Kế hoạch bài dạy Tổng hợp các môn Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 8 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hương
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Thực hiện được phép cộng,phép trừ ( qua 10) trong phạm vi 20.
- Thực hiện được việc tính trong trường hợp có hai dấu phép cộng, trừ.
- Giải được bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ ( qua 10) trong phạm vi 20.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giao tiếp toán học.
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua giải toán thực tiễn.
- Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua trò chơi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Phiếu bài tập 4
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tổng hợp các môn Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 8 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Tổng hợp các môn Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 8 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hương
Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2021 CHỦ ĐỀ : ĐI HỌC VUI SAO BÀI 15: (ĐỌC) CUỐN SÁCH CỦA EM (Tiết 1+2) Tiếng Việt:( Tiết 71- 72) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức, kĩ năng - Đọc đúng rõ ràng một văn bản thông tin ngắn, đặc điểm của văn bản thông tin - Hiểu nội dung bài: Các đơn vị xuất bản sách thiếu nhi, cấu trúc một cuốn sách, các công đoạn để tạo ra một cuốn sách. - Rèn kĩ năng đọc văn bản và đọc hiểu. 2. Phẩm chất, Năng lực: - Giúp hình thành và phát triển năng lực: nhận biết được các thông tin trên bìa sách: tranh minh họa, tên sách, tên tác giả, tên nhà xuất bản. - Biết giữ gìn sách vở gọn gàng, ngăn nắp. Yêu thích văn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: a. Ôn kiến thức cũ: HS đọc bài: Em học vẽ. - 2, 3 HS đọc bài. + GV gọi HS 1 đọc thuộc lòng khổ thơ 1,2 và kết hợp trả lời câu hỏi số 1 “Bạn nhỏ vẽ những gì trong bức tranh bầu trời đêm ? ” - HS đọc và trả lời câu hỏi(Bạn nhỏ vẽ bầu trời đêm có sao lung linh và ông trăng rải ánh vàng đầy ngõ. + GV nhận xét bổ sung. + GV gọi HS 2 đọc thuộc lòng khổ thơ 3,4 và kết hợp trả lời câu hỏi số 2 “Bức tranh cảnh biển của bạn nhỏ có cảnh gì đẹp ? ” - HS đọc và trả lời câu hỏi(Bức tranh cảnh biển của bạn nhỏ có thuyền trắng đang giương cánh buồm đỏ thắm để rẽ sóng ra khơi) + GV và HS nhận xét bổ sung - HS lắng nghe + GV nhận xét chung phần kiểm tra bài cũ b. Giới thiệu bài: + GV cho học sinh quan sát bìa sách và cho biết các thông tin trên bìa sách và trả lời câu hỏi - Tranh vẽ gì? - Tranh vẽ tên một cuốn sách truyện - GV yêu cầu học sinh nhìn vào tranh và đoán: Các thông tin có trong bìa sách:tên tác giả, tên các tác phẩm và nhà xuất bản - Quan sát bìa sách bên và cho biết các thông tin có trên bìa sách.? - Các thông tin có trên bìa sách là: Dế Mèn phiêu lưu kí của tác giả Tô Hoài của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. - Chủ đề của quyển sách có tên gọi là gì? - Chủ đề của quyển sách có tên gọi là: Thế giới động vật kì diệu quanh em. - Những con vật và họa tiết nào được xuất hiện trên trang bìa? - Những con vật cùng với các họa tiết xuất hiện trên bìa là Dế mèn, cỏ cây hoa lá tạo cho bức tranh thêm đẹp. - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. - HS