Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023

CHỦ ĐỀ 1: EM VỚI NHÀ TRƯỜNG

Tuần 1 – Tiết 3:

SINH HOẠT LỚP

XÂY DỰNG NỘI QUY LỚP HỌC HẠNH PHÚC

I. MỤC TIÊU

 1. Năng lực

 1.1. Năng lực chung

 Giao tiếp, hợp tác: Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm, thể hiện khả năng hợp tác với các bạn trong nhóm; mạnh dạn trong việc trao đổi, tranh luận với GV và các nhóm khác.

 1.2. Năng lực đặc thù

Thiết kế và tổ chức hoạt động: Rèn sự tự tin khi diễn đạt suy nghĩ, trình bày ý tưởng trước đông người; rèn kỹ năng xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động và đánh giá.

 2. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Ý thức hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, tích cực học tập.

- Nhân ái: Thiết lập được mối quan hệ hài hoà với mọi người xung quanh.

- Trách nhiệm: Nêu cao trách nhiệm trong hoạt động tập thể.

 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

 1. Đối với GV

- Nội dung liên quan buổi sinh hoạt lớp.

- Kế hoạch tuần mới.

- Giấy A0, bút dạ.

2. Đối với HS:

- Bản sơ kết tuần

- Kế hoạch tuần mới.

- Bút dạ, Giấy khổ A1/A2 để HS ghi kết quả thảo luận nhóm.

 

docx 80 trang Khánh Đăng 26/12/2023 960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023

Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023
Ngày soạn: 06/ 9/ 2022
Ngày hoạt động: 10/9/ 2022
CHỦ ĐỀ 1: EM VỚI NHÀ TRƯỜNG
Tuần 1 – Tiết 3:
SINH HOẠT LỚP
XÂY DỰNG NỘI QUY LỚP HỌC HẠNH PHÚC
I. MỤC TIÊU
	1. Năng lực
	1.1. Năng lực chung
	Giao tiếp, hợp tác: Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm, thể hiện khả năng hợp tác với các bạn trong nhóm; mạnh dạn trong việc trao đổi, tranh luận với GV và các nhóm khác.
	1.2. Năng lực đặc thù
Thiết kế và tổ chức hoạt động: Rèn sự tự tin khi diễn đạt suy nghĩ, trình bày ý tưởng trước đông người; rèn kỹ năng xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động và đánh giá.
	2. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Ý thức hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, tích cực học tập.
- Nhân ái: Thiết lập được mối quan hệ hài hoà với mọi người xung quanh.
- Trách nhiệm: Nêu cao trách nhiệm trong hoạt động tập thể.
	II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
	1. Đối với GV
- Nội dung liên quan buổi sinh hoạt lớp.
- Kế hoạch tuần mới.
- Giấy A0, bút dạ.
2. Đối với HS: 
- Bản sơ kết tuần
- Kế hoạch tuần mới.
- Bút dạ, Giấy khổ A1/A2 để HS ghi kết quả thảo luận nhóm.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
Phần 1. Sinh hoạt lớp (10 phút)
- GV yêu cầu cán sự lớp điều hành lớp tự đánh giá và sơ kết tuần, xây dựng kế hoạch tuần mới.
- GV nhận xét bổ xung, động viên, khen ngợi, giải quyết những khó khăn cùng HS.
Phần 2: Sinh hoạt theo chủ đề (35 phút)
a. Mục tiêu 
- Học sinh nêu được cảm xúc của bản thân về ngày khai trường.
- Xây dựng được tiêu chí “Lớp học hạnh phúc”.
b. Nội dung
- HS tham gia chia sẻ cảm xúc của bản thân về ngày khai trường.
- HS tham gia xây dựng được tiêu chí “Lớp học hạnh phúc”.
c. Sản phẩm
Phiếu kết quả thực hiện của từng nhóm theo yêu cầu của giáo viên.
d. Tổ chức hoạt động
- Bước 1: Giao nhiệm vụ
Giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ theo tổ 1 trong 3 nhiệm vụ:
+ Cảm xúc của bản thân về ngày khai trường.
+ Những điều học hỏi được về cách hợp tác giải quyết các vấn đề nảy sinh trong khi thực hiện những nhiệm vụ chung.
+ Tổ chức cho học sinh thảo luận để xây dựng tiêu chí “Lớp học hạnh phúc”.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS chia sẻ theo nhiệm vụ của tổ, thảo luận góp ý cho tổ còn lại:
+ Cảm xúc của bản thân về ngày khai trường.
+ Những điều học hỏi được về cách hợp tác giải quyết các vấn đề nảy sinh trong khi thực hiện những nhiệm vụ chung.
+ Tổ chức cho học sinh thảo luận để xây dựng tiêu chí “Lớp học hạnh phúc”.
- Bước 3: Báo cáo, tthảo luận
HS tranh biện kết quả các bạn đã tham gia trình bày.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
+ GV kết luận Hoạt động 2.
+ GV tuyên dương các nhóm thực hiện tốt, nhắc nhở các nhóm còn thực hiện chưa hiệu quả.
Hoạt động nối tiếp
GV dặn dò HS:
- Về nhà tiếp tục nghiên cứu tiêu chí “Lớp học hạnh phúc” để thực hiện cho lớp mình.
- Chuẩn bị những nội dung cho tiết Sinh hoạt dưới cờ tuần sau:
+ Trình bày được nội quy, quy định của trường lớp.
 + Hợp tác với thầy cô và các bạn thực hiện các nội quy của trường, lớp.
Ngày soạn: 9/9/2022 
Ngày hoạt động: 17/9/2022
Tuần 2- Tiết 6:
SINH HOẠT LỚP
CAM KẾT THỰC HIỆN NỘI QUY LỚP HỌC, HƯỚNG TỚI
XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC
I. MỤC TIÊU
	1. Năng lực
	1.1. Năng lực chung
- Tự chủ: 
