Giáo án Khoa học tự nhiên 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương I: Phản ứng hóa học - Bài 6: Tính theo phương trình hoá học

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:

1. Về kiến thức:

– Tính được lượng chất trong phương trình hóa học theo số mol, khối lượng hoặc thể tích ở điều kiện 1 bar và 25 0C.

– Nêu được khái niệm hiệu suất của phản ứng và tính được hiệu suất của một phản ứng dựa vào lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết và lượng sản phẩm thu được theo thực tế.

2. Về năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học và tự chủ: Chủ động, tự tìm hiểu về số mol, khối lượng hoặc thể tích ở điều kiện 1 bar và 25 0C.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:

+ Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về khái niệm hiệu suất của phản ứng

+ Hoạt động nhóm có hiệu quả theo yêu cầu của GV trong khi thảo luận, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để thảo luận hiệu quả, giải quyết các vấn đề trong bài học và hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

*Năng lực khoa học tự nhiên:

- Năng lực nhận thức KHTN: Trình bày được khái niệm khái niệm hiệu suất của phản ứng

- Năng lực tìm hiểu KHTN: tính được hiệu suất của một phản ứng dựa vào lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết và lượng sản phẩm thu được theo thực tế.

3. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

- Trung thực: Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ đề của bài học.

- Trách nhiệm: Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

 

doc 6 trang Khánh Đăng 27/12/2023 1360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương I: Phản ứng hóa học - Bài 6: Tính theo phương trình hoá học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương I: Phản ứng hóa học - Bài 6: Tính theo phương trình hoá học