lắng nghe 2. Hoạt động khám phá. - Đọc văn bản. - Luyện đọc câu - GV đọc mẫu toàn văn bản, ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. - HS đọc thầm văn bản trong khi nghe GV đọc mẫu. - HS đọc nối tiếp câu: - HS đọc nối tiếp nhau đọc mỗi em 1 câu thứ tự như vậy cho đến hết bài. - Luyện đọc từ khó - GV nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm : khoảng giữa, tác giả, xuất bản, được đặt... HS đọc. - HS lắng nghe. - GV đọc mẫu, gọi HS đọc. GV sửa cho HS đọc chưa đúng. - HS đọc: khoảng giữa, tác giả, xuất bản, được đặt... HS đọc cá nhân. - Luyện đọc đoạn: - HS cả lớp theo dõi. - GV chia đoạn hướng dẫn học sinh theo dõi. Bài này được chia làm 3 đoạn. - HS theo dõi và cả lớp lắng nghe - Đoạn 1: Từ đầu đến viết về điều gì. - Đoạn 2: Tiếp cho đến phía dưới bìa sách. - Đoạn 3: Từ phần lớn các cuốn sách đến hết. - GV hướng dẫn HS cách đọc đoạn. - HS cả lớp theo dõi. - GV gọi 3 học sinh đọc nối tiếp 3 đoạn - 3 học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1 - GV hướng dẫn HS luyện đọc những câu dài - HS theo dõi: - GV khi đọc ở đoạn 1 các em chú ý ngắt nghỉ đúng câu văn sau: - HS lắng nghe và chú ý cách đọc - Tên sách/ là hàng chữ lớn ở khoảng giữa bìa sách,/ thường chứa đựng/ rất nhiều ý nghĩa.// - 2 HS luyện đọc cá nhân - lớp đọc ĐT. - GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn lần 2. - HS1 đọc từ đầu cho đến về điều gì. - GV cùng học sinh theo dõi và giúp đỡ số HS đọc bài còn chậm. - HS2 đọc từ người viết cho đến dưới bìa sách. - GV cùng học sinh theo dõi nhận xét. - HS 3 đọc từ phần lớn cho đến hết bài - Tìm hiểu từ ngữ: - GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của từ ngữ trong mục chú giải - HS đọc phần từ ngữ (SGK) + Gv giới thiệu thêm một số từ khác. - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: nhà xuất bản, mục lục, tác giả. - 2-3 HS đọc. - GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của từ ngữ đã chú giải trong mục Từ ngữ - HS đọc phần Từ ngữ (SGK) - Từ “xuất bản” có nghĩa là gì? - Xuất bản là có nghĩa in ra sách và xuất bản đi để cho người dùng sử dụng. - Từ “mục lục “ có nghĩa là gì? - Mục lục là phần đầu của sách giúp người dùng để tra cứu sách nhanh. - Em hiểu “ Tác giả” có nghĩa là gì? Tác giả là người viết ra sách, truyện, báo - Luyện đọc theo nhóm: - GV cho HS luyện đọc theo nhóm 3 - HS các nhóm luyện đọc - GV goi 2 nhóm HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp. - 2 nhóm mỗi nhóm 3 em đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp. - GV yêu cầu HS các nhóm lắng nghe và nhận xét, góp ý bạn đọc. - HS lắng nghe và nhận xét cách đọc bài của nhóm bạn. - GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ. - Luyện đọc toàn bài - HS luyện đọc bài theo nhóm. - GV gọi hai HS thi đọc bài trước lớp - Gọi 2 HS lên bảng thi đọc bài trước lớp. - HS khác lắng nghe và nhận xét, góp ý cho bạn đọc. + GV nhận xét, khen - Đọc đồng thanh - Cả lớp đọc toàn bài (1 lần) TIẾT 2: ( 35 phút) 3/ Tìm hiểu bài: - GV gọi HS đọc lần lượt 4 HS đọc bài và trả lời câu hỏi trong SGK trang.64. - HS lần lượt đọc và trả lời câu hỏi. - GV HDHS trả lời từng câu hỏi. - HS lần lượt chia sẻ ý kiến: Câu 1. Chọn từ ngữ ở cột A với nội dung thích hợp ở cột B. - HS đọc thầm đoạn 1, 2. và trả lời câu hỏi hai - HS