Giáo án Địa lí 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 8: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Trình bày được chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: hướng, thời gian,.

- Mô tả được hiện tượng mùa: mùa ở các vùng vĩ độ và các bán cầu.

- Trình bày được hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

2. Năng lực

*Năng lực chung

- Năng lực tự học, tự chủ;

- Năng lực giải quyết vấn đề;

- Năng lực sáng tạo;

- Năng lực giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ.

*Năng lực đặc thù

- Dùng quả Địa Cầu và mô hình hoặc hình vẽ Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời để trình bày chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

- Biết cách thích ứng với thời tiết của từng mùa.

3. Phẩm chất

- Yêu gia đình, quê hương, đất nước.

- Thực hiện nghĩa vụ đạo đức, tôn trọng, chấp hành pháp luật, kỉ luật

- Có trách nhiệm với bản thân, cộng động, đất nước, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường.

- Tôn trọng các quy luật tự nhiên, yêu thiên nhiên, cảnh vật các mùa.

 

docx 9 trang Khánh Đăng 26/12/2023 5501
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 8: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 8: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả

Giáo án Địa lí 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 8: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả
BÀI 8. CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI VÀ HỆ QUẢ 
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Trình bày được chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: hướng, thời gian,...
- Mô tả được hiện tượng mùa: mùa ở các vùng vĩ độ và các bán cầu. 
- Trình bày được hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
2. Năng lực
*Năng lực chung
- Năng lực tự học, tự chủ;
- Năng lực giải quyết vấn đề;
- Năng lực sáng tạo; 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ.
*Năng lực đặc thù
- Dùng quả Địa Cầu và mô hình hoặc hình vẽ Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời để trình bày chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. 
- Biết cách thích ứng với thời tiết của từng mùa.
3. Phẩm chất
- Yêu gia đình, quê hương, đất nước.
- Thực hiện nghĩa vụ đạo đức, tôn trọng, chấp hành pháp luật, kỉ luật
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng động, đất nước, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Tôn trọng các quy luật tự nhiên, yêu thiên nhiên, cảnh vật các mùa. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu.
- Mô hình Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời 
- Các video, ảnh về chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
- Tập bản đồ địa lí lớp 6.
2. Học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
- Tập bản đồ địa lí lớp 6.
- Quả Địa Cầu 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1. Xác định nhiệm vụ học tập
* Mục tiêu
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. 
* Nội dung hoạt động
- HS dựa vào kiến thức và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
* Tổ chức hoạt động
Hoạt động cá nhân/tổ chức chơi trò chơi
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức trò chơi qua hệ thống câu hỏi liên quan đến kiến thức đã học.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chú ý lắng nghe, giơ tay trả lời câu hỏi nhanh
- GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ thực hiện nhiệm vụ của HS.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
- HS trao đổi và trả lời nhanh câu hỏi trò chơi.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới.
* Sản phẩm hoạt động
