Giáo án Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Phần Hóa học

Tiết 17+18 -BÀI 10: CÁC THỂ CỦA CHÂT VÀ SỰ CHUYỂN THỂ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất (rắn; lỏng; khí) thông qua quan sát.

- Đưa ra được một số ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất.

- Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc.

- Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể (trạng thái) của chất.

- Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể (trạng thái): nóng chảy, đông đặc; bay hơi, ngưng tụ; sôi.

2.Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất. Hoạt động nhóm một cách hiểu quả theo yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

+ Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập (Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể).

+ Học sinh tự trao đổi chứng minh được sự chuyển thể bằng việc tự làm thí nghiệm về sự chuyển thể

- Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất (rắn; lỏng; khí) thông qua quan sát. Đưa ra được một số ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất.

- Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc.

- Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể (trạng thái) của chất.

3. Phẩm chất: - Trung thực trong thực hành, báo cáo kết quả thí nghiệm về sự chuyển thể (trạng thái) của chất.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

 

docx 97 trang Khánh Đăng 27/12/2023 1980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Phần Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Phần Hóa học

Giáo án Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Phần Hóa học
Ngày soạn: 7/10/2022
 Ngày dạy: 10+11/10
Tiết 17+18 -BÀI 10: CÁC THỂ CỦA CHÂT VÀ SỰ CHUYỂN THỂ
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất (rắn; lỏng; khí) thông qua quan sát.
- Đưa ra được một số ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất.
- Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc.
- Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể (trạng thái) của chất.
- Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể (trạng thái): nóng chảy, đông đặc; bay hơi, ngưng tụ; sôi.
2.Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất. Hoạt động nhóm một cách hiểu quả theo yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: 
+ Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập (Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể).
+ Học sinh tự trao đổi chứng minh được sự chuyển thể bằng việc tự làm thí nghiệm về sự chuyển thể
- Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất (rắn; lỏng; khí) thông qua quan sát. Đưa ra được một số ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất.
- Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc.
- Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể (trạng thái) của chất.
3. Phẩm chất: - Trung thực trong thực hành, báo cáo kết quả thí nghiệm về sự chuyển thể (trạng thái) của chất.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 1. Giáo viên: MC 
- Chuẩn bị 4 bộ thí nghiệm. Mỗi bộ gồm: 
, 1 cốc thủy tinh, nhiệt kế 
+ Dụng cụ: Cốc thủy tinh,1 ống nghiệm nhiệt kế (có dải đo từ dưới - 5oC đến trên 50 oC., đèn còn, quả bóng bay
+ Hoá chất: Nước cất, cốc thủy tinh chịu nhiệt, , , 
2. Học sinh: Nước nóng, nước đá viên, đinh sắt, đá...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động 1: Mở bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