đọc, HS khác theo dõi đọc thầm. - Tên cuốn sách là gì? Cuốn sách có tên là:Dế Mèn phiêu lưu kí. Câu 2: Qua tên sách, em biết được điều gì? - Qua tên sách em biết được khái quát nội dung của câu chuyện - HS đọc thầm tiếp đoạn 3 và trả lời câu hỏi số ba. - HS đọc, HS khác theo dõi đọc thầm. Câu 3. Sắp xếp các thông tin theo đúng trình tự trong bài đọc. - 1. Tên sách, 2. Tác giả, 3. Nhà xuất bản, 4. Mục lục. - Lưu ý: Khi đọc sách các em chú ý đến các thông tin trên bìa sách như tác giả, tên sách, nhà xuất bản, mục lục. Đó là những “biển dẫn đường” giúp chúng ta đọc sách một cách thông minh và hiệu quả. Câu 4: Đọc mục lục. - GV hướng dẫn HS cách đọc mục lục, làm mẫu cách tra cứu mục lục: - Đầu tiên, em đọc phần chữ phía bên tay trái để biết những nội dung chính trong cuốn sách, sau đó tìm ra nội dung mình muốn đọc, rồi tìm vị trí của mục đó ở phía bên phải của mục lục. - GV cũng có thể làm mẫu để hướng dẫn cho HS. : Phần Thế giới động vật có các mục: Khủng long, Khỉ, Voi, Cá heo, Gấu. Để đọc thông tin vê' gấu, cô sẽ đọc trang 22. - HS làm việc theo nhóm để trả lời. a. Phần 2 của cuốn sách có các mục Xương rồng, Thông, Đước. b. Để tìm hiểu về cây xương rồng, em phải đọc trang 25 - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. - Nhận xét, tuyên dương HS. 2.3 Hoạt động luyện đọc lại : - HS đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật. - HS lắng nghe, đọc thầm. - Gọi HS đọc toàn bài. - 2 HS đọc. - Nhận xét, khen ngợi. 3. Luyện tập theo văn bản đọc. Bài 1: Sắp xếp các tù ngữ vào nhóm thích hợp: từ ngữ chỉ người, chỉ vật và từ ngữ chỉ hoạt động. - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.64. - 2-3 HS đọc. - HS làm việc theo nhóm/ cặp. GV nêu nhiệm vụ, phát cho HS giấy màu và yêu cầu một HS viết các từ chỉ người, chỉ vật vào tờ giấy màu xanh, một HS còn lại viết từ chỉ hoạt động vào tờ giấy màu vàng, sau đó 2 bạn cùng kiểm tra chéo cho nhau. - HS lắng nghe và làm theo yêu cầu của GV. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi đồng thời đọc bài làm của các em. - Từ ngữ chỉ người, chỉ vật: tác giả, cuốn sách, bìa sách. - Từ chỉ hoạt động: đọc sách, ghi - Tuyên dương, nhận xét. -Bài 2: Nói tiếp đề hoàn thành câu. - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.64. - 1-2 HS đọc. - HDHS nói tiếp để hoàn thành câu. - HS hoạt động nhóm 4, thực hiện theo yêu cầu. a. Tên sách được đặt ở () a. Tên sách được đặt ở khoảng giữa bìa sách. b. Tên tác giả được đặt ở () b. Tên tác giả được đặt ở phía trên của bìa sách. - Gọi các nhóm lên thực hiện. - 4-5 nhóm lên bảng. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - HS các nhóm làm bài và chữa bài. - Nhận xét chung, tuyên dương HS. GV nêu câu hỏi rút nội dung bài - HS theo dõi. - Qua bài trên giúp em hiểu được điều gì? - Các đơn vị xuất bản sách thiếu nhi, cấu trúc một cuốn sách, các công đoạn để tạo ra một cuốn sách. GV gọi 3 - 4 HS đọc lại nội dung - HS đọc cá nhân 3 HS- lớp đọc 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Hôm nay em học bài gì? - HS chia sẻ. - Từ “mục lục “ có nghĩa là gì? - HS chia sẻ - Qua bài trên giúp em biết được điều gì? - Qua bài học giúp em biết được các đơn vị xuất bản sách thiếu nhi, cấu trúc một cuốn sách, các công đoạn để tạo ra một cuốn sách. - GV chốt lại ý chính của bài GV mở rộng, lưu ý HS khi đọc cần đặc biệt lưu ý đến các thông tin trên bìa sách như tác giả, tên sách, nhà xuất bản, mục lục. Đó là những “biển dẫn đường” giúp chúng ta đọc sách một cách thông minh và hiệu quả các em nhé. - GV nhận xét giờ học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................