Giáo án Địa lí 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài mở đầu

Thời gian thực hiện: 1 tiết

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Hiểu được tầm quan trọng của việc nắm vững các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và trong sinh hoạt.

- Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú của việc học môn Địa lí.

- Nhận thấy các kiến thức, kĩ năng địa lí sẽ giúp ích cho HS có cái nhìn khách quan về thế giới xung quanh và giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống.

2. Năng lực

*Năng lực chung

- Năng lực tự học, tự chủ;

- Năng lực giải quyết vấn đề;

- Năng lực sáng tạo;

- Năng lực giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ.

*Năng lực đặc thù

- Sử dụng các sơ đồ, hình ảnh, thông tin để trình bày được nội dung kiến thức.

- Liên hệ được với thực tế, bản thân.

3. Phẩm chất

- Yêu gia đình, quê hương, đất nước.

- Thực hiện nghĩa vụ đạo đức, tôn trọng, chấp hành pháp luật, kỉ luật

- Có trách nhiệm với bản thân, cộng động, đất nước, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường.

- Yêu thích môn học, có niềm hứng thú với việc tìm hiểu các sự vật, hiện tượng địa lí nói riêng và trong cuộc sống nói chung.

 

docx 6 trang Khánh Đăng 26/12/2023 3020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài mở đầu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài mở đầu

