Giáo án Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Học kì 1

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Môn học : KHOA HỌC TỰ NHIÊN; lớp : 6

Thời gian thực hiện: 2 tiết (1+2)

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến Thức

- Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt được vật sống và vật không sống [ 1 ]

- Nêu được khái niệm của KHTN [ 2 ]

- Phân biệt được các lĩnh vực Khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu. [ 3 ]

- Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt được vật sống và vật không sống. [ 4 ]

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, làm thí nghiệm, nhận xét, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu khái niệm về KHTN, các lĩnh vực chính của KHTN, vai trò, ứng dụng KHTN trong cuộc sống. [ 5]

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra khái niệm KHTN, vai trò của KHTNtrong cuộc sống, hợp tác trong làm thí nghiệm tìm hiểu một số hiện tượng tự nhiên. [6]

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ vai trò của KHTN với cuộc sống con người và những tác động của KHTNvới môi trường. [7]

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Phát biểu được khái niệm KHTN. [8]

- Liệt kê được các lĩnh vực chính của KHTN. [9]

- Sắp xếp được các hiện tượng tự nhiên vào các lĩnh vực tương ứng của KHTN [10]

- Xác định được vai trò của KHTNđối với cuộc sống. [11]

- Dẫn ra được các ví dụ chứng minh vai trò của KHTNvới cuộc sống và tác động của KHTNđối với môi trường. [12]

3. Phẩm chất :

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về KHTN. [13]

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận khái niệm, vai trò, ứng dụng của KHTN. [14]

- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm, kết quả tìm hiểu vai trò KHTN trong cuộc sống. [15]

 

docx 266 trang Khánh Đăng 27/12/2023 740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Học kì 1