* Tổ chức cho HS khởi động qua hình thức chơi trò chơi: Thi ai viết được nhiều nhất
GV yêu cầu 4 nhóm HS tham gia.
- GV thông báo cách chơi: Trong vòng 2 phút ai viết được nhiều ở thể rắn, lỏng, khí?
- Nhóm nào viết được nhiều hơn, nhanh hơn sẽ giành phần thắng.
* Em có thể dùng chất ở thể lỏng để tạo nên vật có hình dạng cố định không?
- Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung. 
B4: GV chưa chốt kiến thức, đặt vấn đề nghiên cứu bài mới.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS các nhóm tiến hành chơi trò chơi qua hình thức lên bảng viết các chất ở thể rắn, lỏng, khí.
B3: Báo cáo kết quả (dự kiến).
* Một số ví dụ về chất ở thể rắn, lỏng và khí
+ Chất ở thể rắn: đá, sắt, chì, ...
+ Chất ở thể lỏng: dầu ăn, nước, thủy ngân, ...
+ Chất ở thể khí: khí oxi, khí gas, hơi nước, ...
 * Có thể dùng chất ở thể lỏng để tạo nên vật có hình dạng cố định. Ví dụ như làm đông lạnh nước ta được nước đá có hình dạng cụ thể.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
I. Tìm hiểu một số tính chất củachất ở thể rắn, lỏng và khí
B1: Tiến hành làm thí nghiệm, hoạt động theo nhóm bàn:
- GV: Hãy rút ra nhận xét về hình dạng, khả năng chịu nén của chất ở thể rắn, lỏng và khí.
1. Khi mở lọ nước hoa, một lát sau có thể ngửi thấy mùi nước hoa. Điều này thể hiện tích chất gì của chất ở thể khí?
2. Nước từ nhà máy nước được dẫn đến các hộ dân qua các đường ống. Điều này thể hiện tính chất gì của chất ở thể lỏng?
3. Ta có thể đi được trên mặt nước đóng băng. Điều này thể hiện tính chất gì ở thể rắn?
B4: GV nhận xét và chốt về một số tính chất của chất ở thể rắn, lỏng và khí.
I. Tìm hiểu một số tính chất củachất ở thể rắn, lỏng và khí
B2: Học sinh làm thí nghiệm và rút ra nhận xét.
- Chất rắn có hình dạng riêng; chất lỏng và chất khí không có hình dạng nhất định.
- Chất rắn không nén được, chất khí có khả năng nén tốt hơn chất lỏng.
B3: Học sinh báo cáo kết quả, trả lời câu hỏi. HS khác bổ sung.
- Thảo luận thống nhất ý kiến.
1. Điều này thể hiện tính chất vật lí của chất ở thể khí. Đó là các phân tử của chất khí sẽ chuyển động hỗn độn không ngừng.
2. Nước từ nhà máy nước được dẫn đến các hộ dân qua các đường ống điều này thể hiện tính chất vật lí của chất ở thể lỏng. Chất lỏng không có hình dạng nhất định, chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía
3. Khi nước đóng thành băng, nó cứng và sẽ nổi lên trên mặt nước do đó ta có thể đi được trên mặt nước đóng băng.
II. Sự chuyển thể của chất
1. Sự nóng chảy và sự đông đặc
B1: GV hướng dẫn học sinh hoạt động theo nhóm (5 phút), thực hiện các lệnh sau:
(Giáo viên chia nhóm 2 bàn làm 1 nhóm, nhóm 1,2 câu 1; nhóm 3,4 câu 2; nhóm 5,6 câu 3).
1. Nhiệt độ nóng chảy của sắt, thiếc và thủy ngân lần lượt là 1538∘C, 232∘C, -39∘C. Hãy dự đoán chất nào là chất lỏng ở nhiệt độ thường.
2. Khi để cục nước đá ở nhiệt độ phòng em thấy có hiện tượng gì? Tại sao?
3. Quan sát hình 2.4 và trình bày sự chuyển thể đã diễn ra ở thác nước khi chuyển sang mùa hè (hình a) và khi chuyển sang mùa đông (hình b).
B4: GV nhận xét và chốt về sự nóng chảy và sự đông đặc.
B1: Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm (3 nhóm)
* Chuẩn bị: nước đá viên, nước nóng, 1 ống nghiệm, 1 cốc thủy tinh, nhiệt kế (có dải đo từ dưới - 5oC đến trên 50 oC.
