Kế hoạch bài dạy Tổng hợp các môn Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 17 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Lê Quý Đôn
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó trong bài. Biết cách đọc lời thoại, độc thoại của các nhân vật trong bài. Nhận biết được tình yêu thương, lòng hiếu thảo của con đối với mẹ.
- Hiểu nội dung bài: Vì sao cậu bé Ê – đi – xơn đã nảy ra sáng kiến giúp mẹ được phẫu thuật kịp thời, cứu mẹ thoát khởi thần chết.
Rèn kĩ năng đọc văn bản, đọc hiểu.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các sự việc trong chuyện
- Qua bài đọc bồi dưỡng tình yêu thương mẹ và người thân trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tổng hợp các môn Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 17 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Tổng hợp các môn Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 17 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Lê Quý Đôn
TUẦN 17 Tiếng Việt: (Tiết 161+162) BÀI 31: ĐỌC: ÁNH SÁNG CỦA YÊU THƯƠNG (Tiết 1+2) Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 2021 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Đọc đúng các tiếng, từ khó trong bài. Biết cách đọc lời thoại, độc thoại của các nhân vật trong bài. Nhận biết được tình yêu thương, lòng hiếu thảo của con đối với mẹ. - Hiểu nội dung bài: Vì sao cậu bé Ê – đi – xơn đã nảy ra sáng kiến giúp mẹ được phẫu thuật kịp thời, cứu mẹ thoát khởi thần chết. Rèn kĩ năng đọc văn bản, đọc hiểu. 2. Năng lực, phẩm chất: - Giáo dục HS yêu thích môn học. - Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các sự việc trong chuyện - Qua bài đọc bồi dưỡng tình yêu thương mẹ và người thân trong gia đình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: TIẾT 1 (35 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: (5 phút) a. Củng cố kiến thức cũ: - Gọi HS đọc thuộc lòng khổ thơ mình thích trong bài thương ông. - HS đọc và TL + Vì sao con thích khổ thơ đó? - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - HS chia sẻ. + Em cảm thấy thế nào khi làm được những việc đó?... - Những việc có thể giúp đỡ, động viên: lấy nước cho mẹ, đọc truyện cho bà nghe, đưa thuốc cho bố uống, đấm lưng cho ông, nói lời động viên người thân,... b. GV dẫn dắt, giới thiệu bài. - GV ghi đề bài lên bảng. + 2 học sinh nhắc lại 2. Hình thành kiến thức mới: 2.1. Hoạt động luyện đọc: (30 phút) b. Khám phá: a. Quan sát tranh minh hoạ bài đọc, nêu nội dung tranh. - Đây là cảnh mẹ Ê-đi-xơn đau ruột thừa dữ dội. Tuy nhiên, trong phòng không đủ ánh sáng nên bác sĩ không thể phẫu thuật được. Thương mẹ, Ê-đi-xơn nảy ra sáng kiến đặt đèn nến trước gương. Thế là, căn phòng ngập tràn ánh sáng. b. GV đọc mẫu: giọng buồn bã, thể hiện sự khẩn khoản cầu cứu bác sĩ. - Cả lớp đọc thầm. c. Luyện đọc câu - HS nối tiếp nhau đọc câu d. Luyện đọc từ khó Ê – đi – xơn, ái ngại, sắt tây. đ. Luyện đọc đoạn (chia đoạn) + Bài được chia làm mấy đoạn ? - Bài được chia làm 4 đoạn. Đoạn 1: từ đầu đến mời bác sĩ. Đoạn 2: tiếp theo đến được cháu ạ. Đoạn 3: tiếp theo đến ánh sáng. Đoạn 4: còn lại. - GV tổ chức HS đọc nối tiếp đoạn. - HS đọc nối tiếp