+ Thể hiện trong việc chuẩn bị các nội dung sơ kết tuần.
+ Thực hiện trình bày tiêu chí “Lớp học hạnh phúc”.
- Giao tiếp, hợp tác: 
+ Khả năng làm việc với các bạn trong lớp.
+ Thể hiện lắng nghe tích cực; tích cực tham gia và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo:
+ Chỉ ra được ý tưởng khác lạ, độc đáo trong xây dựng tiêu chí “Lớp học hạnh phúc”.
	1.2. Năng lực đặc thù
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: 
+ Kĩ năng điều chỉnh bản thân đáp ứng với sự thay đổi: Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
+ Kĩ năng hiểu biết bản thân và môi trường sống: Thể hiện sở thích bản thân theo hướng tích cực. 
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động:
+ Kĩ năng lập kế hoạch: Xây dựng và dự kiến thời gian hoàn thành nhiệm vụ.
+ Kĩ năng thực hiện kế hoạch và điều chỉnh hoạt động: Thực hiện được kế hoạch và linh hoạt điều chỉnh khi cần.
	2. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Ý thức hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Trung thực: Tự tin trình bày, chia sẻ những việc đã làm được.
- Trách nhiệm: Thể hiện được trách nhiệm trong công việc.
	II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
	1. Đối với GV
- Nội dung liên quan buổi sinh hoạt lớp.
- Kế hoạch tuần mới.
- Giấy A0, bút dạ.
2. Đối với HS
- Bản sơ kết tuần
- Kế hoạch tuần mới.
- Bút dạ, Giấy khổ A1/A2 để HS ghi kết quả thảo luận nhóm.
 III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
Phần 1. Sinh hoạt lớp (10 phút)
- Gv yêu cầu cán sự lớp điều hành lớp tự đánh giá và sơ kết tuần, xây dựng kế hoạch tuần mới.
- Gv nhận xét bổ xung, động viên, khen ngợi, giải quyết những khó khăn cùng HS.
Phần 2: Sinh hoạt theo chủ đề (35 phút)
a. Mục tiêu 
- Học sinh trình bày được kết quả thực hiện hoạt động vận dụng.
- Giáo viên thu thập thông tin phản hồi về kết quả thực hiện hoạt động vận dụng của học sinh cam kết thực hiện nội quy lớp học, hướng đến xây dựng “Lớp học hạnh phúc”.
b. Nội dung
- HS tham gia chia sẻ tiêu chí “Lớp học hạnh phúc” đã xây dựng khi thực hiện hoạt động vận dụng.
c. Sản phẩm
Phiếu kết quả thực hiện của từng nhóm theo yêu cầu của giáo viên.
d. Cách thức hoạt động
- Bước 1: Giao nhiệm vụ
Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày tiêu chí “Lớp học hạnh phúc” đã xây dựng khi thực hiện hoạt động vận dụng.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh trình bày tiêu chí “Lớp học hạnh phúc” đã xây dựng khi thực hiện hoạt động vận dụng.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS tranh biện kết quả các bạn đã tham gia trình bày.
+ Học sinh trong lớp thống nhất tiêu chí “Lớp học hạnh phúc”.
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh kí cam kết thực hiện tiêu chí “Lớp học hạnh phúc”.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
+ GV kết luận Hoạt động 2.
+ GV tuyên dương các nhóm thực hiện tốt, nhắc nhở các nhóm còn thực hiện chưa hiệu quả.
Hoạt động nối tiếp
GV dặn dò HS:
- Về nhà nghiên cứu kĩ tiêu chí “Lớp học hạnh phúc” đã kí và thực hiện tốt khi tới trường.
- Chuẩn bị những nội dung cho tiết Sinh hoạt dưới cờ tuần sau:
+ Chuẩn bị các đồ dùng, vật dụng để làm sản phẩm giới thiệu những nét nổi bật, tự hào về nhà trường.
Ngày soạn: 15/ 9/ 2022 
Ngày hoạt động: 24/9/2022
Tuần 3 - Tiết 9:
SINH HOẠT LỚP
TRIỂN LÃM SẢN PHẨM GIỚI THIỆU TRUYỀN
THỐNG NHÀ TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