& .................................... Toán:( Tiết 36) BÀI 14: LUYỆN TẬP CHUNG ( 3Tiết) LUYỆN TẬP( Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Thực hiện được phép cộng,phép trừ ( qua 10) trong phạm vi 20. - Thực hiện được việc tính trong trường hợp có hai dấu phép cộng, trừ. - Giải được bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ ( qua 10) trong phạm vi 20. 2. Năng lực, phẩm chất: - Phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giao tiếp toán học. - Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua giải toán thực tiễn. - Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua trò chơi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Phiếu bài tập 4 - HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: a. Ôn kiến thức cũ: + GV gọi 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở. - HS làm bài và chữa bài Đề bài: Trong ngày hội cồng chiêng, đội Một có 11 người tham gia, đội Hai có số người tham gia ít hơn đội Một là 4 người. Hỏi đội Hai có bao nhiêu người tham gia ngày hội? Bài giải: Số người đội Hai tham gia ngày hội là: 11 – 4 = 7 (người) Đáp số: 7 người tham gia. + GV nhận xét bài làm của HS b. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu bài và ghi tên bài học - HS đọc đề, ghi vở 2. Hoạt động luyện tập, thực hành: Bài 1:Tính nhẩm - GV gọi 1HS đọc đề bài tập số 1. - 1 HS đọc đề bài tập số 1. - Bài yêu cầu làm gì? - Bài tập 1 yêu cầu chúng ta tính nhẩm GV cho HS tính nhẩm và nêu kết quả. HS các nhẩn theo cặp và nêu kết quả. - HS các nhóm làm bài và chữa bài a) 8 + 6 = 5 + 7 = 9 + 4 = 4 + 8 = 7 + 8 = 8 + 7 = b) 11 - 8 = 14 – 6 = 13 - 7 = 12 – 5 = 17 - 9 = 16 – 8 = a) 8 + 6 = 14 5 + 7 = 12 9 + 4 = 13 4 + 8 = 12 7 + 8 = 15 8 + 7 = 15 b) 11 – 8 = 3 14 – 6 = 8 13 – 7 = 6 12 – 5 = 7 17 – 9 = 8 16 – 8 = 8 - Gọi các cặp lên chữa bài (1 em đọc phép tính, 1 em đọc nhanh kết quả). - HS kiểm tra, chữa bài cho nhau. - GV lưu ý học sinh khi ta đổi chỗ các số hạng trong 1 phép tính cộng thì tổng của ... i an toàn khi ở trường. - Có ý thức phòng tránh rủi ro cho bản thân và những người khác. 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học, năng lực giao tiếp – hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy logic, năng lực quan sát,... - Tuyên truyền để các bạn cùng vui chơi và hoạt động an toàn khi ở trường. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: + Hình trong SGK phóng to (nếu có thể). + Tranh, ảnh, video về các hoạt động an toàn và không an toàn khi ở trường (nếu có). - HS: Một số tranh, ảnh về các hoạt động ở trường (nếu có). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: ( Tiết 1) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: a/ Ôn kiến thức cũ. - GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi. - HS cả lớp tham gia trò chơi. + GV nêu câu hỏi học sinh trả lời - HS lắng nghe. + Em hãy kể tên 1 số cuốn sách mà em đã đọc? - HS lắng nghe và chia sẻ ý kiến của mình trước lớp. - GV cho hoc sinh cả lớp lắng nghe và nhận xét bổ sung. - HS nhận xét bổ sung. + Nêu ý nghĩa của ngày hội đọc sách? - Ngày hội đọc sách, đã mang đến những giá trị vô cùng to lớn và thiết thực cho đời sống của con người. + GV cho hoc sinh cả lớp lắng nghe và nhận xét bổ sung. - HS nhận xét bổ sung. + GV cùng HS nhận xét chung phần kiểm tra bài cũ. - HS cả lớp lắng nghe. b/ GV giới thiệu bài. - GV cho HS cả lớp hát bài “ Em yêu trường em” - HS cả lớp hiện bài hát. - Qua lời bài hát. GV dẫn dắt giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng - HS đọc lại đề bài 2. Hình thành kiến thức mới: 2.1. Hoạt động trải nghiệm, khám phá: (HS làm việc với sách giáo khoa) - Hoạt động 1: Quan sát và cho biết những tình huống nào là nguy hiểm trong các hình dưới đây? Vì sao?. - HS làm việc trong nhóm 4 qua ảnh chụp về các tình huống nguy hiểm khi ở trường. - HS chia sẻ về gia đình mình trong nhóm - Các bạn trong từng hình đang làm gì? - Khi tham gia các hoạt động ở trường, em đã từng thấy tình huống nguy hiểm nào? - Nói nguyên nhân xảy ra tình huống đó? - Làm việc chung cả lớp - HS xung phong chia sẻ trước lớp về các tình huống. - GV, HS cả lớp theo dõi, nhận xét. GV khen HS mạnh dạn, tự tin, trình bày tốt. - Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS quan sát hình 1,2,3,4,5,6 các em nhận biết được nội dung của các hình thông qua câu hỏi gợi ý sau: (HS làm việc nhóm đôi sau đó đại diện nhóm lên chia sẻ trước lớp) - Em hãy nêu nội dung của hình1? - Hình 1: HS đùa nghịch, xô đẩy bạn trong nhà ăn. - Em hãy nêu nội dung của hình 2? - Hình 2: HS bị ngã do đùa nghịch trong giờ học bơi. - Em hãy nêu nội dung của hình 3? - Hình 3: HS chơi đánh quay trong giờ học thể dục. - Em hãy nêu nội dung của hình 4? - Hình 4: Nhóm HS chơi cờ vua. - Em hãy nêu nội dung của hình 5? - Hình 5: HS sử dụng dụng cụ lao động để trêu đùa nhau trong giờ lao động ở trường. - Em hãy nêu nội dung của hình 6? - Hình 6: Nhóm HS chơi trò chơi rống rắn lên mây. - GV theo dõi, tổng hợp ý kiến, nhận xét, tuyên dương các nhóm làm việc tốt và rút ra kết luận ở các hình. - HS khác nhận xét, bổ sung - Các tình huống trong các hình 1, 2, 3 và 5 là các tình huống nguy hiểm. Vì những hoạt động đó không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân mà còn gây nguy hiểm cho những người xung quanh. - Các tình huống ở các hình 4 và 5 là nên làm. Các bạn thường tham gia các hoạt động ở trường như: Chơi cờ vua, nhảy dây, đánh chuyền,.. - Ngoài ra GV lưu ý với học sinh. - HS lắng nghe - Em và các bạn thường tham gia các hoạt động ở trường như: Chơi cờ vi, cờ tướng, nhảy dây, đọc truyện, đọc báo, chơi cầu là những vệc các em nên làm - Chơi các trò chơi và tham gia vào các hoạt động nguy hiểm có thể gây tổn thương cho bản thân và người khác như: chen lấn xô đẩy trong khi xếp hàng, đuổi bắt, múa kiếm, đi xe đạp trong sân trường đó là những việc không nên làm... - Hoạt động 3: GV tổ chức HS suy nghĩ và trả lời các câu hỏi theo cá nhân - Những tình huống nào có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người khác? - HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi - Chơi các trò chơi và tham gia vào các hoạt động nguy hiểm có thể gây tổn thương cho bản thân và người khác như: chen lấn xô đẩy trong khi xếp hàng,... - Em và