Giáo án Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Học kì 1
Ngày soạn:
Ngày dạy:
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn học : KHOA HỌC TỰ NHIÊN; lớp : 6 
Thời gian thực hiện: 2 tiết (1+2)
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến Thức 
- Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt được vật sống và vật không sống [ 1 ] 
- Nêu được khái niệm của KHTN [ 2 ] 
- Phân biệt được các lĩnh vực Khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu. [ 3 ]
- Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt được vật sống và vật không sống. [ 4 ]
2. Năng lực 
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, làm thí nghiệm, nhận xét, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu khái niệm về KHTN, các lĩnh vực chính của KHTN, vai trò, ứng dụng KHTN trong cuộc sống. [ 5] 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra khái niệm KHTN, vai trò của KHTNtrong cuộc sống, hợp tác trong làm thí nghiệm tìm hiểu một số hiện tượng tự nhiên. [6] 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ vai trò của KHTN với cuộc sống con người và những tác động của KHTNvới môi trường. [7]
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Phát biểu được khái niệm KHTN. [8] 
- Liệt kê được các lĩnh vực chính của KHTN. [9]
- Sắp xếp được các hiện tượng tự nhiên vào các lĩnh vực tương ứng của KHTN [10]
- Xác định được vai trò của KHTNđối với cuộc sống. [11]
- Dẫn ra được các ví dụ chứng minh vai trò của KHTNvới cuộc sống và tác động của KHTNđối với môi trường. [12]
3. Phẩm chất :
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về KHTN. [13]
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận khái niệm, vai trò, ứng dụng của KHTN. [14] 
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm, kết quả tìm hiểu vai trò KHTN trong cuộc sống. [15] 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- Máy tính, bài giảng power point 
- Hình ảnh về vật sống, vật không sống, các hiện tượng tự nhiên.
- Hình ảnh các thành tựu của KHTN trong cuộc sống.
- Phiếu học tập KWL và phiếu học tập số 1(đính kèm). 
2. Đối với học sinh: 
- Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập
- Máy tính, điện thoại thông minh. 
- Mỗi nhóm học sinh: 2 thanh nam châm; 1 mẩu giấy quỳ tím,1 kẹp ống nghiệm, 1 ống nghiệm đựng dung dịch nước vôi trong; 1 chiếc bút chì, 1cốc nước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG 
a. Mục tiêu: Nêu được một số vấn đề nghiên cứu của KHTN như: lĩnh vực nào của đời sống, đối tượng nghiên cứu, có vai trò như thế nào ?
b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL, hoàn thành 2 cột K, W để kiểm tra kiến thức nền của học sinh về KHTN. 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập KWL, có thể: KHTN là những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên; là ngành khoa học nghiên cứu về thế giới tự nhiênKHTN giúp con người có cuộc sống tốt hơn, tránh được những rủi ro do thế giới tự nhiên gây ra; KHTN giúp con người tiết kiệm thời gian, giảm sức lao động
d. Tổ chức thực hiện:
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập : GV phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu.
+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập : HS thực hiện cá nhân theo các yêu cầu trên phiếu HT. 
+ Bước 3: Báo cáo kết quả/ sản phẩm : GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. 
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập : GV liệt kê đáp án của HS trên bảng.
HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 2. 1: KHÁI NIỆM KHOA HỌC TỰ NHIÊN
a. Mục tiêu: [2, 5, 8, 13]
b. Nội dung: - HS nghiên cứu nội dung bài, nêu khái niệm khoa học tự nhiên. 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh 
