Giáo án Khoa học tự nhiên 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm

BÀI 1. SỬ DỤNG MỘT SỐ HOÁ CHẤT, THIẾT BỊ CƠ

BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Về năng lực.

- Năng lực chung.

+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và kĩ thuật học tập môn Khoa học tự nhiên.

+ Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Năng lực khoa học tự nhiên.

+ Nhận thức KHTN : Nhận biết được một số dụng cụ, hoá chất và nêu được quy tắc sử dụng hoá chất an toàn. Nhận biết được một số thiết bị điện và trình bày được cách sử dụng điện an toàn.

+Tìm hiểu tự nhiên: Biết cách khai thác thông tin trên nhãn hoá chất để sử dụng chúng đúng cách và an toàn; Sử dụng được một số hoá chất, dụng cụ thí nghiệm, thiết bị điện trong thực tế cuộc sống và trong phòng thí nghiệm.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Sử dụng các thiết bị, hóa chất để làm thí nghiêm.

3. Về phẩm chất.

- Hứng thú, tự giác, chủ động, sáng tạo trong tiếp cận kiến thức mới qua sách vở và thực tiễn.

- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thực hành, thí nghiệm.

- Có ý thức sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài sản chung.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Hình ảnh một số nhãn hoá chất (hoặc hình ảnh phóng to hình 1.1); hình ảnh các thiết bị điện (có trong mục III.3 SGK KHTN8).

- Một số dụng cụ thuỷ tinh như: ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, bình nón, phễu lọc, ống đong, ống hút nhỏ giọt, kẹp gỗ (hoặc hình ảnh phóng to hình 1.2).

- Một số thiết bị: máy đo pH, huyết áp kế

- Thiết kế phiếu học tập, slide, máy tính tính, máy chiếu

2. Học sinh

 

docx 398 trang Khánh Đăng 27/12/2023 3360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm

Giáo án Khoa học tự nhiên 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm
BÀI 1. SỬ DỤNG MỘT SỐ HOÁ CHẤT, THIẾT BỊ CƠ
BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Về năng lực.
- Năng lực chung.
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và kĩ thuật học tập môn Khoa học tự nhiên.
+ Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực khoa học tự nhiên.
+ Nhận thức KHTN : Nhận biết được một số dụng cụ, hoá chất và nêu được quy tắc sử dụng hoá chất an toàn. Nhận biết được một số thiết bị điện và trình bày được cách sử dụng điện an toàn.
+Tìm hiểu tự nhiên: Biết cách khai thác thông tin trên nhãn hoá chất để sử dụng chúng đúng cách và an toàn; Sử dụng được một số hoá chất, dụng cụ thí nghiệm, thiết bị điện trong thực tế cuộc sống và trong phòng thí nghiệm.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Sử dụng các thiết bị, hóa chất để làm thí nghiêm.
3. Về phẩm chất.
- Hứng thú, tự giác, chủ động, sáng tạo trong tiếp cận kiến thức mới qua sách vở và thực tiễn.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thực hành, thí nghiệm.
- Có ý thức sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài sản chung.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Hình ảnh một số nhãn hoá chất (hoặc hình ảnh phóng to hình 1.1); hình ảnh các thiết bị điện (có trong mục III.3 SGK KHTN8).
- Một số dụng cụ thuỷ tinh như: ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, bình nón, phễu lọc, ống đong, ống hút nhỏ giọt, kẹp gỗ  (hoặc hình ảnh phóng to hình 1.2).
- Một số thiết bị: máy đo pH, huyết áp kế 
- Thiết kế phiếu học tập, slide, máy tính tính, máy chiếu 
2. Học sinh
- Các mẫu nước (nước máy, nước mưa, nước ao, nước chanh, nước cam, nước vôi trong  để đo pH, mỗi HS chuẩn bị 1 mẫu).
- SGK, vở ghi
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1
I. KHỞI ĐỘNG 
Hoạt động 1: Trò chơi "Nhóm nào nhanh nhất, kể được nhiều nhất!"
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài mới.
b. Nội dung: Cho Hs chơi trò chơi "Nhóm nào nhanh nhất, kể được nhiều nhất!"
 Em hãy liệt kê các dụng cụ, thiết bị và mẫu trong các hoạt động học tập ở Khoa học tự nhiên 6 và Khoa học tự nhiên 7 (ghi kết quả vào bảng 2.1)
STT
Tên dụng cụ, thiết bị và mẫu
Cách sử dụng
1
2
...
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
 Giao nhiệm vụ: 
- Giáo viên nêu nhiệm vụ: Trong chương trình KHTN chúng ta thường xuyên được thực hành làm các thí nghiệm. Vậy trong thực hành, học sinh cần chú ý những điều gì khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, thiết bị đo và hoá chất để đảm bảo thành công và an toàn?
- HS chơi trò chơi, hoàn thành bảng
HS nhận nhiệm vụ 
 Hướng dẫn học sinh thực hiện hiệm vụ:
- Học sinh làm việc theo nhóm thảo luận.
- Giáo viên theo dõi và hỗ trợ HS khi cần thiết.
HS thực hiện nhiệm vụ trong 5 phút theo nhóm 8 em
Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện hai nhóm báo cáo kết quả.
- Giáo viên không nhận xét.
GV cho 2 nhóm báo cáo và nhận xét bổ sung.
- Chốt lại và đặt vấn đề vào bài
GV dẫn dắt vào bài: Để biết được những điều cần chú ý khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, thiết bị đo và hoá chất đảm bảo thành công và an toàn chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay:
Bài 1: Sử dụng một số hoá chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: TÌM HIỂU CÁCH NHẬN BIẾT HOÁ CHẤT VÀ QUY TẮC SỬ DỤNG HOÁ CHẤT AN TOÀN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
a) Mục tiêu:
- Học sinh nêu được một số hoá chất và quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm.
- Học sinh khai thác được thông tin trên nhãn hoá chất để sử dụng hoá chất một cách đúng cách và an toàn.
b) Nội dung: Học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ, hoàn thành phiếu học tập từ đó lĩnh hội kiến thức.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Nhãn hoá chất cho biết các thông tin gì? Hãy cho biết thông tin có trên các nhãn hoá chất ở Hình 1.1?
Câu 2: Trình bày cách lấy hoá chất rắn và hoá chất lỏng.
Câu 3: Chỉ ra những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong khi tiến hành thí nghiệm với hoá chất. Đề xuất cách xử lí an toàn cho mỗi tình huống đó.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
Dự kiến sản phẩm:
Câu 1: Các hoá chất trong phòng thí nghiệm đều được đựng trong chai hoặc lọ kín, thường được làm bằng thuỷ tinh, nhựa, ... và có dán nhãn ghi tên, công thức hoá học, trọng lượng hoặc thể tích, độ tinh khiết, nhà sản xuất, các kí hiệu cảnh báo, điều kiện bảo quản, ... Các dung dịch hoá chất pha sẵn có nồng độ của chất tan ...
- Nhãn a) cho biết:
