Giáo án Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 6: Tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống

I. MỤC TIÊU:

1. Về năng lực:

- Sau khi học xong bài này, HS:

+ Nêu được khái niệm tế bào, chức năng của tế bào.

+ Nêu được hình đạng và kích thước của một số loại tế bào.

+ Trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phấn chính của tế bào.

+ Phân biệt được tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực; tế bào động vật và tế bào thực vật. Nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh.

+ Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống.

+ Dựa vào sơ đồ, nhận biết được sự lớn lên và sinh sản của tế bào và nêu được ý nghĩa của quá trình đó.

1.1. Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong học tập khi tim hiểu về tế bào

+ Giao tiếp và hợp tác: Xác định nội dung hợp tác nhóm, trao đổi về đặc điểm cấu tạo và sự phân chia của tế bào.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng học được của bài tế bào để giải quyết vấn để liên quan trong học tập và trong cuộc sống.

1.2. Năng lực khoa học tự nhiên:

 

docx 167 trang Khánh Đăng 27/12/2023 840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 6: Tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 6: Tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống

Giáo án Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 6: Tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống
Tiết PPCT
6A
6B
Tiết (TKB)
Ngày dạy
Tiết (TKB)
Ngày dạy
41
42
43
44
45
CHỦ ĐỀ 6: TẾ BÀO- ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG 
BÀI 17: TẾ BÀO
 Môn học/Hoạt động giáo dục: KHTN; lớp: 6
Thời gian thực hiện: 05 tiết (Tiết 41-Tiết 45)
I. MỤC TIÊU:
1. Về năng lực:
- Sau khi học xong bài này, HS:
+ Nêu được khái niệm tế bào, chức năng của tế bào.
+ Nêu được hình đạng và kích thước của một số loại tế bào.
+ Trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phấn chính của tế bào.
+ Phân biệt được tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực; tế bào động vật và tế bào thực vật. Nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh. 
+ Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống.
+ Dựa vào sơ đồ, nhận biết được sự lớn lên và sinh sản của tế bào và nêu được ý nghĩa của quá trình đó.
1.1. Năng lực chung: 
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong học tập khi tim hiểu về tế bào
+ Giao tiếp và hợp tác: Xác định nội dung hợp tác nhóm, trao đổi về đặc điểm cấu tạo và sự phân chia của tế bào.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng học được của bài tế bào để giải quyết vấn để liên quan trong học tập và trong cuộc sống.
1.2. Năng lực khoa học tự nhiên:
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được khái niệm và chức năng của tế bào; Nêu được hình dạng và kích thước điển hình của một số loại tế bào; Trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phần chính của tế bào; Phân biệt được tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, tế bào động vật và tế bào thực vật; Nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cảy xanh; Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống; Nhận biết được sự lớn lên và phân chia của tế bào và nêu được ý nghĩa của quá trình đó.
+ Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát, phân biệt được tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực, tế bào động vật, tế bào thực vật;
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra và giải thích được một số hiện tượng liên quan trong thực tiễn như: sự lớn lên của sinh vật, hiện tượng lành vết thương, hiện tượng mọc lại đuôi ở một số sinh vật,....
2. Về phẩm chất:
+ Yêu thích thế giới tự nhiên, yêu thích khoa học;
+ Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm;
+ Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong môn học.
* Đối với HS khuyết tât:
+ Nêu được khái niệm tế bào, chức năng của tế bào.
+ Nêu được hình đạng và kích thước của một số loại tế bào.
+ Trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phấn chính của tế bào.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 
1. Đối với giáo viên: Tranh ảnh, slide, máy chiếu, SGV,...
2 . Đối với học sinh : Vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG.
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học
b. Tổ chức thực hiện: 
Gv dẫn dắt, đặt vấn đề từ câu hỏi phần khởi động: Gv cho HS QS hình ảnh căn nhà và tổ ong.
Mỗi viên gạch trong một ngôi nhà, mỗi căn hộ trong một tòa chung cu, mỗi khoang nhỏ trong một tổ ong đều là những đơn vị, cơ sở trong một hệ thông lớn. 
Vậy trong cơ thể, đơn vị sống là gì? Bài 17: Tế bào hôm nay mà chúng ta theo học sẽ trả lời cho câu hỏi đó
2. HOẠT ĐỘNG 2: KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI. 
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TẾ BÀO:
Hoạt động 1: Tế bào là gì?
	a. Mục tiêu: HS nhận ra tế bào là đơn vị cấu tạo của mọi cơ thể sống.
	b. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
- Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập:
GV sử dụng kĩ thuật hỏi – đáp, thiết kế hoạt động cho HS thảo luận các câu hỏi trong SGK,
1. Quan sát hình 17.1, em hãy cho biết đơn vị cấu trúc nên cơ thể sinh vật là gì?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
 + HS Hoạt động theo nhóm quan sát tranh và hình thảo luận ghi lại câu trả lời
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
 GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét
- Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV gợi ý HS rút ra kết luận.
I. Khái quát chung về tế bào
1. Tìm hiểu tế bào là gì?
Đơn vị cấu trúc nên cơ thể sinh vật là tế bào. 
Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản nhất của mọi vật sống thực hiện các chức năng: trao đôi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển, vận động, cảm ứng, sinh sản
Hoạt động 2: Tìm hiểu kích thước và hình dạng của tế bào.
	a. Mục tiêu: HS nhận biết hình dạng, kích thước đặc trưng của một số loại tế bào.
	b. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
- Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập:
GV sử dụng kĩ thuật hỏi – đáp, thiết kế hoạt động cho HS thảo luận các câu hỏi trong SGK,
2. Quan sát hình 17.2, hãy cho biết kích thước của tế bào. Chúng ta có thể quan sát tế bào băng những cách nào? Lấy ví dụ.
3. Hãy cho biết một số hình dạng của các tế bào trong hình 17.3.
Sau đó Gv yêu cầu HS Trả lời thêm câu hỏi củng cố:
* Sự khác nhau về kích thước và hình dạng của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
 + HS Hoạt động theo nhóm quan sát tranh và hình thảo luận ghi lại câu trả lời
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
 GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét
- Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK.
2. Tìm hiểu kích thước và hình dạng của tế bào:
* Hình 17.2: Tế bào có kích thước đa dạng, khoảng kích thước tế bào giới hạn từ đơn vị um (micrometre, tế bào vi khuẩn) đến đơn vị mm (millimetre, tế bào trứng). Có thể quan sát tế bào bằng kinh hiển vi, kinh lúp, mắt thường tuỳ vào kích thước của tế bào
Ví dụ: tế bào vi khuẩn phải quan sát dưới kính hiển vi, tế bào trứng cá có thể quan sát bằng kính lúp và mắt thường.
* Hình 17.3: Mỗi loại tế bào trong cơ thể có hình dạng khác nhau: hình đĩa (tế bào hồng cầu), hình sao (tế bào thần kinh), hình trụ (tế bào biểu mô), hình sợi (tế bào cơ),..
* Củng cố:
Mỗi loại tế bào đảm nhận chức năng khác nhau trong cơ thể. Sự khác nhau về hình dạng và kích thước của tế bào thể hiện sự phù hợp với chức năng mà tế bào đảm nhận.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các thành phần chính của tế bào
	a. Mục tiêu: HS tìm hiểu và xác định đượcc ác thành phần cấu tạo tế bào
b. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
- Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập:
Sử dụng phương pháp trực quan yêu cầu HS hoạt động thảo luận cặp đôi để nhận biết cấu tạo và chức năng các thành phần chính cấu tạo nên tế bào. Từ đó phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, tế bào động vật và tế bào thực vật thông qua gợi ý và thảo luận các câu hỏi trong SGK:
Quan sát hình 17.4, 17.5 và trả lời câu hỏi từ 4 đến 7.
4. Nhận biết các thành phần có ở cả tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
5. Hãy chỉ ra điểm khác biệt giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
6. Thành phần nào có trong tế bào thực vật mà không có trong tế bào động vật?
7. Xác định chức năng các thành phần của tế bào bằng cách ghép mỗi thành phần cấu tạo ở cột A với một chức năng ở cột B.
* Câu hỏi củng cố: Tại sao thực vật có khả năng quang hợp?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
 + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
+Một số HS chữa bài tập trước lớp, các học sinh khác nhận xét và làm vào vở
- Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
3. Tìm hiểu các thành phần chính của tế bào:
Mọi tế bào đều có cấu tạo gồm 3 phần chính: Màng tế bào,chất tế bào, nhân tế bào hoặc vùng nhân.
?4: Các thành phần có cả ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực:
(1) Màng tế bào; (2) Chất tế bào
(3) Vùng nhân (tế bào nhân sơ) hoặc nhân (tế bào nhân thực).
? 5: Điểm khác nhau ở cả tế bào nhân sơ và nhân thực:
Thành phần cấu tạo
Tế bào nhân sơ
Tế bào nhân thực
Màng tế bào
+
+
Chất tế bào
+
+
Màng nhân
-
+
? 6: Tế bào thực vật có lục lạp, tế bào động vật không có.
? 7: 1.b;2.c;3.a
* Câu hỏi cũng cố: Tế bào thực vật có chứa lục lạp, lục lạp có khả năng quang hợp tổng hợp các chất cho tế bào
II. SỰ LỚN LÊN VÀ SINH SẢN CỦA TẾ BÀO:
Hoạt động 4: Tìm hiểu sự lớn lên của tế bào
	 a. Mục tiêu: HS tìm hiểu sự lớn lên của tế bào.
b. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
- Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập:
GV: Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp nêu vấn đề yêu cầu HS hoạt động thảo luận nhóm để nhận ra sự lớn lên và phân chia tế bào thông qua các câu hỏi gợi ý trong SGK.
8. Quan sát hình 17.6a, 17.6b, cho biết dấu hiệu nào cho thấy sự lớn lên của tế bào?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
HS đọc thông tin và tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi 8.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét
- Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó thông qua các nội dung thảo luận của hoạt động 3, GV hướng dẫn cho HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.
1. Tìm hiểu sự lớn lên của tế bào:
? 8: Tế bào tăng lên về kích thước các thành phần tế bào (màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào).
Hoạt động 5: Tìm hiểu sự sinh sản của tế bào:
	 a. Mục tiêu: HS tìm hiểu sự sinh sản của tế bào.
b. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
- Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập:
GV: Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp nêu vấn đề yêu cầu HS hoạt động thảo luận nhóm để nhận ra sự lớn lên và phân chia tế bào thông qua các câu hỏi gợi ý trong SGK.
9. Quan sát hình 17.7a, 17.7b, hãy chỉ ra dấu hiệu cho thấy sự sinh sản của tế bào.
10. Hãy tính số tế bào con được tạo ra ở lắn sinh sản thứ, II, lII của tế bào trong sơ đồ hình 17.8. Từ đó, xác định số tế bào con được tạo ra ở lần sinh sản thứ n
11. Em bé sinh ra nặng 3 kg, khi trưởng thành có thể nặng 50 kg, theo em, sự thay đổi này do đâu?
Sau đó GV yêu cầu HS hoàn thiện âu hỏi củng cố: Sự phân chia của tế bào là cơ sở cho sự lớn lên và sinh sản của sinh vật.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
HS đọc thông tin và tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi 9-11 và câu hỏi củng cố
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét
- Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó thông qua các nội dung thảo luận của hoạt động 3, GV hướng dẫn cho HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.
2. Tìm hiểu sự sinh sản của tế bào