Giáo án Khoa học tự nhiên 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương I: Phản ứng hóa học - Bài 6: Tính theo phương trình hoá học
Tuần:	Ngày soạn:
Tiết:	 
BÀI 6: TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC
Thời gian thực hiện: (4 tiết)
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
1. Về kiến thức: 
– Tính được lượng chất trong phương trình hóa học theo số mol, khối lượng hoặc thể tích ở điều kiện 1 bar và 25 0C. 
– Nêu được khái niệm hiệu suất của phản ứng và tính được hiệu suất của một phản ứng dựa vào lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết và lượng sản phẩm thu được theo thực tế.
2. Về năng lực: 
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học và tự chủ: Chủ động, tự tìm hiểu về số mol, khối lượng hoặc thể tích ở điều kiện 1 bar và 25 0C. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: 
+ Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về khái niệm hiệu suất của phản ứng
+ Hoạt động nhóm có hiệu quả theo yêu cầu của GV trong khi thảo luận, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để thảo luận hiệu quả, giải quyết các vấn đề trong bài học và hoàn thành các nhiệm vụ học tập. 
*Năng lực khoa học tự nhiên:
- Năng lực nhận thức KHTN: Trình bày được khái niệm khái niệm hiệu suất của phản ứng 
- Năng lực tìm hiểu KHTN: tính được hiệu suất của một phản ứng dựa vào lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết và lượng sản phẩm thu được theo thực tế.
3. Về phẩm chất: 
- Chăm chỉ: Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên. 
- Trung thực: Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ đề của bài học. 
- Trách nhiệm: Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. 
II. Thiết bị dạy học và học liệu 
1. Giáo viên: 
- Máy chiếu, bảng nhóm, các hình ảnh theo SGK. 
2. Học sinh: 
- Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập
- Đọc trước nội dung bài 4 tìm hiểu kiến thức liên quan đến bài học qua internet, sách báo. 
- Giấy A0. 
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu (.. phút)
a) Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho học sinh, dẫn dắt giới thiệu vấn đề để học sinh biết được về phương trình hóa học
b) Nội dung:
- Cho học sinh thực hiện Phiếu học tập 1
Bằng cách nào có thể tính được lượng chất tham gia và lượng chất sản phẩm trong quá trình sản xuất?
c) Sản phẩm:
- Học sinh bước đầu nói lên suy nghĩ của bản thân và có hướng điều chỉnh đúng trong vấn đề nghiên cứu. 
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV - HS
Tiến trình nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập
- GV đưa nội dung câu hỏi
Bằng cách nào có thể tính được lượng chất tham gia và lượng chất sản phẩm trong quá trình sản xuất?
* HS thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi của GV đưa ra. 
- GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết. 
* Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu 2 -3 HS đại diện nhóm trình bày, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức, đặt vấn đề vào bài. 
Câu trả lời của HS 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (.. phút)
Hoạt động 2.1: TÍNH LƯỢNG CHẤT TRONG PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC (.. phút)
a) Mục tiêu: 
– Tính được lượng chất trong phương trình hóa học theo số mol, khối lượng hoặc thể tích ở điều kiện 1 bar và 25 0C. 
b) Nội dung: 
- GV yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, tiến hành thí nghiệm và trả lời câu hỏi:
Câu hỏi 1 trang 29 KHTN 8: Ví dụ: Hoà tan hết 0,65 gam Zn trong dung dịch HCl 1 M, phản ứng xảy ra như sau:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Tính thể tích khí hydrogen thu được trong ví dụ trên ở 25 oC, 1 bar.
Câu hỏi 2 trang 29 KHTN 8: Khi cho Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thì xảy ra phản ứng hoá học như sau:
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
Sau phản ứng thu được 0,02 mol MgSO4. Tính thể tích khí H2 thu được ở 25 oC, 1 bar.
c) Sản phẩm: 
- Câu trả lời của HS 
Câu hỏi 1 trang 29 KHTN 8: 
Số mol Zn tham gia phản ứng: nZn=0,65:65=0,01(mol)
Theo phương trình hoá học:
1 mol Zn tham gia phản ứng sẽ thu được 1 mol H2.
Vậy 0,01 mol Zn tham gia phản ứng sẽ thu được 0,01 mol H2.
Thể tích khí hydrogen thu được ở 25 oC, 1 bar (tức điều kiện chuẩn) là:
V = 0,01 . 24,79 = 0,2479 lít.
Câu hỏi 2 trang 29 KHTN 8: 
Theo phương trình hoá học:
1 mol Mg tham gia phản ứng sẽ thu được 1 mol MgSO4 và 1 mol H2.
Hay số mol H2 thu được sau phản ứng bằng số mol MgSO4 thu được sau phản ứng.
Vậy sau phản ứng thu được 0,02 mol MgSO4 suy ra số mol H2 thu được là 0,02 mol.
Thể tích khí H2 thu được ở 25 oC , 1 bar (tức điều kiện chuẩn) là:
V = 0,02 . 24,79 = 0,4958 lít.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân
- Gv đưa bài tập ví dụ (sgk), hướng dẫn học sinh thực hiện
Câu hỏi 1 trang 29 KHTN 8: Ví dụ: Hoà tan hết 0,65 gam Zn trong dung dịch HCl 1 M, phản ứng xảy ra như sau:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Tính thể tích khí hydrogen thu được trong ví dụ trên ở 25 oC, 1 bar.
Câu hỏi 2 trang 29 KHTN 8: Khi cho Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thì xảy ra phản ứng hoá học như sau:
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
Sau phản ứng thu được 0,02 mol MgSO4. Tính thể tích khí H2 thu được ở 25 oC, 1 bar.
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện hoàn thành các yêu cầu của GV. 
- GV quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết. 
* Báo cáo, thảo luận
- GV gọi HS đại diện trình bày. 
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung phần trình bày của bạn. 
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức đúng.
