Giáo án Giáo dục địa phương 6 - Năm học 2021-2022

. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học này HS:

- Biết được quá trình xây dựng và đặc sắc trong kiến trúc, giá trị văn hóa, nghệ thuật của Di sản Thành Nhà Hồ.

- Hiểu được trách nhiệm quảng bá hình ảnh, giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc nổi bật của Thành nhà Hồ.

2. Năng lực

 - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực đặc thù: điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, hiểu được ý nghĩa của di sản thành nhà Hồ. Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh về ý nghĩa, tầm quan trọng của di sản Thành nhà Hồ, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.

3. Phẩm chất:

 - Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp : trách nhiệm, bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.

 - Tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

 

docx 56 trang Khánh Đăng 26/12/2023 880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục địa phương 6 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục địa phương 6 - Năm học 2021-2022

Giáo án Giáo dục địa phương 6 - Năm học 2021-2022
TIẾT 1,2,3,4: CHỦ ĐỀ 1: BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN THÀNH NHÀ HỒ. 
 Ngày soạn: 21. 9. 2021. Ngày dạy: 23, 24, 30. 9. 2021
1/ 10/ 2021
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học này HS: 
- Biết được quá trình xây dựng và đặc sắc trong kiến trúc, giá trị văn hóa, nghệ thuật của Di sản Thành Nhà Hồ.
- Hiểu được trách nhiệm quảng bá hình ảnh, giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc nổi bật của Thành nhà Hồ.
2. Năng lực 
 - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực đặc thù: điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, hiểu được ý nghĩa của di sản thành nhà Hồ. Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh về ý nghĩa, tầm quan trọng của di sản Thành nhà Hồ, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.
3. Phẩm chất:
	 - Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp : trách nhiệm, bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản. 
 - Tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV: SGV, tranh ảnh, truyện,, âm nhạc, máy tính, ti vi, bài giảng PowerPoint,...
2 - HS: SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: HS biết được thành nhà Hồ là di sản văn hóa thế giới.
b. Nội dung: Tổ chức hs nghe bài hát về với xứ Thanh.
c. Sản phẩm: HS hiểu về xứ Thanh
d. Tổ chức thực hiện:
GV tổ chức cho HS nghe bài hát
Sau khi chơi xong, GV đặt câu hỏi: Em cảm thấy thế nào khi được nghe bài hát này? 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Tên gọi, vị trí, quá trình xây dựng và đặc sắc trong kiến trúc, giá trị văn hóa, nghệ thuật của Di sản Thành Nhà Hồ.
a. Mục tiêu: HS hiểu được quá trình xây dựng và đặc sắc trong kiến trúc, giá trị văn hóa, nghệ thuật của Di sản Thành Nhà Hồ
b. Nội dung: HS nêu tên gọi xuất xứ, đặc điểm thành nhà Hồ,
c. Sản phẩm: HS hoạt động nhóm, thảo luận câu hỏi tên gọi xuất xứ, đặc điểm thành nhà Hồ,
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG GV HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi. 
Các tên gọi của thành nhà Hồ?
Vị trí thành nhà Hồ?
Lịch sử hình thành?
Vì sao gọi là thành nhà Hồ?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS thảo luận theo nhóm. 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
Đại diện nhóm trình bày, HS khác lắng nghe, nhận xé, bổ sung
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV tiếp nhận câu trả lời, tổng hợp ý kiến của HS và kết luận.   
Thành Tây Đô
 Thành An Tôn, 
 Thành Tây Kinh hay 
 Thành Tây Giai
-Thành xây trên địa phận hai thôn Tây Giai, Xuân Giai nay thuộc xã Vĩnh Tiến và thôn Đông Môn nay thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. 
-Thành Tây Đô được xây vào năm 1397 dưới triều Trần do quyền thần Hồ Quý Ly chỉ huy, người không lâu sau (1400) lập ra nhà Hồ.