? 9: Nhân tế bào và chất tế bào phân chia. Ở tế bào thực vật hình thành vách ngăn tạo hai tế bào mới không tách rời nhau. Ở tế bào động vật, hình thành eo thắt tạo thành hai tế bào mới tách rời nhau.
? 10: 
+ Số tế bào con tạo ra ở lần phân chia thứ l: 21 tế bào
+ Số tế bào con tạo ra ở lần phân chia thứ II: 22 tế bào;
+ Số tế bào con tạo ra ở lần phân chia thứ III: 23 tế bào;
+ Số tế bào con tạo ra ở lần phân chia thứ n: 2n tế bào.
? 11: Sự tăng lên về khối lượng và kích thước cơ thể là do sự lớn lên và phân chia của tế bào.
* Câu hỏi củng cố: 
Sự phân chia của tế bào là cơ sở cho sự lớn lên và sinh sản của sinh vật.
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP :
a. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.
b. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thiện bài tập :
Câu 1. Quan sát cầu tạo tế bào thực vật trong hình bén và trả lời các cảu hỏi sau:
a) Thành phần nào là màng tế bảo?
A. (1)	B.(2)
C.(3)	D.(4)
b) Thành phần nào có chức nắng điều khiển hoạt đóng của tế bảo?
A. (1) ; B.(2)
C. (3) ; D.(4)
Câu 2. Vẽ và chủ thích các thành phần chỉnh của lẻ bảo nhân sơ và tế bào nhân thực.
Câu 3. Sự sinh sản của tế bảo có ý nghĩa gì đối với sinh vật
- HS làm bài tập, trình bày sản phẩm
- GV nhận xét , đánh giá :
Câu 1: 	a. A	b. C
Câu  ... m vụ đề ra trong SGK
GV gợi ý xác định vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên bằng cách hoàn thành sơ đồ như gợi ý sau:
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
 + HS Hoạt động quan sát và làm bộ sưu tập ảnh các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên
 - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
 + HS hoàn thiện và trình bày
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
b. Làm bộ sưu tập ảnh các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên
- Bước 1: Phân loại ảnh theo nhóm phân loại sinh vật
- Bước 2: Xác định tên các đại diện nhóm sinh vật
- Bước 3: Làm bộ sưu tập ảnh thực vật, động vật không xương sống, động vật có xương sống
	Hoạt động 4: Phân loại một số nhóm sinh vật theo khóa lưỡng phân
a. Mục tiêu: HS sử dụng khóa lưỡng phân để phân loại các nhóm sinh vật trên bộ ảnh đã chụp được
b. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS làm việc nhóm để phân loại các nhóm sinh vật teho khóa lưỡng phân
Sử dụng khóa lưỡng phân để phân loại các nhóm sinh vật chụp ảnh được trong quá trình tham quan thiên nhiên. Tùy thuộc vào các sinh vật đã quan sát được mà khóa lưỡng phân sử dụng có thể khác nhau
Gợi ý: sử dụng cách phân lại sau đây để phân lại các sinh vật quan sát được
1a: Hô hấp bằng mang 
1b: Không hồ hấp bằng mang............
2a. Hô hấp bằng phổi, da ..
2b: Chỉ hô hấp bằng phổi .
3a: Có cánh...........
3b: Không có cánh 
4a: Da khô, phủ vảy 
4b. Da phủ lông mao ...
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
 + HS Hoạt động quan sát và làm bộ sưu tập ảnh các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên
 - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
 + HS hoàn thiện và trình bày
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
1a: Hô hấp bằng mang: Nhóm cá
1b: Không hồ hấp bằng mang: 2
2a. Hô hấp bằng phổi, da: Nhóm lưỡng cư
2b: Chỉ hô hấp bằng phổi: 3
3a: Có cánh: Nhóm Chim
3b: Không có cánh: 4
4a: Da khô, phủ vảy: Nhóm bò sát
4b. Da phủ lông mao: Nhóm Thú
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP. BÁO CÁO KẾT QUẢ TÌM HIỂU SINH VẬT NGOÀI THIÊN NHIÊN
a. Mục tiêu : HS tổng hợp các kết quả thực hiện được khi tham quan thiên nhiên và thể hiện trên slide hoặc trên giấy dạng áp phích
b. Tổ chức thực hiện: 
GV cho HS làm việc nhóm ở nhà để thực hiện nhiệm vụ. Các nhóm báo cáo kết quả; GV đánh giá và cho điểm.
- Nội dụng báo cáo:
1. Bộ sưu tập ảnh các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên
2. Sơ đố vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên
3. Khoá lưỡng phân các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên.
- Gợi ý sau bài thực hành: Em hãy đưa ra một thông điệp để tuyên truyền bảo vệ các loài động vật, thực vật và bảo vệ môi trường sống của chúng.