+ Tên hoá chất: sodium hydroxide.
+ Công thức hoá học: NaOH.
+ Độ tinh khiết: AR – hoá chất tinh khiết.
+ Khối lượng: 500g.
+ Tiêu chuẩn chất lượng: TCCS 51/2008/HCĐG.
+ Hạn sử dụng: 3 năm kể từ ngày sản xuất.
- Nhãn b) cho biết:
+ Tên hoá chất: Hydrochloric acid.
+ Nồng độ chất tan: 37%.
+ Công thức hoá học: HCl.
+ Khối lượng mol: 36,46 g/mol.
+ Các kí hiệu cảnh báo:
- Nhãn c) cho biết:
 Lưu ý khi vận chuyển, hoá chất nguy hiểm.
+ Oxidizing: có tính oxi hoá.
+ Gas: thể khí.
+ Tên chất: oxygen.
+ Mã số: UN 1072 – mã số này là danh mục để xác định hoá chất nguy hiểm oxygen, nén.
+ Khối lượng: 25 kg.
Câu 2:
- Cách lấy hoá chất rắn: Không được dùng tay trực tiếp lấy hoá chất. Khi lấy hoá chất rắn ở dạng hạt nhỏ hay bột ra khỏi lọ phải dùng thìa kim loại hoặc thuỷ tinh để xúc. Lấy hoá chất rắn ở dạng hạt to, dây, thanh có thể dùng panh để gắp. Không được đặt lại thìa, panh vào các lọ đựng hoá chất sau khi đã sử dụng.
- Cách lấy hoá chất lỏng: Không được dùng tay trực tiếp lấy hoá chất. Lấy hoá chất lỏng từ chai miệng nhỏ thường phải rót qua phễu hoặc qua cốc, ống đong có mỏ, lấy lượng nhỏ dung dịch thường dùng ống hút nhỏ giọt; rót hoá chất lỏng từ lọ cần hướng nhãn hoá chất lên phía trên tránh để các giọt hoá chất dính vào nhãn làm hỏng nhãn.
Câu 3:
- Những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong khi tiến hành thí nghiệm với hoá chất và cách xử lí:
+ Nếu bị bỏng vì acid đặc, nhất là sulfuric acid đặc thì phải dội nước rửa ngay nhiều lần, nếu có vòi nước thì cho chảy mạnh vào vết bỏng 3 – 5 phút, sau đó rửa bằng dung dịch NaHCO3, không được rửa bằng xà phòng.
+ Bị bỏng vì kiềm đặc thì lúc đầu chữa như bị bỏng acid, sau đó rửa bằng dung dịch loãng acetic acid 5% hay giấm.
+ Khi bị ngộ độc bởi các khí độc, cần đình chỉ thí nghiệm, mở ngay cửa và cửa sổ, đưa ngay bệnh nhân ra ngoài chỗ thoáng gió, đưa các bình có chứa hoặc sinh ra khí độc vào tủ hốt hoặc đưa ra ngoài phòng
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm nhỏ (theo bàn) thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập số 1.
Học sinh nhận nhiệm vụ
Thực hiện nhiệm vụ:
 - HS nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm, hoàn thiện phiếu học tập số 1.
- GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ học sinh khi cần thiết.
HS hoạt động nhóm, hoàn thành phiếu trong 15 phút
Báo cáo kết quả
 - Đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày đáp án từng câu hỏi, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Đại diện nhóm lên trình bày lần lượt câu hỏi phần thảo luận nhóm.
 GV yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung
Tổng kết: Nhắc lại một số quy tắc an toàn khi tiến hành các thí nghiệm khoa học
GV tổng kết, chuẩn hoá kiến thức.
1. Nhận biết hoá chất
Các hoá chất trong phòng thí nghiệm đều được đựng trong chai hoặc lọ kín, thường được làm bằng thuỷ tinh, nhựa, ... và có dán nhãn ghi tên, công thức hoá học, trọng lượng hoặc thể tích, độ tinh khiết, nhà sản xuất, các kí hiệu cảnh báo, điều kiện bảo quản, ... Các dung dịch hoá chất pha sẵn có nồng độ của chất tan ...
2. Quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm
- Không sử dụng hoá chất đựng trong đồ chứa không có nhãn hoặc nhãn mờ, mất chữ. Đọc cẩn thận nhãn hoá chất, tìm hiểu kĩ tính chất, cảnh báo  của mỗi loại hoá chất trước khi sử dụng.
- Thực hiện thí nghiệm cẩn thận, đúng quy tắc, không dùng tay trực tiếp lấy hoá chất.
- Khi bị hoá chất dính vào người hoặc hoá chất bị đổ, bị tràn cần báo cáo với giáo viên để được hướng dẫn xử lí.
- Các hoá chất dùng xong còn thừa, không được đổ trở lại bình chứa mà cần được xử lí theo hướng dẫn của giáo viên. 
TIẾT 2
Hoạt động 3: TÌM HIỂU MỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM VÀ CÁCH SỬ DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh nêu được một số dụng cụ thí nghiệm thông dụng (ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, bình nón, phễu lọc, ống đong, ống hút, ống nhỏ giọt, kẹp gỗ ) và cách sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm này.
b) Nội dung:
Học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ, hoàn thành phiếu học tập số 2, từ đó lĩnh hội kiến thức.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Tìm dụng cụ cần thiết trong cột B phù hợp với mục đích sử dụng trong cột A.
Câu 2: Khi đun nóng hoá chất trong ống nghiệm, không nên kẹp ống nghiệm quá cao hoặc quá thấp và phải hơ nóng đều ống nghiệm. Hãy giải thích điều này.
Câu 3: Nêu cách sử dụng ống hút nhỏ giọt khi làm thí nghiệm.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
Dự kiến sản phẩm:
Câu 1:
a – 2; b – 4; c – 6; d – 1; e – 3; g - 5.
Câu 2:
- Khi kẹp ống nghiệm, cần kẹp ở vị trí 1/3 ống nghiệm, tính từ miệng ống nghiệm xuống.
Không nên kẹp ống nghiệm quá cao để dễ dàng thao tác thí nghiệm; không nên kẹp ống nghiệm quá thấp tránh để tuột, rơi ống nghiệm, đặc biệt là ống nghiệm đã chứa hoá chất, gây nguy hiểm.
- Khi đun hoá chất cần phải hơ nóng đều ống nghiệm, sau đó mới đun trực tiếp tại nơi có hoá chất. Việc hơ nóng đều ống nghiệm giúp nhiệt toả đều, tránh làm nứt, vỡ ống nghiệm khi lửa tụ nhiệt tại một điểm.
Câu 3: Cách sử dụng ống hút nhỏ giọt khi làm thí nghiệm: Ống hút nhỏ giọt thường có quả bóp cao su để lấy chất lỏng với lượng nhỏ. Khi lấy chất lỏng, bóp chặt và giữ quả bóp cao su, đưa ống hút nhỏ giọt vào lọ đựng hoá chất, thả chậm quả bóng cao su để hút chất lỏng lên. Chuyển ống hút nhỏ giọt đến ống nghiệm và bóp nhẹ quả bóp cao su để chuyển từng giọt dung dịch vào ống nghiệm. Không chạm đầu ống hút nhỏ giọt vào thành ống nghiệm.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm nhỏ (theo bàn) thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập số 2.
Học sinh nhận nhiệm vụ
Thực hiện nhiệm vụ:
 - HS nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm, hoàn thiện phiếu học tập số 2.
- GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ học sinh khi cần thiết.
HS hoạt động nhóm, hoàn thành phiếu trong 15 phút
Báo cáo kết quả
 - Đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày đáp án từng câu hỏi, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Đại diện nhóm lên trình bày lần lượt các câu hỏi phần thảo luận nhóm.
 Yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung
Tổng kết: GV tổng kết, chuẩn hoá kiến thức.
 1. Một số dụng cụ thí nghiệm thông dụng
Ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, bình nón, phễu lọc, ống đong, ống hút nhỏ giọt, kẹp gỗ
2. Cách sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm
a) Ống nghiệm
- Khi thực hiện thí nghiệm, giữ ống nghiệm bằng tay không thuận, dùng tay thuận để thêm hoá chất vào ống nghiệm.
- Khi đun nóng hoá chất trong ống nghiệm cần kẹp ống nghiệm bằng kẹp ở khoảng 1/3 ống nghiệm tính từ miệng ống. Từ từ đưa đáy ống nghiệm vào ngọn lửa đèn cồn, miệng ống nghiêng về phía không có người, làm nóng đều đáy ống nghiệm rồi mới đun trực tiếp tại nơi có hoá chất. Điều chỉnh đáy ống nghiệm vào vị trí nóng nhất của ... y ô nhiễm môi trường (ô nhiễm do chất thải sinh hoạt và công nghiệp, ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật, ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm do sinh vật gây bệnh) và biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
	- Trình bày được sự cần thiết phải bảo vệ động vật hoang dã, nhất là những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cần được bảo vệ theo Công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã (CITES) (ví dụ như các loài voi, tê giác, hổ, sếu đầu đỏ và các loài linh trưởng,).
	- Nêu được khái niệm khái quát về biến đổi khí hậu và một số biện pháp chủ yếu nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.
	- Điều tra được hiện trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương.
	- Đề xuất ý tưởng áp dụng kiến thức về KHTN để giải quyết vấn đề về ô nhiễm môi trường.
Phẩm chất: 
Chăm chỉ, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập nhằm tìm hiểu về các tác động của con người đối với môi trường qua từng thời kì.
Biết giúp đỡ bạn trong các hoạt động học tập .
Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thảo luận các biện pháp bảo vệ môi trường, đặc biệt là nơi mình sinh sống.
Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm, kết quả tìm hiểu về các biện pháp bảo vệ môi trường trong cuộc sống.
Xây dựng tình yêu thiên nhiên, hiểu - tôn trọng và biết vận dụng các quy luật của thế giới tự nhiên nhằm phát triển thiên nhiên bền vững.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
Máy tính, máy chiếu
Video, tranh ảnh liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường.
Phiếu học tập (nội dung các nhiệm vụ)
III. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRƯỚC GIỜ HỌC 
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
TIẾT 1 – BÀI 47: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập bằng tình huống có vấn đề: 
Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (United Nations Environment Programme — UNEP) là một cơ quan của LHQ điều phối các hoạt động môi trường của Liên Hợp Quốc, hỗ trợ các nước đang phát triển trong việc thực hiện các chính sách và các cách làm hợp lý về môi trường. Chương trình do Maurice Strong, Giám đốc đầu tiên thành lập, do kết quả của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Môi trường Con người (Hội nghị Stockholm) tổ chức vào tháng 6 năm 1972. Các hoạt động Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc bao gồm nhiều vấn đề liên quan đến bầu khí quyển, hệ sinh thái dưới nước và trên cạn, quản trị môi trường và kinh tế xanh.