- HS trả lời các câu hỏi theo sự hiểu biết của bản thân.
- GV có thể chuẩn bị phần thưởng như điểm số, tràng pháo tay, hiện vật,...
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1. Mô tả sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
* Mục tiêu
 - Trình bày được sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
* Nội dung hoạt động
- HS khai thác thông tin mục 1; H.1 SGK và Tập bản đồ địa lí lớp 6, thực hiện yêu cầu của GV.
* Tổ chức hoạt động
Hoạt động thảo luận cá nhân/cặp, bàn
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
*Yêu cầu HS khai thác thông tin mục 1; H.1 SGK và Tập bản đồ địa lí 6, để hoàn thành thông tin dưới đây:
 Phiếu học tập số 1: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI
Hướng 
Thời gian 
Quỹ đạo 
Hướng nghiêng và độ nghiêng của trục
Tính chất
GV lưu ý HS: Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày, 6 giờ nhưng để làm lịch cho tiện người ta chỉ lấy tròn 365 ngày. Như vậy, cứ 4 năm lại thừa ra 1 ngày đó là năm nhuận, tháng 2 của năm nhuận có 29 ngày.
 PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Hướng 
Thời gian một vòng quanh Mặt Trời 
Quỹ đạo 
Hướng nghiêng và độ nghiêng của trục
Tính chất
Từ tây sang đông
365 ngày, 6 giờ.
Hình elip gần tròn.
Không thay đổi
Chuyển động tịnh tiến
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS khai thác thông tin và dựa vào hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi;
- GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
- HS trình bày trước lớp kết quả làm việc cá nhân.
- HS khác theo dõi bạn trình bày, nhận xét, bổ sung, đánh giá.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét trình bày của HS, cung cấp thêm thông tin và chốt kiến thức.
* Sản phẩm hoạt động
1. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
- Cùng với chuyển động tự quay quanh trục, Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
- Hướng chuyển động: từ tây sang đông trên quỹ đạo có hình elíp gần tròn.
- Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời hết 365 ngày và 6 giờ (một năm).
- Trong khi chuyển động trên quỹ đạo, trục Trái Đất luôn giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về hiện tượng mùa trên Trái Đất
* Mục tiêu
- Trình bày, giải thích được hiện tượng các mùa trên Trái Đất. 
- Đọc hình ảnh, lược đồ, xác định được nửa cầu nào ngả gần/chếch xa về phía Mặt Trời qua đó xác định mùa của nửa cầu đó. 
* Nội dung hoạt động
- HS khai thác thông tin mục 2; H.2, H.3 SGK và Tập bản đồ địa lí 6, thực hiện yêu cầu của GV.
* Tổ chức hoạt động
Hoạt động thảo luận cá nhân/cặp, bàn
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
*Yêu cầu HS khai thác thông tin mục 2; H.2, H.3 SGK và tập bản đồ địa lí 6, thực hiện nhiệm vụ sau:
GV giao nhiệm vụ:
+ HS hoàn thành PHT trong nhóm của mình trong thời gian 3 phút
+ GV cung cấp PHT, yêu cầu HS đọc SGK mục 2, kết hợp quan sát hình 1, hãy điền thông tin vào bảng sau.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Ngày/
tháng
Nửa cầu
Vị trí của nửa cầu so với Mặt Trời
Lượng nhiệt và ánh sáng nhận được
Mùa
22/6
Nửa cầu Bắc
Ngả về phía Mặt Trời
Nhiều
Hạ
Nửa cầu Nam
Chếch xa Mặt Trời
Ít
Đông
22/12
Nửa cầu Bắc
Chếch xa Mặt Trời
Ít
Đông
Nửa cầu Nam
Ngả về phía Mặt Trời
Nhiều
Hạ
21/3
Nửa cầu Bắc
Hai nửa cầu hướng về Mặt Trời như nhau
Hai nửa cầu nhân được lượng nhiệt và ánh sáng như nhau
Xuân
Nửa cầu Nam
Thu
23/9
Nửa cầu Bắc
Thu
Nửa cầu Nam
Xuân
- Dựa vào hình 3, nêu sự khác nhau về thời gian mùa theo vĩ độ.
- GV cho HS quan sát đoạn video và trả lời câu hỏi: Nội dung của đoạn video là gì ? Nguyên nhân của hiện tượng?
https://www.youtube.com/watch?v=mGzmtl9oWE8
