đề trong các hoạt động thí nghiệm, đưa ra các câu trả lời cho các câu hỏi.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên :

- Nhận biết được áp suất có cả trong chất lỏng và chất khí, áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.

- Chứng tỏ được sự tồn tại của áp suất khí quyển và áp suất này tác dụng theo mọi phương.

- Áp dụng kiến thức áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển để giải thích một số hiện tượng liên quan trong đời sống và ứng dụng về áp suất không khí trong các dụng cụ như giác mút, bình xịt, tàu đệm khí.

 

docx 11 trang Khánh Đăng 27/12/2023 1180
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương III: Khối lượng riêng và áp suất - Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương III: Khối lượng riêng và áp suất - Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển

Giáo án Khoa học tự nhiên 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương III: Khối lượng riêng và áp suất - Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển
BÀI 16: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG. ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN 
 Môn học: KHTN ( Phần Vật lý) - Lớp 8
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Thực hiện thí nghiệm khảo sát tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong chất lỏng.
- Nêu được áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng. Lấy ví dụ minh họa.
- Thực hiện được thí nghiệm để chứng tỏ tồn tại áp suất khí quyển và áp suất này tác dụng theo mọi phương.
- Mô tả được sự tạo thành tiếng động trong tai khi tai chịu sự thay đổi áp suất đột ngột.
- Giải thích được một số ứng dụng về áp suất không khí trong đời sống (ví dụ như: giác mút, bình xịt, tàu đệm khí).
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, để tìm hiểu về áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Cùng các bạn trong nhóm thảo luận, đồng nhất ý kiến để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện và giải quyết vấn đề trong các hoạt động thí nghiệm, đưa ra các câu trả lời cho các câu hỏi.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên : 
- Nhận biết được áp suất có cả trong chất lỏng và chất khí, áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.
- Chứng tỏ được sự tồn tại của áp suất khí quyển và áp suất này tác dụng theo mọi phương.
- Áp dụng kiến thức áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển để giải thích một số hiện tượng liên quan trong đời sống và ứng dụng về áp suất không khí trong các dụng cụ như giác mút, bình xịt, tàu đệm khí.
3. Về phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi kiến thức mới liên quan tới áp suất chất lỏng và áp suất khí quyển.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Cẩn thận trong tính toán bài tập. 
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Kế hoạch bài dạy. Giáo án điện tử, Tivi, máy tính.
- GV chuẩn bị các dụng cụ cho các thí nghiệm:
+ Thí nghiệm 1: Một bình hình trụ có đáy C và các lỗ A, B ở thành bình được bịt bằng một màng cao su mỏng; một bình lớn trong suốt chứa nước, chiều cao khoảng 50 cm.
+ Thí nghiệm 2: Hai pit – tông thông nhau có đĩa cân (có diện tích pit – tông khác nhau); 6 quả nặng giống nhau.
+ Thí nghiệm 3: Một cốc thủy tinh; một bình nước; một tấm nylon cứng; khay đựng dụng cụ thí nghiệm.
2. Chuẩn bị của học sinh.
 - Học thuộc nội dung kiến thức bài 15. 
- Đọc trước bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Khơi gợi được sự hứng thú của HS tìm hiểu về áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển.
b. Nội dung: GV đưa ra tình huống có vấn đề trong đời sống: Vì sao muốn nước trong bình có thể chảy ra khi mở vòi thì trên nắp bình phải có một lỗ nhỏ?
c. Sản phẩm học tập: Dự đoán câu trả lời của học sinh: Có một lỗ nhỏ trên nắp bình để thông với không khí bên ngoài bình khi đó không khí ngoài bình sẽ tràn vào bên trong bình và tạo ra áp suất trong bình lớn hơn áp suất ngoài bình giúp nước trong bình chảy xuống vòi đều đặn, ta lấy được nước dễ dàng.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh:
- GV đưa ra tình huống có vấn đề: Các em hãy quan sát hình ảnh bình nước sau đây cho cô. Chúng ta thấy, bình nước nào cũng có 1 lỗ nhỏ ở trên nắp, nếu chỉ mở vòi mà không mở lỗ nhỏ trên nắp đó thì ta lấy nước từ vòi sẽ nhỏ giọt, thậm chí có lúc còn không có nước thoát ra ngoài. Nhưng khi ta mở lỗ nhỏ đó thì nước lại chảy đều từ vòi ra giúp ta lấy nước dễ dàng hơn. Các bạn hãy giải thích hiện tượng này?