Mục tiêu: Nêu được một số vấn đề nghiên cứu của KHTN như: đối tượng nghiên cứu KHTN
Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL, hoàn thành 2 cột K, W để kiểm tra kiến thức nền của học sinh về KHTN.
Sản phẩm: 
Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập KWL, có thể: KHTN là những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên; là ngành khoa học nghiên cứu về thế giới tự nhiênKHTN giúp con người có cuộc sống tốt hơn, tránh được những rủi ro do thế giới tự nhiên gây ra; KHTN giúp con người tiết kiệm thời gian, giảm sức lao động
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu.
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. 
- GV liệt kê đáp án của HS trên bảng.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu “Tác động của con người đối với môi trường qua các thời kì phát triển xã hội”
Mục tiêu: 
- Phân biệt được tác động của con người vào thiên nhiên chia làm 3 giai đoạn lớn
+ Thời kì nguyên thủy
+ Thời kì xã hội nông nghiệp
+ Thời kì xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp.
- Nêu được khái niệm hiện tượng tự nhiên.
b) Nội dung
- Xem video và cho biết những tác động của con người và hậu của của những tác động đó đến môi trường.
- Học sinh làm theo nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1: Tìm hiểu những tác động của con người đến tự nhiên.
c) Sản phẩm:
- HS gọi tên được những tác động, nêu được hậu quả của tác động của con người đối với tự nhiên.
- Đáp án phiếu học tập số 1: 
- Học sinh trình bày được tác động của con người đối với môi trường qua các thời kì phát triển xã hội.
d) Tổ chức thực hiện:
*Giao nhiệm vụ.
- GV yêu cầu HS dựa vào hiểu biết của mình và video để hoàn thành phiếu học tập.
- GV cho HS làm theo nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1.
- GV nhận xét và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận.
Tác động của hoạt động trồng trọt đến môi trường qua các thời kì phát triển xã hội:
– Thời kì nguyên thuỷ: Con người sống hoà đồng với thiên nhiên.
- Thời kì xã hội nông nghiệp: Con người biết trồng cây lương thực và chăn nuôi; hoạt động trồng trọt và chăn nuôi có thể dẫn tới việc chặt phá và đốt rừng lấy đất.
Thời kì cách mạng công nghiệp: Con người cơ giới hoá sản xuất, các loại máy móc ra rời đã tác động mạnh mẽ tới môi trường sống, làm biến đổi môi trường sống một cách nhanh chóng (cả theo hướng làm suy thoái môi trường và hướng bảo vệ môi trường).
* Thực hiện nhiệm vụ
- HS làm theo nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1, đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS liên hệ thực tiễn trả lời câu hỏi.
* Báo cáo:
-GV gọi ngẫu nhiên 2 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân về những tác động của con người đến tự nhiên.
- GV gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm, các nhóm khác theo dõi, đối chiếu bổ sung.
* Kết luận: GV nhận xét kết quả báo cáo của các nhóm, chốt kiến thức.
2.2 Tìm hiểu về “Ô nhiễm môi trường”
	a) Mục tiêu: 
- Học sinh nêu được khái niệm “Ô nhiễm môi trường”
- Liệt kê một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
- Đề xuất một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
b) Nội dung
- Xem video và cho biết những dấu hiệu để nhận biết ô nhiễm môi trường có trong video.
- Kể tên các hoạt động chủ yếu nào của con người gây ô nhiễm môi trường – những biện pháp đã làm để giảm thiểu ô nhiễm.
- Học sinh làm theo nhóm: Tìm hiểu ô nhiễm môi trường (Vẽ sơ đồ tư duy, Poster,... đóng kịch,...)
c) Sản phẩm:
- HS gọi tên được những tác động, nêu được hậu quả của ô nhiễm môi trường đối với đời sống con người và đối với tự nhiên.
- Học sinh trình bày được tác động của ô nhiễm môi trường đối với đời sống con người và đối với tự nhiên.
d) Tổ chức thực hiện:
*Giao nhiệm vụ.
- GV yêu cầu HS dựa vào hiểu biết của mình và video để hoàn thành phiếu học tập.
- GV nhận xét và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận.
+ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; hoạt động xả khói của nhà máy; xả nước thải, chất thải chưa qua xử lí đúng cách; sản xuất công nghiệp tạo thành các sản phẩm khó phân giải.