? Nêu n hững đặc điểm thành nhà Hồ?
? Thành nhà Hồ có kích thước như thế nào?
* HS quan sát hình ảnh thành nhà Hồ.
? Gia trị của thành nhà Hồ?
? Trách nhiệm của em?
1. Tên gọi
- Thành nhà Hồ 
  Thành Tây Đô
 Thành An Tôn, 
 Thành Tây Kinh hay 
 Thành Tây Giai
2. Vị trí
 Thành xây trên địa phận hai thôn Tây Giai, Xuân Giai nay thuộc xã Vĩnh Tiến và thôn Đông Môn nay thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. 
3. Lịch sử hình thành
 Thành Tây Đô được xây vào năm 1397 dưới triều Trần do quyền thần Hồ Quý Ly chỉ huy, người không lâu sau (1400) lập ra nhà Hồ. Theo sử sách, thành bắt đầu xây dựng vào mùa xuân tháng một năm Đinh Sửu niên hiệu Quang Thái thứ 10 đời vua Thuận Tông của vương triều Trần. Người quyết định chủ trương xây dựng là Hồ Quý Ly, lúc bấy giờ giữ chức Nhập nội Phụ chính Thái sư Bình chương quân quốc trọng sự, tước Tuyên Trung Vệ quốc Đại vương, cương vị Tể tướng, nắm giữ mọi quyền lực của triều đình. Người trực tiếp tổ chức và điều hành công việc kiến tạo là Thượng thư bộ Lại Thái sử lệnh Đỗ Tỉnh (có sách chép Mẫn). Hồ Quý Ly xây thành mới ở động An Tôn (nay thuộc địa phận các xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), làm kinh đô mới với tên Tây Đô, nhằm buộc triều Trần dời đô vào đấy trong mục tiêu chuẩn bị phế bỏ vương triều Trần
4. Tên gọi thành nhà Hồ
 Tháng 3 năm Canh Thân (26-3 đến 24-4-1400), vương triều Hồ thành lập (1400- 1407) và Tây Đô là kinh thành của vương triều mới, thành Thăng Long đổi tên là Đông Đô vẫn giữ vai trò quan trọng của đất nước. Vì vậy thành Tây Đô được dân gian quen gọi là Thành nhà Hồ.
5. Đặc điểm
 Thành được xây dựng rất khẩn trương, chỉ trong 3 tháng. 
 Thành Tây Đô ở vào địa thế khá hiểm trở, có lợi thế về phòng ngự quân sự hơn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá. Vị trí xây thành đặc biệt hiểm yếu, có sông nước bao quanh, có núi non hiểm trở, vừa có ý nghĩa chiến lược phòng thủ, vừa phát huy được ưu thế giao thông thủy bộ. Như mọi thành quách bấy giờ, thành bao gồm thành nội và thành ngoại. 
 6. Kích thước.
 Theo Đại Nam nhất thống chí cho biết: Thành Tây Đô mỗi mặt dài 120 trượng (1 trượng tương đương 4m), cao một trượng 2 thước và trong thành nay là ruộng ước chừng hơn 300 mẫu. (Theo số liệu này thì thành Tây Đô có cấu trúc hình vuông, mỗi cạnh khoảng 480 m).
7. Hình ảnh thành nhà Hồ.
8. giá trị lịch sử
 Thành Nhà Hồ đều “phát lộ” ánh hào quang của riêng nó. Từng đóng vai trò là nơi giao lưu, trao đổi các giá trị văn hóa giữa Việt Nam với các nước Đông Á và Đông - Nam Á; nơi duy nhất ghi dấu ấn đặc biệt trong việc thực hiện các quyết định cách tân đất nước của vương triều Hồ, góp phần thúc đẩy và tăng cường các trào lưu tư tưởng mới ở Việt Nam và khu vực... Ngày nay, Thành Nhà Hồ trở thành chứng nhân lịch sử và những giá trị tự thân của nó đương nhiên đã mang “tầm” thế giới khi chính thức ghi tên mình vào “ngôi đền” di sản văn hóa nhân loại.