- Đáp án phiếu học tập số 1: Tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên. 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM ( ND ghi bảng ) 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu đọc nội dung SGK.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu sự tương tác giữa các vật và sự biến đổi không ngừng của các vật trong tự nhiên đưa ra được khái niệm hiện tượng tự nhiên.
+ GV thông báo đặc điểm của mọi hiện tượng tự nhiên xảy ra theo những quy luật nhất định. Dùng thí nghiệm trong hinh 1.1 để minh họa cho đặc điểm này. 
- Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1: Tìm hiểu một số hiện tượng tự nhiên (5 phút )
TN1.Lần lượt đưa hai đầu cùng tên và khác tên của hai thanh nam châm đến gần nhau.
TN2. Nhúng một mẩu giấy quỳ tím vào cốc chứa dung dịch nước vôi trong.
TN3. Nhúng chiếc bút chì vào cốc nước.
TN 4: Quan sát quá trình nảy mầm của hạt đậu. 
Yêu cầu HS nêu nhận xét hiện tượng. 
? Thế nào là hiện tượng tự nhiên ?
? Xác định nhiệm vụ của KHTN ?
- GV nhận xét và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Các hiện tượng tự nhiên rất đa dạng phong phú nhưng chúng đều xảy ra theo các quy luật nhất định, các nhà khoa học đã làm thế nào để biết được điều này ?
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm KHTN. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, HS tìm thêm ví dụ trong đời sống để minh họa. HS hiểu khái niệm KHTN thông qua nhiệm vụ của nó, phát biểu khái niệm KHTN
Bước 3: Báo cáo kết quả / sản phẩm
- HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập : 
- GV nhận xét kết quả báo cáo của HS, chốt khái niệm KHTN. 
I. Khái niệm Khoa học tự nhiên
- Khoa học tự nhiên là một nhánh của khoa học, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng.
Hoạt động 2.2 : VẬT SỐNG VÀ VẬT KHÔNG SỐNG 
a. Mục tiêu: [ 1, 5, 7]
b. Nội dung: - Con hãy lấy một ví dụ vật sống, vật không sống không trùng với các vật đã nêu trên.Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập 2 : Vật sống và vật không sống 
Câu hỏi 2 trang 7:  Hãy cho biết trong các vật sau đây, vật nào là vật sống, vật nào là vật không sống ? Vì sao ? 
1. Con người       2. Trái đất
3. Cái bàn            4. Cây lúa
5. Con voi            6. Cây cầu 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
- Đáp án phiếu học tập số 2: Vật sống và vật không sống 
Câu hỏi 2 trang 7 : 
- Ta có: + Vật sống có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản,
+ Vật không sống không có các khả năng trên.
- Vật sống là: con người, cây lúa, con voi. Vì đều có khả năng trao đổi với môi trường, lớn lên và sinh sản,
- Vật không sống là: cái bàn, cây cầu, Trái Đất. Vì đều không có khả năng trao đổi với môi trường, lớn lên và sinh sản, 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS dựa vào đặc điểm đặc trưng của vật sống và vật không sống, phân biệt được vật sống và vật không sống.
- GV hướng dẫn HS từ những ví dụ về vật sống và vật không sống 
- GV cho HS làm theo nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS phân biệt, lấy ví dụ về vật sống và vật không sống.
- HS làm thí nghiệm theo nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2, đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS liên hệ thực tiễn trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả / sản phẩm :
- GV gọi ngẫu nhiên 2 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân về vật sống, vật không sống.
- GV gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm, các nhóm khác theo dõi, đối chiếu bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức 
II. Vật sống và vật không sống
-Vật sống: có khả năng trao đổi chất với môi trường (lấy các chất cần thiết, loại bỏ chất thải). VD: Vật sống (1. Con người, 4. Cây lúa, 5. Con voi )
- Vật không sống: không có các khả năng trên. VD: 