+ Việc phân loại rác thải từ gia đình giúp giảm công sức và thời gian trong việc phân loại rác ở các công ty môi trường; tạo điều kiện cho việc cơ giới hoá trong xử lí rác; tăng hiệu quả của quá trình xử lí rác; hạn chế ô nhiễm khi xử lí rác; tránh lãng phí chất hữu cơ trong việc làm giàu độ phì nhiêu cho đất,...
Hoạt động 3: Luyện tập.
Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học.
Nội dung: 
- HS hoàn thiện các câu hỏi trắc nghiệm trên trang quizizz.com
Sản phẩm: 
- Kết quả bài làm của HS
Tổ chức hoạt động: 
*Giao nhiệm vụ học tập: GV chia sẻ đường link của HS.
*Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
* Báo cáo: GV chiếu kết quả của cả lớp, chữa lại những bài sai.
*Kết luận: GV nhấn mạnh nội dung bài học.
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
Nội dung: Các cách bảo vệ, cải tạo môi trường dễ thực hiện tại nhà.
Sản phẩm: HS báo cáo phần tìm hiểu dưới dạng trình chiếu PPT, bằng video
Tổ chức hoạt động: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm vào tiết sau.
TIẾT 2 – BÀI 47: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (tiết 2)
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về “Biến đổi khí hậu”
	a. Xác định vấn đề học tập bằng tình huống có vấn đề bằng xem đoạn phim của VTV 24 về tốc độ biến đổi khí hậu. Nhờ phát minh khoa học và công nghệ nào mà con người hiện nay ngày một nâng cao về vấn đề biến đổi khí hậu. Nếu biến đổi khí hậu diễn ra ngày một nhiều thì cuộc sống của con người, của các loài động vật trong tự nhiên sẽ như thế nào? 
	b/ Mục tiêu: Nêu được một số vấn đề về Biến đổi khí hậu: ENINO, ENINA,... hậu quả của các thay đổi đó đối với Hành tinh Trái đất?
Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL, hoàn thành 2 cột K, W để kiểm tra kiến thức nền của học sinh về Biến đổi khí hậu, bảo vệ động vật hoang dã.
- Tại sao Việt Nam được coi là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu?
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập KWL, có thể: Biến đổi khí hậu là sự thay đổi giá trị trung bình của các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ... Giữa các giai đoạn, mỗi giai đoạn từ vài thập kỉ đến hàng thế kỉ
e) Tổ chức thực hiện: 
- GV phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu.
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. 
- GV liệt kê đáp án của HS trên bảng.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về bảo vệ động vật hoang dã.
a)Mục tiêu:
- Trình bày được động vật hoang dã là những động vật nào?
- Tại sao phải bảo vệ động vật hoang dã?
b) Nội dung:
- HS xem video để rút ra kết luận về những tác động của con người đối động vật hoang dã và với môi trường sống của chúng.
c) Sản phẩm:
- Mỗi loài động vật hoang dã nêu rõ tên, mức độ bảo tồn, số lượng cá thể còn sót lại, liên hệ với các loài động vật có ở Việt Nam...
d) Tổ chức hoạt động.
*Giao nhiệm vụ. 
- GV yêu cầu HS tìm tranh ảnh, video để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Từ đó yêu cầu HS nhận xét:
+ Vai trò của động vật hoang dã với tự nhiên, đối với con người?
+ Nếu không biết bảo vệ đúng cách thì Biến đổi khí hậu sẽ gây hại như thế nào đối với cuộc sống của loài người và các loài sinh vật khác
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận.
* Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát video, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi.
* Báo cáo: GV gọi đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét bổ sung.
* Kết luận: GV chốt kiến thức vai trò con người, lưu ý những tác động của con người đến môi trường khi con người sử dụng các nguồn tài nguyên không đúng phương pháp và mục đích.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học.
Nội dung: 
- HS thực hiện cá nhân phần “Con học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL.
- HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
Sản phẩm: 
- HS trình bày quan điểm cá nhân về đáp án trên phiếu học tập KWL.
Tổ chức hoạt động: 
*Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phần “Con học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL và tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi.
*Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
* Báo cáo: GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.
*Kết luận: GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
Nội dung: Biến đổi khí hâu, bảo vệ động vật hoang dã và Bảo vệ môi trường.
Sản phẩm: HS báo cáo phần tìm hiểu Bảo vệ môi trường dưới dạng báo tường kèm tranh ảnh minh họa, bằng trình chiếu PP, bằng video
Tổ chức hoạt động: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm vào tiết sau.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_8_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_c.docx