- HS nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động cá nhân quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi đại diện một số HS trả lời câu hỏi. 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV kết luận và dẫn dắt vào bài mới: Chúng ta thấy khi mở lỗ nhỏ trên nắp bình thì không khí bên ngoài sẽ tràn vào bên trong bình và tạo ra áp suất trong bình lớn hơn áp suất ngoài bình giúp nước trong bình chảy xuống vòi đều đặn, ta lấy được nước dễ dàng. Vậy áp suất chất lỏng và áp suất khí quyển sẽ tác dụng vào các vật đặt trong nó như thế nào? Chúng ta cùng vào bài mới hôm nay.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi phần khởi động:
Để tạo áp suất trong bình lớn hơn áp suất ngoài bình giúp nước trong bình chảy được xuống vòi dễ dàng hơn.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu tác dụng của áp suất chất lỏng lên vật đặt trong nó 
a. Mục tiêu: HS biết được tác dụng của áp suất chất lỏng lên vật đặt trong nó, áp suất tác dụng vào chất lỏng được truyền nguyên vẹn theo mọi hướng.
b. Nội dung: 
- GV làm trực tiếp thí nghiệm HS quan sát hoặc GV chiếu video thí nghiệm đã làm lên bảng cho HS quan sát.
- HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tiến hành thí nghiệm 1(Hoặc chiếu video thí nghiệm) cho HS quan sát: 
Chuẩn bị:
- Một bình hình trụ có đáy C và các lỗ A, B ở thành bình được bịt bằng một màng cao su mỏng (Hình 16.1).
- Một bình lớn trong suốt chứa nước, chiều cao khoảng 50 cm.
Tiến hành:
- Nhúng bình trụ vào nước, mô tả hiện tượng xảy ra đối với các màng cao su.
- Giữ nguyên độ sâu của bình trụ trong nước, di chuyển từ từ bình trụ đến các vị trí khác, mô tả hiện tượng xảy ra với các màng cao su.
- Nhúng bình trụ vào nước sâu hơn (tối thiểu 10 cm), mô tả hiện tượng xảy ra với các màng cao su.
- Quan sát hiện tượng, thảo luận nhóm theo bàn và trả lời câu hỏi.
1. Nếu các màng cao su bị biến dạng như Hình 16.2 thì chứng tỏ điều gì?
2. Với những vị trí khác nhau ở cùng một độ sâu thì áp suất chất lỏng tác dụng lên bình có thay đổi không?
3. Khi đặt bình sâu hơn (từ vị trí P đến Q) thì tác dụng của chất lỏng lên bình thay đổi như thế nào?
4. Có phải chất lỏng chỉ tác dụng áp suất lên bình theo một phương như chất rắn không?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát thí nghiệm, hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về tác dụng của áp suất chất lỏng lên các vật đặt trong nó.
- HS rút ra kết luận về tác dụng của áp suất chất lỏng lên các vật đặt trong nó.
- GV nhận xét, đánh giá và chốt nội dung kiến thức.
I. Áp suất chất lỏng.
1. Tác dụng của áp suất chất lỏng lên vật đặt trong nó 
Thí nghiệm 1:
* Chuẩn bị: SGK/67
* Tiến hành: SGK/67
Hướng dẫn trả lời câu hỏi hoạt động:
1, Nếu các màng cao su bị biến dạng như Hình 16.2 thì chứng tỏ chất lỏng gây ra áp suất lên vật ở trong lòng nó theo mọi phương.
2, Với những vị trí khác nhau ở cùng một độ sâu thì áp suất chất lỏng tác dụng lên bình không thay đổi.
3, Khi đặt bình sâu hơn (từ vị trí P đến Q) thì tác dụng của chất lỏng lên bình lớn hơn.
4, Chất lỏng tác dụng áp suất lên bình theo mọi phương không phải chỉ theo một phương như chất rắn.