* Tiến hành: Cho nước đá viên đập nhỏ vào ống nghiệm. Cắm nhiệt kế vào giữa khối nước đá. Đặt ống nghiệm vào cốc thủy tinh có chưa nước nóng.
Em hãy
1. Ghi lại nhiệt độ và thể của nước trong ống nghiệm theo mẫu bảng (Bảng 1).
2. Nhận xét về nhiệt độ của nước đá trong quá trình nóng chảy?
B4: GV nhận xét và chốt về nhiệt độ của nước đá trong quá trình nóng chảy.
II. Sự chuyển thể của chất
1. Sự nóng chảy và sự đông đặc
B2: HS hoạt động theo nhóm 2 bàn và thực hiện nội dung yêu cầu của giáo viên.
B3: Đại diện các nhóm lên bảng trình bày, các nhóm cò lại nhận xét.
- Thảo luận thống nhất ý kiến.
1. Chất lỏng ở nhiệt độ thường là thủy ngân.
2. Khi để cục đá ở nhiệt độ phòng, cục đá sẽ dần dần tan chảy thành nước.
3. Khi chuyển sang mùa hè, nước chảy rất mạnh.
Khi chuyển sang mùa đông, nước bị đóng băng.
Nước đã chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
Theo dõi nhiệt độ của nước đá trong quá trình nóng chảy
B2: HS các nhóm thực hiện lệnh theo yêu cầu.
B3: Đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.
+ Thảo luận thống nhất kết quả:
- Trả lời (Bảng 1).
2. Nhiệt độ không thay đổi trong suốt quá trình nước đá nóng chảy
Bảng 1:
Thời gian (phút)
Nhiệt độ
Thể
Ban đầu
?
?
1 phút
?
?
2 phút
?
?
.....
?
?
10 phút
?
?
Trả lời (Bảng 1)
Thời gian (phút)
Nhiệt độ
Thể
Ban đầu
0
Rắn
1 đến 8
0
Rắn + lỏng
9
5
Lỏng
10
8
Lỏng
2. Sự hóa hơi và sự ngưng tụ
B1: GV yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm (4 nhóm), thực hiện các yêu cầu sau:
1. Nêu điểm giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ.
2. Nêu điểm giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi.
- GV yêu cầu học sinh tiến hành làm thí nghiệm.
Chuẩn bị: nước cắt, cốc thủy tinh chịu nhiệt, nhiệt kế, đèn còn
Tiến hành: Đun nóng nước cất trong cốc chịu nhiệt. Khi nước sôi, ta sẽ thấy các bọt khí nổi lên rất nhanh và vỡ tung trên bề mặt nước
- Em hãy:
1. Ghi lại nhiệt độ trên nhiệt kế trong quá trình đun nước đến sối (1 phút ghi 1 lần, ghi khoảng 4-5 lần
2. Nhận xét nhiệt độ của nước trong quá trình nước sôi.
B4: GV nhận xét và chốt về sự hóa hơi và sự ngưng tụ.
2. Sự hóa hơi và sự ngưng tụ
B2: HS hoạt động theo nhóm và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
B3: Đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.
+ Thảo luận thống nhất kết quả:
1. Điểm giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ.
Giống nhau: đều đề cập tới sự thay đổi giữa trạng thái hơi và trạng thái lỏng.
Khác nhau:
+ Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí
+ Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể khí sang thể lỏng
2.  Điểm giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi
Điểm giống nhau: đều là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
Điểm khác nhau :
+ Sự bay hơi : chất lỏng chỉ bay hơi trên mặt thoáng và sự bay hơi thì có thể xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào. Xảy ra chậm, khó quan sát.
+ Sự sôi: chất lỏng vừa bay hơi trong lòng chất lỏng tạo ra các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng và sự sôi chỉ xảy ra ở một nhiệt độ nhất định tùy theo chất lỏng. Xảy ra nhanh, dễ quan sát.
Theo dõi nhiệt độ của nước trong quá trình nước sôi
1.
 2. Trong quá trình nước sôi, nhiệt độ của nước không đổi.
Hoạt động 3: Luyện tập
B1: GV yêu cầu HS các bài tập sau:
1. Nhiệt độ nóng chảy của sắt, thiếc và thủy ngân lần lượt là 1538∘C, 232∘C, -39∘C. Hãy dự đoán chất nào là chất lỏng ở nhiệt độ thường.