9. trách nhiệm của học sinh 
- Tôn trọng và tự hào, phát huy giá trị di sản văn hóa thành nhà Hồ.
- Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa thành nhà Hồ, biết đấu tranh, ngăn chặn những hành vi đó hoặc báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí.
- Tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo di sản văn hóa thành nhà hồ phù hợp với lứa tuổi.
Các hoạt động mà học sinh có thể tham gia ví dụ như: Làm vệ sinh, phát hiện kịp thời sự xuống cấp, hư hỏng của di tích và báo cáo cho cơ quan chức năng biết, tuyên truyền giá trị của di sản văn hóa, giúp những người có trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn những hành vi xâm hại di sản văn hóa
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu :Học sinh củng cố lại kiến thức đã học
b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS làm các bài tập 
d. Tổ chức thực hiện: 
Chia HS thành các nhóm, GV đưa ra phiếu học tâp để HS hoàn thành:
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu :Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS làm các bài tập 
d. Tổ chức thực hiện: 
GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ sau:
- HS hãy tự nhận xét việc giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa ỏ quê em? * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
HS hoan thành bài tập 
Chuẩn bị cho bài học tiếp theo: Bài 1: Dưa lê, bánh đúc xứ Thanh.
TIẾT 5, 6, 7, 8. CHỦ ĐỀ 2: DƯA LÊ, BÁNH ĐÚC XỨ THANH 
 Ngày soạn: 5/ 10/ 2021. Ngày dạy: 8, 15, 22, 29/ 10/ 2021
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học này HS:
 Biết được một số sản vật của Thanh Hóa: Chè Lam phủ Quảng, bánh lá răng bừa,nước mắm Ba Làng, bánh gai Tứ Trụ, gỏi nhệch Nga Sơn, dừa Hoằng Hóa, mía đỏ Kim Tân, mía sọc Hà Trung đặc biệt là:
Dưa lê: nơi bến đò Lê bên sông Mã có giống dưa cải nhỏ cây, ra hoa sớm, cây không cao săn giòn thơm dùng muối dưa. 
 Bánh đúc: bánh đúc sốt nguyên liệu cũng bằng bột gạo nhưng nước nấu phải bằng nước rau cải hoặc rau ngót tươi, giã lọc cho có màu xanh. 
Ẩm thực Thanh Hóa phong phú, đa dạng, là một thứ hương vị của quê nhà, cái hương vị này sẽ khác với nhiều nơi vốn có cùng món ăn hay sản vật tương tự.
- Biết giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực xứ Thanh.
2. Năng lực 
 - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực đặc thù: điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, hiểu được ý nghĩa của Ẩm thực Thanh Hóa. Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh về ý nghĩa, tầm quan trọng của ẩm thực quê Thanh
3. Phẩm chất:
	 - Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp : trách nhiệm, bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị ẩm thực quê hương.. 
 - Tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV: SGV, tranh ảnh, truyện,, âm nhạc, máy tính, ti vi, bài giảng PowerPoint,...
2 - HS: SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: HS biết được ẩm thực quê Thanh.
b. Nội dung: Tổ chức hs nghe bài hát về với xứ Thanh.
c. Sản phẩm: HS hiểu về xứ Thanh
d. Tổ chức thực hiện:
GV tổ chức cho HS nghe bài hát
Sau khi chơi xong, GV đặt câu hỏi: Em cảm thấy thế nào khi được nghe bài hát này? 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: HS hiểu được một số sản vật của Thanh Hóa: 
Dưa lê: nơi bến đò Lê bên sông Mã có giống dưa cải nhỏ cây, ra hoa sớm, cây không cao săn giòn thơm dùng muối dưa. 