KL: Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên các vật ở trong lòng nó. Vật càng ở sâu trong lòng chất lỏng thì chịu tác dụng của áp suất chất lỏng càng lớn.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu sự truyền áp suất chất lỏng. 
a. Mục tiêu: Biết được áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.
b. Nội dung: HS Quan sát video thí nghiệm và rút ra kết luận về sự truyền áp suất chất lỏng.
c. Sản phẩm: Kết luận HS rút ra.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu video thí nghiệm 2 thực hiện theo các bước:
+ Người ta đã làm thí nghiệm như Hình 16.3. Trong thí nghiệm này pit - tông (1) có tiết diện lớn gấp hai lần tiết diện của pit - tông (2). Các quả nặng được sử dụng trong thí nghiệm giống hệt nhau, khi đặt các quả nặng lên đĩa của một trong hai pit - tông sẽ làm tăng áp suất tác dụng lên chất lỏng. Ban đầu hai pit - tông ở vị trí cân bằng.
+ Nếu đặt 4 quả nặng lên pit - tông (1) thì thấy pit - tông (2) dịch chuyển lên trên. Để hai pit - tông trở về vị trí ban đầu cần đặt 2 quả nặng lên pit - tông (2).
+ Nếu đặt 2 quả nặng lên pit - tông (1) muốn pit - tông trở về vị trí ban đầu cần đặt 1 quả nặng lên pit - tông (2).
+ Từ kết quả mô tả ở thí nghiệm trên, hãy rút ra kết luận về sự truyền áp suất tác dụng vào chất lỏng theo mọi hướng.
- HS quan sát video thí nghiệm và rút ra kết luận về sự truyền áp suất chất lỏng
- GV Cho HS thảo luận nhóm theo bàn giải thích hiện tượng trong H 16.4a; H 16.4b; H 16.5SGK/68, 69:
1, Hãy thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ sau: Mô tả và giải thích các hiện tượng trong thí nghiệm ở Hình 16.4 a và Hình 16.4 b.
2, Hình 16.5 vẽ sơ đồ nguyên lí máy nén thủy lực. Hãy vận dụng tính chất truyền nguyên vẹn áp suất theo mọi hướng của chất lỏng để giải thích tại sao khi người tác dụng một lực nhỏ vào pit - tông nhỏ lại nâng được ô tô đặt trên pit - tông lớn.
3, Hãy tìm thêm ví dụ trong đời sống minh họa áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.
- Hs nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát video thí nghiệm và rút ra kết luận về sự truyền áp suất chất lỏng.
- Thảo luận nhóm bàn giải thích hiện tượng trong H 16.4a; H 16.4b; H 16.5SGK/68, 69
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS kết luận về sự truyền áp suất chất lỏng.
- Đại diện nhóm báo cảo kết quả hoạt động thảo luận của nhóm.
- HS nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá và chốt nội dung kiến thức.
2. Sự truyền áp suất chất lỏng.
Gợi ý trả lời nội dung kiến thức thí nghiệm 2:
- Từ thí nghiệm trên ta thấy khi pit - tông (1) có tiết diện lớn gấp hai lần tiết diện của pit - tông (2) và lực tác dụng lên pit - tông (1) gấp 2 lần lực tác dụng lên pit - tông (2)  (vì số quả cân đặt lên pit- tông 1 gấp 2 lần số quả cân đặt lên pit tông 2) tức là: S = 2s thì F = 2f và áp suất tác dụng lên hai cột chất lỏng thông nhau là như nhau.
- Như vậy diện tích S lớn hơn diện tích s bao nhiêu lần thì lực F sẽ lớn hơn lực f bấy nhiêu lần nhưng áp suất ở hai cột chất lỏng thông nhau là không đổi.
Kết luận: 
Áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi phần thảo luận:
1, 
- Ở Hình 16.4 a:
+ Mô tả: Khi thổi không khí vào ống thì thấy chất lỏng trong ống (2), (3) và (4) dâng lên có độ cao như nhau.
+ Giải thích hiện tượng: Khi thổi không khí vào ống sẽ gây ra một áp suất lên chất lỏng và áp suất này được chất lỏng truyền nguyên vẹn theo mọi hướng, tạo ra lực đẩy làm cho chất lỏng dâng cao như nhau ở ống (2), (3) và (4).
- Ở Hình 16.4 b:
+ Mô tả: Khi ấn pit - tông làm chất lỏng bị nén lại và chất lỏng phun ra ngoài ở mọi hướng.