đoạn. - Luyện đọc câu dài: Đột nhiên, / cậu trông thấy/ ánh sáng của ngọn đèn hắt lại/ từ mảnh sắt tây trên tủ. // - 2, 3 HS đọc. e. Giải nghĩa từ: Ê – đi – xơn, ái ngại, sắt tây. - 2, 3 HS luyện đọc. g. Luyện đọc đoạn Trong nhóm: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm bốn. - HS thực hiện theo nhóm bốn. h. HS thi đọc nối tiếp đoạn giữa các nhóm. Các nhóm khác nhận xét. - HS đọc nhóm - GV, HS nhận xét bình chọn nhóm đọc hay. - HS lắng nghe. i. HS đọc mẫu toàn bài. - HS lắng nghe. TIẾT 2 (35 phút) 2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.131. - HS thực hiện theo nhóm bốn. - 1 HS đọc đoạn 1,2 của bài. - Cả lớp đọc thầm. Câu 1. Khi thấy mẹ đau bụng dữ dội, Ề-đi-xơn đã làm gì? - Khi thấy mẹ đau bụng dữ dội, Ê-đi-xơn đã chạy đi mời bác sĩ đến khám bệnh cho mẹ. + Khi thấy có người đau ốm bất thường, các em phải làm gì? - Cần báo cho người nhà biết, hay gọi điện thoại hoặc tìm bác sĩ,... Câu 2. Ê-đi-xơn đã làm cách nào để mẹ đượcphẫu thuật kịp thời? - Để mẹ được phẫu thuật kịp thời, Ê-đi-xơn đã tìm cách làm cho căn phòng đủ ánh sáng. Cậu thắp tất cả đèn nến trong nhà và đặt trước gương. Câu 3. Những việc làm của Ê-đi-xơn cho thấy tình cảm của cậu dành cho mẹ như thế nào? - Những việc làm của Ê-đi-xơn cho thấy cậu rất yêu và thương mẹ, rất thương mẹ, rất hiếu thảo với mẹ,... Câu 4. Trong câu chuyện trên, em thích nhân vật nào nhất? Vì sao? - Tổ chức HS thảo luận suy nghĩ tìm nhân vật mình thích nhất. - HS trao đổi nhóm để trình bày ý kiến. - Đại diện nhóm trình bày ý kiến. - 2, 3 nhóm trình bày trước lớp. - GV và HS nhận xét, đánh giá ý kiến của các nhóm. - HS lắng nghe. - GV khuyến khích HS nêu ý kiến riêng của mình. - Trong câu chuyện trên, em thích nhất nhân vật Ê-đi-xơn. Vì Ê-đi-xơn hiếu thảo, yêu thương mẹ, nhanh nhẹn, thông minh, có óc quan sát,... - GV đưa ra ý kiến: Trong câu chuyện trên, em thích nhất nhân vật bác sĩ. Vì bác sĩ nhanh nhẹn, làm việc khẩn trương, tình cảm, cẩn thận, tay nghề giỏi,... 2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật - HS lắng nghe. - Gọi HS đọc toàn bài. 2-3 HS đọc. - Nhận xét, khen ngợi. 2.4. Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. Bài 1: Những chi tiết nào cho thấy Ê-đi-xơn rất lo cho sức khoẻ của mẹ? - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.131. - 2-3 HS đọc. + Bài yêu cầu gì ? Những chi tiết nào cho thấy Ê-đi-xơn rất lo cho sức khoẻ của mẹ? - HS thảo luận nhóm đôi, theo gợi ý câu hỏi sau: + Thấy mẹ đau bụng, việc đầu tiên Ê-đi-xơn làm là gì? - Thấy mẹ đau bụng, Ê-đi-xơn khẩn trương tìm bác sĩ liền chạy đi. + Từ nào cho thấy Ê-đi-xơn rất khẩn trương tìm bác sĩ? - Nhìn mẹ đau đớn, Ê-đi-xơn mếu máo và xin bác sĩ cứu mẹ. + Nhìn mẹ đau đớn, Ê-đi-xơn thế nào và nói gì với bác sĩ? - Ê-đi-xơn ôm đầu suy nghĩ, tìm cách cứu mẹ; + Ê-đi-xơn nghĩ gì khi đó?,... - Ê-đi-xơn khẩn trương sang mượn gương nhà hàng xóm (vội chạy sang),.. Bài 2: Tìm câu văn trong bài phù hợp với bức tranh. - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.131. - 2-3 HS đọc. + Bài yêu cầu gì? - Tìm câu văn trong bài phù hợp với bức tranh. - Đại diện lên trình bày. - Thương mẹ, Ê – đi – xơn ôm đầu suy nghĩ. Làm