 Bánh đúc: bánh đúc sốt nguyên liệu cũng bằng bột gạo nhưng nước nấu phải bằng nước rau cải hoặc rau ngót tươi, giã lọc cho có màu xanh. 
 b. Nội dung: HS nêu một số sản vật của Thanh Hóa: 
c. Sản phẩm: HS hoạt động nhóm, thảo luận câu hỏi
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG GV HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Hoạt động 1
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi. 
? Kể tên các sản vật của xứ Thanh?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS thảo luận theo nhóm. 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
Đại diện nhóm trình bày, HS khác lắng nghe, nhận xé, bổ sung
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV tiếp nhận câu trả lời, tổng hợp ý kiến của HS và kết luận. Chè Lam phủ Quảng, 
Bánh lá răng bừa,
Nước mắm Ba Làng, 
Bánh gai Tứ Trụ
Gỏi nhệch Nga Sơn,
 Dừa Hoằng Hóa, 
Mía đỏ Kim Tân, mía sọc Hà Trung
Dưa lê
HS quan sát hình ảnh sản vật
HS giới thiệu cụ thể một số món ăn nổi tiếng ở Thanh Hóa
Hoạt động 2
  - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV hướng dẫn học sinh suy nghĩ, trả lời câu hỏi. 
? Nêu hiểu biết của em về dưa lê quê Thanh?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS suy nghĩ. 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
HS trình bày, HS khác lắng nghe, nhận xé, bổ sung
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV tiếp nhận câu trả lời, tổng hợp ý kiến của HS và kết luận
Ở huyện Yên Định, nơi bến đò Lê bên sông Mã có giống dưa cải nhỏ cây, ra hoa sớm, cây không cao săn giòn thơm dùng muối dưa, quen gọi là dưa Lê, nghe nói xưa cũng được đem cung tiến. Nay vẫn được dân quê quanh vùng ưa chuộng.
HS quan sát hình ảnh
Hoạt động 3
  - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, suy nghĩ, trả lời câu hỏi. (4 nhóm)
? Nêu nguồn gốc, nguyên vật liệu, cách làm, cách thưởng thức bánh đúc??
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS suy nghĩ, thảo luận nhóm
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
HS trình bày, HS khác lắng nghe, nhận xé, bổ sung
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV tiếp nhận câu trả lời, tổ ... ước, nhân dân Cửu Chân chịu cảnh sống lầm than cơ cực dưới ách đô hộ của ngoại bang.
1. Tình hình hinh tế, văn hóa, xã hội.
a. Tình hình kinh tế:
- Nghề lúa nước phát triển
- Chăn nuôi, đánh bắt cá  cũng được chú trọng.
- Thủ công nghiệp: đúc đồng, rèn sắt, đồ gốm thay đổi đáng kể.
- Hệ thống giao thông được mở rộng
- Đô thị ra đời: Tư Phố, Đông Sơn
- Nghề làm đá phát triển thịnh vượng
b. Văn hóa – xã hội:
- Tồn tại nền văn hóa: Việt và Trung. Văn hóa Việt đóng vai trò chủ đạo
- Tục thờ cúng tổ tiên, người có công được duy trì.
- Đạo Nho, đạo Phật, đạo Lão ngày càng phát triển.
=> Thanh Hóa là cái nôi của người Việt cổ, có tinh thần yêu nước quật cường, luôn đi đầu trong các cuộc kháng chiến chống quan xâm lược phương Bắc. Là niềm tự hào dân tộc cho con cháu đời sau.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu :Học sinh củng cố lại kiến thức đã học
b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi 1. Những dấu tích nào cho em biết người tối cổ có ở Thanh Hóa?
2. ? Nêu những nét chính trong đời sống kinh tế của cư dân Thanh Hóa trong thời kì Bắc thuộc?
c. Sản phẩm: HS làm các bài tập 
d. Tổ chức thực hiện: 
Chia HS thành các nhóm, GV đưa ra phiếu học tâp để HS hoàn thành:
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu :Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS làm các bài tập 
d. Tổ chức thực hiện: 
GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ sau:
- HS hãy tự nhận xét trách nhiệm của bản thân em trong việc giữ gìn truyền thống lịch sử ở quê em? 