Vật không sống (2. Trái Đất, 3. Cái bàn, 6. Cây cầu ) 
Hoạt động 2.3 : CÁC LĨNH VỰC CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN 
a. Mục tiêu: [ 3, 6, 7, 9, 10, 15 ]
b. Nội dung: 
-HS sắp xếp các hiện tượng tự nhiên có ở phiếu học tập số 1 vào lĩnh vực tương ứng dưới sự hướng dẫn của GV.
-HS lấy thêm các ví dụ khác về các hiện tượng tự nhiên và phân loại chúng. 
Câu 3 trang 8 :Hình 1.1 dưới đây mô tả một số hiện tượng. Em hãy đọc và thực hiện yêu cầu ghi dưới mỗi hình:
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh 
- Đáp án Phiếu học tập số 1 cột phân loại. 
- Các ví dụ của học sinh về các hiện tượng tự nhiên như hiện tượng sấm sét, trái đất quay quanh mặt trời, cây nến cháy trong không khí, hạt đỗ anh nảy mầm thành cây giá .. 
Câu 3 trang 8 : 
- Hình a: Khi đưa hai đầu của hai thanh nam châm đến gần nhau: 
+ Hai thanh nam châm cùng cực thì đẩy nhau. 
+ Hai thanh nam châm khác cực thì hút nhau.
- Hình b: Khi bị đun nóng đường thì đường sẽ bị biến đổi thành chất khác. Đó là than và nước.
- Hình c: Nhúng chiếc đũa vào cốc nước thì ta thấy hình ảnh đũa bị gãy khúc ở mặt nước. Đó là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
- Hình d: Đem bình thủy tinh chụp kín cây thì cây không thể tiếp tục phát triển bình thường được và có thể chết vì thiếu ô – xi.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, kể tên các lĩnh vực chủ yếu của KHTN.
- GV yêu cầu HS tiếp tục phân loại các hiện tượng tự nhiên trong phiếu học tập 1.
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ khác.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghiên cứu thông tin trong sách KHTN, kể tên được các lĩnh vực chủ yếu của KHTN.
- HS sắp xếp các hiện tượng tự nhiên vào các lĩnh vực tương ứng của KHTN.
- HS liên hệ thực tiễn lấy ví dụ, phân loại các hiện tượng tự nhiên.
Bước 3: Báo cáo kết quả / sản phẩm
- GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập :
- GV nhấn mạnh một số lĩnh vực chủ yếu của KHTN trên bảng bằng sơ đồ tư duy.
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức
III. Các lĩnh vực chính của khoa học tự nhiên 
- KHTN bao gồm nhiều lĩnh vực : Sinh học, Hóa học, Vật lý, Khoa học Trái Đất, Thiên văn học . 
Hoạt động 2.4 : KHOA HỌC TỰ NHIÊN VỚI CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG 
a. Mục tiêu: [ 4, 6, 7, 11, 12, 14, 15 ] 
b. Nội dung: 
- HS quan sát tranh ảnh về ứng dụng các thành tựu KHTN trong đời sốngđể rút ra kết luận vai trò KHTN đối với con người cũng như tác động của KHTN với môi trường. 
c. Sản phẩm học tập: 
- Đáp án phiếu học tập số 3. Gợi ý: Mỗi thành tựu KHTN các con nêu rõ vai trò/tác dụng có lợi của thành tựu đó với con người như thế nào ( ví dụ như tiết kiệm thời gian, công sức; tăng năng suất lao động ) và tác động đến môi trường như nếu sử dụng sai mục đích, sai phương pháp có thể gây ô nhiễm môi trường .. 
- HS tự trả lời dựa trên Hình 1.2, ví dụ đối với lĩnh vực thông tin liên lạc:
+ Khi khoa học và công nghệ chưa phát triển: phương tiện truyền thông thô sơ, dùng loa và di chuyển để đưa tin,...
+ Hiện nay: dùng điện thoại truy cập internet để đọc tin tức,...
- HS tự trả lời dựa trên Hình 1.3. 
+ Lợi ích: công nghiệp phát triển, phương tiện giao thông hiện đại,...
+ Tác hại: khí thải, ô nhiễm môi trường,...
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh, hoàn thành phiếu học tập số 3.
- Từ phiếu học tập yêu cầu HS nhận xét:
+ Vai trò của KHTN đối với đời sống?
+ Nếu không sử dụng đúng phương pháp, mục đích thì KHTN sẽ gây hại đến môi trường như thế nào?
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận vai trò KHTN.
Bước 2: Thực hiệ ... .C 
2.B
3.D
4.C 
5.C 
6.A 
7.C 
8.D 
9.C 
10.D 
11.D 
12.A 
13.A
14.D
15.C
16.B 
17.A
18.D 
19.A 
20.B 
21.C
22.C 
23.B
24.C 
25.A 
26.C 
27.B
28.D 
29.D
30.C
31.A 
32.A
33.D
34.B