thế nào để cứu mẹ bây giờ? - Nhận xét chung, tuyên dương HS. 3. Hoạt động vận dụng. + Hôm nay em học bài gì? - Hôm nay em học bài: Ánh sáng của yêu thương. + Những việc làm của Ê-đi-xơn cho thấy tình cảm của cậu dành cho mẹ như thế nào? - Những việc làm của Ê-đi-xơn cho thấy cậu rất yêu và thương mẹ, rất thương mẹ, rất hiếu thảo với mẹ,... + Trong câu chuyện trên, em thích nhân vật nào nhất? Vì sao? - HS chia sẻ + Em học Ê-đi-xơn đức tính gì? - Đức tính hiếu thảo, yêu thương mẹ, nhanh nhẹn, thông minh, có óc quan sát,... - GV chốt, liên hệ giáo dục HS - GV dặn học sinh: Về nhà đọc bài, trả lời câu hỏi trong bài, luyện tập thêm kĩ năng hợp tác làm việc nhóm. - GV nhận xét giờ học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ---------------------------&------------------------------- Toán (Tiết 81) BÀI 33: ÔN TẬP PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 20, 100 (4 TIẾT) TIẾT 1: LUYỆN TẬP (TRANG 124) CHỦ ĐỀ 7: ÔN TẬP HỌC KÌ 1 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Ôn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng về phép cộng, phép trừ (Qua 10) trong phạm vi 20. - Vận dụng, giải các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ đã học. 2. Năng lực, phẩm chất: - Phát triển năng lực tính toán. - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài - HS: Sách, vở, đồ dùng học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: a. Ôn bài cũ: - 2 Gọi HS lên quay kim đồng hồ chỉ 2 giờ, 7 giờ 30, 10 giờ 15 phút. - HS thực hiện - GV, HS theo dõi, nhận xét - Khen b. Giới thiệu bài, ghi bảng - 2 hs nhắc lại tên đề bài 2. Hoạt động luyện tập thực hành Bài 1: Tính nhẩm - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - 2-3 HS đọc. + Bài yêu cầu làm gì? - Tính nhẩm. - GV phát phiếu bài tập. Yêu cầu HS tính nhẩm (dựa vào bảng cộng, bảng trừ qua 10 trong phạm vi 20), tự tìm ra kết quả. - HS thực hiện trên phiếu 7 + 7 = 6 + 9 = 12 - 4 = 9 + 6 = 4 + 8 = 11 - 7 = 8 + 4 = 14 - 5 = 15 - 9 = 5 + 7 = 15 - 6 = 13 - 8 = + Để làm bài tập này, em vận dụng kiến thức nào? - Vận dụng bảng cộng, bảng trừ qua 10 - Yêu cầu HS đọc lại các bảng cộng, bảng trừ (qua 10) - 1-2 HS trả lời. - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: Mỗi số 7, 5, 11, 13 là kết quả của những phép tính nào? - Gọi HS đọc yêu cầu bài. 1-2 HS trả lời. + Bài yêu cầu làm gì? - HS trả lời. - Yêu cầu HS nhẩm tính kết quả các phép tính, rồi tìm ra mỗi số 7, 5, 11, 13 là kết quả của những phép tính nào. - HS làm bảng con - GV yêu cầu HS thực hiện trên bảng con - Đổi lệnh: + Hãy ghi phép tính trong bài có kết quả là 7? + Tương tự như vậy với các kết quả còn lại là 5, 11, .. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài. 1-2 HS trả lời. + Bài yêu cầu làm gì? - HS trả lời. - Yêu cầu HS thực hiện tính trong trường hợp có hai dấu phép tính. Chẳng hạn, theo chiểu mũi tên tính nhẩm từng bước. a. 8 + 6 - 5= 9, tiếp 9 + 7 - 7 = 9 (theo hai cạnh tam giác ở trên); b. 8 + 5- 4 = 9 (theo cạnh tam giác dưới). - Hoặc: GV thực hiện qua trò chơi “Ô cửa bí mật” Quan sát và thực hiện theo chiều mũi tên. - GV nêu cách chơi và luật chơi. - HS chọn ô cửa và ghi mã số vào bảng con - Để tìm đúng mã số của từng ô cửa, chúng ta cần thực hiện theo thứ tự nào. - Chia sẻ để giải thích cách làm. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS Bài 4: Lớp 2A có 8 bạn học hát. Số bạn học võ nhiều hơn số bạn học hát là 5 bạn. Hỏi lớp 2A có bao nhiêu bạn học võ? - GV yêu cầu HS đọc đề - Hỏi phân tích đề + Để tìm số HS học võ em thực hiện phép tính gì? - GV nhận xét, chốt đáp án đúng: Bài giải Số bạn học võ của lớp 2A là: 8 + 5 = 13 (bạn) Đáp số: 13 bạn. HS làm vở - HS nêu phần đã biết, phần cần tìm - HS trả lời - 1 HS làm trên bảng - Chia sẻ bài làm - GV, HS nhận xét + HS sửa bài. * Chốt kĩ năng vận dụng bảng cộng có nhớ trong phạm vi 20 để giải toán thực tế có lời văn. 3. Hoạt động vận dụng. + Qua bài học con cần ghi nhớ điều gì? - HS nêu nội dung cần ghi nhớ qua bài học - GV tổng kết nội dung bài học - HS lắng nghe, ghi nhớ - Củng cố kĩ năng cộng, trừ (qua 10) các số trong phạm vi 20, cụ thể: + Tính nhẩm (dựa vào bảng cộng, bảng trừ qua 10); + Tính trong trường hợp có hai dấu phép tính; + Tìm hiểu, phân tích để bài, trình bày bài giải bài toán có lời văn. - HS lắng nghe, ghi nhớ - Nhận xét tiết học - HS lắng nghe, ghi nhớ - Dặn: Chuẩn bị bài sau: Luyện tập (trang 125) - HS lắng nghe, ghi nhớ IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ------------------------------*****------------------------------- Đạo đức (Tiết 17) CHỦ ĐỀ 5: BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Bài 8: BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH (TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng gia đình. - Nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng gia đình. - Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng gia đình. - Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng gia đình. - Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi. - Hình thành phẩm chất trách nhiệm, chăm chỉ. 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành và phát triển năng lực cho HS như năng lực tự học, năng lực giao tiếp - hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực quan sát. ... Gọi HS đọc yêu cầu bài. - 2 -3 HS đọc. + Bài yêu cầu làm gì? - 1-2 HS trả lời. - Hướng dẫn HS quan sát và nhận dạng hình tứ giác - Yêu cầu HS làm bài và trả lời trước lớp. - HS thực hiện và chia sẻ. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS Bài 4: Củng cố nhận biết ba điểm thẳng hàng. - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - 1 HS đọc yêu cầu + Bài yêu cầu làm gì? - 1-2 HS trả lời. - Hướng dẫn HS nhận biết 3 điểm thẳng hàng. - Yêu cầu HS làm bài vào vở - HS làm bài cá nhân. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - HS đổi chéo vở kiểm tra. - Nhận xét, đánh giá bài HS. Bài 5: - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - 1 HS đọc yêu cầu + Bài yêu cầu làm gì? - 1-2 HS trả lời. + Quan sát, nhận dạng hình cần vẽ - HS thực hiện lần lượt các yêu cầu của bài tập. + Chấm các điểm là các đỉnh của hình vẽ + Nối các đỉnh như hình mẫu. - Yêu cầu HS thực hiện vào vở - Thực hiện làm bài vào vở. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS. 3. Hoạt động vận dụng: + Qua bài học con cần ghi nhớ điều gì? - HS nêu nội dung cần ghi nhớ qua bài học - GV tổng kết nội dung bài học - HS lắng nghe, ghi nhớ - Nhận xét tiết học - HS lắng nghe, ghi nhớ - Dặn: Chuẩn bị bài sau: Tiết 2 Luyện tập (trang 130) - HS lắng nghe, ghi nhớ IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ---------------------------&------------------------------- CHỦ ĐỀ 4: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT Bài 16: THỰC VẬT SỐNG Ở ĐÂU? (Tiết 2) TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI (Tiết 34) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, HS sẽ: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Nêu được tên và nơi sống của một số thực vật xung quanh. - Đặt và trả lời được câu hỏi vế nơi sống của thực vật thông qua quan sát thực tế, tranh, ảnh và (hoặc) video clip. - Phân loại được thực vật theo môi trường sống. 2. Năng lực, phẩm chất: - Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá đồ vật; Vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Thẩm mĩ. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. Biết cây cối có thể sống ở các môi trường khác nhau: đất, nước, không khí. Nhận ra sự phong phú của cây cối. Từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống của loài vật. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - GV: + Hình trong SGK phóng to (nếu có). + Các cây ở sân trường và xung quanh trường. + Phiếu học tập cho HS theo nhóm. - HS: Một số tranh, ảnh vế thực vật và nơi sống của chúng mà HS đã sưu tầm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: (Tiết 2) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: (Kết nối) a. HS quan sát tranh nêu nội dung tranh - HS thực hiện + Hình 1: Cây đu đủ. Hình 2: Cây hoa súng. Hình 3: Cây lúa. Hình 4: Cây bèo cái. Hình 5: Cây hoa xấu hổ (trinh nữ). + Tranh về môi trường sống của thực vật trong SGK phóng to, các thẻ cây có gắn nam châm. + Hình cây lục bình sống ở dưới nước và trồng trên cạn. + Hình chốt: Minh đang khuyên em không nên tưới quá nhiều nước cho cây sống trên cạn. b. GV chuyển ý sang bài mới, ghi bảng - HS nhắc lại tên bài 2. Hoạt động thực hành: * Hoạt động 1: GV yêu cầu HS liên hệ thực tế những cây ở xung quanh các em: ở nhà và ở trường để kể tên cây và môi trường sống của chúng. - GV lưu ý: Cho HS nói về môi trường sống (trên cạn, dưới nước) chứ không đơn thuần là nơi sống của cây. - HS nối tiếp nêu tên cây và nói về nơi trường sống của cậy đó. * Hoạt động 2: Mục tiêu để HS biết đặt câu hỏi và trả lời về tên và nơi sống của mỗi cây trong hình. - GV cho học sinh quan sát hình nên tên mỗi cây và nơi sống trong hình. - HS quan sát hình và trả lời. - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS bổ sung. - GV nhận xét, tuyên dương. GV nên cho HS làm việc theo cặp: một bạn hỏi và một bạn trả lời, sau đó đổi vai. Khuyến khích HS nói thêm những cây khác không có trong thẻ hình. * Hoạt động 3: HS thực hành: Gắn thẻ cây dán từng thẻ cây vào môi trường sống phù hợp trong hình. GV có thể cho HS chơi theo nhóm 2 hoặc nhóm 4. HS gắn những thẻ cây mình có vào hình trong SGK nếu không có sơ đô phóng to hơn. GV cũng có thể cho HS chơi cả lớp: + GV chuẩn bị 2 bức tranh