2. Khi để cục nước đá ở nhiệt độ phòng em thấy có hiện tượng gì? Tại sao?
3. Quan sát H 10.4 và trình bày sự chuyển thể đã diễn ra ở thác nước khi chuyển sang mùa hè (hình a) và khi chuyển sang mùa đông (hình b).
B4: GV nhận xét, đánh giá.
B2: HS hoạt động cá nhân làm 3 BT do GV đưa ra.
B3: 3 HS được chỉ định lên bảng hoàn thành bài tập. 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Thảo luận thống nhất ý kiến.
1. Chất lỏng ở nhiệt độ thường là thủy ngân
2. Khi để cục đá ở nhiệt độ phòng, cục đá sẽ dần dần tan chảy thành nước.
3. Khi chuyển sang mùa hè, nước chảy rất mạnh. Khi chuyển sang mùa đông, nước bị đóng băng. Nước đã chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
* Mục tiêu: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh thông qua nhiệm vụ: Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể, chứng minh được sự chuyển thể bằng việc tự làm thí nghiệm về sự chuyển thể (đông đặc nước thành nước đá, hay vào mùa đông thời tiết nhiệt độ xuống thấp dẫn đến hiện tượng băng tuyết, khi nhiệt độ tăng lên băng tuyết tan ra...)
* Yêu cầu học sinh về nhà hoàn thiện bài tập sau: 
Bài tập:
- Về nhà các em hay tự làm đông đặc nước thành nước đá, sau đó để nước đá ra ngoài môi trường quan sát và nhận xét.
Ngày soạn: 7/10/2022
 Ngày dạy: 12+14/10+.
Tiết 19+20+21+22- BÀI 11: OXYGEN – KHÔNG KHÍ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được một số tính chất vật lí của oxygen: trạng thái, màu sắc, tính tan.
- Nêu được tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt cháy nhiên liệu. Tìm được ví dụ về vai trò của oxygen trong đời sống.
- Nêu được thành phần của không khí: oxygen, nitrogen, carbon dioxide, hơi nước và các khí khác. Trình bày được vai trò của không khí đối với tự nhiên.
- Trình bày được sự ô nhiễm không khí bao gồm: các chất gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm không khí, biểu hiện của không khí bị ô nhiễm.
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.
- Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của Oxygen trong không khí
2. Năng lực
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học ,Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. Năng lực thực hành, Năng lực trao đổi thông tin.
3. Phẩm chất
- Nhân ái, khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: MC
- Hình ảnh, tư liệu cho thấy oxygen có ở khắp nơi trên Trái Đất, lọ  ... uai bị, viêm gan B, thuỷ đậu.
D. Tả, viêm gan B, đau mắt hột, herpes.
Câu 4*. Một số loại vaccine, ví dụ như vaccine phòng đại được khuyến cáo không nên tiêm trừ khi bị chó, méo cản. Dựa vào kiến thức đã học em hãy giải thích vì sao.
**********************************************
Ngày soạn
29/11/2021
Ngày giảng
6A/SS
6B/SS
6C/SS
Tiết 1
02/12
02/12
03/12
Tiết 70. ÔN TẬP KÌ I
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ôn tập lại những nội dung đã học.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
- Năng lực riêng: 
Năng lực vận dụng kiến thức.	
Năng lực thực hành
Năng lực trao đổi thông tin.
Năng lực cá nhân của HS.
3. Phẩm chất
- Hình thành phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- Hệ thống nội dung đã học, câu hỏi.
2. Đối với học sinh: 
- Vở ghi, sgk.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức 
2. Tiến trình dạy học
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ.
Phần lý thuyết
Nhóm 1: Cơ thể sinh vật
Nhóm 2: Tổ chức cơ thể đa bào