- Có thể đưa thông điệp bằng áp phích hoặc câu khẩu hiệu hoặc một đoạn video ngắn.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ:
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Phiếu học tập
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
V. HỒ SƠ DẠY HỌC: (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
PHIẾU HỌC TẬP
Họ tên: ....
Lớp: ....
Nhóm: ....
Bảng 1: Bảng nhận dạng các nhóm thực vật
STT
Rêu
Dương xỉ
Hạt trần
Hạt kín
1
2
3
..
Bảng 2: Bảng nhận dạng các nhóm động vật không xương sống
STT
Ruột khoang
Giun
Thân mềm
Chân khớp
1
2
3
Bảng 3: Bảng nhận dạng các nhóm động vật có xương sống
STT
Ruột khoang
Giun
Thân mềm
Chân khớp
1
2
3
******************************************
Tiết PPCT
6A
6B
Tiết (TKB)
Ngày dạy
Tiết (TKB)
Ngày dạy
98
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 8
Môn học/Hoạt động giáo dục: KHTN; lớp: 6
Thời gian thực hiện: 01 tiết (Tiết 98)
I. MỤC TIÊU:
1. Về năng lực:
1.1. Năng lực khoa học tự nhiên:
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Hệ thống hoá được kiến thức về đa dạng thế giới sống và vai trò cửa mỗi nhóm sinh vật trong thực tiễn
- Tìm hiểu tự nhiên: Trình bày được lợi ích và tác hại của các nhóm sinh vật trong tự nhiên và thực tiễn
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết ứng dụng những lợi ích của các nhóm sinh vật và hạn chế các tác hại do sinh vật gây ra đối với con người, tự nhiên.
1.2. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Chủ động gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm, hoàn thành các nội dung ôn tập chủ đề
- Giao tiếp và hợp tác: Xác định nội dung hợp tác nhóm, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong chủ để ôn tập; Đánh giá kết quả đạt được của nhóm trong bài ôn tập chủ đề
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất, phân tích, thiết kế sơ đồ tư duy về sự đa dạng các nhóm sinh vật; Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng đánh giá chủ đề ôn tập.
2. Về phẩm chất:
- Có ý thức tìm hiểu về chủ đề học tập, say mê và có niềm tin vào khoa học;
- Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng;
- Ham học hỏi, khám phá sự đa dạng trong thế giới sinh vật ngoài thiên nhiên
- Có ý thức sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường, bảo vệ thế giới sinh vật.
* Đối với HS khuyết tật: Chủ động gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm, hoàn thành các nội dung ôn tập chủ đề
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 
1. Đối với giáo viên: Chuẩn bị giấy khổ A3, bài tập cho Hs ôn tập
2 . Đối với học sinh : Vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG.
a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi cho HS vào bài
b. Tổ chức thực hiện: 
Ở chủ đề 8, chúng ta đã nghiên cứu tìm hiểu về đa dạng sinh học, vai trò của đa dạng sinh học, sự suy giảm đa dạng và các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học . Bài ôn tập ngày hôm nay, chúng ta sẽ đi ôn tập và hoàn thiện bài tập để củng cố lại kiến thức đã học
2. HOẠT ĐỘNG 2: KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI.
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức
a. Mục tiêu: HS hệ thống hoá được kiến thức về đa dạng sinh học, vai trò của đa dạng sinh học, sự suy giảm đa dạng và các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.
b. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS tham gia một số trò chơi có tính tổng hợp như Đuổi hình bắt chữ, thiết kế áp phích nhanh về chủ để Bảo vệ đa dạng sinh học.
- Chia lớp thành 6 nhóm tương ứng với: Virus, giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Động vật, giới Thực vật.
- Để ôn tập phần Đa dạng sinh học, GV tổ chức trò chơi hoặc thi trả lời nhanh các câu hỏi về Đa dạng sinh học giữa các nhóm, vẽ sơ đồ tư duy thể hiện kiến thức đã học
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
 + HS Hoạt động theo nhóm từ 4-6 người, vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức
 - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