35.D
36.A
37.D 
38.B
39.C
40.B
41.C 
42.D 
43.B 
-----------------------------------------------------------------------
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 
I. TRẮC NGHIỆM : 
Câu 1. Hoạt động nào trong các hoạt động sau đây là hoạt động nghiên cứu khoa học ?
A. Chơi bóng rổ 	B. Cấy lúa
C. Đánh đàn 	D. Tìm hiểu về biến chủng covid
Câu 2. Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây ?
A. Tâm lí học 	B. Khoa học Trái Đất
C. Thiên văn học 	D. Vật lí học
Câu 3. Người ta sử dụng kính hiển vi để quan sát:
A. Mặt Trăng 	B. Hồng cầu 	C. Máy bay 	D. Con kiến
Câu 4. Quan sát vật nào dưới đây không cần phải sử dụng kính hiển vi quang học ? 
A. Tế bào virus 	B. Hồng cầu 	C. Gân lá cây 	D. Tế bào lá cây
Câu 5. Trong các đơn vị khối lượng sau đây: tấn, tạ, lạng, gam đơn vị nào là đơn vị đo lớn nhất ?
A. Tấn 	B. Tạ 	C. Lạng 	D. Gam
Câu 6. Đơn vị nào sau đây không dùng để đo khối lượng ?
A. Mét khối (m3) 	B. Lạng 	C. Tấn 	D. Yến
Câu 7. Đơn vị cơ bản đo thời gian trong hệ đo lường hợp pháp của nước ta là :
A. Giờ 	B. Giây 	C. Phút 	D. Ngày
Câu 8. Cách đổi thời gian nào sau đây là đúng ?
A. 1 ngày = 24 giờ 	B. 1 giờ = 600 giây
C. 1 phút = 24 giây 	D. 1 giây = 0,1 phút
Câu 9. Mô hình 3R có nghĩa là gì ?
A. Sử dụng các vật liệu chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hình thức phù hợp.
B. Sử dụng các vật liệu ít gây ô nhiễm môi trường.
C. Sử dụng vật liệu có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm.
D. Sử dụng vật liệu với mục tiêu giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng.
Bài 10. Vật liệu nào sau đây không thể tái chế ?
A. Thủy tinh 	B. Thép xây dựng. 
C. Xi măng. 	D. Nhựa composite.
Câu 11. Bệnh bướu cổ là do thiếu chất khoáng gì ?
A. iodine (iot). 	B. calcium (canxi).
C. zinc (kẽm). 	D. phosphorus (photpho). 
Câu 12 Vitamin nào không tan được trong chất béo ?
A. Vitamin A.  	B. Vitamin D 	C. Vitamin E. 	D. Vitamin B
Câu 13. Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết ?
A. Nước khoáng. 	B. Nước biển.
C. Sodium chloride ( Natri clorua ). 	D. Gỗ.
Câu 14. Khi cho bột mì vào nước và khuấy đều, ta thu được : 
A. Dung dịch.                           B. Huyền phù.
C. Dung môi.                            D. Nhũ tương.
Câu 15. Ở nông thôn, để tách thóc lép ra khỏi thóc, người dân thường đổ thóc rơi trước một cái quạt gió. Những hạt thóc lép sẽ bị gió thổi bay ra, đó là do thóc lép có
A. Kích thước hạt nhỏ hơn. 	B. Tốc độ rơi nhỏ hơn.
C. Khối lượng nhẹ hơn. 	D. Lớp vỏ trấu dễ tróc hơn.
Câu 16. Việc làm nào sau đây là quá trình tách chất dựa theo sự khác nhau về kích thước hạt ?
A. Giặt giẻ lau bảng bằng nước từ vòi nước.
B. Ngâm quả dâu với đường để lấy nước dâu.
C. Lọc nước bị vẩn đục bằng giấy lọc.
D. Dùng nam châm hút bột sắt từ hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh.
Câu 17. Thành phần nào dưới đây không thuộc thành phần cấu tạo chính của tế bào ?
A. Thành tế bào                        	B. Tế bào chất
C. Màng tế bào 	D. Nhân/vùng nhân
Câu 18. Thành phần nào dưới đây không có ở tế bào nhân thực ?
A. Màng nhân                 	B. Vùng nhân
C. Chất tế bào                 	D. Hệ thống nội màng
Câu 19. Đâu là nhóm gồm toàn sinh vật đa bào : 
A. Trùng biến hình, nấm men, vi khuẩn, virus, tảo lục
B. Trùng roi, con vịt, con mèo, tảo silic, trùng kiết lị
C. Trùng giày, con gà, cây cam, virus, tảo tiểu cầu
D. Con gà, con vịt, cây bưởi, dương xỉ sừng hươu.
Câu 20. Đâu là nhóm gồm toàn sinh vật đơn bào : 
A. Trùng biến hình, nấm men, vi khuẩn, virus, tảo lục
B. Trùng roi, con vịt, con mèo, tảo silic, trùng kiết lị
C. Trùng giày, con gà, cây cam, virus, tảo tiểu cầu
D. Con gà, con vịt, cây bưởi, dương xỉ sừng hươu.
Câu 21. Vì sao cần phải phân loại thế giới sống ?
A. Để đặt và gọi tên các loài sinh vật khi cần thiết.