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
HS hoàn thành bài tập 
Chuẩn bị, làm bài kiểm tra giữa kỳ II. 
TIẾT 27: KIỂM TRA GIỮA KÌ II 
Ngày soạn: 1/ 3/ 2022. Ngày kiểm tra: 7 /3/ 2022
Đẩy tiết để làm bài kiểm tra.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- HS nắm một cách hệ thống các nội dung đã học ở chủ đề 4 và 5 vận dụng vào trả lời các câu hỏi của bài kiểm tra.
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng những điều đã học vào làm bài.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh có ý thức tự hào về di sản văn hóa và những sản vật quê nhà.
II. Đề kiểm tra
Câu 1. ( 3 điểm): Kể tên các làng nghề nông lâm sản ở Thanh Hóa?
Câu 2. ( 3 điểm): Nêu vai trò của các làng nghề nông – lâm sản ở Thanh Hóa?
Câu 3: ( 4 điểm): Giới thiệu một làng nghề nông lâm sản ở địa phương em?
III. Hướng dẫn chấm:
Câu 1: Kể tên các làng nghề nông lâm sản ở Thanh Hóa.
Làng nghề làm nón tại Nông Cống. 
Làng nghề dệt chiếu cói huyện Nga Sơn. 
Làng nghề đúc đồng xã Thiệu Trung. 
Làng nghề bánh đa xã Thiệu Châu (Thiệu Hóa).. 
Làng nghề mộc Đạt Tài (Hoằng Hóa). 
Làng nghề bánh gai xã Thọ Diên (Thọ Xuân).
Làng nghề làm bánh lá xã Xuân Lập (Thọ Xuân).
Làng nghề ươm tơ dệt nhiễu Hồng Đô (Thiệu Hóa). 
Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và chế tác đá Đồng Thắng (Triệu Sơn). Làng nghề gốm xã Hoằng Hợp (Hoằng Hóa).
Câu 2Vai trò của các làng nghề nông – lâm sản.
- Làng Nghề truyền thống có giá trị về kinh tế.
- Giải quyết việc làm ở nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới. 
- Ngoài ra, làng nghề truyền thống là nơi lưu giữ và phát triển tinh hoa văn hóa của dân tộc. 
- Trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, chúng ta thấy rõ hơn giá trị, ý nghĩa nhân văn cao cả, nét đẹp của mỗi làng nghề truyền thống được hình thành nên bởi lớp người đi trước và được gìn giữ, phát huy giá trị bởi thế hệ con cháu mai sau. Họ không chỉ là những nghệ nhân mà thực sự đang là những người “giữ lửa” cho mỗi làng nghề. Bởi họ không làm việc chỉ vì lợi ích kinh tế, đôi khi chỉ là gìn giữ cho con cháu một cái nghề, gìn giữ một nét đặc trưng của quê hương. Ấy là điều quý nhất, đặc trưng nhất của người dân làng nghề xứ Thanh.
- Mỗi làng nghề mang một nét đẹp riêng của người dân xứ Thanh. Và điểm chung của những làng nghề truyền thống đó chính là tinh thần đoàn kết của cộng đồng dân cư, đặc biệt là việc cùng nhau giữ gìn cho được tinh hoa văn hóa mà ông cha để lại trong mỗi nghề truyền thống
Câu 3: (4 điểm): Giới thiệu một làng nghề nông lâm sản ở địa phương em: 
Học sinh giới thiệu một làng nghề ở địa phương mà em biết:
Ví dụ: Làng nghề dệt chiếu Nga Sơn:
-Nga Sơn là vùng đất nằm sát biển, cách thành phố Thanh Hoá 40km về hướng Ðông Bắc. Với 8 xã nằm dọc bờ biển là một vùng triều mầu mỡ, ngoài trồng sú vẹt, mảnh đất này chỉ trồng được một loại cây duy nhất là cói, dệt nên chiếu Nga Sơn - niềm kiêu hãnh của vùng quê này.