Từ đoạn video, giáo viên nhấn mạnh: Sự phân bố ánh sáng, lượng nhiệt và cách tính mùa ở hai nửa cầu Bắc và Nam hoàn toàn trái ngược nhau.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS khai thác thông tin và dựa vào hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi;
- GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
- HS trình bày trước lớp kết quả làm việc cá nhân.
- HS khác theo dõi bạn trình bày, nhận xét, bổ sung, đánh giá.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét trình bày của HS, cung cấp thêm thông tin và chốt kiến thức.
* Sản phẩm hoạt động
2. Mùa trên Trái Đất
- Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng nên có lúc nửa cầu Bắc, có lúc nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời.
- Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt => mùa nóng.
- Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời ít hơn, nhận được ít ánh sáng và nhiệt => mùa lạnh.
- Ngày 21/3 và 23/9, cả hai bán cầu nhận được nhiệt và ánh sáng như nhau =>mùa chuyển tiếp.
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa
* Mục tiêu
- Trình bày và giải thích được hiện tượng ngày - đêm dài ngắn khác nhau theo mùa. 
* Nội dung hoạt động
- HS khai thác thông tin mục 3; H.4 SGK, thực hiện yêu cầu của GV.
* Tổ chức hoạt động
Hoạt động thảo luận nhóm
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
*Yêu cầu HS khai thác thông tin mục 3; H.4 SGK, thực hiện nhiệm vụ sau:
- GV chia lớp thành 8 nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm theo phiếu học tập như sau: (Tất cả các nhóm đều có phiếu giống nhau, chỉ khác nhau hình ảnh)
Ngày
Bán cầu 
Có ngả về phía Mặt trời không
Ánh sáng mặt trời chiếu vuông góc không? Tại vĩ độ nào
Mùa
So sánh độ dài ngày và đêm
NHÓM 1, 5
Ngày
Bán cầu 
Có ngả về phía Mặt trời không
Ánh sáng mặt trời chiếu vuông góc không? Tại vĩ độ nào
Mùa
So sánh độ dài ngày và đêm
22/6
Bắc 
Có 
23027'B
Hè 
Ngày dài hơn đêm
NHÓM 2, 6
Ngày
Bán cầu 
Có ngả về phía Mặt trời không
Ánh sáng mặt trời chiếu vuông góc không? Tại vĩ độ nào
Mùa
So sánh độ dài ngày và đêm
22/6
Nam 
Không 
Không 
đông 
Ngày ngắn hơn đêm
NHÓM 3, 7
Ngày
Bán cầu 
Có ngả về phía Mặt trời không
Ánh sáng mặt trời chiếu vuông góc không? Tại vĩ độ nào
Mùa
So sánh độ dài ngày và đêm
22/12
Bắc 
Không 
Không 
đông 
Ngày ngắn hơn đêm
NHÓM 4, 8
Ngày
Bán cầu
Có ngả về phía Mặt trời không
Ánh sáng mặt trời chiếu vuông góc không? Tại vĩ độ nào
Mùa
So sánh độ dài ngày và đêm
22/12
Nam 
Có 
23027'N
hè 
Ngày dài hơn đêm
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm tìm và ghi chép những nội dung phù hợp với nhiệm vụ được phân công.
- GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ nhóm gặp khó khăn.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
- Hết thời gian, các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm.
- Nhóm khác quan sát, nhận xét, bổ sung.
- Dựa trên kết quả của Bước 1 và 2, GV dẫn dắt để HS rút ra kết luận thông qua hệ thống câu hỏi:
1. Tại nơi nào trên Trái Đất lúc nào cũng có ngày và đêm bằng nhau?
2. Vào mùa đông thì ngày hay đêm dài hơn?
3. Vào mùa hè thì ngày hay đêm dài hơn?
4. Nhận xét thời gian ngày/đêm ở vòng cực vào ngày 22/6 và 22/9 
5. Nhận xét về trục của Trái đất khi chuyển động quanh quỹ đạo.
6. Nhận xét trục Bắc - Nam và trục sáng - tối. Tại sao trục Bắc - Nam không trùng với trục sáng - tối?
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét trình bày của HS, cung cấp thêm thông tin và chốt kiến thức.
* Sản phẩm hoạt động
3. Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa
- Trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng nên độ dài thời gian ban ngày và thời gian ban đêm có sự thay đổi theo mùa.