Nhóm 3: Hệ thống phân loại sinh vật
Nhóm 4: Khóa lưỡng phân
Nhóm 5: Vi khuẩn
Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả.
Bài tập trắc nghiệm
I.Cơ thể sinh vật
Câu 1: Cơ thể sinh vật có khả năng thực hiện các quá trình sống cơ bản nào?
(1) Cảm ứng và vận động                   (4) Hô hấp
(2) Sinh trưởng                                  (5) Bài tiết
(3) Dinh dưỡng                                  (6) Sinh sản
A. (2), (3), (4), (6)                     B. (1), (3), (5), (6)
C. (2), (3), (4), (5), (6)               D. (1), (2), (3), (4), (5), (6)
Câu 2: Cơ thể nào sau đây là cơ thể đơn bào?
A. Con chó.          B. Trùng biến hình.             C. Con ốc sên.            D. Con cua.
Câu 3: Vật sống nào sau đây không có cấu tạo cơ thể là đa bào?
A. Hoa hồng.                              B. Hoa mai.
C. Hoa hướng dương.               D. Tảo lục.
Câu 4: Vật nào dưới đây là vật sống?
A. Con chó           B. Con dao           C. Cây chổi           D. Cây bút
Câu 5: Hoạt động nào dưới đây là hoạt động của vật sống?
A. Quá trình chuyển năng lượng mặt trời thành năng lượng điện ở pin mặt trời
B. Quá trình đốt cháy carbonhydrate để tạo năng lượng ở người
C. Quá trình thu nhỏ kích thước của hòn đá cuội bên dòng suối
D. Quá trình mài sắt thành kim
Câu 6: Hoạt động nào dưới đây là hoạt động của vật không sống?
A. Quá trình đốt cháy xăng để khiến động cơ chuyển động ở xe máy
B. Quá trình chui lên khỏi mặt đất của cây nấm sau mưa
C. Quá trình hấp thu khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide khi thỏ hô hấp
D. Quá trình dài ra ở móng tay người
 II. Tổ chức cơ thể đa bào
Câu 1: Cấp độ thấp nhất hoạt động độc lập trong cơ thể đa bào là
A. Hệ cơ quan                B. Cơ quan
C. Mô                            D. Tế bào
Câu 2: Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm?
A. Hệ rễ và hệ thân                   B. Hệ thân và hệ lá
C. Hệ chồi và hệ rễ                   D. Hệ cơ và hệ thân
Câu 3: Hệ tuần hoàn được cấu tạo bởi các cơ quan nào sau đây?
A. Tim và máu                         B. Tim và hệ mạch
C. Hệ mạch và máu                  D. Tim, máu và hệ mạch
Câu 4: Cơ quan nào sau đây thuộc hệ thần kinh ở người?
A.Tim là cơ quan thuộc hệ tuần hoàn
B. Phổi là cơ quan thuộc hệ hô hấp
C. Não là cơ quan thuộc hệ thần kinh
D. Dạ dày là cơ quan thuộc hệ tiêu hóa
Câu 5: Con cá vàng là cấp độ tổ chức nào của cơ thể đa bào?
A. Tế bào              B. Cơ thể              C. Cơ quan           D. Mô
III: Hệ thống phân loại sinh vật
Câu 1: Vì sao cần phải phân loại thế giới sống?
A. Để đặt và gọi tên các loài sinh vật khi cần thiết.
B. Để xác định số lượng các loài sinh vật trên Trái Đất.
C. Để xác định vị trí của các loài sinh vật giúp cho việc tìm ra chúng giữa các sinh vật trở nên dễ dàng hơn.
D. Để thấy được sự khác nhau giữa các loài sinh vật.
Câu 2: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?
A. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới
B. Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới
C. Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài
D. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới
Câu 3: Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?
A. Khởi sinh         B. Nguyên sinh               C. Nấm                 D. Thực vật
Câu 4: Hệ thống phân loại sinh vật bao gồm các giới nào?
A. Động vật, Thực vật, Nấm                        
B. Nấm, Nguyên sinh, Thực vật, Virus