	1. Năng lực
	1.1. Năng lực chung
- Tự chủ: 
+ Thể hiện trong việc chuẩn bị các nội dung sơ kết tuần.
+ Tích cực tham gia xây dựng và thực hiện cam kết nội quy lớp học, trường học.
- Giao tiếp, hợp tác: 
+ Khả năng làm việc với các bạn trong lớp.
+ Thể hiện lắng nghe tích cực; tích cực tham gia và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo:
+ Chỉ ra được ý tưởng khác lạ, độc đáo trong việc xây dựng tiêu chí “Lớp học hạnh phúc”.
	1.2. Năng lực đặc thù
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: 
+ Kĩ năng điều chỉnh bản thân đáp ứng với sự thay đổi: Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
+ Kĩ năng hiểu biết bản thân và môi trường sống: Thể hiện sở thích bản thân theo hướng tích cực. 
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Rèn sự tự tin khi diễn đạt suy nghĩ, trình bày ý tưởng trước đông người; rèn kỹ năng xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động và đánh giá.
	2. Phẩm chất
- Trung thực: Tự tin trình bày, chia sẻ những việc đã làm được.
- Chăm chỉ: Ý thức hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, tích cực học tập.
- Nhân ái: Thiết lập được mối quan hệ hài hoà với mọi người xung quanh.
- Trách nhiệm: Nêu cao trách nhiệm trong hoạt động tập thể.
	II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
	1. Đối với GV
- Nội dung liên quan buổi sinh hoạt lớp.
- Kế hoạch tuần mới.
- Giấy A0, bút dạ.
2. Đối với HS: 
- Bản sơ kết tuần
- Kế hoạch tuần mới.
- Bút dạ, Giấy khổ A1/A2 để HS ghi kết quả thảo luận nhóm.
 III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
Phần 1. Sinh hoạt lớp (10 phút)
- GV yêu cầu cán sự lớp điều hành lớp tự đánh giá và sơ kết tuần, xây dựng kế hoạch tuần mới.
- GV nhận xét bổ xung, động viên, khen ngợi, giải quyết những khó khăn cùng HS.
Phần 2: Sinh hoạt theo chủ đề (35 phút)
a. Mục tiêu
- Triển lãm giới thiệu được những nét nổi bật, tự hào về nhà trường.
- Giáo viên thu thập được thông tin phản hồi về kết quả thực hiện hoạt động vận dụng của học sinh.
- Học sinh có ý thức giữ gìn xây dựng truyền thống nổi bật tự hào của nhà trường.
- Đánh giá được kết quả thực hiện chủ đề 1.
b. Nội dung
- HS tham gia triển lãm và giới thiệu sản phẩm thể hiện những nét nổi bật, tự hào về truyền thống nhà trường mà mỗi nhóm làm được.
- HS tham gia chia sẻ cảm xúc về ngôi trường mà mình đang theo học và những mong muốn, trách nhiệm của bản thân khi học tập dưới ngôi trường này.
- HS tham gia đánh giá Chủ đề 1.
c. Sản phẩm
Phiếu kết quả thực hiện của từng nhóm theo yêu cầu của giáo viên.
d. Cách thức hoạt động
- Bước 1: Giao nhiệm vụ
* Giáo viên yêu cầu học sinh:
+ Triển lãm và giới thiệu sản phẩm thể hiện những nét nổi bật, tự hào về truyền thống nhà trường mà mỗi nhóm làm được.
+ Chia sẻ cảm xúc về ngôi trường mà mình đang theo học và những mong muốn, trách nhiệm của bản thân khi học tập dưới ngôi trường này.
* Đánh giá Chủ đề 1.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ Triển lãm và giới thiệu sản phẩm thể hiện những nét nổi bật, tự hào về truyền thống nhà trường mà mỗi nhóm làm được.
+ Mời một số học sinh chia sẻ cảm xúc về ngôi trường mà mình đang theo học và những mong muốn, trách nhiệm của bản thân khi học tập dưới ngôi trường này.
+ Học sinh đánh giá Chủ đề 1.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ Nhận xét, bình chọn những sản phẩm có nội dung phong phú hình thức đẹp.