+ Giải thích hiện tượng: Khi ấn pit - tông sẽ gây ra một áp suất lên chất lỏng và áp suất này được chất lỏng truyền nguyên vẹn theo mọi hướng, tạo ra lực đẩy làm cho chất lỏng phun ra ngoài ở mọi hướng.
2, Khi tác dụng một lực f lên pit - tông nhỏ có diện tích s, lực này gây ra áp suất p = f/s lên chất lỏng. Áp suất này được chất lỏng truyền nguyên vẹn tới pit - tông lớn có ...  tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng. Khi máy bơm chùm hút nước từ bể chứa và đưa nước tới vòi phun. Dưới tác động của lực máy bơm tạo ra áp suất tác dụng vào chất lỏng làm nước được đẩy lên trên qua vòi phun vào tạo thành các kiểu dáng như ý muốn.
- Các loại bình/ ấm có vòi rót nước thường có lỗ ở phần nắp để thông với không khí giúp tạo ra lực ép gây lên áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng và đẩy nước thoát ra khỏi vòi.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu sự tồn tại của áp suất khí quyển.
a. Mục tiêu: Tiến hành được thí nghiệm chứng tỏ trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.
b. Nội dung: Tiến hành thí nghiệm và rút ra được kết luận trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.
c. Sản phẩm: Kết quả thí nghiệm của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho Hs cá nhân đọc thông tin SGK/69 và đưa ra khái niệm về áp suất khí quyển.
- GV cho HS các nhóm tiến hành thí nghiệm chứng minh sự tồn tại của áp suất khí quyển (Hoặc GV chiếu video thí nghiệm cho HS quan sát):
Chuẩn bị: Một cốc thủy tinh; một bình nước; một tấm nylon cứng; khay đựng dụng cụ thí nghiệm (Hình 16.6).
Tiến hành thí nghiệm 3-1:
- Rót đầy nước vào cốc, đặt tấm nylon cứng che kín miệng cốc, rồi dùng tay giữ chặt tấm nylon cứng trên miệng cốc và từ từ úp ngược miệng cốc xuống (Hình 16.7).
- Từ từ đưa nhẹ tay ra khỏi miệng cốc, quan sát xem tấm nylon có bị nước đẩy rời khỏi miệng cốc không. Giải thích hiện tượng quan sát được.
Tiến hành thí nghiệm 3-2:
- Sử dụng một ống thủy tinh hở hai đầu và một cốc nước (Hình 16.8). Nhúng ống thủy tinh vào cốc nước để nước dâng lên một phần của ống, rồi lấy ngón tay bịt kín đầu trên và kéo ống ra khỏi nước. Quan sát xem nước có chảy ra khỏi ống hay không. Vẫn giữ tay bịt kín đầu trên của ống và nghiêng ống theo các phương khác nhau, khi đó nước có chảy ra khỏi ống hay không? Giải thích hiện tượng.
- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
1, Tìm một số ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.
2, Em hãy cho biết áp suất tác dụng lên mặt hồ và áp suất tác dụng lên đáy hồ là áp suất nào.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Hs nghiên cứu thông tin SGK/69 và đưa ra khái niệm về áp suất khí quyển.
- HS tiến hành thí nghiệm chứng minh sự tồn tại của áp suất khí quyển.
- Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS đưa ra khái niệm về áp suất khí quyển.
- HS báo cáo kết quả thí nghiệm chứng minh sự tồn tại của áp suất khí quyển.
- HS trả lời câu hỏi thảo luận.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV Nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức
II. Áp suất khí quyển.
1. Sự tồn tại của áp suất khí quyển
a, Khí quyển và áp suất khí quyển.
- Áp suất do lớp không khí bao quanh Trái Đất tác dụng lên mọi vật trên Trái Đất gọi là áp suất khí quyển.
Thí nghiệm 3: 
Chuẩn bị: SGK/69.
Tiến hành: SGK/70, 71.
Kết quả thí nghiệm 3-1: Tấm nylon không bị nước đẩy rời khỏi miệng cốc.
Giải thích: Do áp suất khí quyển bên ngoài cốc tác dụng lên tấm nylon lớn hơn áp suất của nước bên trong cốc tác dụng lên tấm nylon.
- Kết quả thí nghiệm 3-2:
+ Khi nhấc ống thủy tinh ra khỏi cốc nước và 1 tay bịt kín đầu trên của ống thì nước không chảy ra khỏi ống.