C. Khởi sinh, Động vật, Thực vật, Nấm, Virus
D. Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật
Câu 5. Miền Bắc nước ta gọi đây là quả roi đỏ, miền Nam gọi đây là quả mận. Dựa vào đâu để khẳng định hai cách gọi này cùng gọi chung một loài?
A. Tên khoa học             B. Tên địa phương
C. Tên dân gian              D. Tên phổ thông
IV: Khóa lưỡng phân
Câu 1: Khi tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại một nhóm sinh vật cần tuân thủ theo nguyên tắc nào?
A. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập nhau.
B. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có cơ quan di chuyển khác nhau.
C. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có môi trường sống khác nhau.
D. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có kiểu dinh dưỡng khác nhau.
Câu 2: Đặc điểm đối lập của con chim gõ kiến và con chim đà điểu là?
hân thực nên trùng roi không được xếp vào nhóm thực
A. Có lông vũ và không có lông vũ              B. Có mỏ và không có mỏ
C. Có cánh và không có cánh                       D. Biết bay và không biết bay
Câu 3: Khóa lưỡng phân sẽ được dừng phân loại khi nào?
A. Khi các loài sinh vật cần phân loại quá nhiều
B. Khi các loài sinh vật cần phân loại quá ít
C. Khi đã phân loại triệt để được các loài sinh vật
D. Khi các loài sinh vật cần phân loại có điểm khác nhau
Câu 4: Cho các loài: mèo, thỏ, chim bồ câu, ếch và các đặc điểm sau:
(1) Biết bay hay không biết bay 
(2) Có lông hay không có lông
(3) Ăn cỏ hay không ăn cỏ
(4) Hô hắp bằng phổi hay không hô hấp bằng phổi
(5) Sống trên cạn hay không sống trên cạn
(6) Phân tính hay không phân tính
Các đặc điểm đối lập để phân loại các loài này là?
A. (1), (4), (5)                 B. (2), (5), (6)
C. (1), (2), (3)                 D. (2), (3), (5)
V. Vi khuẩn
Câu 1: Vi khuẩn là:
A. Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân sơ, kích thước hiển vi.
B. Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân thực, kích thước hiển vi.
C. Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi.
D. Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi.
Câu 2:  Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của vi khuẩn.
A. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
B. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh.
C. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người.
D. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.
Câu 3: Dụng cụ nào được sử dụng để quan sát vi khuẩn.
A. Kính lúp                    B. Kính hiển vi
C. Kính soi nổi               D. Kính viễn vọng
Câu 4: Bệnh nào sau đây không phải bệnh do vi khuẩn gây nên?
A. Bệnh kiết lị                 B. Bệnh tiêu chảy
C. Bệnh vàng da              D. Bệnh thủy đậu
Câu 5: Ba loại hình dạng điển hình của vi khuẩn là?
A. Hình cầu, hình khối, hình que                  B. Hình lăng trụ, hình khối, hình xoắn
C. Hình que, hình xoắn, hình cầu                 D. Hình khối, hình que, hình cầu
Câu 6: Vai trò quan trọng nhất của vi khuẩn trong tự nhiên là gì?
A. Phân giải xác sinh vật và chất thải động vật
B. Giúp ức chế vi khuẩn có hại, bảo vệ hệ tiêu hóa
C. Sử dụng trong chế biến thực phẩm như sữa chua, dưa muối
D. Sản xuất thuốc kháng sinh
Câu 7: Vì sao nói vi khuẩn là sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn giản nhất trong thế giới sống?
A. Vì vi khuẩn có kích thước nhỏ nhất
B. Vì vi khuẩn có khối lượng nhó nhất
