Giáo án Đạo đức Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 6: Biết nhận lỗi và sửa lỗi

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS biết được ý nghĩa của việc nhận lỗi và sửa lỗi.

- Nêu được vì sao phải nhận lỗi và sửa lỗi.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.

- Hình thành phẩm chất trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 4 trang trithuc 19/08/2022 19300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 6: Biết nhận lỗi và sửa lỗi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đạo đức Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 6: Biết nhận lỗi và sửa lỗi

Giáo án Đạo đức Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 6: Biết nhận lỗi và sửa lỗi
Đạo đức
BÀI 6: BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS biết được ý nghĩa của việc nhận lỗi và sửa lỗi.
- Nêu được vì sao phải nhận lỗi và sửa lỗi.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.
- Hình thành phẩm chất trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
- Nêu những việc e đã làm để sử dụng thời gian hợp lí?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
2. Dạy bài mới:
2.1. Khởi động:
- Em đã bao giờ mắc lỗi chưa? Lần mắc lỗi nào mà em nhớ nhất?
- Em đã làm gì khi mắc lỗi đó?
- Nhận xét, dẫn dắt vào bài.
2.2. Khám phá:
*Hoạt động 1: Khám phá biểu hiện của biết nhận lỗi và sửa lỗi
- GV cho HS quan sát tranh sgk tr.29 
- YC HS kể nội dung các bức tranh.
- GV hỏi: 
+ Các bạn trong tranh đã mắc lỗi gì?
+ Các bạn đã nhận lỗi và sửa lỗi như thế nào?
- GV tổ chức thảo luận nhóm 4, mời đại diện các nhóm lên trình bày theo thứ tự từng bức tranh.
- GV mời HS chia sẻ: Theo em, cần làm gì khi mắc lỗi?
- GV chốt: Các bạn trong tranh khi mắc lỗi đã biết nhận lỗi, xin lỗi và đã có hành động kịp thời để sửa lỗi của mình. Chúng ta nên học tập những việc làm của các bạn.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của việc biết nhận lỗi và sửa lỗi.
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.30, kể lại câu chuyện “Làm thế nào là đúng”
- GV cho HS đóng vai theo nội dung của từng bức tranh.
+ Tổ 1: Tranh 1
+ Tổ 2: Tranh 2
+ Tổ 3: Tranh 3
- Tổ chức cho HS chia sẻ các câu hỏi:
+ Vì sao mẹ của Nam vui vẻ tha lỗi, còn bố của của Huy lại tức giận?
+ Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ mang lại điều gì?
+ Nếu không biết nhận lỗi và sửa lỗi, điều gì sẽ xảy ra?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV chốt: Mẹ Nam vui vẻ tha lỗi vì Nam đã nhận lỗi và hứa sẽ không mắc lỗi. Còn bố Huy rất tức giận khi biết Huy đã nói dối. Biết nhận lỗi và sửa lỗi là việc làm cần thiết vì mình sẽ được tha thứ và được mọi người tin tưởng. Không biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ thấy lo lắng sợ bị người khác phát hiện, mọi người xung quanh sẽ không tin tưởng mình.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.
- Nhận xét giờ học.
- 2-3 HS nêu.
- HS chia sẻ.
- HS chia sẻ.
- HS kể nội dung tranh.
- HS thảo luận nhóm 4, 2-3 HS chia sẻ.
- 2-3 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- Tranh 1: Tan học đã lâu, Huy và Nam vẫn mải mê chơi, bác bảo vệ thấy vậy đến nhắc nhở. Muộn rồi các cháu về đi.
- Tranh 2: Nam nói: Tớ sẽ nói thật với mẹ. Còn Huy nói: Tớ sẽ nói là ở lại làm bài tập cùng các bạn.
- Tranh 3: Về nhà Nam nói: Con xin lỗi mẹ, lần sau tan học con sẽ về ngay ạ! Mẹ Nam vui vẻ vỗ vai con, nói: Lần sau con không được về nhà muộn nữa nhé!
Trong khi đấy bố Huy rất tức giận khi bạn hàng xóm cùng lớp nói: Cô giáo có giao bài đâu mà cậu nói lại vậy?
- HS chia sẻ. 3 - 4 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ.
Đạo đức
BÀI 6: BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học để thực hành xử lý tình huống cụ thể.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.
- Hình thành phẩm chất trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
- Nếu không biết nhận lỗi và sửa lỗi, điều gì sẽ xảy ra?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Luyện tập:
*Bài 1: Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm của bạn nào? Vì sao?
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.31, YC thảo luận nhóm đôi, lụa chọn Đồng tình với việc làm nào? Không đồng tình với việc làm nào? giải thích Vì sao.
- Tổ chức cho HS chia sẻ từng tranh.
- GV chốt câu trả lời.
- Nhận xét, tuyên dương.
*Bài 2: Thực hành nói lời xin lỗi.
- YC HS quan sát tranh sgk/tr.31, đồng thời gọi HS đọc tình huống của bài.
- YCHS thảo luận nhóm 2 đưa ra cách xử lí tình huống và phân công đóng vai trong nhóm.
- Tổ chức cho HS chia sẻ và đóng vai.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- GV chốt: Khi mắc lỗi chúng ta cần dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi.
*Bài 3: Xử lí tình huống
- YC HS quan sát tranh sgk/tr.32, đọc tình huống ở mỗi tranh.
- YCHS thảo luận nhóm 4 đưa ra cách xử lí tình huống và phân công đóng vai trong nhóm.
- Tổ chức cho HS chia sẻ và đóng vai.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- GV chốt: Chúng ta cần biết nhận lỗi và sửa lỗi. Nếu không biết nhận lỗi mà đổ lỗi cho người khác là hành động đáng bị phê phán.
2.3. Vận dụng:
*Yêu cầu 1: Chia sẻ với bạn về những lần em đã mắc lỗi và sửa lỗi.
- GV YC thảo luận nhóm đôi, chia sẻ với bạn về những lần em đã mắc lỗi và sửa lỗi.
- Tổ chức cho HS chia sẻ.
- Nhận xét, tuyên dương.
*Yêu cầu 2: Chia sẻ về một lần em chưa biết nhận lỗi? Nếu gặp lại tình huống đó em sẽ làm gì?
- GV YC thảo luận nhóm đôi, chia sẻ với bạn về những lần em đã mắc lỗi và sửa lỗi.
- Tổ chức cho HS chia sẻ.
*Thông điệp:
- Gọi HS đọc thông điệp sgk/tr.32.
- Nhắc HS ghi nhớ và vận dụng thông điệp vào cuộc sống. 
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.
- Nhận xét giờ học.
`
- HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS thực hiện theo nhóm 2.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát
- HS thực hiện theo nhóm 4.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe
- HS thảo luận theo cặp.
- 3-5 HS chia sẻ.
- HS đọc.
- HS thực hiện theo nhóm 2.
- HS thực hiện.
- HS đọc.
- HS chia sẻ.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_ba.doc