- Cói Nga Sơn nổi tiếng là sợi nhỏ, dai, óng mượt. Ðiều đặc biệt ít có nơi nào có thể trồng được loại cói dài như ở vùng này, loại cói chuyên dùng để dệt nên những tấm chiếu vừa đẹp lại vừa bền. 
TIẾT:28.29.30.31: CHỦ ĐỀ 7:
 CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC Ở THANH HÓA. 
 Ngày soạn: 26 /3/ 2022.
 Ngày dạy: 28 /3/ 2022
 4,18/4/2022
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
-Nêu được một số đặc điểm về các dân tộc, sự phân bố các dân tộc ở Thanh Hóa .
-Biết được các dân tộc có tŕnh độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
-Trình bày sự phân bố các dân tộc ở Thanh Hóa.
2. Năng lực 
 - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực đặc thù: điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, hiểu được các dân tộc sinh sống ở Thanh Hóa. Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh về ý nghĩa, tầm quan trọng của lịch sử địa phương.
3. Phẩm chất:
	- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp : trách nhiệm, bảo vệ, bảo tồn giá trị truyền thống của địa phương.. 
 -Tự hào về cộng đồng các dân tộc ở địa phương.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
GV: SGK, tranh ảnh, truyện,, âm nhạc, máy tính, ti vi, bài giảng. PowerPoint,...
 2 - HS: SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: HS biết được lịch sử địa phươngThanh Hóa : 
b. Nội dung: Tổ chức hs nghe bài hát về với xứ Thanh: 
c. Sản phẩm: HS hiểu về xứ Thanh .
d. Tổ chức thực hiện:
GV tổ chức cho HS nghe bài hát, chơi trò chơi.
Sau khi chơi xong, GV đặt câu hỏi: nhận biết các dân tộc ở Thanh Hóa thông qua việc quan sát trên tivi
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
 a. Mục tiêu: Nhận biết được cộng đồng các dân tộc đang sinh sống tại Thanh Hóa: 
b. Nội dung: HS nêu một số dấu dấu hiệu nhận biết các dân tộc ở Thanh Hóa: 
c. Sản phẩm: HS hoạt động nhóm, thảo luận câu hỏi
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi. 
? Giới thiệu ngắn gọn về các dân tộc ở Thanh Hóa?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS thảo luận theo nhóm. 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
Đại diện nhóm trình bày, HS khác lắng nghe, nhận xé, bổ sung
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV tiếp nhận câu trả lời, tổng hợp ý kiến của HS và kết luận. 
Hoạt động 2
  - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV hướng dẫn học sinh suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
? Nêu nhận xét của em về sự phân bố các dân tộc ở Thanh Hóa?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS suy nghĩ. 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
HS trình bày, HS khác lắng nghe, nhận xé, bổ sung
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV tiếp nhận câu trả lời, tổng hợp ý kiến của HS và kết luận
Hoạt động 3
  - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV hướng dẫn học sinh suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
 ? Nhận xét về các giá trị văn hóa của các dân tộc ở Thanh Hóa? Đời sống của cộng đồng các dân tộc ở Thanh Hóa
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS suy nghĩ. 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
HS trình bày, HS khác lắng nghe, nhận xé, bổ sung
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV tiếp nhận câu trả lời, tổng hợp ý kiến của HS và kết luận
1. Các dân tộc ở Thanh Hóa 
- Là tỉnh có nhiều thành phần dân tộc, Trên địa bàn tỉnh có 28 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh có 2.898.311 người, chiếm 85,6%; các dân tộc thiểu số như dân tộc Mường có 328.744 người, chiếm 9,4%; dân tộc Thái có 210.908 người, chiếm 6%; dân tộc Mông có 13.320 người, chiếm 0,38%; dân tộc Thổ có 9.890 người, chiếm 0,25%; dân tộc Dao có 5.077 người, chiếm, ... Các dân tộc thiểu số khác như, Dao, Tày, Sán Dìu, Hoa, Cao Lan, Thổ... chiếm tỷ lệ không đáng kể (gần 1%). Đại gia đình các dân tộc tỉnh Thanh Hóa hiện nay cùng chung sống từ lâu đời. 
