Giáo án Hóa học 11 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 21: Phenol

1. Kiến thức

 - Nêu được khái niệm về phenol, tên gọi, công thức cấu tạo một số phenol đơn giản, đặc điểm cấu tạo và hình dạng phân tử của phenol.

 - Nêu được tính chất vật lí của phenol.

 - Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của phenol: phản ứng thế H ở nhóm –OH, phản ứng thế ở vòng thơm.

 - Thực hiện được (hoặc quan sát video, hoặc qua mô tả: thí nghiệm của phenol với sodium hydroxide, sodium carbonate, với nước bromine) với HNO3 đặc trong H2SO4 đặc; mô tả hiện tượng thí nghiệm, giải thích được tính chất hoá học của phenol.

 - Trình bày được ứng dụng của phenol và điều chế phenol (từ cumene và từ nhựa than đá).

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

 - Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về phenol, tự chủ trong kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh về mô hình và cấu tạo của phenol.

 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để nêu được khái niệm phenol; đặc điểm chung của phenol. Kỹ năng làm việc nhóm tìm hiểu về tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng của phenol.

 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập (trả lời phiếu học tập, thực hành thí nghiệm, )

2.2. Năng lực hóa học:

a. Nhận thức hoá học:

 - Nêu được khái niệm về phenol, tên gọi, công thức cấu tạo một số phenol đơn giản, đặc điểm cấu tạo và hình dạng phân tử của phenol.

 - Nêu được tính chất vật lí của phenol.

 - Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của phenol: phản ứng thế H ở nhóm –OH, phản ứng thế ở vòng thơm.

 - Thực hiện được (hoặc quan sát video, hoặc qua mô tả: thí nghiệm của phenol với sodium hydroxide, sodium carbonate, với nước bromine) với HNO3 đặc trong H2SO4 đặc; mô tả hiện tượng thí nghiệm, giải thích được tính chất hoá học của phenol.

 - Trình bày được ứng dụng của phenol và điều chế phenol (từ cumene và từ nhựa than đá).

b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học: Nhận biết được thành phần của một số hợp chất có chứa phenol.

c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được tác hại của phenol, sự ảnh hưởng của phenol đến môi trường.

 

docx 9 trang Minh Anh 06/07/2024 1120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 11 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 21: Phenol", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học 11 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 21: Phenol

Giáo án Hóa học 11 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 21: Phenol
BÀI 21. PHENOL
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
	- Nêu được khái niệm về phenol, tên gọi, công thức cấu tạo một số phenol đơn giản, đặc điểm cấu tạo và hình dạng phân tử của phenol.
	- Nêu được tính chất vật lí của phenol.
	- Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của phenol: phản ứng thế H ở nhóm –OH, phản ứng thế ở vòng thơm.
	- Thực hiện được (hoặc quan sát video, hoặc qua mô tả: thí nghiệm của phenol với sodium hydroxide, sodium carbonate, với nước bromine) với HNO3 đặc trong H2SO4 đặc; mô tả hiện tượng thí nghiệm, giải thích được tính chất hoá học của phenol.
...ết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập (trả lời phiếu học tập, thực hành thí nghiệm, )
2.2. Năng lực hóa học: 
a. Nhận thức hoá học:
	- Nêu được khái niệm về phenol, tên gọi, công thức cấu tạo một số phenol đơn giản, đặc điểm cấu tạo và hình dạng phân tử của phenol.
	- Nêu được tính chất vật lí của phenol.
	- Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của phenol: phản ứng thế H ở nhóm –OH, phản ứng thế ở vòng thơm.
	- Thực hiện được (hoặc quan sát video, hoặc qua mô tả: thí nghiệm của phenol với sodium hydroxide, sodium carbonate, với nước bromine) với HNO3 đặc trong H2S...hám phá và học tập hoá học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
● Dụng cụ, hóa chất: 
	- Hóa chất: Phenol, dung dịch NaOH, Na2CO3, nước bromine.
	- Dụng cụ: Ống nghiệm, công tơ hút, giá ống nghiệm.
● Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị 1 mô hình phần tử phenol (từ quả bóng bàn, các loại quả có hình tròn như chanh, quất, đất nặn, que tre, ống hút, .)
● Phiếu bài tập số 1, số 2.
● Video, hình ảnh, học liệu.
- Thí nghiệm: Phenol + NaOH https://www.youtube.com/watch?v=0bCbfG6COyA
- Thí nghiệm: Phenol + Na2CO3 https://www.youtube.com/watch?v=Sjc2lSr_R90
- Thí nghiệm: Phenol + dd Br2 htt... có nhiều trong lá trà xanh, có khả năng chống oxy hóa mạnh và là vi chất cần thiết cho cơ thể giúp ngăn ngừa được nhiều bệnh nguy hiểm cho cơ thể.
 d) Tổ chức thực hiện: 
Giao nhiệm vụ học tập: GV cung cấp tư liệu về “Những lợi ích của trà xanh (trà matcha) đối với sức khỏe. Yêu cầu HS đọc nhanh và thực hiện trò chơi “Trí nhớ siêu phàm”
Luật chơi: Lớp chia làm 4 nhóm, các nhóm quan sát tranh trong khoảng thời gian 60 giây. Sau đó có 60 giây để liệt kê ra những lợi ích của trà matcha. Nhóm nào liệt kê được nhiều lợi ích nhất, chính xác nhất sẽ được cộng 01 điểm vào Kết quả thi đua của nhóm.... giống nhau và khác nhau về cấu tạo phân tử của 2 chất trên? Từ đó nêu khái niệm phenol.
2. Gọi tên một số phenol có công thức cấu tạo sau:
Phenol là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon của vòng benzene.

● Thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành phiếu bài tập theo 4 nhóm.
● Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm HS đưa ra nội dung kết quả thảo luận của nhóm.
● Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đưa ra kết luận
- Phenol là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon của vòng benzene.
- Tên thông thường của một số ph...
- Nêu cấu tạo của phenol.
- Nêu ảnh hưởng của vòng benzene, từ đó dự đoán tính chất hóa học của phenol.
● Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm tham khảo sản phẩm của nhóm còn lại thông qua hình thức trưng bày.
● Báo cáo, thảo luận: Nhóm có sản phẩm đẹp nhất cử đại diện lên thuyết trình về sản phẩm.
● Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đưa ra kết luận
- Công thức cấu tạo, mô hình phân tử phenol.
- Tính chất của phenol: Thế H (tính acid) và thế nguyên tử H của vòng benzene.
II. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA PHENOL
● Mô hình phân tử
● Nhận xét tính chất của phenol:
- Trong phân tử phenol, do ảnh hưởng củ... lý của phenol. Lưu ý với HS về tính độc và cách xử lý.
III. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
- Ở điều kiện thường, phenol là chất rắn không màu, nóng chảy ở 43 °C, sôi ở 181,8°C.
- Phenol ít tan trong nước ở điều kiện thường (độ tan trong nước ở 25°C: 8,42 g/100 g nước), tan nhiều khi đun nóng (tan vô hạn ở 66°C); tan tốt trong các dung môi hữu cơ như ethanol, ether và acetone. 
- Phenol độc và có thể gây bỏng khi tiếp xúc với da nên phải cần thận khi sử dụng.
Hoạt động 4:
IV. Tính chất hóa học
Mục tiêu:
- Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của phenol: phản ứng thế H ở nhóm –OH, phản ứng thế ở vòn... màu quỳ tím không?
2. Thực hiện các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Phenol + dung dịch NaOH.
- Thí nghiệm 2: Phenol + dung dịch Na2CO3.
Quan sát hiện tượng, giải thích các hiện tượng xảy ra, viết PTHH.
3. Hãy giải thích tại sao phenol có thể phản ứng được với dung dịch NaOH còn alcohol thì không phản ứng với dung dịch NaOH?
Nhiệm vụ 2. Nghiên cứu phản ứng thế ở vòng thơm
1. Thực hiện các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Phenol + dung dịch bromine.
- Thí nghiệm 2: Phenol + dung dịch HNO3 đặc/ H2SO4 đặc. (Có thể chiếu thí nghiệm nếu không đủ điều kiện thực hiện).
Quan sát hiện tượng, g...ng thế nguyên tử H của nhóm -OH trong phenol (tính acid)
1. Trong dung dịch nước, phenol phân li theo cân bằng sau:
 ion phenolate
Nhận xét: 
- Phenol là một acid yếu, dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.
- Phenol có thể phản ứng được với kim loại kiềm, dung dịch base, muối sodium carbonate,...
2. Thực hiện các thí nghiệm:
● Hiện tượng: Ở cả hai ống nghiệm dung dịch từ màu trắng đục chuyển sang trong suốt.
● Giải thích:
- Phenol ít tan trong nước ở điều kiện thường do đó ban đầu dung dịch có màu trắng đục;
- Phenol phản ứng với các dung dịch NaOH, Na2CO3 tạo thành các muối tan... phenol phản ứng với nước bromine tạo thành sản phẩm thế 2,4,6 – tribromophenol ở dạng kết tủa màu trắng.
Phương trình hoá học:
● Thí nghiệm 2: Phenol + dung dịch HNO3 đặc/ H2SO4 đặc.
Phenol phản ứng với dung dịch nitric acid đặc trong dung dịch sulfuric acid đặc tạo ra sản phẩm 2,4,6 – trinitrophenol (picric acid, dạng tinh thể màu vàng).
Phương trình hoá học:
2. So sánh điều kiện phản ứng bromine hoá vào vòng benzene của phenol và benzene. Từ đó, rút ra nhận xét khả năng thế nguyên tử hydrogen ở vòng benzene của phenol so với benzene.
Hướng dẫn
- Benzene phản ứng với Br2 trong điều ki

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_11_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_21_phe.docx