Giáo án Địa lí 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài mở đầu
BÀI MỞ ĐẦU
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hiểu được tầm quan trọng của việc nắm vững các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và trong sinh hoạt. 
- Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú của việc học môn Địa lí. 
- Nhận thấy các kiến thức, kĩ năng địa lí sẽ giúp ích cho HS có cái nhìn khách quan về thế giới xung quanh và giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống. 
2. Năng lực
*Năng lực chung
- Năng lực tự học, tự chủ;
- Năng lực giải quyết vấn đề;
- Năng lực sáng tạo; 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ.
*Năng lực đặc thù
- Sử dụng các sơ đồ, hình ảnh, thông tin để trình bày được nội dung kiến thức.
- Liên hệ được với thực tế, bản thân. 
3. Phẩm chất
- Yêu gia đình, quê hương, đất nước.
- Thực hiện nghĩa vụ đạo đức, tôn trọng, chấp hành pháp luật, kỉ luật
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng động, đất nước, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Yêu thích môn học, có niềm hứng thú với việc tìm hiểu các sự vật, hiện tượng địa lí nói riêng và trong cuộc sống nói chung. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu.
- Tập bản đồ địa lí lớp 6.
- Hình ảnh, video về thiên nhiên, các hiện tượng và đối tượng địa lí 
- Một số công cụ địa lí học thường sử dụng: quả Địa Cầu, sơ đồ, bản đồ, mô hình, bảng số liệu,... 
2. Học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
- Tập bản đồ địa lí lớp 6.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1. Xác định nhiệm vụ học tập
* Mục tiêu
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. 
* Nội dung hoạt động
- HS dựa vào kiến thức và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
* Tổ chức hoạt động
Hoạt động cá nhân, cặp/bàn
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới.
- GV yêu cầu HS sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, sự kiện, câu chuyện, ví dụ...liên quan đến các hiện tượng địa lí.
- Trong tiết học, GV chia lớp học thành các nhóm, yêu cầu các nhóm liệt kê những câu ca dao, tục ngữ, câu chuyện, ví dụ...liên quan đến các hiện tượng địa lí.
- GV xếp hạng các nhóm theo số lượng và chất lượng sưu tầm được. GV chọn, giải thsich một câu ca dao, tục ngữ,...để dẫn nhập vào bài.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chú ý lắng nghe, giơ tay trả lời câu hỏi nhanh
- GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ thực hiện nhiệm vụ của HS.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
- HS trao đổi và trả lời nhanh câu hỏi trò chơi.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Ở tiểu học, bước đầu các em đã được làm quen với một số kiến thức địa lí. Từ năm học này, các kiến thức địa lí sẽ càng đa dạng và phong phú hơn, gắn với thiên nhiên và con người ở các khu vực, các vùng khác nhau trên Trái Đất.
* Sản phẩm hoạt động
- HS trả lời các câu hỏi theo sự hiểu biết của bản thân.
- GV có thể chuẩn bị phần thưởng như điểm số, tràng pháo tay, hiện vật,...
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về những khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu
của môn Địa lí
* Mục tiêu
- Hiểu được tầm quan trọng của việc nắm vững các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và trong sinh hoạt. 
* Nội dung hoạt động
- HS khai thác thông tin mục 1; H.1, H.2, H.3 SGK và Tập bản đồ địa lí lớp 6, thực hiện yêu cầu của GV.
* Tổ chức hoạt động
Hoạt động thảo luận nhóm
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
*HS khai thác thông tin mục 1; H.1, H.2, H.3 SGK, thực hiện nhiệm vụ sau:
- GV chia lớp thành 6 nhóm, hai nhóm thực hiện một nhiệm vụ, trong thời gian 5 phút, ghi tất cả những nội dung được thể hiện trong hình ra giấy thảo luận của nhóm mình.
+ Nhóm 1,4. Hình 1.
+ Nhóm 2,6. Hinh 2.
+ Nhóm 3,5. Hình 3.
Hoạt động cả lớp
- Căn cứ vào đâu mà em biết được những nội dung ấy? Vậy, em hãy cho biết một số kĩ năng được rèn luyện khi học tập bộ môn Địa lí.
- Để học tốt môn Địa lí, theo em cần phải có những thiết bị và dụng cụ gì để hỗ trợ?
- Việc nắm vững những khái niệm cơ bản và các kĩ năng chủ yếu của môn Địa lí có ý nghĩa như thế nào trong học tập và đời sống hàng ngày của em?
- Lấy ví dụ chứng minh rằng Internet là công cụ học tập rất hữu ích. Để khai thác những tính năng hữu ích của Internet, em cần phải làm gì?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm tìm và ghi chép những nội dung phù hợp với nhiệm vụ được phân công.
- GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ nhóm gặp khó khăn.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
- Hết thời gian, các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm.
- Nhóm khác quan sát, nhận xét, bổ sung.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét trình bày của HS, cung cấp thêm thông tin và chốt kiến thức.
* Sản phẩm hoạt động
1. Những khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn Địa lí
- Những khái niệm cơ bản ở lớp 6: Trái Đất, các thành phần tự nhiên của Trái Đất, mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Các kĩ năng địa lí: sử dụng bản đồ, sơ đồ, hình ảnh, bảng số liệu, biểu đồ.
- Internet là một công cụ học tập rất hữu ích.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về những điều lí thú của môn Địa lí 
* Mục tiêu
- Thấy được sự lí thú của việc học môn Địa lí; hiểu được rằng môn Địa lí gắn với cuộc sống thực tế, lí giải các hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội. 