các bạn thường tham gia những hoạt động nào ở trường? Tại sao? - Em và các bạn thường tham gia các hoạt động ở trường như: Chơi cờ vua, nhảy dây, đọc truyện, đọc báo, vì các hoạt động đó mang lại bổ ích cho em - Em cần làm gì để phòng tránh nguy hiểm khi tham gia các hoạt động ở trường? Em không nên chơi những trò chơi nguy hiểm như đá bóng, trèo cây, xô đẩy khi xếp hàng .Vì những hoạt động đó không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân mà còn gây nguy hiểm cho những người xung quanh. - Tại sao em cho rằng hoạt động tình huống đó là nguy hiểm? - Tại vì những hoạt động đó không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân làm ảnh hưởng đến việc học tập của em. - Điều gì sẽ xảy ra nếu tham gia các tình huống, hoạt động đó? - HS có thể tự trả lời:( Ví dụ: Điều sẽ xảy ra nếu tham gia các tình huống, hoạt động đó là sưng đầu, gãy xương) - Em sẽ khuyên bạn trong hình thế nào để tránh rủi ro?.. - Em sẽ khuyên bạn không nên chơi những trò chơi nguy hiểm. GV chốt những tình huống nào là rủi ro, nguy hiểm nên phòng tránh: Ví dụ: chơi bán súng cao su dễ bắn vào đầu, mắt người khác, đá bóng trong lớp có thể đá vào đầu, mặt các bạn hoặc làm hỏng đồ dùng trong lớp, đuổi bắt nhau dễ làm các bạn vấp ngã,... - Động viên HS đưa ra ý kiến của mình, khen ngợi những ý kiến thực tế, sáng tạo - HS chú ý lắng nghe. - GV khuyến khích HS nói đến lí do dẫn đến tình huống nguy hiểm đó và cách phòng tránh. - HS chú ý lắng nghe. GV tổng hợp ý kiến và kết luận: Ở trường chúng ta tham gia nhiều hoạt động khác nhau; vì thế cần chú ý để tránh những tình huống có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: + Hôm nay các em học chủ đề gì? TN-XH bài gì? - An toàn khi ở trường - Em cần làm gì để phòng tránh nguy hiểm khi tham gia các hoạt động ở trường? Em không nên chơi những trò chơi nguy hiểm như đá bóng, trèo cây, xô đẩy khi xếp hàng .Vì những hoạt động đó không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân mà còn gây nguy hiểm cho những người xung quanh. GV giúp học sinh nhận biết được một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra cho bản thân và những người khác khi tham gia các hoạt động ở trường; biết lựa chọn và tham gia những trò chơi, hoạt động an toàn để chơi cho phù hợp với với lứa tuổi và tránh xa những trò chơi nguy hiểm. - Hướng dẫn về nhà: - Về nhà em xem trước các bài tập trang 33,34 hôm sau chúng ta học tiếp. - Nhận xét tiết học tuyên dương số học sinh học tốt. Yêu cầu cần đạt: Nhận biết được một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra cho bản thân và những người khác khi tham gia các hoạt động ở trường; biết lựa chọn và tham gia những trò chơi, hoạt động an toàn. Liên hệ được với thực tế và nêu được những hoạt động nên thực hiện, những tình huống rủi ro, nguy hiểm nên tránh để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người khác. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ......................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................... .................................