+ HS tranh biện kết quả các bạn đã tham gia trình bày.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
+ GV kết luận Hoạt động 2.
+ GV tuyên dương các nhóm thực hiện tốt, nhắc nhở các nhóm còn thực hiện chưa hiệu quả.
Hoạt động nối tiếp
GV dặn dò HS:
- Về nhà có ý thức giữ gìn, xây dựng truyền thống nổi bật tự hào của nhà trường.
- Chuẩn bị những nội dung cho tiết Sinh hoạt dưới cờ tuần sau: Tìm hiểu được một số tấm gương tự hoàn thiện bản thân của một số danh nhân Việt Nam và Thế giới.
ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ 1
Họ và tên: .
Nhóm/ tổ: .
Lớp: 7A3 
1. Cá nhân tự đánh giá
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ
Tiêu chí
Yêu cầu cần đạt
Đạt (Đ)
Chưa đạt (CĐ)
1
Nêu được ít nhất 3 mối quan hệ hòa đồng với thầy cô, các bạn và hài lòng với các mối quan hệ này.
2
Nêu được ít nhất 2 cách để hợp tác và giải quyết những vấn đề nảy sinh với thầy cô và các bạn trong việc thực hiện những nhiệm vụ chung.
3
Giới thiệu được ít nhất 3 nét nổi bật, tự hào về nhà trường và hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Xếp loại:
+ Đạt (Khi đạt từ 2/3 tiêu chí trở lên).
+ Chưa đạt (Chỉ thực hiện được 1 tiêu chí trở xuống).
Cá nhân tự xếp loại: ..
2. Đánh giá theo nhóm/ tổ
PHIẾU NHÓM/ TỔ ĐÁNH GIÁ
Tiêu chí
Yêu cầu cần đạt
Đạt (Đ)
Chưa đạt (CĐ)
1
Sự chuẩn bị cho hoạt động của chủ đề.
2
Thái độ tham gia hoạt động: tự giác, lắng nghe tích cực.
3
Trách nhiệm và hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ.
Xếp loại:
+ Đạt (Khi đạt từ 2/3 tiêu chí trở lên).
+ Chưa đạt (Chỉ thực hiện được 1 tiêu chí trở xuống).
Tổ/ nhóm tự xếp loại: .
3. GV đánh giá
GV dựa vào quan sát và kết quả tự đánh giá, nhóm đánh giá để nhận xét, biểu dương học sinh.
* Nhận xét:
.
.
.
.
.
* Đánh giá:
- Đạt: - Chưa đạt:
 ******************** ... T BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: 
- Tranh ảnh, tư liệu về một số nghề ở địa phương
- SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7.
- Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động.
- Máy tính, máy chiếu (Tivi)
- Phiếu học tập, giấy A0, thẻ màu, giấy nhớ
2.Đối với HS:
Bản sơ kết tuần
Kế hoạch tuần mới.
III.TIÉN TRÌNH DẠY HỌC
Phần 1. Sinh hoạt lớp (10 phút)
- Gv yêu cầu cán sự lớp điều hành lớp tự đánh giá và sơ kết tuần, xây dựng kế hoạch tuần mới.
- Gv nhận xét bổ xung, động viên, khen ngợi, giải quyết những khó khăn cùng HS.
Phần 2: Sinh hoạt theo chủ đề (35 phút)
1. Mục tiêu:
Lựa chọn và chuẩn bị tiết mục cho buổi giao lưu văn nghệ về chủ đề “nghề nghiệp”.
2. Nội dung: GV tố chức cho HS chia sẻ những điều đã học hỏi được của bản thân sau khi tham gia ngày hội trải nghiệm, hướng nghiệp.
3. Sản phẩm: Kết quả chia sẻ của học sinh
4. Tổ chức thực hiện:
* GV giao nhiệm vụ 
GV tổ chức cho HS thiết kế, lựa chọn các dự án tìm hiểu nghề ở địa phương.
 * Hs thực hiện
+ Cảm nhận của bản thân HS
+ Ban cán sự phân công các thành viên chuẩn bị các nội dung cần thiết cho cuộc trình bày dự án và giao lưu văn nghệ về chủ đề nghề nghiệp trong tiết sinh hoạt dưới cờ tuần tới (Lựa chọn tiết mục văn nghệ, tập văn nghệ)
* Báo cáo
- * Đánh giá:
GV nhận xét kết quả thực hiện hoạt động vận dụng sau giờ học của HS 
HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI
+ Nhận xét , dặn dò, giao nhiệm vụ cho HS
*************************************************
Ngày soạn: 03/5/2023
Ngày dạy: /5/2023