* Nội dung hoạt động
- HS khai thác thông tin mục 2; H.4, H.5, H.6, H.7 SGK, thực hiện yêu cầu của GV.
* Tổ chức hoạt động
Hoạt động thảo luận cá nhân/cặp, bàn
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
*Yêu cầu HS khai thác thông tin mục 2; H.4, H.5, H.6, H.7 SGK, thực hiện nhiệm vụ sau:
- GV yêu cầu HS thực hiện một nhiệm vụ, lựa chọn câu tục ngữ, ca dao đã liệt kê trong phần xác định nhiệm vụ học tập, thảo luận để giải thích hiện tượng địa lí được nhắc đến trong câu ca dao, tục ngữ đó.
- Quan sát H.4, H.5, H.6, H.7 cho biết những điều lí thú được thể hiện ở các hình.
- Khai thác thông tinh SGK, cho biết những điều lí thú gì thông qua việc học tập môn Địa lí?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS khai thác thông tin và dựa vào hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi;
- GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
- HS trình bày trước lớp kết quả làm việc cá nhân.
- HS khác theo dõi bạn trình bày, nhận xét, bổ sung, đánh giá.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét trình bày của HS, cung cấp thêm thông tin và chốt kiến thức.
* Sản phẩm hoạt động
2. Môn Địa lí và những điều lí thú
- Khám phá được nhiều hiện tượng tự nhiên, dân cư, văn hóa, kinh tế, nhiều vùng đất trên thế giới.
- Giải thích được các hiện tượng địa lí đang diễn ra xung quanh ta.
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về địa lí và cuộc sống
* Mục tiêu
- Nêu được vai trò của Địa lí trong cuộc sống. 
* Nội dung hoạt động
- HS khai thác thông tin mục 3 SGK, thực hiện yêu cầu của GV.
* Tổ chức hoạt động
Hoạt động thảo luận cá nhân/cặp, bàn
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
- HS tham khảo mẩu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi:
- Sự kiện gì xảy ra vào ngày 26/12/2004? Hậu quả của sự kiện này như thế nào?
- Làm sao Tiu-li có thể tránh được sóng thần và cứu thêm nhiều người khác?
- Tiu-li đã tránh được sóng thần nhờ có kiến thức và kĩ năng địa lí nào?
- Khai thác thông tin mục 3 SGK, cho biết vai trò của việc học tập môn Địa lí đối với cuộc sống.
- Hãy lấy thêm những ví dụ để thấy được vai trò của học tập môn Địa lí đối với đời sông hàng ngày của em.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS khai thác thông tin và dựa vào hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi;
- GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
- HS trình bày trước lớp kết quả làm việc cá nhân.
- HS khác theo dõi bạn trình bày, nhận xét, bổ sung, đánh giá.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét trình bày của HS, cung cấp thêm thông tin và chốt kiến thức.
* Sản phẩm hoạt động
3. Địa lí và cuộc sống
- Cung cấp những hiểu biết về những hiện tượng tự nhiên và thấy được mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Kiến thức địa lí giúp lí giải các hiện tượng và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.
- Định hướng thái độ, ý thức sống, lí tưởng sống...
3. Hoạt động 3. Luyện tập
*Mục tiêu
- Củng cố ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập, thực hành các kĩ năng địa lí.
*Nội dung hoạt động
- Vận dụng kiến thức bài học và hiểu biết cá nhân để trình bày được những nội dung kiến thức, thực hành các kĩ năng địa lí.
*Tổ chức hoạt động
Hoạt động cá nhân, cặp/bàn
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
*HS lên bảng tổng kết nội dung bài học.
- GV yêu cầu HS làm bài tập 1: Quan sát hình 1,2,3 cho biết những nội dung được thể hiện qua các hình đó.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS khai thác thông tin và dựa vào hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi;
- GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
- HS trình bày trước lớp kết quả làm việc cá nhân.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV thông qua trình bày của HS rút ra nhận xét, khen ngợi và rút kinh nghiệm những hoạt động rèn luyện kĩ năng của cả lớp.
* Sản phẩm hoạt động
Nội dung thể hiện qua các hình 1, 2, 3 
- Hình 1: Mô hình cấu tạo Trái Đất thể hiện cấu tạo 3 lớp của Trái Đất bao gồm: vỏ Trái Đất, Man-ti và nhân. 
- Hình 2: thể hiện số dân thế giới từ năm 1804 đến năm 2024, các mốc năm được lấy là khi dân số tăng thêm tròn 1 tỉ người và năm gần nhất. 
- Hình 3: bản đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á. 
4. Hoạt động 4. Vận dụng
*Mục tiêu
- HS vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.
*Nội dung hoạt động
	- Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bài tập.
*Tổ chức hoạt động
HS thực hiện ở nhà
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu cho HS một số trang website, đường link, sách tham khảo...liên quan đến chương trình mạch kiến thức Địa lí 6 để HS tự tìm tòi, khám phá, mở rộng kiến thứ, sự hiểu biết của bản thân.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hỏi và đáp ngắn gọn những vấn đế cần tham khảo.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
- GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét về các phương án lí giải của HS đưa ra, hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu, giờ sau trả lời (báo cáo).
* Sản phẩm hoạt động
- HS về nhà tự tìm tòi, khám phá, mở rộng kiến thứ, sự hiểu biết của bản thân qua một số trang website, đường link, sách tham khảo...liên quan đến nội dung, yêu cầu của GV.
------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_mo_dau.docx