B. Để xác định số lượng các loài sinh vật trên Trái Đất.
C. Để xác định vị trí của các loài sinh vật giúp cho việc tìm ra chúng giữa các sinh vật trở nên dễ dàng hơn.
D. Để thấy được sự khác nhau giữa các loài sinh vật.
Câu 22. Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây ?
A. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới
B. Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới
C. Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài
D. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới
Câu 23. Tên phổ thông của các loài được hiểu là ?
A. Cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia
B. Tên giống + tên loài + (Tên tác giả, năm công bố)
C. Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu
D. Tên loài + tên giống + (tên tác giả, năm công bố)
Câu 24. Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây ?
A. Khởi sinh         B. Nguyên sinh               C. Nấm                 D. Thực vật
Câu 25. Khi tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại một nhóm sinh vật cần tuân thủ theo nguyên tắc nào ?
A. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập nhau.
B. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có cơ quan di chuyển khác nhau.
C. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có môi trường sống khác nhau.
D. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có kiểu dinh dưỡng khác nhau.
Câu 26. Đặc điểm đối lập của con chim gõ kiến và con chim đà điểu là ?
A. Có lông vũ và không có lông vũ          	B. Có mỏ và không có mỏ
C. Có cánh và không có cánh                       	D. Biết bay và không biết bay
Câu 27. Khóa lưỡng phân sẽ được dừng phân loại khi nào ?
A. Khi các loài sinh vật cần phân loại quá nhiều
B. Khi các loài sinh vật cần phân loại quá ít
C. Khi đã phân loại triệt để được các loài sinh vật
D. Khi các loài sinh vật cần phân loại có điểm khác nhau
Câu 28. Nhóm sinh vật nào sau đây thuộc giới Động vật ? 
A. Cá, nấm rơm, gà, nai, trùng giày. 	B. Gà, vịt, lúa nước, trùng roi, tảo lục.
C. Cá, lươn, cá sấu, ngỗng, sóc, nhím. 	 D. Trùng kiết lị, tảo lục, nấm linh chi, chuột. 
Câu 29. Nhóm sinh vật nào sau đây thuộc giới Nguyên sinh vật ? 
A. Trùng roi, trùng giày, tảo lục, tảo silic, trùng sốt rét.
B. Gà, vịt, lúa nước, trùng roi, tảo lục.
C. Cá, lươn, cá sấu, ngỗng, sóc, nhím.
D. Trùng kiết lị, tảo lục, nấm linh chi, chuột. 
Câu 30.  Tại sao bác sĩ đề nghị mọi người nên tiêm vaccine ngừa cúm mỗi năm ?
A. Virus nhân lên nhanh chóng theo thời gian
B. Virus cúm có nhiều chủng thay đổi theo các năm
C. Vaccine được cơ thể hấp thụ sau một năm
D. Vaccine càng ngày càng mạnh hơn theo thời gian
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM
1.D 
2.A 
3.B 
4.C 
5.A 
6.A 
7.B 
8.A 
9.D 
10.C
11.A
12.D
13.C
14.B
15.C 
16.C 
17.A 
18.B 
19.D
20.A 
21.C 
22.A 
23.C 
24.D 
25.A 
26.D 
27.C 
28.C 
29.A 
30.B 
II. TỰ LUẬN : 
Câu 1. Cơ thể là gì ? 
TL : Cơ thể chỉ một cá thể sinh vật có khả năng thực hiện các quá trình sống cơ bản : cảm ứng, dinh dưỡng, sinh trưởng, sinh sản, hô hấp, bài tiết, vận động,  
Câu 2. Mô là gì ? 
TL : Mô là nhóm tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng liên kết với nhau tạo thành mô. 
Câu 3. Tại sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống ?
TL : - Tế bào được coi là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống vì : Tế bào là thành phần cấu tạo nên cơ thể sinh vật.
+ Tế bào thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản như: sinh sản, sinh trưởng, hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm giác, bài tiết, do vậy tế bào được xem là “Đơn vị cơ bản của sự sống”
Câu 4. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật ? 