Tiết 99: ĐÁNH GIÁ, RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN TÌM HIỂU ĐẶC TRƯNG MỘT SỐ NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực:
1.1. Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề.
1.2. Năng lực riêng: Trải nghiệm thực tế, phân tích vấn đề.
2. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Đối với GV
Nội dung liên quan buổi sinh hoạt lớp. Kế hoạch tuần mới.
Phiếu đánh giá chủ đề 8.
Đối với HS:
Bản sơ kết tuần. Kế hoạch tuần mới.
Các nhóm: Bản đánh giá, rút kinh nghiệm sau khi thực hiện dự án tìm hiểu đặc trưng một số nghề ở địa phương.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Sinh hoạt lớp
- Gv yêu cầu cán sự lớp điều hành lớp tự đánh giá và sơ kết tuần, xây dựng kế hoạch tuần mới.
- Gv nhận xét bổ sung, động viên, khen ngợi, giải quyết những khó khăn cùng HS.
Hoạt động 2: Sinh hoạt theo chủ đề 
Mục tiêu:
Chia sẻ được những việc đã thực hiện và kết quả tìm hiểu, trải nghiệm nghề ở địa phương mà em quan tâm, yêu thích.
b. Nội dung: HS chia sẻ nội dung đã được trải nghiệm. 
c. Sản phẩm: Kết quả chia sẻ của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
* GV giao nhiệm vụ 
GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ về:
+ Những điều đã học hỏi được và cảm nhận của bản thân sau khi trải nghiệm thực tế tại địa phương.
+ Đánh giá, rút kinh nghiệm sau khi thực hiện dự án
tìm hiểu đặc trưng một số nghề ở địa phương.
* Hs thực hiện nhiệm vụ: HS đã trải nghiệm thực tế tại cơ sở nghề mình quan tâm, ghi chép những nội dung cần tìm hiểu.
* Báo cáo kết quả hoạt động:
+ Những điều đã học hỏi được và cảm nhận của bản thân sau khi trải nghiệm thực tế tại địa phương
+ Đánh giá, rút kinh nghiệm sau khi thực hiện dự án
tìm hiểu đặc trưng một số nghề ở địa phương.
+ Cảm nhận và những điều thu nhận được sau khi trải nghiệm thực tế.
* Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
-Khích lệ động viên HS, nhận xét đánh giá hiệu quả sau khi trải nghiệm thực tế.
Hoạt động nối tiếp
- HS chia sẻ cảm nhận của em với người thân, bạn bè về những điều học hỏi được sau khi tham gia giao lưu với chuyên gia hướng nghiệp.
ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ 8
Giáo viên yêu cầu học sinh tự đánh giá, nhóm đánh giá lẫn nhau và GV đánh giá chung.
	1. Cá nhân tự đánh giá
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ
	Tên thành viên.
Tiêu chí
Yêu cầu cần đạt
Đạt (Đ)
Chưa đạt (CĐ)
1
Kể được tên ít nhất 5 nghề hiện có tại địa phương.
2
Nêu được ít nhất 3 công việc đặc trưng của 1-2 nghề tại địa phương.
3
Nêu được các trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của ít nhất 2 nghề hiện có tại địa phương.
4
Nêu được yêu cầu về PC-NL của 1-2 nghề hiện có tại địa phương đối với người lao động.
5
Nhận diện được nguy hiểm có thể xảy ra, cách giữ an toàn của 1-2 nghề hiện có tại địa phương,
6
Tích cực quan tâm tìm hiểu nghề tại địa phương
	Xếp loại: + Đạt (Thực hiện được 4/6 tiêu chí)
 	 + Không đạt (Chỉ thực hiện được 3 tiêu chí trở xuống)
	Cá nhân tự xếp loại:.
	2. Đánh giá trong nhóm
PHIẾU NHÓM ĐÁNH GIÁ
Tên nhóm:
Tên thành viên..
Stt
Yêu cầu cần đạt
Đ
CĐ
1
Kết quả tự đánh giá của cá nhân
2
Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
3
Quan tâm và tham gia tích cực các hoạt động của nhóm
4
Biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên trong nhóm, hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm, thể hiện khả năng hợp tác với các bạn cùng nhóm