& .................................... Hoạt động trải nghiệm: ( Tiết 24) BÀI 8 :QUÝ TRỌNG ĐỒNG TIỀN ( Tiết 2) SINH HOẠT LỚP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Hoạt động trải nghiệm: - Giúp HS nhận biết và ghi nhớ các hình ảnh trên đồng tiền Việt Nam đều gắn bó với văn hoá và con người Việt Nam. Rèn luyện khả năng quan sát. - HS biết trân trọng đồng tiền khi sử dụng. 2. Sơ kết tuần: - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. - Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định. - Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tivi chiếu bài. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động mở đầu: a. Hoạt động trải nghiệm. b. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước - GV mời HS ngồi theo nhóm 4, lần lượt kể cho các bạn nghe về trải nghiệm của mình. - HS các nhóm có thể tham gia chia sẻ như tuần vừa rồi em được bố mẹ dẫn đi chợ, em đã tham gia mua các món hàng em thích như rau, bánh, sữa.... tự tay em tập trả tiền cho cô bán hàng và em thấy rất vui khi tham gia trải nghiệm. - GV cho HS các nhóm khác lắng nghe và nhận xét - HS các nhóm nhận xét. c. Hoạt động nhóm: - GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm 3 về cách giữ gìn đồng tiền sao cho tiền không bị hỏng, không bị mất, không để kẻ xấu nảy lòng tham muốn lấy tiền của chúng ta. Câu hỏi thảo luận: - HS thảo luận, sau đó chia sẻ trước lớp - Vì sao cần giữ gìn đồng tiền? - Vì đồng tiền là vật mưu sinh của của mọi gia đình, tốn rất nhiều công sức mới làm ra đồng tiền cho nên chúng ta phải giữ gìn đồng tiền. - Em lựa chọn cách giữ tiền như thế nào? Vì sao? - HS tự chia sẻ - HS thực hành gấp ví tiền từ tờ bìa. - HS thực hành làm ví - GV theo dõi khen ngợi, đánh giá bài làm của học sinh. - HS lắng nghe d. Cam kết hành động. - GV cho cho học sinh nêu ý tưởng. - Em hãy nhờ bố mẹ sắm con lợn đất (heo đất) để bỏ tiền lẻ, hưởng ứng phong trào “Tiết kiệm tiền, làm việc tốt”. - GV nhắc nhở HS qua bài học nhớ thực hiện - HS thực hiện. 2. Tổng kết tuần 2.1. Hoạt động 1: Học sinh đánh giá - Từng tổ báo cáo. - Lần lượt các tổ trưởng báo cáo - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 8. - Lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp. 2.2. Hoạt động 2: GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. - Ưu điểm: a. Đạo đức: Hầu hết các chăm ngoan lễ phép đi học chuyên cần, không có hiện tượng vào học trễ, hay nói tục chửi thề. Biết giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ, biết nói lời hay ý đẹp, có ý thức giữ vệ sinh lớp học. - HS lắng nghe. b.Học tập: Tham gia phát biểu, xây dựng bài tốt, có sự chuẩn bị bài. Học thuộc các bảng cộng, trừ để vận dụng làm bài tốt. - HS lắng nghe c. Các hoạt động khác:Các em có ý thức giữ gìn - HS lắng nghe sách vở cẩn thận. Các em đã nhiệt tình lắng nghe tốt các buổi phát thanh măng non do đội tuyên truyền có kết quả. - Tuyên dương: Hoàng, Vi An, Khang - Tồn Tại: Một số em viết bài chữ viết còn xấu. Các em cần cẩn thận hơn. 3. Phương hướng tuần 9: - Học tập theo phân phối chương trình và thời khóa biểu. - HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 9. - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt .... - GV nhận xét tiết học tuyên dương số học sinh học tốt - Về nhà em nhớ chuẩn bị bài 9 IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................& .....................................
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_tong_hop_cac_mon_lop_2_sach_ket_noi_tri_thu.docx