I. TÍNH LƯỢNG CHẤT TRONG PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
Dựa vào phương trình hóa học, khi biết lượng một chất đã phản ứng hoặc lượng chất tạo thành, tính được lượng các chất còn lại.
Câu hỏi 1 trang 29 KHTN 8: 
Số mol Zn tham gia phản ứng: nZn=0,65:65=0,01(mol)
Theo phương trình hoá học:
1 mol Zn tham gia phản ứng sẽ thu được 1 mol H2.
Vậy 0,01 mol Zn tham gia phản ứng sẽ thu được 0,01 mol H2.
Thể tích khí hydrogen thu được ở 25 oC, 1 bar (tức điều kiện chuẩn) là:
V = 0,01 . 24,79 = 0,2479 lít.
Câu hỏi 2 trang 29 KHTN 8: 
Theo phương trình hoá học:
1 mol Mg tham gia phản ứng sẽ thu được 1 mol MgSO4 và 1 mol H2.
Hay số mol H2 thu được sau phản ứng bằng số mol MgSO4 thu được sau phản ứng.
Vậy sau phản ứng thu được 0,02 mol MgSO4 suy ra số mol H2 thu được là 0,02 mol.
Thể tích khí H2 thu được ở 25 oC , 1 bar (tức điều kiện chuẩn) là:
V = 0,02 . 24,79 = 0,4958 lít.
Hoạt động 2.2: HIỆU SUẤT PHẢN ỨNG (.. phút)
a) Mục tiêu: 
– Nêu được khái niệm hiệu suất của phản ứng và tính được hiệu suất của một phản ứng dựa vào lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết và lượng sản phẩm thu được theo thực tế. 
b) Nội dung: 
- GV yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa
c) Sản phẩm: 
- Câu trả lời của HS 
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK
- Học sinh trả lời câu hỏi 1,2
Câu hỏi trang 29 KHTN 8: Khi nung nóng KClO3 xảy ra phản ứng hoá học sau (phản ứng nhiệt phân):
2KClO3 →2KCl + 3O2
Biết rằng hiệu suất phản ứng nhỏ hơn 100%.
Hãy chọn các từ/cụm từ (lớn hơn, nhỏ hơn, bằng) phù hợp với nội dung còn thiếu trong các câu sau đây:
- Khi nhiệt phân 1 mol KClO3 thì thu được số mol O2  (1)  1,5 mol.
- Để thu được 0,3 mol O2 thì cần số mol KClO3  (2)  0,2 mol.
Câu hỏi trang 30 KHTN 8: Nung 10 gam calcium carbonate (thành phần chính của đá vôi), thu được khí carbon dioxide và m gam vôi sống. Giả thiết hiệu suất phản ứng là 80%, xác định m.
+ Khái niệm hiệu suất phản ứng?
+ Công thức tính hiệu suất phản ứng: 
* HS thực hiện nhiệm vụ
- Cá nhân trình bày
- Học sinh còn lại, nhận xét 
* Báo cáo, thảo luận
- GV gọi HS đại diện trình bày, học sinh còn lại nhận xét bổ sung.
* Kết luận, nhận định
- GV yêu cầu học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
II. HIỆU SUẤT PHẢN ỨNG
Câu hỏi trang 29 KHTN 8: 
- Khi nhiệt phân 1 mol KClO3 thì thu được số mol O2 nhỏ hơn 1,5 mol.
- Để thu được 0,3 mol O2 thì cần số mol KClO3 lớn hơn 0,2 mol.
Câu hỏi trang 30 KHTN 8: 
Số mol CaCO3: nCaCO3=10:100=0,1(mol).
Phương trình hoá học:
 CaCO3  CaO + CO2
Theo phương trình hoá học:
1 mol CaCO3 tham gia phản ứng thu được 1 mol CaO.
Vậy 0,1 mol CaCO3 tham gia phản ứng thu được 0,1 mol CaO.
Khối lượng CaO thu được theo lí thuyết là: mLT = 0,1.56 = 5,6 gam.
Do hiệu suất phản ứng là 80% nên khối lượng CaO thu được theo thực tế là:
mTT=5,6.80100=4,48(gam).
a. Khái niệm hiệu suất phản ứng:
- Xét phản ứng trong trường hợp tổng quát:
Chất phản ứng → Sản phẩm
- Với hiệu suất phản ứng nhỏ hơn 100% khi đó:
+ Lượng chất phản ứng dùng trên thực tế sẽ lớn hơn lượng tính theo phương trình hóa học (theo lí thuyết)
+ Lượng sản phẩm thu được trên thực tế sẽ nhỏ hơn lượng tính theo phương trình hóa học
b. Công thức tính hiệu suất phản ứng:
 Với: m,n lần lượt là khối lượng và số mol chất sản phẩm tính theo lí thuyết
 m’, n’ lần lượt là khối lượng và số mol chất sản phẩm tính theo thực tế
3. Hoạt động luyện tập, vận dụng ( phút)
a. Mục tiêu: Phối hợp với các thành viên trong nhóm cùng giải quyết các vấn đề mà nhiệm vụ học tập đề ra. Sáng tạo trong việc xây dựng thiết kế các hoạt động luyện tập hoàn thành nội dung nhiệm vụ được giao.
b. Nội dung: HS thu nhận kiến thức, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện 
Hoạt động của GV - HS
Tiến trình nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ học tập:
+Bài tập 
Câu 1: Khi cho m gam kim loại Mg phản ứng với ldung dịch HCl dư theo phản ứng: 
Mg+ 2HCl → MgCl2 + H2 Sau phản ứng thu được 2,479 lít (đktc) khí hiđro ở 250C, 1 bar. Tính m?
Câu 2: Khi cho kim loại 6,5g kim loại Zn phản ứng với dung dịch axit sunfuric loãng như sau: Zn+ H2SO4 →ZnSO4 + H2. Tính khối lượng muối ZnSO4 thu được sau phản ứng.
Câu 3: Khí thiên nhiên nén (CNG – Compressed Natural Gas) có thành phần chính là methane (CH4), là nhiêu liệu sạch, thân thiện với môi trường. Xét phản ứng đốt cháy methane trong buồng đốt động cơ xe buýt sử dụng nhiên liệu CNG: 
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O 
Tính thể tích khí CO2 (đkc) ở ở 250C, 1 bar từ 24,79 lít khí CH4
* Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
- GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
* Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả, nêu ý kiến của mình.
* Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV yêu cầu học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- GV đánh giá bằng nhận xét. 
- GV giải thích bổ sung kiến thức.
Câu trả lời của học sinh
Câu 1:
Hướng dẫn giải
 mol
 PTHH: Mg+ 2HCl → MgCl2 + H2
PTHH (mol) 	1 1
Phản ứng (mol) 0,1 ← 0,1
m= mMg= 0,1.24=2,4 gam
Câu 2:
Số mol kim loại Zn là nZn= 0,1 mol
PTHH Zn+ H2SO4 →ZnSO4 + H2
Theo PTHH (mol) 1 1
Theo phản ứng (mol)	 0,1 → 0,1
 gam	
Câu 3:
PTHH: CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
Theo PTHH (lit) 1 1
Theo phản ứng (lít) 24,79 24,79
Vậy 24,79 lít
8 Hướng dẫn tự học ở nhà (.. phút)
- HS về nhà đọc trước, tìm hiểu nội dung liên quan đến bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác
------------------ 

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_8_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_c.doc