5
Có các ý tưởng mới, sáng tạo khi xây dựng nội dung của nhóm
6
Biết chú ý lắng nghe, tiếp nhận tích cực; biết đánh giá đúng sản phẩm và HĐ của các nhóm
Xếp loại
	Xếp loại: + Đạt (Thực hiện được 4/6 tiêu chí)
 	 + Không đạt (Chỉ thực hiện được 3 tiêu chí trở xuống)
3. GV đánh giá
	GV dựa vào quan sát và kết quả tự đánh giá, nhóm đánh giá để nhận xét, biểu dương những cá nhân, nhóm hoạt động tốt
	Nhận xét:
	Đánh giá:..
********************************************************
Ngày soạn:.../5/2023
Ngày giảng:../5/2023
CHỦ ĐỀ 9: HIỂU BẢN THÂN – CHỌN ĐÚNG NGHỀ
TIẾT 102
PHẢN HỒI KẾT QUẢ RÈN LUYỆN PHẨN CHẤT, NĂNG LỰC CỦA BẢN THÂN THEO YÊU CẦU CỦA NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực:
Giao tiếp, hợp tác: thể hiện khả năng giao tiếp; mạnh dạn trong việc trao đổi ý với các bạn trong lớp.
2.1. Năng lực đặc thù:
Thiết kế và tổ chức hoạt động: Rèn sự tự tin khi diễn đạt suy nghĩ, trình bày ý tưởng trước đông người; rèn kỹ năng xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động và đánh giá.
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Ý thức hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, tích cực học tập.
- Nhân ái: Thiết lập được mối quan hệ hài hoà với mọi người xung quanh.
- Trách nhiệm: Nêu cao trách nhiệm trong hoạt động tập thể.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV
- Nội dung liên quan buổi sinh hoạt lớp.
- Kế hoạch tuần mới
2. Đối với HS: 
- Bản sơ kết tuần
- Kế hoạch tuần mới.
III. TIẾN TRÌNH GIÁO DỤC
Hoạt động 1: Sơ kết, đánh giá kết quả thi đua của cá nhân và các tổ trong tuần và thông qua kế hoạch hoạt động của lớp trong tuần sau.
a. Mục tiêu: HS biết được kết quả các hoạt động trong tuần học và kế hoạch hoạt động của tuần mới.
b. Nội dung: Đại diện ban cán sự lớp, tổ nhận xét ưu, nhược điểm các hoạt động trong tuần. Chỉ ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục tồn tại.
c. Sản phẩm: Kết quả thi đua của cá nhân và các tổ trong tuần. Kế hoạch hoạt động của tuần mới.
d. Tổ chức thực hiện:
- Ban cán sự lớp điều hành lớp tự đánh giá và sơ kết tuần, xây dựng kế hoạch tuần mới dưới sự giám sát của GVCN.
- GV nhận xét bổ xung, động viên, khen ngợi, giải quyết những khó khăn cùng HS và đưa ra phương hướng hoạt động cho tuần tiếp theo.
Hoạt động 2: Sinh hoạt theo chủ đề.
a. Mục tiêu:
- Học sinh chia sẻ được kết quả rèn luyện phẩm chất năng lực của bản thân theo yêu cầu của nghề nghiệp ở địa phương mà mình yêu thích, muốn chọn.
b. Nội dung: Tổ chức cho học sinh chia sẻ về vấn đề: “kết quả rèn luyện phẩm chất năng lực của bản thân theo yêu cầu của nghề nghiệp ở địa phương mà mình yêu thích, muốn chọn.”
c. Sản phẩm: các bài chia sẻ của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
- Gv tổ chức cho học sinh chia sẻ với bạn bè trong lớp về:
+ Những điều đã học hỏi được và cảm nhận của bản thân sau khi tham gia buổi tọa đàm về nhận thức bản thân với định hướng nghề nghiệp tương lai.
+ Những việc đã thực hiện để rèn luyện những phẩm chất, năng lực của bản thân theo kế hoạch đã lập và kết quả bước đầu đạt được.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS điều hành nhóm thảo luận, cử nhóm trưởng, thư ký,
- Hs thảo luận và viết hoặc dán vào giấy A0 sp của nhóm mình