Giải thích: Do áp suất không khí bên ngoài ống tác dụng vào nước từ phía dưới lên lớn hơn áp suất của nước bên trong ống nên nước không chảy ra khỏi ống.
+ Vẫn giữ tay bịt kín đầu trên của ống và nghiêng ống theo các phương khác nhau, khi đó nước cũng không chảy ra khỏi ống.
Giải thích: Do áp suất không khí bên ngoài ống tác dụng vào nước trong ống theo mọi phía đều như nhau và lớn hơn áp suất của nước bên trong ống nên nước không chảy ra khỏi ống.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi phần thảo luận:
1, Một số ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.
- Hút bớt không khí trong hộp sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía.
Giải thích: Khi hút bớt không khí trong hộp sữa, khi đó áp suất trong hộp sữa nhỏ hơn áp suất khí quyển bên ngoài hộp nên vỏ hộp sữa bị bẹp theo nhiều phía.
- Gói bim bim phồng to, khi bóc ra bị xẹp.
Giải thích: Khi bóc gói bim bim không khí thoát ra ngoài dẫn tới áp suất không khí bên ngoài lớn hơn áp suất không khí trong gói bim bim nên gói bim bim bị xẹp theo nhiều phía.
2, 
- Áp suất tác dụng lên mặt hồ là áp suất khí quyển.
- Áp suất tác dụng lên đáy hồ là áp suất khí quyển và áp suất chất lỏng.
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu một số ảnh hưởng và ứng dụng của áp suất không khí. 
a. Mục tiêu: HS biết được một số ảnh hưởng và ứng dụng của áp suất không khí. 
b. Nội dung: HS hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm bàn, hoạt động cặp đôi thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho Hs cá nhân nghiên cứu thông tin SGK/70.
- GV cho HS hoạt động nhóm bàn trả lời câu hỏi:
Em hãy tìm ví dụ và mô tả hiện tượng trong thực tế về sự tạo thành tiếng động trong tai khi thay đổi áp suất đột ngột.
- Gv cho HS quan sát H 16.9 SGK/71 và nghiên cứu thông tin SGK để giải thích cơ chế tạo sự cân bằng áp suất ở hai bên màng nhĩ của tai và nguyên nhân làm tai bị ù trong trường hợp mất cân bằng áp suất ở hai bên màng nhĩ và cách khắc phục.
- GV cho HS đọc thông tin mục b SGK/71.
- GV cho Hs quan sát Hình 16.10 - Giác mút treo tường.
- GV cho HS hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi 1:
1. Tìm thêm ví dụ về giác mút trong thực tế và giải thích hoạt động của nó.
- GV cho HS quan sát Hình 16.11 và mô tả nguyên tắc hoạt động của bình xịt nước đơn giản.
- GV cho HS quan sát Hình 16.12 và mô tả nguyên tắc hoạt động của Tàu đệm khí.
- GV cho HS hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi 2:
2, Hãy tìm trong thực tế những dụng cụ hoạt động theo nguyên lí của bình xịt. Cho biết chúng được sử dụng vào công việc gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ theo theo yêu cầu của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi đại diện nhóm, cặp đôi, cá nhân trình bày nội dung kết quả hoạt động. 
- GV gọi các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức..
- GV cho HS hệ thống lại các nội dung chính của bài thông qua mục em đã học.
2. Một số ảnh hưởng và ứng dụng của áp suất không khí.
- Áp suất không khí là áp suất được hình thành trong môi trường không khí.
a, Sự tạo thành tiếng động trong tai khi thay đổi áp suất không khí đột ngột.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi phần thảo luận:
- Ví dụ như khi đi xe ô tô hoặc xe máy khi phóng nhanh, hay khi thang máy lên hoặc đi xuống đều gây nên tiếng động trong tai hoặc triệu chứng ù tai.