2. Phân bố của các dân tộc.
- Người Kinh hay người Việt là một trong những dân tộc bản địa tại Thanh Hóa. Những thành tựu khảo cổ học cho thấy vào thời đại đồng thau, lưu vực sông Mã, sông Chu đã trở thành trung tâm cư trú của người Việt cổ trên đất Thanh Hóa. 
- Ở khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa có 6 đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chủ yếu cùng sinh sống lâu đời là Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao và Khơ Mú; Đồng bào các dân tộc luôn tự hào về tinh thần yêu nước, không quản ngại hy sinh, gian khổ đã cưu mang, che chở chiến sĩ cách mạng, đóng góp sức người, sức của cho cách mạng, lập nên những chiến công vang dội trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, thống nhất nước nhà.
3. Phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Ngày nay, đồng bào luôn kề vai sát cánh bên nhau, một lòng đi theo Đảng, đoàn kết xây dựng quê hương, đất nước, quyết tâm thực hiện sự nghiệp đổi mới và công cuộc xóa đói, giảm nghèo.
Mỗi dân tộc đều có sắc thái văn hóa riêng, vừa thể hiện bản sắc tộc người, vừa góp phần làm phong phú, đa dạng cho nền văn hóa chung. Do vậy, công cuộc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa ấy, trong bối cảnh hiện nay, càng cần được quan tâm. Những năm qua, hệ thống văn hóa từ tỉnh tới cơ sở đã coi trọng việc phát hiện, bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng, phát hiện những giá trị mới về văn học - nghệ thuật của các dân tộc thiểu số. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống, những phong tục, tập quán tốt đẹp của các dân tộc như các lễ hội tín ngưỡng dân gian, hội thi liên hoan văn hóa các dân tộc, tiếng nói, chữ viết, trang phục, các nghề thủ công truyền thống, các trò chơi, trò diễn, dân ca, dân vũ... đã và đang được bảo tồn và phát triển. Điển hình như các lễ hội kin chiêng boọc mạy, căm mương, Mường Xia, ca da, tục cầu mưa, chữ Thái cổ, tục ngữ, ca dao... (dân tộc Thái); pồn pôông, múa hát quanh cây bông, “Trò ma”, séc bùa, lễ hội khai hạ, mo Mường, lễ tục làm vía kéo si, dân ca Mường... (dân tộc Mường); lễ hội đền Thi, lễ cấp sắc (dân tộc Dao); đám ma của người Mông; trang phục truyền thống dân tộc Thổ,... đã được nghiên cứu, phục dựng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của đồng bào.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu :Học sinh củng cố lại kiến thức đã học
b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi 1. Nhận xét của em về cộng đồng các dân tộc ở Thanh Hóa?
c. Sản phẩm: HS làm các bài tập 
d. Tổ chức thực hiện: 
Chia HS thành các nhóm, GV đưa ra phiếu học tâp để HS hoàn thành:
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu :Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS làm các bài tập 
d. Tổ chức thực hiện: 
GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ sau:
- HS hãy tự nhận xét trách nhiệm của bản thân em trong việc giữ gìn truyền thống văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở quê em? 
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
HS hoàn thành bài tập 
Chuẩn bị chủ đề : Bảo vệ môi trường nước ở Thanh Hóa.
.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_dia_phuong_6_nam_hoc_2021_2022.docx