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV yêu cầu Hs lắng nghe và tư duy phản biện, chia sẻ suy nghĩ của mình.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên yêu cầu HS chấm điểm cho từng nhóm
- Tổ chức cho HS tập văn nghệ cho buổi tổng kết năm học.
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
- Học sinh về nhà luyện tập văn nghệ để chuẩn bị cho việc tổng kết.
Ngày soạn:.../5/2023
Ngày giảng:../5/2023
TIẾT 105
TỔNG KẾT NĂM HỌC TẠI LỚP
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực:
Giao tiếp, hợp tác: thể hiện khả năng giao tiếp; mạnh dạn trong việc trao đổi ý với các bạn trong lớp.
2.1. Năng lực đặc thù:
Thiết kế và tổ chức hoạt động: Rèn sự tự tin khi diễn đạt suy nghĩ, trình bày ý tưởng trước đông người; 
2. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Nêu cao trách nhiệm trong hoạt động tập thể.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV
- Nội dung liên quan buổi sinh hoạt lớp.
- Kế hoạch tuần mới
2. Đối với HS: 
- Bản sơ kết tuần
- Kế hoạch tuần mới.
III. TIẾN TRÌNH GIÁO DỤC
Hoạt động Sinh hoạt theo chủ đề: Tổng kết năm học tại lớp.
a. Mục tiêu: 
- HS tự hào về những thành tích học tập, rèn luyện đã đạt được trong năm học.
- Cam kết thực hiện hè vui, bổ ích, an toàn.
b. Nội dung: Tổng kết năm học và kí cam kết.
c. Sản phẩm: Thành tích mà học sinh và tập thể lớp đạt được trong năm học, HS kí cam kết.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- GV tổ chức cho HS tham gia đánh giá và tổng kết năm học cùng giáo viên chủ nhiệm.
- Trao giấy khen và phần thưởng cho học sinh cho học sinh đạt thành tích trong học tập và rèn luyện.
- Cam kết thực hiện kì nghỉ hè vui, bổ ích, an toàn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS tham gia đánh và tổng kết năm học.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- GVCN đánh giá và tổng kết năm học 
- GV cho học sinh giao lưu văn nghệ.
ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ 9
Giáo viên yêu cầu học sinh tự đánh giá, nhóm đánh giá lẫn nhau và GV nhận xét chung
	1. Cá nhân tự đánh giá
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ
	Tên thành viên.
	Đánh dấu X vào cột đạt hoặc chưa đạt tương ứng với mức độ em đạt được.
Yêu cầu cần đạt
Mức độ em đạt được
Đạt
Chưa đạt
Xác định được ít nhất 3 phẩm chất, năng lực của bản thân có liên quan đến hoạt động nghề nghiệp.
Chỉ ra được ít nhất 3 phẩm chất, năng lực của bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với yêu cầu của nghề nghiệp ở địa phương mà em quan tâm.
2. Đánh giá trong nhóm
PHIẾU NHÓM ĐÁNH GIÁ
Tên nhóm:
Tên thành viên..
Stt
Yêu cầu cần đạt
Đ
CĐ
1
Kết quả tự đánh giá của cá nhân
2
Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
3
Quan tâm và tham gia tích cực các hoạt động của nhóm
4
Biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên trong nhóm, hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm, thể hiện khả năng hợp tác với các bạn cùng nhóm
5
Có các ý tưởng mới, sáng tạo khi xây dựng nội dung của nhóm
6
Biết chú ý lắng nghe, tiếp nhận tích cực; biết đánh giá đúng sản phẩm và HĐ của các nhóm
Xếp loại
	Xếp loại: + Đạt (Thực hiện được 4/6 tiêu chí)
 	 + Không đạt (Chỉ thực hiện được 3 tiêu chí trở xuống)
3. GV đánh giá
	GV dựa vào quan sát và kết quả tự đánh giá, nhóm đánh giá để nhận xét, biểu dương những cá nhân, nhóm hoạt động tốt
	Nhận xét:
	Đánh giá:..

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_huong_nghiep_6_ket_noi_tri_thu.docx