- Giải thích: Khi áp suất thay đổi đột ngột thì vòi tai thường không phản ứng kịp làm mất cân bằng áp suất hai bên màng nhĩ, khiến màng nhĩ bị đẩy về phía có áp suất nhỏ hơn, gây nên tiếng động trong tai hoặc triệu chứng ù tai.
b, Một số ứng dụng về áp suất không khí trong đời sống.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi phần thảo luận cặp đôi:
1, - Trong thực tế có rất nhiều loại giác mút chân không, chúng được sử dụng trong việc hút giữ, di chuyển các vật. Dựa vào kích thước của giác mút và khả năng mút mà chúng được chia thành giác mút chân không mini hay giác mút chân không công nghiệp, với các hình dạng phong phú như:
- Hoạt động:
+ Khi ấn phễu của giác mút sát vào mặt kính hoặc tường phẳng làm giác mút bám chắc vào kính hoặc tường.
+ Khi ta kéo núm ra, gây ra tiếng “bật” có thể nghe thấy được.
- Giải thích hoạt động:
+ Khi ấn phễu của giác mút sát vào mặt kính hoặc tường phẳng làm cho áp suất không khí còn lại bên trong giác mút nhỏ hơn áp suất khí quyển bên ngoài và nhờ có lực ma sát cũng đóng vai trò giữ cho giác mút không bị trượt khỏi bề mặt của vật, giúp giác mút bám chắc vào kính hoặc tường.
+ Khi ta kéo núm ra, không khí tràn vào lấp đầy không gian chân không của núm, gây ra tiếng “bật” có thể nghe thấy được.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi phần thảo luận cặp đôi:
2, Trong thực tế có nhiều dụng cụ hoạt động theo nguyên lí của bình xịt như:
- Các loại thuốc xịt chữa bệnh: xịt mũi, xịt họng, xịt hen suyễn, .
- Các loại bình xịt tưới nước.
- Các loại bình xịt diệt côn trùng.
- Các dụng cụ làm đẹp: Dầu gội/ dầu xả dạng xịt, xịt keo tóc tạo kiểu, chai xịt khoáng, lọ xịt tonner, .
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a. Mục tiêu: Học sinh sử dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi trong SGK cũng như các hiện tượng trong thực tế
b. Nội dung: Giáo viên đưa ra các câu hỏi và hiện tượng trong thực tế có liên quan đến bài học học sinh t rả lời
c. Sản phẩm: câu trả lời của hs.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
 Các nhóm tham gia thảo luận trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát, lắng nghe và trả lời các câu hỏi
GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Các nhóm treo poster lên bảng. GV đánh giá 1 số nhóm
- HS đại diện nhóm trình bày 
- Đại diện HS nhóm khác trả lời nếu đội bạn trả lời sai. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Chốt lại kiến thức của bài học
 III. Luyện tập.
- Nhận nhiệm vụ
- Thảo luận nhóm làm phiếu học tập 
- Theo dõi đánh giá của giáo viên
- Học sinh lắng nghe
4. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút) (hoạt động này nếu bài dài có thể giao về nhà, ngắn thì làm luôn tùy thầy cô linh động) 
a. Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực vận dụng sáng tạo.
b. Nội dung: Chế tạo bình xịt nước từ các vật liệu đơn giản.
c. Sản phẩm: Bình xịt nước từ các vật liệu đơn giản do học sinh chế tạo.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ cho cá nhân HS chế tạo một chiếc bình xịt nước từ các vật liệu đơn giản, dễ kiếm
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện ngoài giờ học trên lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Nộp sản phẩm vào tiết học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét đánh giá, cho điểm.
IV. Vận dụng.
Hướng dẫn HS tự học ở nhà 
- Học thuộc nội dung kiến thức trong bài 16
- Làm bài tập trong SBT bài 16 
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 17: 
PHIẾU HỌC TẬP 
NHÓM:..
Vì sao muốn nước trong bình có thể chảy ra khi mở vòi thì trên nắp bình phải có một lỗ nhỏ? ....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Nhúng bình hình trụ vào nước, hiện tượng xảy ra với màng cao su:  ..............................
Giữ nguyên độ sâu của bình hình trụ, di chuyển tới các vị trí khác trong nước, quan sát màng cao su ta thấy .......................
............
Nhúng sâu bình hình trụ vào nước , hiện tượng xảy ra với màng cao su lúc này. 
Áp suất tác dụng lên 1 điểm ở mặt hồ, đáy hồ là áp suất nào? .
Hãy lấy ví dụ và mô tả hiện tượng trong thực tế về sự hình thành tiếng động trong tai khi thay đổi áp suất đột ngột ..........................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_8_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_c.docx