TL : - Sự lớn lên của hầu hết các sinh vật đa bào chủ yếu là do sự tăng lên về kích thước và số lượng các tế bào trong cơ thể. Ở các sinh vật đơn bào, sự lớn lên là do sự tăng lên của kích thước tế bào.
- Giúp cơ thể thay thế những tế bào già yếu, đã chết, làm lành vết thương. 
- Giúp cơ thể lớn lên ( sinh trưởng ) và phát triển. 
Câu 5. Tại sao hầu hết các tế bào có kích thước rất nhỏ ? 
TL : Hầu hết các tế bào có kích thước rất nhỏ vì : Tế bào cấu tạo nên mọi cơ thể sống từ mô, đến cơ quan và cơ thể nên tế bào cần đạt kích thước nhỏ nhất định theo nguyên lí về tỉ lệ giữa diện tích bề mặt (S) và thể tích tế bào (V). 
Câu 6. Vì sao rau, củ, quả không nên bảo quản trong ngăn đá của tủ lạnh ? 
TL : Rau, củ, quả nếu bảo quản trong ngăn đá của tủ lạnh, khi rã đông rau củ bị dập nát vì : Trong rau quả đều chứa một hàm lượng nước (khá nhiều) nhất định. Nếu để vào ngăn đá, nước sẽ đóng băng, khi nước đóng băng làm tế bào to ra sẽ phá vỡ các bào quan, làm hỏng tế bào và làm cho rau quả chóng bị hỏng. 
Câu 7. Bằng mắt thường, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy con ếch. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy con trùng amip dưới kính hiển vi. Điều này có liên quan gì đến số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể các con vật đó không ? 
TL : Chúng ta có thể nhìn thấy con ếch mà không thể nhìn thấy trùng amip bằng mắt thường vì:
- Con ếch là cơ thể đa bào được cấu tạo nên bởi rất nhiều loại tế bào khác nhau
- Trùng amip là cơ thể bào, cơ thể được cấu tạo bởi một tế bào.
Câu 8. Để chuyển động trên đường, một chiếc xe ô tô cần lấy khí oxygen để đốt cháy xăng và thải ra khí carbon dioxide. Vậy vật sống giống với ô tô ở điểm nào ? Tại sao ô tô không phải là vật sống? 
TL : Điểm giống nhau giữa cơ thể sống với một chiếc ô tô là đều lấy oxygen và thải ra carbon dioxide nhưng ô tô không phải cơ thể sống vì không có đủ các quá trình sống cơ bản của một cơ thể như trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản, cảm ứng, phát triển, hô hấp,.. 
Câu 9. Tại sao ăn sữa chua hàng ngày có thể giúp chúng ta ăn cơm ngon miệng ? 
TL : Ăn sữa chua hằng ngày có thể giúp chúng ta ăn cơm ngon miệng hơn vì :
- Trong sữa chua có chứa các lợi khuẩn có tác dụng tiêu hóa lactose giúp chúng ta dung nạp thức ăn tốt hơn
- Ngoài ra, vitamin B trong sữa chua giúp kích thích vị giác, tăng cảm giác ngon miệng
Câu 10. Chúng ta có nên sử dụng thức ăn bị ôi, thiu không ? Vì sao ? Em hãy nêu các biện pháp bảo quản thức ăn tránh bị vi khuẩn làm hỏng ? 
TL : - Không nên sử dụng thức ăn bị ôi thiu vì có thể khiến cho chúng ta bị ngộ độc thực phẩm. 
- Các biện pháp bảo quản thực phẩm:
+ Để thực phẩm vào ngăn mát tủ lạnh
+ Sấy khô
+ Muối dưa, muối cà
+ Làm mứt
Câu 11. Khi đốt cháy 1 lít xăng cần 1 850 lít oxygen và sinh ra 1 340 lít khí carbon dioxide. Một ô tô khi chạy một quãng đường dài 100 km tiêu thụ hết 9 lít xăng. Hãy tính thể tích không khí cần cung cấp để ô tô chạy được quảng đường dài 100 km và thể tích khí carbon dioxide đã sinh ra. Coi oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí.
TL :
 	- Thể tích không khí cần là: ( 1 850 x 9 ) x 5 = 83 250 ( lít ).
- Thể tích khí carbon dioxide sinh ra: 1 340 x 9 = 12 060 ( lít ).
Câu 12. Khi đốt cháy 1 lít xăng cần 1 950 lít oxygen và sinh ra 1 248 lít khí carbon dioxide. Một ô tô khi chạy một quãng đường dài 100 km tiêu thụ hết 7 lít xăng. Hãy tính thể tích không khí cần cung cấp để ô tô chạy được quảng đường dài 100 km và thể tích khí carbon dioxide đã sinh ra. Coi oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí.
TL :
 	- Thể tích không khí cần là: ( 1 950 x 7 ) x 5 = 68 250 ( lít ).
- Thể tích khí carbon dioxide sinh ra: 1 248 x 7 = 8 736 ( lít ).
----------------------------------------------------------------------------------------------- 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_h.docx