 + GV gọi đại diện các nhóm lần lượt lên trình bày sơ đồ tư duy của nhóm mình
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nghe và nhận xét, chọn nhóm trình bày tốt nhất
HS vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức vào giấy A3
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP+ VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS giải một số bài tập phát triển năng lực KHTN cho cả chủ đề.
	b. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thiện bài tập vận dụng kiến thức đã học:
Câu 1. Hãy cho biết sinh vật nào dưới đây không cùng nhóm động vật với những sinh vật còn lại
A. Nấm túi
B. Nấm men
C. Nấm nhầy
D. Nấm đảm
Câu 2. Sử dụng kiến thức đã học, hoàn thàng bảng theo mẫu sau :
Giới sinh vật
Đại diện
Đặc điểm cấu tạo
Kiểu dinh dưỡng
Khởi sinh
Nguyên sinh
Nấm
Thực vật
Động vật
Câu 3 : Hoàn thành bảng theo mẫu sau bằng cách điền chức năng tương ứng với các thành phần cấu tạo của virus
Thành phần cấu tạo của virus
Chức năng
Vỏ protein
Phần lõi
Vỏ ngoài
Câu 4 : Vi sinh vật là những sinh vật đơn bào hoặc đa bào, nhân sơ hoặc nhân thực, có kích thước rất nhỏ, không quan sát được bằng mắt thường mà phải sử dụng kính hiển vi. Vi sinh vật có ở khắp mọi nơi trên Trái Đất, ngay ở điều kiện khắc nghiệt nhất như nhiệt độ cao trong miệng núi lửa, nhiệt độ thấp ở Nam Cực và áp suất lớn dưới đáy đại dương. Vì sinh vật có khoảng trên 100 nghìn loài, trong đó nhiều loài vi sinh vật có lợi nhưng cũng có nhiều loài gây bệnh cho người và sinh vật khác.
a. Vi sinh vật bao gồm những nhóm nào sau đây?
A. Vi khuẩn, nguyên sinh vật.
B. Vĩ khuẩn, thực vật.
C. Nguyên sinh vật, thực vật.
D. Nấm, động vật.
b. Nêu vai trò của vị sinh vật đối với con người.
c. Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa vi sinh vật với các sinh vật khác như thực vật, động vật.
Câu 5 : Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người. Tác nhân gây bệnh thường là virus, vi khuẩn, nấm hoặc nguyên sinh vật. Các bệnh truyền nhiễm thường lây lan nhanh và có thể bùng phát thành dịch. Hãy khảo sát thực trạng bệnh truyền nhiễm ở địa phương em và lập bảng thống kê tên bệnh, tác nhân gây bệnh, biểu hiện và biện pháp phòng chống các bệnh đó.
- GV cho HS trình bày trước lớp kết quả hoạt động 
- GV nhận xét kết luận :
Câu 1 : C
Câu 2 :
Giới sinh vật
Đại diện
Đặc điểm cấu tạo
Kiểu dinh dưỡng
Khởi sinh
Vi khuẩn E.coli, vi khuẩn lam
Cơ thể có cấu tạo tế bào nhân sơ
Tự dưỡng hoặc dị dưỡng
Nguyên sinh
Trùng roi, trùng đế giày, tảo lam
Cơ thể có cấu tạo đơn bào, nhân thực
Dị dưỡng hoặc tự dưỡng
Nấm
Nấm men, nấm mốc
Cơ thể có cấu tạo tế bào nhân thực, đơn hoặc đa bào
Dị dưỡng
Thực vật
Vi khuẩn E.coli, vi khuẩn lam
Cơ thể có cấu tạo tế bào nhân thực, đa bào
Tự dưỡng
Động vật
Giun, cốc, cá, ếch,
Cơ thể có cấu tạo tế bào nhân thực, đa bào
Tự dưỡng
Câu 3 : 
Thành phần cấu tạo của virus
Chức năng
Vỏ protein
Bảo vệ phần lõi
Phần lõi
Chứa vật cất di truyền
Vỏ ngoài
Bảo vệ, giúp virus bám lên bề mặt tế bào chủ
Câu 4 : 
a) Đáp án A.
b) Vai trò của vì sinh vật đối với con người:
- Vì sinh vật tham gia vào chu trình sinh địa hoá phân huỷ xác sinh vật làm sạch môi trường;
- Một số nhóm vi sinh vật được sử dụng trong quá trình sản xuất, lên men.
c. Xác sinh vatah ( động vật, thực vật)-> Vi sinh vật phân hủy-> Mùn bã giùa chất dinh dưỡng-> : dinh dưỡng cho thực vật-> làm thức ăn cho động vật
Câu 5 : 
TT
Tên bệnh
Tác nhân gây bệnh
Biểu hiện
Biện pháp phòng chống
1
Bệnh sốt xuất huyết
Virus dengue
Đau đầu, sốt, phát ban, chảy máu cam, nôn,
Diệt muỗi, diệt bọ gậy, ngăn ngữa muỗi đốt,.
2
Bệnh tiêu chảy
Vi khuẩn đường ruột
Buồn nôn, nôn, đau đầu, tiêu chảy
Rửa tay đúng cách theo khuyến cáo, ăn uống hợp vệ sinh. Vệ sinh môi trường sạch sẽ
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ: 
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
V. HỒ SƠ DẠY HỌC: (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
*******************************************

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_c.docx