- Ngày 22/6: bán cầu Bắc có ngày dài hơn đêm; bán cầu Nam có đêm dài hơn ngày.
- Ngày 22/12: bán cầu Nam có ngày dài hơn đêm, bán cầu Bắc có đêm dài hơn ngày.
- Ngày 21/3 và 23/9: Hai nửa cầu có ngày dài bằng đêm.
- Càng đi về phía hai cực, sự chênh lệch độ dài ngày đêm càng biểu hiện rõ rệt.
3. Hoạt động 3. Luyện tập
*Mục tiêu
- Củng cố, khắc sâu nội dung kiến thức bài học; hệ thống lại nội dung kiến thức vừa tìm hiểu về sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả.
*Nội dung hoạt động
- Vận dụng kiến thức bài học và hiểu biết cá nhân để trình bày được những nội dung kiến thức vừa tìm hiểu về sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả.
*Tổ chức hoạt động
Hoạt động cá nhân, cặp/bàn
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
* GV yêu cầu HS lên bảng tổng kết nội dung bài học.
Tổ chức trò chơi “Ô CHỮ BÍ ẨN”
- Trò chơi là một ô chữ gồm 1 từ hàng dọc có 8 chữ cái; 6 từ hàng ngang.
- Các bạn chơi mở lần lượt hết các từ hàng ngang để tìm từ khóa.
* Từ khóa: gồm 8 chữ cái
* Từ hàng ngang:
- Ô số 1: có 5 chữ cái - Tên của ngày 22/6 ở nửa cầu Bắc (lấy chữ I).
H
Ạ
C
H
Í
- Ô số 2: có 11 chữ cái - Hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời (lấy chữ T và chữ N).
T
Â
Y
S
A
N
G
Đ
Ô
N
G
- Ô số 3: có 7 chữ cái - Đây là khu vực nhận được tia vuông góc và ngày 21/3 và 23/9 (lấy chữ I).
X
Í
C
H
Đ
Ạ
O
- Ô số 4: có 6 chữ cái - Khi nửa cầu Bắc là mùa xuân thì ở nửa cầu Nam là mùa này (lấy chữ T).
M
Ù
A
T
H
U
- Ô số 5: có 9 chữ cái - Do Trái Đất tự quay quanh trục nên các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất bị hiện tượng này (lấy chữ Ê và chữ N).
L
Ệ
C
H
H
Ư
Ớ
N
G
- Ô số 6: có 8 chữ cái - Tên của ngày 23/9 ở nửa cầu Nam (lấy chữ H).
X
U
Â
N
P
H
Â
N
Từ khóa: gồm 8 chữ cái - Tên gọi chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
T
Ị
N
H
T
I
Ế
N
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS khai thác thông tin và dựa vào hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi;
- GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
- HS trình bày trước lớp kết quả làm việc cá nhân.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV thông qua trình bày của HS rút ra nhận xét, khen ngợi và rút kinh nghiệm những hoạt động rèn luyện kĩ năng của cả lớp.
* Sản phẩm hoạt động
- HS tham gia trò chơi trả lời câu hỏi.
4. Hoạt động 4. Vận dụng
*Mục tiêu
- HS vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.
*Nội dung hoạt động
	- Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bài tập.
*Tổ chức hoạt động
HS thực hiện ở nhà
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành bài tập sau:
Bài tập 1. Tục ngữ có câu:
“Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng Mười chưa cười đã tối”
- Bằng kiến thức địa lí, em hãy giải thích câu tục ngữ trên.
- Trong ba thành phố Hà Nội (210B), Đà Nẵng (160B) và Cần Thơ (100B), hiện tượng nêu trong câu tục ngữ trên thể hiện rõ nhất ở thành phố nào? Tại sao?
Bài tập 2. Hoàn thành bảng sau:
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hỏi và đáp ngắn gọn những vấn đế cần tham khảo.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
- GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét về các phương án lí giải của HS đưa ra, hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu, giờ sau trả lời (báo cáo).
* Sản phẩm hoạt động
- HS về nhà tự tìm tòi, khám phá, mở rộng kiến thứ, sự hiểu biết của bản thân qua một số trang website, đường link, sách tham khảo...liên quan đến nội dung, yêu cầu của GV.
------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_8_chuyen.docx