C. Vì vi khuẩn chưa có nhân hoàn chỉnh
D. Vì cấu tạo vi khuẩn chỉ gồm 1 tế bào nhân sơ
Câu 8: Nguyên nhân gây bệnh viêm da là?
A. Vi khuẩn tả                B. Vi khuẩn tụ cầu vàng
C. Vi khuẩn lao              D. Vi khuẩn lactic
Phần II. Tự luận.
Câu 1: Cơ thể sinh vật có khả năng thực hiện các quá trình sống cơ bản nào?
Câu 2: Hệ thống phân loại sinh vật bao gồm các giới nào?
Câu 3 : Vi khuẩn được xếp vào giới nào trong năm giới đã học ? Vì sao ?
Câu 4. Nêu vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên ? Chúng ta có nên sử dụng thức ăn bị ôi thiu hay không ? Vì sao ?
Ngày soạn
15/4/2022
Ngày giảng
6A/SS
6B/SS
6C/SS
Tiết 1
23/4
23/4
18/4
TIẾT 136: ÔN TẬP KÌ 2 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hs củng cố lại các kiến thức ở các chương 
Chương 3: Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực - thực phẩm thông dụng
Chương 4: Hỗn hợp, tách chất ra khỏi hỗn hợp
2. Năng lực 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác
- Năng lực riêng:
Năng lực phát triển liên quan đến sử dụng kiến thức hóa học
Năng lực trao đổi thông tin.
Năng lực cá nhân của HS.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: máy chiếu
2 - HS : Ôn các kiến thức
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Gv cho Hs làm việc nhóm thảo luận làm các bài tập
Các nhóm báo báo
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN .
Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng nhất trong các câu sau: 
Câu 1: Trong các vật liệu sau, vật liệu dẫn điện tốt là:
A. Thuỷ tinh. B. Gốm.
C. Kim loại. D. Cao su.
Câu 2: Nguyên liệu được sử dụng trong lò nung vôi là:
A. Đá vôi. B. Cát.
C. Gạch. D. Đất sét.
Câu 3. Lứa tuổi từ 11 - 15 là lứa tuổi có sự phát triển nhanh chóng về chiều cao. Chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương là:
A. carbohydrate. B. chất béo.
C. protein. D. Calcium
Câu 4: Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định?
A. Ngưng tụ. B. Hoá hơi.
C. Sôi. D. Bay hơi.
B.TỰ LUẬN
Câu 1: a: Theo em nên sử dụng khí gas/xăng trong sinh hoạt gia đình (để đun nấu, nhiên liệu chạy xe máy, ô tô,...) như thế nào để an toàn, tiết kiệm?
 b.:Bằng cách nào xử lí sự cố cháy nổ do khí ga tại gia đinh mình.
Câu 2: a: Tại sao phải phân loại rác thải?
 b :Bằng cách nào xử lí rác thải dễ phân hủy từ những thức ăn bỏ đi hằng ngày thành phân bón cho cây trồng.
3. Đáp án 
A. Trắc nghiệm: Mỗi ý đúng 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
Đáp án
C
A
D
C
B. Tự luận.
Câu
Các ý trong câu
Câu 1
a. Nguyên tắc sử dụng nhiên liệu an toàn là nắm vững tính chất đặc trưng của từng nhiên liệu. Dùng đủ, đúng cách là cách để tiết kiệm nhiên liệu
b. Khi nhận thấy mùi khí gas bất thường, nếu đang nấu nhanh chóng tắt bếp, khóa van bình ga và nhanh chóng mở hết cửa cho thông thoáng để lượng khí gas thoát ra ngoài,
- Dùng quạt tay, bìa carton quạt theo phương ngang để hỗ trợ đẩy nhanh khí gas thoát ra ngoài, không quạt theo phương đứng có thể khiến khí gas bay lên và bạn sẽ hít phải
Câu 2
a. - Việc phân loại rác sinh hoạt góp phần giảm ô nhiễm môi trường. Phân loại đúng còn góp phần tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí cho công tác thu gom và xử lí rác thải.
b. Rác thải dễ phân hủy từ những thức ăn bỏ đi hằng ngày, ta băm nhỏ và trộn đều với đất làm phân bón cho cây trồng

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_p.docx