trong SGK phóng to để gắn lên bảng và 2 bộ thẻ cây có gắn nam châm. - GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử ra một số bạn chơi. - HS chú ý lắng nghe. - GV phổ biến luật chơi: Khi quản trò hô: “Bắt đầu!” lần lượt từng người trong 2 đội chơi cầm1 thẻ cây lên và gắn vào môi trường sống phù hợp trên bức tranh của đội mình. Đội nào gắn đúng và nhanh hơn sẽ thắng. - GV chia bảng thành 2 phần. Ở mỗi phần, kẻ bảng như sau: - HS thực hành chơi theo bảng GV phân công. Đội 1 Đội 2 Trên cạn Dưới nước Trên cạn Dưới nước Mỗi đội cử ra 5 bạn đứng thành hàng dọc quay mặt lên bảng. - Khi quản trò hô: “Bát đầu!” Từng thành viên của mỗi đội lên viết tên một cây vào cột phù hợp, sau đó chuyển phấn cho người tiếp theo cho đến khi hết thời gian chơi. Đội nào ghi được nhiều tên cây vào đúng môi trường sống thì đội đó thắng. Yêu cầu cần đạt: HS tự tin nói về những cây mình biết và nơi sống, môi trường sống của chúng. Vui vẻ và tự tin chơi trò chơi điển hoặc gắn đúng được phần lớn các cây phù hợp với môi trường sống của chúng. 3. Hoạt động vận dụng: * Hoạt động 1: GV cho HS thảo luận xem điều gì sẽ xảy ra nếu môi trường sống của cây bị thay đổi. - GV cho HS em thảo luận cá nhân. - HS suy nghĩ nêu ý kiến của mình. GV chốt xem ý kiến em nào đúng hay em nào sai. - GV cho HS làm việc theo nhóm 2 hoặc nhóm 4, quan sát hình cây lục bình HS hoàn thành bảng như sau: Tên cây Môi trường sống Kết quả sau khi thay đổi môi trường sống Cũ Mới Cây lục bình (bèo tây) Dưới nước Trên cạn Khô, héo (hoặc chết) - GV gợi ý HS về nhà tự làm thí nghiệm để kiểm chứng với một cây khác để nuôi dưỡng sự đam mê khoa học cho các em. - HS làm theo bảng hướng dẫn của con. GV có thể hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo từng cá nhân: mỗi em chọn một cây dễ tìm ở nhà. HS theo dõi và ghi chép vào bảng theo mẫu. Tên cây Môi trường sống Kết quả Cũ Mới Dự đoán trước khi làm thí nghiệm Sau khi làm thí nghiệm - Vì sao cây lục bình sau khi đưa lên trông trên cạn một thời gian lại bị héo? - Do bị thay đổi môi trường sống * Hoạt động 2: GV cho HS trả lời câu hỏi - Điều gì xảy ra nếu môi trường sống của cây bị thay đổi? - Cây có thể bị chết ngay hoặc chết sau một thời gian. - GV nhận xét về vai trò của môi trường sống đối với cây. - HS chú ý lắng nghe. - GV cho HS kể thêm một vài ví dụ về một số cây chỉ sống tốt ở một hoặc một số vùng nhất định và trở thành cây đặc sản ở đó. - HS nối tiếp nêu, HS khác bổ sung. Yêu cầu cần đạt: HS vui vẻ, tự tin giải thích tình huống và trả lời câu hỏi. 4. Hoạt động tổng kết: GV cho HS khai thác nội dung chốt kiến thức của Mặt Trời. - GV cho HS khai thác nội dung chốt kiến thức của Mặt Trời (đọc, chia sẻ,...). - Hình vẽ ai? - Minh và em - Em của Minh đang làm gì? Em Minh đang tưới cây. - Minh nói gì với em? Vì sao? - Cây trong chậu sống trên cạn nên nếu tưới nhiều nước thì cây sẽ chết. - GV HS đóng vai theo tình huống trên. - Hướng dẫn về nhà: + GV khuyến khích HS về nhà thực hiện thí nghiệm, theo dõi sự thay đổi của cây khi bị thay đổi môi trường sống. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ---------------------------&------------------------------- BÀI 17: SHCĐ "HÀNH TRANG LÊN ĐƯỜNG. TỰ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ - SƠ KẾT TUẦN Hoạt động trải nghiệm (Tiết 51) Sinh hoạt lớp I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Hoạt động trải nghiệm: - Giúp HS chia sẻ về những thứ mình định chuẩn bị cho chuyến đi. - Giúp HS biết sắp xếp và quản lí đồ mang theo. 1. Sơ kết tuần: - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. - Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định. - Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tivi chiếu bài. - HS: SGK, một ba lô với nhiều đồ dùng cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động trải nghiệm. a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước. - GV phân công chia sẻ theo từng bàn. HS trao đổi với bạn xem nhà mình sẽ đi đâu. Mình cần chuẩn bị mang theo những gì. - Gọi 1 vài HS chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. - GV kết luận: Các bạn được học tập kinh nghiệm của nhau trong việc chuẩn bị hành lí mang theo. - HS chia sẻ. - 3 -4 HS chia sẻ trước lớp. - HS lắng nghe. b. Hoạt động nhóm: Thực hành sắp xếp đồ vào va li. - GV hướng dẫn cách gấp quần áo và sắp xếp các đồ dùng cá nhân vào ba lô. - Yêu cầu HS thực hành nhóm đôi gấp đồ vào ba lô. - HS lắng nghe. - HS thực hiện theo nhóm đôi. * GV kết luận: Các bạn biết cách gấp, xếp đồ gọn gàng, tránh rơi, mất khi di chuyển đi xa. - Khen ngợi, đánh giá. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. 2. Cam kết hành động. - Yêu cầu HS cùng bố mẹ ghi chép danh sách đồ mang theo; xếp đồ vào va li; đánh dấu, dán tên lên đồ dùng để khỏi bị thất lạc. - HS thực hiện. * Tự đánh giá theo chủ đề tự phục vụ bản thân. - GV hướng dẫn HS tự vẽ hoặc cắt dán hình vòng tròn, bông hoa vào cuối các mục ghi trong phần Tự đánh giá sau chủ đề vào tờ giấy thu hoạch. + Chưa làm: õ + Làm một lần: õ õ + Làm thường xuyên: õõõ 1. Hoạt động Tổng kết tuần. - Từng tổ báo cáo. - Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp. - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 16. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. * Ưu điểm: a. Đạo đức: Qua theo dõi cô thấy các em ngoan ngoãn, thực hiện khá tốt nội quy chung của trư¬ờng của lớp. b. Học tập: Tuần thứ 17 các em học online, cô thấy các em đã thực hiện tốt nề nếp học tập, học và làm bài đầy đủ, nộp bài đều đặn cho cô chấm, đã thực hiện tốt nề nếp học online ở 2 buổi học trực tuyến vào thứ 5, 6 lúc 19 giờ đầy đủ và đúng giờ. Lớp học trật tự, các em hăng hài phát biểu xây dựng bài. Tuy nhiên, trong tuần có một số em chưa hoàn thành một số nội dung mà cô yêu cầu. c. Các hoạt động khác: - Giữ gìn sức khỏe bản thân, thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch covid.19, "thông điệp 5 K" của Bộ y tế: khẩu trang, khử khẩu, khoảng cách, không tập trung, khai báo y tế hằng ngày. 3. Phương hướng tuần 17: - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.Ý thức nói lời hay, làm việc tốt .... - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ---------------------------&-------------------------------
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_tong_hop_cac_mon_lop_2_sach_ket_noi_tri_thu.doc