Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 42: Quần xã sinh vật

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: Sau bài học, HS sẽ:

- Phát biểu được khái niệm quần xã sinh vật.

- Nêu được một số đặc trưng cơ bản của quẩn xã. Lấy được ví dụ minh hoạ.

- Nêu được một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quẩn xã.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, sơ đồ để tìm hiểu khái niệm quần xã sinh vật, các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã.

- Giao tiếp và hợp tác: Tương tác tích cực với các thành viên trong nhóm, sử dụng ngôn ngữ một cách khoa học để diễn đạt. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều tham gia và trình bày ý kiến khi thực hiện các nhiệm vụ được giao trong quá trình học tập.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập và thực hành.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên:

- Phát biểu được khái niệm quần xã sinh vật.

- Nêu được một số đặc trưng cơ bản của quẩn xã. Lấy được ví dụ minh hoạ.

- Nêu được một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quẩn xã.

- Tìm hiểu khoa học tự nhiên:

+ Tìm hiểu tự nhiên để lây được ví dụ minh hoạ quần xã sinh vật.

- Vận dụng khoa học tự nhiên:

+ Vận dụng để đề xuất các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã.

 

doc 8 trang Khánh Đăng 27/12/2023 2180
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 42: Quần xã sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 42: Quần xã sinh vật

Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 42: Quần xã sinh vật
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI 42: QUẦN XÃ SINH VẬT (03 TIẾT)
Tiết: 
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Sau bài học, HS sẽ:
- Phát biểu được khái niệm quần xã sinh vật.
- Nêu được một số đặc trưng cơ bản của quẩn xã. Lấy được ví dụ minh hoạ.
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quẩn xã.
2. Về năng lực
2.1. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, sơ đồ để tìm hiểu khái niệm quần xã sinh vật, các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã.
- Giao tiếp và hợp tác: Tương tác tích cực với các thành viên trong nhóm, sử dụng ngôn ngữ một cách khoa học để diễn đạt. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều tham gia và trình bày ý kiến khi thực hiện các nhiệm vụ được giao trong quá trình học tập.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập và thực hành. 
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên:
- Phát biểu được khái niệm quần xã sinh vật.
- Nêu được một số đặc trưng cơ bản của quẩn xã. Lấy được ví dụ minh hoạ.
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quẩn xã.
- Tìm hiểu khoa học tự nhiên: 
+ Tìm hiểu tự nhiên để lây được ví dụ minh hoạ quần xã sinh vật.
- Vận dụng khoa học tự nhiên: 
+ Vận dụng để đề xuất các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã.
2. Về phẩm chất
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về khái niệm quần xã sinh vật, các đặc trưng cơ bản của quần xã, biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã.
- Có trách nhiệm, trung thực trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ.
- Có ý thức bảo vệ, chăm sóc thực vật và động vật.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Các hình ảnh trong SGK 43.1, 43.2.
- Ti vi/máy chiếu để chiếu tranh ảnh/video, bài giảng điện tử.
2. Học sinh:
- SGK, SBT khoa học tự nhiên 8.
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
A. Mở đầu
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu tranh quần xã rừng mưa nhiệt đới cho HS tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn” (2 phút):
Hình. Quần xã rừng mưa nhiệt đới
Câu hỏi: Kể tên các quần thể sinh vật sống trong rừng mưa nhiệt đới.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các đội chơi thảo luận (1 phút), liên hệ thực tế kể tên các quần thể sinh vật sống trong rừng mưa nhiệt đới.
- GV quan sát, định hướng, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV yêu cầu trong vòng 2 phút, các đội lên viết trên bảng các quần thể sống trong rừng mưa nhiệt đới, đội nào viết đúng nhiều đáp án và nhanh hơn đội đó chiến thắng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV cùng HS chấp đáp án đúng cho các đội và công bố đội chiến thắng, trao phần thưởng.
- Từ đáp án trò chơi, GV vào bài mới: Trong 1 khoảng không gian xác định luôn có nhiều quần thể tồn tại tạo nên 1 cấp độ tổ chức sống cao hơn, đó là quần xã sinh vật. Quần xã sinh vật là gì và có những đặc trưng cơ bản nào? .
B. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Khái niệm quần xã sinh vật
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu tranh 43.1.
- GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân đọc thông tin mục I SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm cặp đôi và trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Kể tên một số quần thể có trong Hình 43.1.
Câu hỏi 2: Lấy thêm ví dụ về quần xã sinh vật và chỉ ra các thành phần quần thể trong quần xã đó.
- Từ đáp án 2 câu hỏi trên, cho biết thế nào là quần xã sinh vật, lấy ví dụ minh họa. 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, định hướng, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV mời ngẫu nhiên HS báo cáo câu trả lời.
- Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt nội dung.
Hoạt động 2: Một số đặc trưng cơ bản của quần xã
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân đọc thông tin mục II SGK, quan sát hình ảnh, trả lời các câu hỏi: Quần xã có những đặc trưng cơ bản nào và được thể hiện như thế nào?
- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi và thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Nhiệm vụ 1: Hãy sắp xếp các quần xã trong hình 43.2 theo thứ tự giảm dần về độ đa dạng. Tại sao lại có sự khác biệt lớn về độ đa dạng giữa các quần xã này?
+ Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi:
Câu hỏi 1. Lấy ví dụ về loài ưu thế trong quần xã.
Câu hỏi 2: Cho các loài sinh vật gồm lim xanh, gấu trắng, bò, lạc đà, lúa nước, đước. Em hãy xác định loài đặc trưng tương ứng với các quần xã sinh vật: bắc cực. sa mạc, rừng ngập mặn.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, định hướng, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV mời ngẫu nhiên HS báo cáo câu trả lời.
- Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt nội dung.
Hoạt động 3: Bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân đọc thông tin mục II SGK, trả lời các câu hỏi: Nêu thực trạng của đa dạng sinh học hiện nay và các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.
- Yêu cầu HS đọc thông tin và thảo luận nhóm về hiệu quả của các biện pháp dưới đây trong việc bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã.
Câu hỏi 1. Bảo vệ môi trường sống của các loài trong quần xã.
Câu hỏi 2. Cấm săn bắn động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng.
Câu hỏi 3. Trồng rừng ngập mặn ven biển.
Câu hỏi 4. Phòng chống cháy rừng.
- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi và thực hiện các nhiệm vụ sau:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, định hướng, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV mời ngẫu nhiên HS báo cáo câu trả lời.
- Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt nội dung.
C. Luyện tập
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân, trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Tất cả các loài sinh vật sống trong một đầm nước nông đang bị bồi cạn thuộc về một:
A. Quần xã sinh vật.
B. Quần xã các loài sinh vật dị dưỡng.
C. Nhóm sinh vật tiêu thụ.
D. Nhóm sinh vật phân giải
Câu 2: Thành phần không thuộc quần xã là
A. Sinh vật phân giải B. Sinh vật tiêu thụ.
C. Sinh vật sản xuất. D. Xác sinh vật, chất hữu cơ.
Câu 3: Đặc trưng nào sau đây là của quần xã sinh vật?
A. Kiểu tăng trưởng. B. Nhóm tuổi.
C. Thành phần loài. D. Mật độ cá thể.
Câu 4: Trong các đặc trưng sau, có bao nhiêu đặc trưng của quần xã sinh vật? 
(1) Mật độ cá thể. 
(2) Loài ưu thế 
(3) Loài đặc trưng 
(4) Nhóm tuổi
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 5. Trong quần xã sinh vật đồng cỏ loài ưu thế là
A. cỏ B. râu bò C. sâu ăn cỏ D. bướm
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, định hướng, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV mời ngẫu nhiên HS báo cáo câu trả lời.
- Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.
D. Vận dụng
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi, trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Hãy lấy thêm một ví dụ về quan hệ ảnh hưởng của ngoại cảnh tới số lượng cá thể của quần thể trong quần xã.
Câu 2: Số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn được khống chế như thế nào?
Câu 3: Cho các loài sinh vật gồm cọ, tràm. Em hãy xác định loài đặc trưng tương ứng với các quần xã sinh vật: quần xã vùng đồi Phú Thọ, quần xã rừng U Minh.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, định hướng, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV mời ngẫu nhiên HS báo cáo câu trả lời.
- Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.
*Củng cố, dặn dò
- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cốt lõi trong mục Em đã học.
- GV đặt câu hỏi: Trong các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quẩn xã, biện pháp tuyên truyền có ý nghĩa gì?
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong sách bài tập.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 44. Hệ sinh thái.
Gợi ý: Quần thể cọ, quần thể rắn hổ mang, quần thể giun đất
I. Khái niệm quần xã sinh vật
- Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác loài, cùng sinh sống với nhau trong một sinh cảnh, vào một khoảng thời gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như một thể thống nhất, do đó quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
- Ví dụ: Quần xã rừng ngập mặn ven biển, quần xã rừng lá kim
II. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã
 Đặc trưng cơ bản của quần xã là độ đa dạng và thành phần loài trong quần xã:
- Độ đa dạng trong quần xã được thể hiện bằng mức độ phong phú về ở số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài.
- Loài ưu thế là loài đóng vai trò quan trọng, có sinh khối lớn hoặc do hoạt động mạnh ảnh hưởng tới cả quần xã. 
+ Ví dụ: lúa là loài ưu thế trong quần xã lúa
- Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó, hoặc là loài có nhiều cá thể hơn hẳn.
+ Ví dụ: loài đặc trưng của rừng U Minh là cây tràm.
III. Bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã
 Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã:
- Tuyên truyền về giá trị của đa dạng sinh học
- Xây dựng luật và chiến lược quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học
- Thành lập các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên
- Tăng cường công tác bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật
- Cấm săn bắt, mua bán trái pháp luật những loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng
Đáp án:
1A, 2D, 3C, 4B, 5A
Hướng dẫn giải:
Câu 1: 
- Khi xảy ra cháy rừng, các quần thể thực vật sẽ bị giảm số lượng do bị thiêu cháy, các sinh vật sống trong rừng sẽ bị chết, mất nguồn thức ăn, nơi ở và trú ẩn, do đó số lượng các cá thể của quần thể sống trong quẫn xã rừng sẽ giảm nhanh chóng
Câu 2: 
- Số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức phù hợp với khả năng đáp ứng của điều kiện môi trường.
Câu 3: 
- Loài đặc trưng của quần xã vùng đồi Vĩnh Phú: cây cọ
- Loài đặc trưng của quần xã quần xã rừng U Minh: tràm
Phụ lục:
Hiệu quả của các biện pháp trong việc bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã
Biện pháp
Hiệu quả
Bảo vệ môi trường sống của các loài trong quần xã.
Bảo vệ không gian sống của quẩn xã; bảo vệ các quần thể trong quẩn xã.
Cấm săn bắn động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng
Ngăn cản quá trình giảm đa dạng sinh học trong
quần xã; ngăn cản quá trình tuyệt chủng của các loài
đúng trước nguy cơ tuyệt chủng
Trổng rùng ngập mặn ven biển
Bảo vệ các quẩn xã trong đất liễn
Phòng chống cháy rừng
Bảo vệ môi trường sống của sinh vật; bảo vệ sự đa
dạng của quẩn xã

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_khoa_hoc_tu_nhien_8_ket_noi_tri_thuc_voi_cu.doc